Friday, November 20, 2015

"Chuyện ở tổ DP cũa tôi" hay "Thành phần nào đi lính ở KPC (từ 1981 trở về sau)" .
Nhân bài nói về ngày TBLS 27.7 , tôi có đóng góp sau .
Sau năm 1981 , tôi về sống với cha mẹ ở Sài gòn và được anh CA khu vực kêu làm thư ký cũa tổ dân phố , (mỗi lần họp tổ tôi làm biên bản) .
Từ đó , tôi thành thân quen với anh CA này ( dân Nghệ tĩnh) . Bà tổ trưởng và chồng đều là dân CS nằm vùng (hoạt động ở Sài gòn trước 1975) . Ông chồng thì làm ở sở XD TPHCM , rất có quyền thế (hôm nào tôi sẽ nói thêm về vụ này) . Trong tổ , ai cũng nói nhà bà nhiều VÀNG lắm .
Bà có nhiều con trai : đứa làm CA khu vực , đứa học ĐH y dược , đứa đi LĐ hợp tác nước ngoài , đứa làm hải quan , đứa đi tàu viễn dương , toàn là nghành hái ra tiền , ko thấy có đứa nào đi lính .
Một hôm , bà khoe với tôi , sắp gả vợ cho con trai . Cô dâu là con lai Mỹ trắng , ko biết bà kiếm hay 'mua' ở đâu . Nghe như vậy , tôi biết trước sau gì con cũa bà cũng đi Mỹ , để rồi sau khi có quốc tịch (sau khi có thẻ xanh 3 năm) , lại có thể bảo lảnh hai ông bà (khi ông đã nghỉ hưu) sang Mỹ .
Cũng gần nhà tôi , có một cặp vợ chồng : ông thì giám đốc một KS thuộc vào hàng lớn nhứt tại TPHCM , bà làm hiệu trưởng một trường trung học (hình như là Truưng ương) . Có một chuyện vui : thĩnh thoãng có người đến nhà tôi hỏi , đây có phải là nhà cũa bà hiệu trưởng ko , tôi phải chỉ dẩn họ đến nhà đó . Ông có hai đứa con : một đứa đi LĐ hợp tác nước ngoài , một đứa đang học trung học . Nghe nói , ông từng làm cận vệ cho ông lớn trong MTGPMN .
Có lần họp tổ DP , anh CA đã thậm tệ phê phán một bà trong tổ vì thằng con đã trốn trong ngày quận giao quân cho TP .
Khi làm công tác dân phòng (trung bình mổi tuần đi tuần một -hai đêm trong phường) thì tôi ko thấy có ai thuộc gia đình CBĐV trong tổ DP đi tuần . Chĩ thấy toàn dân đen , con lính chế độ cũ và tôi làm công tác này .
Thĩnh thoãng tôi hỏi anh CAKV , anh chỉ cho tôi trong tổ mình có gia đình CB/ĐV nào có con đi chiến đấu ở Kam -pu -chia không ? Tôi chĩ thấy toàn con cũa dân đen hay con cũa mấy anh lính chế độ cũ . Anh lặng im ko trả lời . (Theo lời kể cũa các CCB , chiến trường KPC lúc đó rất ác liệt vì bọn Khmer đỏ rất lì lợm và thiện chiến) .
Nói như vậy , cho các bạn thấy , 'họ' hô hào thanh niên lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà chĩ thấy toàn dân đen hay con cháu lính chế độ cũ được 'trúng tuyển nghĩa vụ QS' mà thôi .
Ngay cã việc đi công tác dân phòng , con cháu 'họ' cũng được miễn .
CÔNG BẰNG Ở CHỔ NÀO ?
Từ những gì tai nghe mắt thấy trong tổ , tôi nghĩ ở các nơi khác cũng như vậy . Và cũng có thể kết luận , rất nhiều gia đình dân đen và lính chế độ cũ trở thành gia đình Liệt Sĩ vì có con hy sinh ở KPC .
HÀN QUỐC : PHÉP LẠ KINH TẾ .
Để có 1 công nghiệp như hôm nay , người Hàn đã trải qua thời gian chỉ dùng hàng hóa trong nước sản xuất . Ví dụ : 1 hướng dẫn viên DL đã bị đuổi việc vì trong túi áo có 1 gói thuốc do du khách tặng . Công sở cả nước cũng như ng dân đc khuyến khích xài xe nội địa : các bạn xem phim Hàn họ dùng toàn xe nội địa . Hiện nay hàng điện tử hay điện thoại di động và máy tính bảng của họ đứng hàng nhứt nhì thế giới , xe hơi hiệu KIA bán tại Mỹ với chính sách khuyến mãi rất đặc biệt : bảo hành suốt đời ; do vậy ng Mỹ đã an tâm dùng xe này .
Cộng đồng Hàn quốc ở Mỹ rất thành đạt : nhiều nơi có Koreantown như Los Angeles . Ở San Jose , nhà thờ Tin Lành của ng Hàn gần 40 cái .
Họ qua Mỹ cách đây cả trăm năm do nhu cầu tuyển công nhân trồng thơm ở Hawaii . Đến chiến tranh Triều Tiên 1952-53 , một số ng , phần lớn là trẻ em đã di tản sang Mỹ . Chính 2 thành phần này đã tạo nên cộng đồng Hàn tại Mỹ . Do họ qua trước ng Việt rất lâu nên đã hội nhập dễ dàng với nước Mỹ . Họ còn xuất khẩu văn hóa , đặc biệt là âm nhạc (K-Pop) và phim ảnh sang nhiều nước , kể cả Mỹ .
Để tuyển mộ GV dạy tiếng Anh (tại Hàn) , họ bao ăn ở trong 2 năm gồm vé máy bay , trả lương cao hàng tháng ; điều kiện là ng bản địa và có trình độ ĐH của các nước nói tiếng Anh như Úc , CND , Mỹ , Anh , v.v... Nếu chịu về quê dạy thì lương cao hơn .
Họ là nước Á châu thứ hai tổ chức TVH vào năm 1988 ; sau Nhựt 24 năm .