Friday, December 29, 2017

Tầm nhìn 4.0 và quyết sách táo bạo của Bộ trưởng làm thay đổi giáo dục Campuchia

HỒNG THỦY
(GDVN) - Lựa chọn đúng khâu đột phá sẽ là cơ hội duy nhất, tốt nhất và sáng nhất cho Campuchia để nâng sức cạnh tranh trong những thập niên tới.
Ngày 10/10/2017 tạp chí Southeast Asia Globe đăng tải bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Thanh niên và Thể thao Campuchia xung quanh những cải cách giáo dục của đất nước Chùa tháp.
Tầm nhìn của ông về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0), tác động ảnh hưởng đến Campuchia và các quyết sách đón đầu của ngành giáo dục nước này cũng đã được thể hiện rõ qua cuộc phỏng vấn này. [1]
Tiến sĩ Hang Chuon Naron là một nhà kinh tế từng đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Tài chính Campuchia, trước khi được điều động qua làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Thanh niên và Thể thao năm 2013.
Tiến sĩ Hang Chuon Naron, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Thanh niên và Thể thao Campuchia, ảnh: sea-globe.com.
Ông đã có những cải cách mạnh mẽ nền giáo dục phổ thông nước này, bắt đầu từ việc xiết chặt thi cử với nguyên lý đơn giản: không thi nghiêm, học sinh sẽ lười học.
Đợt cải cách này đã khiến học trò Campuchia chăm học hơn, giáo viên trên đất nước này cũng làm việc có trách nhiệm hơn, đất nước Chùa Tháp đang dần hình thành một xã hội học tập.
Tầm nhìn rất thực tế về Cách mạng 4.0
Không bàn xa xôi về 4.0, Tiến sĩ Hang Chuon Naron đặc biệt quan tâm đến tác động ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến Campuchia.
Quốc gia này có trên 700 ngàn lao động ngành may mặc sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Ông nhận định:
"Ngày càng nhiều máy móc, rô bốt sẽ thay thế người lao động, đặc biệt là trong các nhà máy bởi vì sẽ có rất nhiều quá trình tự động hóa.
Đối với Campuchia, để bắt kịp xu thế 4.0 những người trẻ trên đất nước chúng tôi phải cải thiện được các kỹ năng của họ. Nếu không, họ sẽ không được hưởng lợi gì từ những đột phá về công nghệ.
Nếu họ không làm việc chăm chỉ và không tự hoàn thiện, tương lai họ sẽ bị đào thải."

Cải cách giáo dục ngoạn mục của Campuchia bắt đầu từ thi thật

Sau những tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ, trong đó tầng lớp trí thức và giáo viên bị thủ tiêu, việc vực dậy hệ thống giáo dục trên đất nước Chùa Tháp trong một vài thế hệ tưởng chừng như không thể.
Thoát khỏi danh sách các quốc gia có thu nhập thấp và bước chân vào danh sách các nước có thu nhập trung bình năm ngoái, Campuchia ý thức rằng, những lợi thế để bứt phá tăng trưởng kinh tế những năm qua đang mất đi.
Giờ đây, Campuchia phải tìm ra một con đường đi mới, thay thế dần các ngành sản xuất sử dụng lao động thô sơ bằng các ngành công nghiệp tri thức chuyên sâu.
Và giáo dục phải mở đường cho sự lột xác này.
Nhìn thẳng vào hiện trạng để tìm giải pháp
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Thanh niên và Thể thao Campuchia chia sẻ:
"Chúng tôi nhận ra vấn đề (hiện nay) nằm ở đội ngũ giáo viên.
Trong chế độ Khmer Đỏ, 80% giáo viên đã bị sát hại, vì vậy chúng tôi đã phải tuyển dụng một lượng đông đảo những người không đủ điều kiện làm giáo viên.
Trình độ của giáo viên là vấn đề quan trọng nhất. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đào tạo những giáo viên hiện có?
Tăng lương cũng là giải pháp cần thiết để thu hút những nhân tài vào ngành sư phạm. Trong 4 năm qua, chính phủ Campuchia đã tăng gấp đôi lương giáo viên.
Ngay bây giờ, giáo viên tiểu học của chúng tôi là 12+2, có nghĩa là họ tốt nghiệp lớp 12 xong chỉ cần học 2 năm (trung cấp) để trở thành giáo viên tiểu học.
Cải cách giáo dục bắt đầu từ thi cử thật nghiêm, chứ không phải bỏ thi hoặc hình thức thi. Giáo dục Campuchia đang biến đất nước Chùa Tháp thành xã hội học tập. Ảnh: Khmer Times.
Mục tiêu của chúng tôi là nâng cao trình độ tối thiểu của giáo viên tiểu học từ 12+2 thành 12+4, tức là họ phải có bằng cử nhân.
Trọng tâm của chúng tôi sẽ nằm ở những giáo viên mới. Họ phải đáp ứng được tiêu chuẩn. 
Với đội ngũ giáo viên hiện có, chúng tôi khuyến khích họ tham gia một chương trình đào tạo bồi dưỡng 1 đến 2 năm."
Quyết sách táo bạo của Bộ trưởng Giáo dục Campuchia
Tiến sĩ Hang Chuon Naron nhận định:
"Chúng tôi phải tập trung đầu tư để có thể bắt kịp rất nhanh, vì chúng tôi cần những người (lao động tay nghề cao) ngay bây giờ. Chúng tôi không thể chờ đợi."
Theo ông, cải cách giáo dục sẽ mất từ 10 đến 15 năm để trở thành hiện thực, và không dễ thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Thực tế học sinh nông thôn được hưởng chất lượng giáo dục thấp hơn các bạn bè cùng trang lứa ở đô thị. Để giải quyết vấn đề này, cần có thời gian.

Hàng tỉ đô la Mỹ đi vay đầu tư cho giáo dục thế nào, hiệu quả ra sao?

Sau cải cách thi cử tốt nghiệp phổ thông quốc gia năm 2013 và liên tục duy trì đến nay, một danh sách dài các công việc chính sách đã được Bộ trưởng Hang Chuon Naron vạch ra và bắt tay thực hiện.
Trước hết là chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học.
Tiếp đến, Bộ Giáo dục - Thanh niên và Thể thao Campuchia đang tập trung cải cách hệ thống các trường đại học.
Mục tiêu đặt ra là sinh viên Campuchia tốt nghiệp phải có đủ các kỹ năng cần thiết để thành công trong công việc.
Thêm vào đó, ông cũng đẩy mạnh cải cách công tác quản lý trường học, cập nhật các chương trình đào tạo và chuẩn hóa chương trình thi kiểm tra lớp 3, lớp 6 và lớp 8.
Ông Hang Chuon Naron cho biết:
"Tôi nghĩ rằng thế giới sẽ chia thành 2 nửa. Không riêng gì Campuchia mà ngay cả các nước phát triển cũng có tình trạng này.
Có nghĩa là sẽ có những người được đào tạo tốt và họ bắt kịp các xu hướng, trong khi số còn lại bị tụt lại phía sau.
Nhưng mỗi nước điều chỉnh tỉ lệ này như thế nào mới là điều quan trọng.
Đó là lý do tại sao chúng tôi có cách tiếp cận 2 chiều trong giáo dục. 
Chúng tôi muốn cải thiện hoạt động dạy và học hiện có, nhưng đồng thời phải tập trung đầu tư để bắt kịp thật nhanh, vì chúng tôi cần người ngay bây giờ, chúng tôi không thể đợi.
Đó là lý do tại sao chúng tôi phát triển chương trình Trường học thế hệ mới (chương trình hợp tác với Ngân hàng Thế giới trong đào tạo kĩ năng tư duy và các công nghệ quan trọng cho một bộ phận sinh viên)."
Một lớp học đào tạo đầu bếp tại Campuchia. Tiến sĩ Hang Chuon Naron đặc biệt chú ý đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Ảnh: DW.
Chương trình này sẽ xây dựng các phòng học sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) được trang bị tốt cho 200 trường trên 25 tỉnh thành; khuyến khích sinh viên tự thực hiện các nhiệm vụ học tập, huấn luyện kĩ năng, sáng tạo...
Cam kết tiếp cận bình đẳng và toàn diện các dịch vụ giáo dục cho mọi công dân không có nghĩa là cào bằng và dàn trải.
Tiến sĩ Hang Chuon Naron tin rằng, lựa chọn đúng khâu đột phá sẽ là cơ hội duy nhất, tốt nhất và sáng nhất cho Campuchia để nâng sức cạnh tranh trong những thập niên tới.
Chấp nhận đầu tư cho một nhóm sinh viên hàng đầu có thể làm tăng khoảng cách với những người còn lại không phải là vấn đề duy nhất Bộ Giáo dục - Thanh niên và Thể thao Campuchia phải đối mặt với những chỉ trích.
Tuy nhiên, những cải cách của Tiến sĩ Hang Chuon Naron đã cho thấy những kết quả ban đầu.
Đặc biệt là thành quả của đợt cải cách thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia 2013 đang làm tăng chất lượng giáo dục phổ thông được đánh giá đúng thực chất và tăng trưởng ổn định thay vì "đột biến" bất thường.
Bộ trưởng Hang Chuon Naron đặc biệt quan tâm và thúc đẩy các chính sách tạo động lực hỗ trợ thanh niên Campuchia khởi nghiệp.
Trong một clip ngắn đăng trên tài khoản Facebook cá nhân, ông Hang Chuon Naron nhấn mạnh rằng:
"Mọi người đều có tiềm năng trở thành một doanh nhân. Chúng tôi có trách nhiệm cung cấp cho các bạn trẻ cơ hội để khám phá tiềm năng của họ, để họ chuẩn bị cho những nỗ lực trong tương lai."
Tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp là một phần của cải cách giáo dục Campuchia. Thanh niên đất nước Chùa Tháp phải được trang bị các kĩ năng trong thế giới kinh tế thực. [2]
Tài liệu tham khảo:
CHỪNG NÀO CÁC ĐẢNG VIÊN ĐCSVN sống như những ng CS nguyên thủy này , họ mới không THAM NHŨNG và LẠM QUYỀN . 
Tấm hình này đăng trên nguyệt san National Geographic số January 1979 , nói về bộ lạc Wasusu ở vùng sông Galera ở Brazil . Sống trong tình trạng hoang sơ như thế này , có lẽ họ có nhiều đức tính tốt đẹp hơn nhiều con người , được gọi là 'văn minh' . Họ không có tham lam như : kẻ ăn không hết ng lần không ra , không có sự chiếm đoạt của cải của kẻ khác bằng những lý tưởng sáo rổng (như ng CSVN đang làm) , đây mới chính là CS nguyên thủy . . . . Theo 1 video , quay về một bộ lạc khác , sống trần truồng như thế này ở vùng sông Amazon , họ có những đức tính rất quý : tất cả những thú săn được bởi trai tráng trong làng , được chia đều cho tất cã mọi người , già trẻ bé lớn , kể cả ng bịnh đều có phần bằng nhau . Họ coi trọng việc này , xem đó như 1 sự bình đẳng cho mọi ng . Vậy họ đã áp dụng câu , mọi ng sinh ra đều bình đẳng , hơn cả chúng ta . Vậy ai văn minh hơn ai ?


Nền GD của một xứ 'cực kỳ mất ổn định' (theo báo chí VN) như Thái và Hàn quốc . 
- Học càng nhiều càng thấy mình còn thiếu hiểu biết, hay còn ngu dốt; vậy không học thì không thấy mình ngu dốt -- Châm ngôn của nhiều người VN.
1/ Hiến Pháp Thái quy định, giáo dục cho người dân là 12 năm, trong đó 9 năm là bắt buộc. Gồm trường công (miễn phí) và trường tư (do các dòng tu công giáo (CG), v.v... ). Thái tuyển dụng rất nhiều GS--mà tiếng Anh là bản ngữ/native speaker của họ. Những trường như vậy, nhiều đến độ, được gọi là "The Mac Donald's of the English Language". Có 3 ĐH của Thái được báo Anh xếp vào đẳng cấp QT. Do Thái Lan, chưa từng thuộc địa của ai, nên hệ thống GD của họ, không rập khuôn theo Pháp, theo Mỹ (như VNCH hay Nhật bản). Chương trình thay đổi theo từng ông BT Giáo dục!
Họ có chương trình giáo dục qua TV, dành cho HS ở vùng sâu. Thày và trò chỉ mở TV lên mà học. (Úc cũng như vậy có vì nước quá rộng lớn, dân ở rải rác). 
2/ Kế hoạch của bà Yingluck Sinawwatra là mỗi HS sẽ có một tablet hay máy tính bản và Wi-Fi toàn quốc. Tablet thì trong tầm tay vì Thái đang sản xuất tablet nhưng Wi-Fi ko biết thực hiện nỗi không, vì nước Thái rất lớn với hơn 60 tỉnh. Một số TP lớn ở Mỹ, cũng có Wi-Fi miễn phí nhưng chỉ trong một khu vực bán kính vài mile. Chỉ có các ĐH hay thư viện mới có Wi-Fi miễn phí, còn lại phải trả tiền. 
3/ Theo tôi biết, chỉ có Nam Hàn là có Wi-Fi miễn phí vì nước nhỏ, các TP san sát với nhau, dân chúng họ xài tablet hay smartphone rất nhiều. Tôi nhớ, hồi năm 1968-69, đóng quân gần họ, họ cũng gian khổ như lính VN, chỉ ăn món thịt kho đóng hộp và kimchi. Thời đó là nhà độc tài Phác chính Hy. Tuy dùng bàn tay sắt nhưng chính nhờ ông mà Nam Hàn thành cường quốc. Con gái của ông giờ làm TT của Hàn. Đúng là hổ phụ sinh hổ tử. Nói chơi cho vui, chứ bà vẫn thướt tha dịu dàng, vẫn độc thân. (Bà này giờ ở tù). Không giống "hổ phụ sinh cẩu tử" của tướng "Quảng Lạc" Nguyễn chí Vịnh. (Trước 1954, ở HN có gánh hát Quảng Lạc, hay diển các tuồng xưa với các vua quan, cân đai mủ mảo, lùng tùng xèng. Dân VN dùng từ này để chỉ những ông tướng--mà chẳng biết gì quân sự, chẳng có chiến công gì!) 
Khoảng năm 1975, ông Phác bị ám sát nhưng đạn lại trúng bà vợ. Thế là từ đó, cô con gái, gần như là đệ nhất phu nhân của Nam Hàn. 
4/ Chỉ mới cách đây 1/2 thế kỷ, do ảnh hưởng của Khổng giáo, đàn ông Hàn là gia trưởng: trong bữa cơm, ông chồng ngồi ăn một mình, sau đó mẹ vợ và vợ con mới ăn . . . Do ảnh hưởng của Mỹ (sau năm 1952), họ từ từ bỏ bớt những phong tục trên. Các CP sau này ngày càng dân chủ. Cũng do ảnh hưởng của Mỹ, đạo CG và Tin Lành (TL) hoạt động rất mạnh và dân Hàn theo 2 đạo này rất nhiều. Chỉ riêng SJ, nơi tôi ở  có gần 40 nhà thờ TL của người Hàn. Vì ng Hàn có mặt tại Mỹ rất lâu: qua Hawaii trồng thơm; rồi trong CT Triều Tiên, trẻ con mồ côi Hàn được ng Mỹ nuôi. Rồi phụ nữ Hàn lấy chồng Mỹ và con lai (từ những mối tình giữa lính Mỹ + gái Hàn). 
5/ Do đời sống Hàn khá cao, nên kể cả Hàn kiều ở Mỹ về cũng bị kỳ thị, thậm chí coi thường. Tôi có quen một số bạn trẻ Hàn sinh tại Mỹ, họ tìm vợ VN hay TQ, chứ ko tìm vợ tại Hàn, có lẽ nhu cầu của gái Hàn quá cao: nhiều ng đẹp nhờ 'dao kéo', họ có học thức, nên kén chồng (kể cả gái quê). Do vậy, trai Hàn sang TQ, VN, Phi, v.v... kiếm vợ. Những ng VN, sang lao động ở Hàn, kể cả bỏ trốn ra ngoài, làm lương cũng cao; chứng tỏ mức sống dân Hàn khá cao. Tinh thần dân tộc rất cao: một hướng dẫn viên du lịch, chỉ vì 1 gói thuốc ngoại trong túi sau khi đi với khách nước ngoài, đã bị đuổi việc ngay lập tức. Xe công phải dùng xe nội địa. Bạn xem phim Hàn thì thấy xe là do họ sản xuất. Cũng vì vậy, không biết có nên gọi là kiêu ngạo, mà số ng Hàn biết tiếng Anh không nhiều. Đến độ, CP phải có những chương trình chiêu dụ người--mà tiếng Anh phải là bản ngữ (native speaker) của họ, sang dạy tại Hàn trong 2 năm. (Thư viện Mỹ đều có tờ rơi mời gọi ng Mỹ đến dạy tại Hàn). Họ bao ăn ở, máy bay, và lương hậu. Tôi đã từng khuyến khích học trò cũ của mình, sang Hàn theo CT trên. Họ có kế hoạch dạy tiếng Anh từ nhỏ. HS Hàn quốc, do giáo dục gia đình, ảnh hưởng XH, chúng bị 'ép học' mệt nghỉ. Mỗi lần chúng thi, kéo dài nhiều giờ căng thẳng, phụ huynh chờ ngoài cổng để hỏi thăm kết quả làm bài. Dân Mỹ, quen phóng khoáng, coi đó là hành xác trẻ con. Tôi ko thấy nói có tham nhũng trong GD như chạy bằng, chạy trường, v.v... nhưng có lẽ do sự CẠNH TRANH trong nghề nghiệp quá cao, nên cha mẹ nhồi nhét con học để con sẽ có "job" tốt sau này
!
NGƯỜI DÂN MIỀN NAM ĐÃ TIN CHÍNH QUYỀN NHƯ THẾ ĐÓ! 29/7/2019.
(Đăng lại nhân lúc dân VN tranh nhau rút tiền từ SCB của VTP).
- Trong khi đó, người dân VN ngày nay có đem tiền hay vàng để giúp chính quyền trong lúc khủng hoảng tài chính như dân Hàn Quốc đã làm năm 1997 ko?
Như bài viết mới đây, trước 1975, do người dân tin tưởng vào đồng bạc và hệ thống NH của chế độ VNCH nên mọi giao dịch giữa cá nhân và doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp có thể thanh toán bằng TIỀN VN (nếu giá trị nhỏ) hay CHI PHIẾU (nếu giá trị lớn). Thời đó chi phiếu không ghi tên người nhận như bây giờ, mà chỉ ghi 'Au Porteur' (người cầm giữ chi phiếu) là đủ.
Ví dụ ông A viết chi phiếu trị giá 100.000 đồng trả ông B, ông chỉ cần ghi Au Porter là đủ. Nếu ông B không cần tiền mặt thì có thể giữ trong nhà và sau đó dùng CP này trả cho ông C. Cứ thế CP 100.000 đồng này luân chuyển hay lưu hành (circule) trong NH hay giữa các NH. Theo một nghiên cứu về tài chánh ngân hàng trước năm 1975, tần số (frequency) luân chuyển của các CP ở VNCH không thua (các CP) các nước có nền kinh tế hùng mạnh trên khắp TG.
Cũng vì dân TIN VÀO CHÁNH QUYỀN nên họ gửi tiền vào ngân hàng tư nhân hay ngân hàng quốc doanh (state-owned) - mà họ thích. Các NH hoạt động đúng luật và được bộ tài chánh giám sát chặc chẻ nên ko xảy ra những vụ như "không khả năng chi trả cho khách hàng, v.v..." mà các NH ở VN gần đây đã bị. Những đồng tiền bị rách hay hư hỏng sẽ được các NH thu lại và đưa về NH quốc gia VN để thiêu hủy. (Những đồng tiền này) sẽ bị cắt xén và bỏ vào lò đốt trước sự chứng kiến và làm biên bản của một ủy ban gồm đại diện của cảnh sát, NH, bộ tài chánh, v.v...
Thời đó, nông dân ở vùng bất an ninh, khi thu hoạch và bán lúa xong, họ đem tiền ra gửi ở NH ở quận hay tỉnh. Khi cần tiền để lo đám cưới, hay mua máy cày, phân bón, v.v..., họ ra quận hay tỉnh lấy tiền và mua. Khỏi lo trộm cướp nếu để tiền trong nhà.
Thế những ai mua vàng để tích trữ?
Đó là những ng buôn bán nhỏ, vợ công chức nhỏ hay vợ lính, v.v... có dư tiền thì mua vàng để dành. Họ xem đó là TIỀN ĐỀ DÀNH phòng thân sau này. Đây là thói quen của những thời loạn lạc trước đó. Do giá vàng lúc đó cố định, nhiều khi còn xuống giá nên ít ai tích trữ nhiều vàng. Những ng làm ăn lớn, như ba tôi, dùng tiền mua nhà cửa, máy móc, để mở mang phát triển cơ sở của mình vì như vậy LỢI NHUẬN NHIỀU HƠN là giữ vàng. Do đó có câu MUA VÀNG THÌ LỖ, MUA THỔ THÌ LỜI.
Ba tôi là một trong những nhà thầu xây dựng lớn tại Sài Gòn nên bao nhiêu tiền bạc đều biến thành biệt thự, cơ xưởng, máy móc, v.v... (tóm lại toàn CỦA NỔI - và giai cấp tư bản và tiểu thương miền Nam cũng làm như vậy); chỉ giữ ít tiền mặt để tiêu xài lặt vặt, nếu hết thì ký chi phiếu ra NH rút tiền. Do đó, chỉ tới lúc ra tù năm 1981 (đã 34 tuổi), tôi mới thấy một CHỉ hay LƯỢNG VÀNG. Trước 75, tôi chỉ thấy vàng qua nữ trang đám cưới như vòng đeo cổ của cô dâu, nhưng sau này họ xài kim cương hay cẩm thạch hay đá quý.
Hệ thống NH của VNCH, được sự TIN TƯỞNG của toàn dân nên hoạt động bình thường đến khi Dương văn Minh ra lịnh đầu hàng.
Kết luận: chỉ khi nào người dân KHÔNG tin vào chế độ, họ mới giữ ngoại tệ hay vàng để phòng thân. (Trước 75 ở miền Nam, giữ ngoại tệ là phạm pháp, vì một nước có hai đồng tiền lưu hành, đồng tiền mạnh sẽ đẩy đồng tiền yếu ra khỏi thị trường. Chỉ có những ai có nhu cầu ngoại tệ để du học, du lịch, nhập khẩu hàng hóa, v.v... mới có quyền đổi tiền VN ra ngoại tệ và giữ ngoại tệ.
Trước 75, Công ty bốc xếp của ba tôi có TK tại Bank of Bangkok tại SG. Khi bốc dở hàng cho khách hàng nước ngoài, họ trả bằng đô-la thì tiền đó nằm ở TK ngân hàng. Khi có nhu cầu về đô-la để trả cho một khách hàng nước ngoài, công ty lại nhờ NH này trả giùm. Tóm lại cty ko được quyền giữ ngoại tệ. Do đó sau 75, NH Bank of Bangkok còn giữ của cty của ba tôi trên 50.000 đô. Nhưng vì các thành viên của HĐQT tản lạc khắp thế giới, nên số tiền đó ko rút ra được và vẫn sinh lãi hằng năm, cho tới ngày nào có giấy ủy quyền hợp pháp của tất cả thành viên của HĐQT thì họ sẽ trả số tiền đó dựa trên tỉ lệ đóng góp của từng thành viên).
Kết luận: Khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ 1997, theo yêu cầu của CP, dân Hàn đem vàng cho nhà nước để vực dậy nền kinh tế. Ng dân VN ngày nay có làm như vậy ko?
DÂN PHÁP THÌ NHƯ VẬY CÒN DÂN VIỆT THÌ THẾ NÀO ?
- Văn hóa là những gì còn lại sau khi ta đã quên hết -- châm ngôn Pháp .
- Văn hóa họ phải như thế nào đến nỗi thu hút trên 87.4 T du khách năm 2013, đứng đầu TG . 
Hồi tôi làm thông dịch cho ng Pháp , khoảng đầu TN 1990 , tôi có nhận xét sau :
Họ TIN TƯỞNG NGƯỜI KHÁC hay (nói rộng hơn) vào CƠ CHẾ/ĐỊNH CHẾ (établissement) . Vào 1 khách sạn nhỏ ở Phan Thiết , họ tỉnh bơ dùng khăn - để sẵn trong phòng tắm , để lau mặt . Tôi nói , bạn ko sợ Sida à ? Họ nói , khăn trong KS thì phải sạch .
Khi ăn tại một quán ăn nhỏ lề đường , khi thấy chỉ còn mấy trái nho dập trong dĩa , tôi định quăng thùng rác thì ông cản lại và nói , 'để tôi ăn' và đã ăn ngon lành. Như vậy , họ rất QUÍ TRỌNG và TIẾT KIỆM những gì tạo ra bởi công sức ng khác . Chứ không phung phí như dân VN ta (tôi ko nói tất cả) . Do vậy , khi mua hàng hay nhờ ai làm gì , dù có trả tiền đều cám ơn rối rít . 
Mỗi lần đến nhà tôi , ông chà giày xuống đất rất kỷ trước khi bấm chuông vào nhà . Khi tôi mời , ông mới vào nhà . Vào phòng khách , tôi mời , ông mới ngồi xuống ghế . Tôi đem bánh mức ra , trước khi ăn ông xin phép chủ nhà . Đi lên hay xuống thang lầu , ông luôn mời tôi đi trước , dù tôi chỉ là thông dịch cho ông . Tôi hay nói đùa , đi với ông , tôi giống như ng Thượng (montagnard) vì quá THÔ LỔ . 
Khi thấy rất nhiều thanh niên xem video trong quán cà phê trong giờ làm việc , ông rất ngạc nhiên . 
Mỗi khi gặp ng giỏi tiếng Pháp ngoài đường , ông ghi địa chỉ và sau đó tặng quà (thường là 100 đồng franc) cho ng đó , trong khi ông sống rất tiết kiệm . Điều đó cho thấy họ quí trọng một cách quá mức ngôn ngữ của họ . Cũng vì đó , họ không muốn ai KHINH RẺ dân tộc họ . (Tỉnh Québec , CND , cao điểm của lúc đòi ly khai ,thì các tiệm phải ghi bằng tiếng Pháp , bên dưới là tiếng Anh viết nhỏ hơn ; nơi công cộng phải nói tiếng Pháp , ng biết tiếng Pháp dễ xin việc . . . Do vậy , một số ng đã đi các tỉnh khác sinh sống) .
Nếu đi trên lề đường , gặp chỗ hẹp (do có cột đèn , xe gắn máy hay xe đạp đậu , v.v...) , họ xin phép ng đứng chỗ đó trước khi đi qua . Lính hay SQ Pháp , khi nói chuyện với phụ nữ phải cởi nón , cầm ở tay . 
Ba tôi dạy tôi , khi tiển ai về , mình phải đưa họ tận xe , nếu ko là BẤT LỊCH SỰ . Và ba tôi và tôi đều áp dụng . (Ba tôi đã từng học năm thứ nhứt trường Y của ĐH Đông Dương Hà nội , do ko muốn tốn tiền cha mẹ nên vào nam làm thư ký cho đồn điền cao sư từ TN 1940 , cha mẹ anh em vẫn ở Quảng Bình) .
Sau khi qua Mỹ năm 1994 , tôi không liên lạc với ông , nhưng ông và bà vợ VN thường xuyên gọi phone thăm hỏi . Cứ vài năm , khi sang mỹ thăm ng cha mẹ ở bắc Cali , bà vợ đều nhờ cháu lái xe trong 2 g đến thăm tôi cho kẹo bánh và một phong bì (trong đó thường là vài trăm euro) . Nhiều lần tôi ko muốn bà đến thăm vì đường xá xa xôi , bà trả lời , vc tôi quí mến anh lắm nên anh đừng ngại . 
Năm 2010 , vc ông về VN , mời tôi cùng về , tôi từ chối và nói "thay vì mua vé máy bay cho em tôi , nên cho em tôi tiền để mua laptop hầu anh em dễ dàng liên lạc" . Khi tới VN , vc ông mời em trai tôi đến ks và trao 1.200 đô - tương đương vé máy bay . Em tôi đã mua laptop 14-in chạy Windows 7 và dùng tới hôm nay . 
(Ông từng nói với tôi , ng Mỹ kém văn hóa vì hay để chân lên ghế !!! . Có lẽ cũng vì vậy mà ông ko sang Mỹ để thăm tôi và gđ bên vợ dù chúng tôi đều ở bắc Cali , cách nhau 2 g xe) .
THẾ NÀO LÀ MỘT DÂN TỘC MAY MẮN ? 
Một dân tộc ở giai đoạn THỊNH TRỊ thì rất nhiều người tài đức . Gần VN thì có Nam Hàn hay đất nước đang “mất ổn định chính trị ?" liên tục như Thái Lan : quanh năm suốt tháng biểu tình , lúc áo vàng lúc áo đỏ . Thế nhưng ở cái đất nước “đầy rối loạn“ này (theo báo chí lề phải của VN ) thì học sinh được giáo dục cưởng bách và miễn phí tới hết lớp 9 . Thi đậu vào đại học thì học miễn phí . Vào bịnh viện thì cũng miễn phí sau khi đóng 30 baht (nửa đô) . Người già được trợ cấp tiền . Xe bus cũng miễn phí trừ xe bus có máy lạnh ,v.v.. Đảng nào ra tranh cử đều lấy chuyện phúc lợi xã hội làm đề tài tranh cử của mình : thành ra người dân đen Thái lan được O BẾ hết mức .
Bạn có thấy người Thái nào đi chui , làm 'người rơm' , trồng cần sa ở Tây âu , Canada , Mỹ không ? Công nhân Thái lan có bị đối xử như nô lệ ở nước ngoài không ? (Bộ Lao Động Thái hay TĐS thường xuyên cử người đến các cty nhận LĐ Thái để tìm hiểu tình trạng LĐ và đời sống của họ , ko như các cty XKLĐ VN đem con bỏ chợ , sau khi nhận mấy ngàn đô của người LĐ ! ) . Đàn bà Thái có ồ ạt lấy chồng nước ngoài hay làm nô lệ tình dục ở xứ người không ? Trẻ em Thái mới 11-12 tuổi (hoặc nhỏ hơn) có bị dụ dổ đưa qua Campuchia , Trung quốc làm điếm không ? Và v.v...