Friday, December 29, 2017

Nền GD của một xứ 'cực kỳ mất ổn định' (theo báo chí VN) như Thái và Hàn quốc . 
- Học càng nhiều càng thấy mình còn thiếu hiểu biết, hay còn ngu dốt; vậy không học thì không thấy mình ngu dốt -- Châm ngôn của nhiều người VN.
1/ Hiến Pháp Thái quy định, giáo dục cho người dân là 12 năm, trong đó 9 năm là bắt buộc. Gồm trường công (miễn phí) và trường tư (do các dòng tu công giáo (CG), v.v... ). Thái tuyển dụng rất nhiều GS--mà tiếng Anh là bản ngữ/native speaker của họ. Những trường như vậy, nhiều đến độ, được gọi là "The Mac Donald's of the English Language". Có 3 ĐH của Thái được báo Anh xếp vào đẳng cấp QT. Do Thái Lan, chưa từng thuộc địa của ai, nên hệ thống GD của họ, không rập khuôn theo Pháp, theo Mỹ (như VNCH hay Nhật bản). Chương trình thay đổi theo từng ông BT Giáo dục!
Họ có chương trình giáo dục qua TV, dành cho HS ở vùng sâu. Thày và trò chỉ mở TV lên mà học. (Úc cũng như vậy có vì nước quá rộng lớn, dân ở rải rác). 
2/ Kế hoạch của bà Yingluck Sinawwatra là mỗi HS sẽ có một tablet hay máy tính bản và Wi-Fi toàn quốc. Tablet thì trong tầm tay vì Thái đang sản xuất tablet nhưng Wi-Fi ko biết thực hiện nỗi không, vì nước Thái rất lớn với hơn 60 tỉnh. Một số TP lớn ở Mỹ, cũng có Wi-Fi miễn phí nhưng chỉ trong một khu vực bán kính vài mile. Chỉ có các ĐH hay thư viện mới có Wi-Fi miễn phí, còn lại phải trả tiền. 
3/ Theo tôi biết, chỉ có Nam Hàn là có Wi-Fi miễn phí vì nước nhỏ, các TP san sát với nhau, dân chúng họ xài tablet hay smartphone rất nhiều. Tôi nhớ, hồi năm 1968-69, đóng quân gần họ, họ cũng gian khổ như lính VN, chỉ ăn món thịt kho đóng hộp và kimchi. Thời đó là nhà độc tài Phác chính Hy. Tuy dùng bàn tay sắt nhưng chính nhờ ông mà Nam Hàn thành cường quốc. Con gái của ông giờ làm TT của Hàn. Đúng là hổ phụ sinh hổ tử. Nói chơi cho vui, chứ bà vẫn thướt tha dịu dàng, vẫn độc thân. (Bà này giờ ở tù). Không giống "hổ phụ sinh cẩu tử" của tướng "Quảng Lạc" Nguyễn chí Vịnh. (Trước 1954, ở HN có gánh hát Quảng Lạc, hay diển các tuồng xưa với các vua quan, cân đai mủ mảo, lùng tùng xèng. Dân VN dùng từ này để chỉ những ông tướng--mà chẳng biết gì quân sự, chẳng có chiến công gì!) 
Khoảng năm 1975, ông Phác bị ám sát nhưng đạn lại trúng bà vợ. Thế là từ đó, cô con gái, gần như là đệ nhất phu nhân của Nam Hàn. 
4/ Chỉ mới cách đây 1/2 thế kỷ, do ảnh hưởng của Khổng giáo, đàn ông Hàn là gia trưởng: trong bữa cơm, ông chồng ngồi ăn một mình, sau đó mẹ vợ và vợ con mới ăn . . . Do ảnh hưởng của Mỹ (sau năm 1952), họ từ từ bỏ bớt những phong tục trên. Các CP sau này ngày càng dân chủ. Cũng do ảnh hưởng của Mỹ, đạo CG và Tin Lành (TL) hoạt động rất mạnh và dân Hàn theo 2 đạo này rất nhiều. Chỉ riêng SJ, nơi tôi ở  có gần 40 nhà thờ TL của người Hàn. Vì ng Hàn có mặt tại Mỹ rất lâu: qua Hawaii trồng thơm; rồi trong CT Triều Tiên, trẻ con mồ côi Hàn được ng Mỹ nuôi. Rồi phụ nữ Hàn lấy chồng Mỹ và con lai (từ những mối tình giữa lính Mỹ + gái Hàn). 
5/ Do đời sống Hàn khá cao, nên kể cả Hàn kiều ở Mỹ về cũng bị kỳ thị, thậm chí coi thường. Tôi có quen một số bạn trẻ Hàn sinh tại Mỹ, họ tìm vợ VN hay TQ, chứ ko tìm vợ tại Hàn, có lẽ nhu cầu của gái Hàn quá cao: nhiều ng đẹp nhờ 'dao kéo', họ có học thức, nên kén chồng (kể cả gái quê). Do vậy, trai Hàn sang TQ, VN, Phi, v.v... kiếm vợ. Những ng VN, sang lao động ở Hàn, kể cả bỏ trốn ra ngoài, làm lương cũng cao; chứng tỏ mức sống dân Hàn khá cao. Tinh thần dân tộc rất cao: một hướng dẫn viên du lịch, chỉ vì 1 gói thuốc ngoại trong túi sau khi đi với khách nước ngoài, đã bị đuổi việc ngay lập tức. Xe công phải dùng xe nội địa. Bạn xem phim Hàn thì thấy xe là do họ sản xuất. Cũng vì vậy, không biết có nên gọi là kiêu ngạo, mà số ng Hàn biết tiếng Anh không nhiều. Đến độ, CP phải có những chương trình chiêu dụ người--mà tiếng Anh phải là bản ngữ (native speaker) của họ, sang dạy tại Hàn trong 2 năm. (Thư viện Mỹ đều có tờ rơi mời gọi ng Mỹ đến dạy tại Hàn). Họ bao ăn ở, máy bay, và lương hậu. Tôi đã từng khuyến khích học trò cũ của mình, sang Hàn theo CT trên. Họ có kế hoạch dạy tiếng Anh từ nhỏ. HS Hàn quốc, do giáo dục gia đình, ảnh hưởng XH, chúng bị 'ép học' mệt nghỉ. Mỗi lần chúng thi, kéo dài nhiều giờ căng thẳng, phụ huynh chờ ngoài cổng để hỏi thăm kết quả làm bài. Dân Mỹ, quen phóng khoáng, coi đó là hành xác trẻ con. Tôi ko thấy nói có tham nhũng trong GD như chạy bằng, chạy trường, v.v... nhưng có lẽ do sự CẠNH TRANH trong nghề nghiệp quá cao, nên cha mẹ nhồi nhét con học để con sẽ có "job" tốt sau này
!

No comments:

Post a Comment