Wednesday, August 2, 2017


Đăng bởi Elvis Ất on Tuesday, July 18, 2017 | 18.7.17


Theo thống kê dân số Hoa Kỳ năm 2010, hiện nay có gần 1.8 triệu người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Mỹ, chiếm một nửa tổng số người Việt sống ở nước ngoài. Con số này càng ngày càng tăng mà không có sự giảm sút. Hầu hết đều di cư đến Mỹ sau biến cố tháng 4-1975, khi mà người quân đội Bắc Việt chiếm miền Nam, được xem là một cơ hội thống nhất đất nước, từ đây, từ Bắc chí Nam, Việt Nam được đặt dưới quyền cai trị của đảng Cộng Sản, và những người sinh sống, phục vụ trong quân đội, chính phủ, đảng phái miền Nam đều được xem như kẻ thù cần triệt hạ hay cô lập.

Vũ Đoàn Danny Nguyễn và vở nhạc kịch sử Việt tại sân khấu trường Đại học Cộng đồng Laney, California. (Hình: Bùi Văn Phú)
Vũ Đoàn Danny Nguyễn và vở nhạc kịch sử Việt tại sân khấu trường Đại học Cộng đồng Laney, California. (Hình: Bùi Văn Phú)
Những người Việt bỏ nước ra đi trong nhiều đợt, - hoảng loạn trước và sau ngày xe tăng Bắc Việt vào Saigon, - những đợt vượt biển nguy hiểm, đầy sóng gió, chết chóc kéo dài trong vòng 25 năm, - đợt tù nhân tập trung “cải tạo” được Hoa Kỳ can thiệp cho nhập cư Mỹ, - đợt tìm về quê cha của những trẻ em lai Mỹ, - và 10 năm sau đợt người Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ, một số đông gia đình được đến Mỹ, trong diện bảo lãnh thân nhân.

Ngoại trừ nhóm cuối cùng, những người Việt đến Mỹ đều với những lý do tù đày, bạc đãi, kỳ thị hay không phù hợp với chế độ, kể cả nghèo đói bị xô đẩy ra ngoài lề xã hội, họ đều là những thành phần bất đồng chính kiến với Cộng Sản Việt Nam ở trong nước. Do đó, Hoa Kỳ tuy có tòa Đại sứ, Lãnh sự đại diện cho nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng thực tế những cơ quan ngoại giao này không đại diện cho người Việt ở Mỹ, trừ một số du học sinh, cán bộ và gia đình cán bộ nhà nước.

Do đó nhiều người Việt tại Mỹ thường xuyên biểu tình lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và đã vận động nhiều chính quyền địa phương công nhận lá cờ vàng quốc gia của VNCH trước đây làm biểu tượng cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại qua "Chiến dịch cờ vàng" và nay được xem là "Lá cờ Tự do và Di sản" (Heritage and Freedom Flag) của người Việt tại Mỹ.

Cũng theo cuộc khảo sát dân số, người Việt định cư tại Mỹ, tập trung ở miền Tây, chủ yếu là ở các khu vực đô thị. Ở tiểu bang California, người Việt chiếm nửa tổng số trên toàn nước Mỹ, tập trung đông đảo nhất tại Quận Cam, sau đó là San Jose, California, và Houston, Texas. Trong số 1,132,031 người từ 25 tuổi trở lên, 26,7% chỉ có trình độ tiểu học, (Mỹ chỉ có 15,5%) 21.5% học lực trung học hoặc tương đương, 19.1% có bằng cử nhân, phần lớn sinh tại Mỹ hay đến Mỹ lúc còn nhỏ (Mỹ chỉ có 17.4%.) 6.9% có bằng tốt nghiệp hoặc chuyên nghiệp về ngành nghề.

Về tuổi tác, cứ 100 người Việt thì có ba người cao tuổi trên 75, năm người từ 65-74, mười người từ 55-65, mười ba người từ 45-55, hai mươi người từ 35-44, mười lăm người từ 25-35, chín người từ 18-24, hai mươi thiếu niên 5-17 và có 9 trẻ em. Cộng đồng người Việt tương đối trẻ trung so với cộng đồng người địa phương.

Số tiền thu nhập cho mỗi đầu người Mỹ gốc Việt hàng năm là $20.074, thấp hơn con số $26.688 trung bình cho mỗi người Mỹ.

Theo một báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam nhận số tiền ngoại quốc gửi về nước là 12,25 tỷ đô la trong năm 2015, đứng thứ 11 thế giới.

Riêng số tiền người Việt ở Mỹ gửi về Việt Nam lớn nhất năm 2015 là 7.5 tỷ.

Về số người tham gia các hoạt động chính trị, cộng đồng Việt ở Mỹ, trong 40 năm qua chúng ta có gần 50 vị dân cử gốc Việt. Người Việt có thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu tiểu bang, dân biểu liên bang, phụ tá bộ trưởng. Trong quân đội chúng ta có tướng một sao và nhiều sĩ quan giữ các cấp chỉ huy cao cấp. Phía tư pháp chúng ta có một số chánh án cấp tiểu bang, liên bang.

Cộng đồng người Việt Nam trên đất Mỹ thường được dân địa phương khâm phục hai điều, đó là học vấn và thương mãi.

Tuy nhiên cũng như các cộng đồng khác, hiện đang sống trên đất Mỹ, nhất là cộng đồng Việt Nam không phải là một khối đồng nhất. Họ đến Mỹ trong nhiều thời kỳ, bao gồm đủ thành phần xã hội, nhất là diện vượt biển, nên kiến thức, nếp sống không đồng đều, bên những hình ảnh tốt đẹp tích cực, cộng đồng nguồi Việt không tránh khỏi những điều tiêu cực không mấy đẹp cho khuôn mặt cộng đồng Việt Nam. Án mạng, cướp bóc, cờ bạc, ma tuý, đĩ điếm, băng đảng, trồng cần sa bất hợp pháp, gian lận các chương trình an sinh của chính phủ vẫn thường xẩy ra trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Ông Cassidy, một nhân viên tư pháp của Orange County, nơi có con số người Việt định cư cao nhất, nói rằng hầu hết những thanh niên băng đảng đều nhỏ tuổi là những thuyền nhân vượt biển đến Hoa Kỳ sau năm 1977. Họ nghèo khổ, sống dơn độc, không có gia đình, không biết tiếng Anh, khó khăn trong chuyện kiếm được việc làm tốt. Thành phố Garden Grove có 175,000 cư dân, trong đó có gần 48,000 người Việt, và con số tội phạm chiếm 25%.

Gần đây báo chí người Việt ở địa phương đã trở lại những bài báo than phiền về lối sống thiều văn hóa như chen lấn, ồn ào, ăn cắp vặt, đối xử thô lổ trong cộng đồng người Việt, và chúng ta cũng biết rằng, người Việt hải ngoại chưa học hết chuyện văn minh của nước Mỹ, thì đã được hấp thụ lối văn minh “ao nhà” mỗi ngày mỗi nhiều từ những đợt người trong nước mới du nhập vào nước Mỹ gần đây!

Nghị quyết số 36 của Bộ Chính Trị CSVN về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” tất nhiên là nhắm vào thành phần người Việt ở Mỹ, đông nhất là ở tiểu bang California, gần như hoàn toàn thất bại. Sự thật, CSVN chưa thâm nhập được vào các tổ chức, đoàn thể cộng đồng, hiện diện được trong các sinh hoạt văn hoá, giáo dục, chưa có một lá cờ đỏ sao vàng nào được phép hiện diện trong quần chúng, ngoài các cơ sở ngoại giao chính thức tại Washington DC, San Francisco hay Houston.

Đối với cộng đồng người Việt Mỹ, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn còn dè dặt, nghi ngờ và qua những chuyện xảy ra hàng ngày trong nước, họ chưa tạo được lòng tin cho người Việt hải ngoại.

Với số tiền hơn 7 tỷ đô la gửi về Việt Nam mỗi năm, hằng trăm nghìn người chen chúc nhau về quê ăn Tết, nhưng tìm một chỗ “đất lành chim đậu” để có thể sống những ngày yên bình lúc cuối đời trên mảnh đất quê hương cho người Việt thì không, kể cả những người già neo đơn bệnh hoạn.

Chính phủ CSVN chưa tạo được sự hoà hợp và được lòng tin cậy của người dân trong nước, thì đối với người Việt ở nước ngoài, hay người Việt trên đất Mỹ nói riêng, chế độ này khó có thể thu phục được nhân tâm. Một là phải đợi đến trăm năm, hai là cho đến lúc chế độ độc đảng này hoàn toàn tàn lụi trên quê hương.

Huy Phương 

(Blog VOA)
Đức Quốc Xã vẫn tôn trọng các truyền thống của nước Pháp thua trận .
Sau 1975 , phe CSBV chiến thắng có làm điều đó với người lính VNCH ko ? 
". . . Mộ chiến sĩ vô danh nằm dưới Khải Hoàn Môn từ ngày 11 tháng 11 năm 1920. Đây là một người lính Pháp vô danh chết trong trận Verdun, thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cùng với ở Paris, bảy chiến sĩ vô danh khác cũng được chôn cất ở Flandres, Artois, Somme, Chemin des Dames, Champagne, Verdun và Lorraine. Trên ngôi mộ ở Khải Hoàn Môn khắc dòng chữ:
ICI
REPOSE
UN SOLDAT
FRANÇAIS
MORT
POUR LA PATRIE
1914. 1918
Có nghĩa: "Nơi đây yên nghỉ một người lính Pháp chết cho tổ quốc".
Kể từ đó cho tới nay, ngọn lửa thiêng dưới Khải Hoàn Môn chưa bao giờ tắt, kể cả trong giai đoạn 1940-1944, Paris bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Hàng ngày, nghi lễ tiếp lửa trên mộ Chiến Sĩ Vô Danh được tiến hành vào 18h30 với sự tham gia của đại diện các hiệp hội Cựu Chiến Binh Pháp, hội Chữ Thập Đỏ …
Ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt đó tượng trưng cho niềm hy vọng vào tương lai và niềm tin vào vận mệnh của nước Pháp. . . "

Mộ chiến sĩ vô danh nằm dưới Khải Hoàn Môn từ ngày 11 tháng 11 năm 1920. Kể từ đó cho tới nay, ngọn lửa thiêng dưới Khải Hoàn Môn chưa bao giờ tắt, kể cả trong giai đoạn 1940-1944, Paris bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Hàng ngày, nghi lễ tiếp lửa trên mộ Chiến Sĩ Vô Danh được tiến hành vào 18h30 với sự tham gia của đại diện các hiệp hội Cựu Chiến Binh Pháp, hội Chữ Thập Đỏ …

Son Dien and his "death" in Dessau

 28.07.2017 21:54
nguồn : http://thoibao.de/vd-news/11303/son-dien-und-seine-%E2%80%9Etodesakte%E2%80%9C-in-dessau.htm

 Share 
In the early 1990s, many East-German factories closed their doors after the fall of the Wall. Their products do not find any customers in the new market and so thousands of Vietnamese guest workers are unemployed. They land in the street and suddenly have to care for their daily bread.
Son Dien and his "death" in Dessau
A Mafiaboss, shot dead in the Berlin district of Lichtenberg in May 1996 (Photo: Archiv)
Shortly after East Germany changed the government many Vietnamese were still unsure how they could stay permanently in Germany. There is an activity that promises fast money, high revenues and low expenses, that was the promise of this activity: illegal cigarette trade. And so, from normal and decent workers, who knew only the socialist distribution system, involuntary traders of illegal goods.
The good "trading areas" were quickly defined and allocated, and the traders had no more than a plastic bag full of "branded cigarettes". These prices for a bar were so cheap that many East Germans bought them and often they did not know that the cigarettes are of poor quality. Many streets and houses in Vietnam were suddenly beautiful and clean, all thanks to the money that came from the cigarette trade. The craving for even more money drove the dealers even further into this illegal business. They became supporters of the gangs, which illegally acted and demanded protection money.
Many Vietnamese gangs came to light, including the "Central Vietnam" band, the most influential band from the underground in the city of Dessau. The leader of the course was Nguyen Lam Trung, known as "Trung Dien", origin Vinh, Province of Nghe An, Vietnam.
The more gains were made, the more brutal the fight between the gangs. From the larger cities of the republic the Vietnamese bands came to Dessau. "Live today, die tomorrow," the motto says. Everyone wanted to take the station of Trung Dien. On both sides there were injured or even deaths, until one day a shot in Leipzig Trung Dien caught. His life could no longer be saved, the injuries of the mafia barge were too heavy.
The "Central Vietnam" band was like a snake without a head. The followers of Trung Dien have decided to install a new leader: Son Dien, the elder brother of Trung Dien. The fight for the area went on, the gang around Son Dien is weaker than ever since the new boss is not brave enough. After just over a year a SEK from Leipzig to Dessau came and dissolved the bonds. Many were cut off, into all corners of Germany and had to care for their own life from now on.
Son Dien had previously sent a large sum of money to Nghe An and used the passport of another Vietnamese to fly to their homeland. There, he had a good time and had a lot of bureaucrats. Perhaps all these officials did not know of his dark past in Germany. Maybe he became a good friend from a Mafiaboss without many, but they should soon regret having known him. At the very latest when they arrived in Europe and their portrait was decorated with the title page of the big newspapers.
After a while, the German police took control again. Criminal police officers from Vietnam were sent to Berlin to investigate covertly. So the Vietnamese community should be safe and controlled again. The names of the cigarette butts were recorded in the filing cabinet police of the two countries.
After the trade with cigarrettes had subsided, Son Dien came back to Berlin and came together here with his partner. Here they also gave birth to a child to receive the residence permit for Germany.
The gangsters of once have washed their "hands in innocence" and now have an orderly life, but Son Dien was once again tempted. From Berlin, he draws him into a large southern German city, where a group with the motto "Money talks" welcomes him again.
The Asian snack of a lovely owner filled with laughter as a kitchen aid from Berlin, with many gold rings on hand, arrives here. But in Berlin a woman has to cry with her little child, since she was suddenly left alone.
Since that day, the anti-China protests in Munich have always seen a man with a red flag running around all these patriots. His name is Son Dien. He participates in the protests, not only to cover up his past, but perhaps also to make a business here again: to sell as many flags and flag shirts as possible.
At the end of 1996, trial in Berlin against a murderous gang leader (Photo: Archiv)
Le Anh - VD-NEWS
All information and pictures about the case of Trung Dien, Bandenchef of the "Central Vietnam" -bands can be sent to info@thoibao.de . Otherwise, it is possible to submit all information via hotline 030/57 79 72 52 or to the nearest police station.
ON THE HOMEPAGE
CÔNG TÁC QUÂN Y  DÂN SỰ VỤ (MEDCAPS) TRONG CUỘC CHIẾN VN .
Nguồn : NGS Mỹ

 ẢNH 1 : NHĂN MẶT TỪ ĐAU ĐỚN DO ANH TA GÂY RA , MỘT QUÂN NHÂN HẢI QUÂN MỸ RỬA VẾT THƯƠNG MỘT BÉ GÁI BỊ LỞ LOÉT/UNG NHỌT . BS JAMES SHUMAKER VÀ PHỤ TÁ CHỬA BỊNH CHO ĐÁM ĐÔNG NÀY TRONG 1 NGÀY KHÁM BỊNH . GIÚP ĐỞ VỀ Y TẾ CHO DÂN VIỆT NAM LÀ 1 TRONG NHỮNG CÔNG TÁC CỦA NHÓM CỐ VẤN YỂM TRỢ QUÂN SỰ MỸ (MAAG) TẠI VN . ẢNH DƯỚI : ĐƯỢC CỨU SỐNG TỪ CÁI CHẾT CHẮC CHẮN : MỘT LÍNH VNCH NẰM BĂNG-CA VỪA ĐƯỢC TRỰC THĂNG CHỞ TỚI 1 BV TẠI ĐÀ NẲNG . NGÀY HÔM TRƯỚC , ANH ĐÃ BỊ BẮN VÀO BỤNG KHI TUẦN TIỂU Ở BOU AIE HA ? TRỰC THĂNG ĐÃ BAY ĐẾN TẢN THƯƠNG . NƯỚC BIỂN , ĐƯỢC TIẾP BỞI Y TÁ , GIÚP ANH TA SỚM HỒI PHỤC .



Hình ảnh rất đời thường hay nhân bản trong chiến tranh VN .
H1 : 1 ban nhạc nữ , có lẻ là Philippines , trình diển ở một căn cứ Mỹ tại Tây ninh . H2 : lính Mỹ hôn một cô bạn gái VN , chụp tại tỉnh Ninh Thuận , anh lính có lẽ thuộc LLĐB Mỹ vì mặc đồ rằn ri .
TRONG KHI ĐÓ , ĐCSVN đã đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chỗ chết mà tới giờ này hàng trăm ngàn thân nhân của họ ko biết xác vùi lấp nơi đâu .
Họ đã BỊ MÊ HOẶC hay LỪA GẠT qua lối tuyên truyền cao siêu , thượng thừa như sau của đảng : ảnh 3 , thuộc loại Photo-Opt * chụp 1 nữ văn công rất đẹp và SEXY - mà có lẽ NSUT Kim Chi , cựu văn công biết tên (cô này) . NSUT này có mẹ đang hưỡng trợ cấp ng già của nước Mỹ .
* Chụp có chuẩn bị rất kỷ nhằm mục đích tuyên truyền , ko giống như hình 1-2 ko có chuẩn bị trước .