Thursday, April 30, 2020

https://www.soc.mil/ARSOF_History/articles/pdf/v5n2_mike_force.pdf

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3235333056480498&set=pcb.3235339226479881&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARCIFTM75s9bab9mDb4ob04EblIQmt_1yaZX9_1n6hYzPErVfmU_n1nb4C1BKvnUThkfH7Fx8s7n6S5J
http://thespecialforce.org/images/john_boykin_photos_18.htm
Hồi ký của một cố vấn Mỹ
TRẠI LLĐB BÙ ĐỐP (A-341)
Jim Meade
Khi mới sang Việt Nam năm 1965, tôi được thuyên chuyển đến làm việc trong một bộ chỉ huy B LLĐB Hoa Kỳ. Mấy tay “anh chị” LLĐB trông rất ngầu, nhưng họ có vẻ thích một người Không Quân đến làm việc, yểm trợ cho họ. Trong khi đó, tôi có cảm tưởng sẽ phải chịu đựng một năm dài phục vụ tại Việt Nam.
Thời gian đó khoảng giữa năm 1965, khu vực trách nhiệm của bộ chỉ huy B LLĐB là một tỉnh bị địch đe dọa nặng nề nhất trong vùng 3 chiến thuật, Phước Long. Muốn tiến về Saigon, địch quân phải “bứng” những trại LLĐB trong tỉnh: Sông Bé, Bù Đốp, Đồng Xoài, và Bù Gia Mập sẽ phải di tản chiến thuật.
Qua sự phối hợp chặt chẽ với QL/VNCH, Không Quân, Lục Quân Hoa Kỳ, các trại LLĐB bị tấn công, bị mất nhưng vẫn phản công lấy lại nhanh chóng. Phi công FAC bao vùng khu vực hành quân (Phước Long) lúc đó là đại úy Larry Reed danh hiệu “Viper 3”, đã bị bắn rơi và bị thương ba bốn lần, nhưng vẫn bay “đều đều”. Trong thời gian đó, đám Không Quân chúng tôi chỉ có hai hoặc ba chiếc FAC, một nhân viên cơ khí cho loại phi cơ quan sát L-19 (FAC) và tôi lo nhiệm vụ truyền tin, liên lạc. Chúng tôi vẫn làm tròn bổn phận, nhiệm vụ, phi cơ FAC vẫn bay thám thính, điều động các trận đánh bom, không yểm, không cho địch tập trung quân để mở những trận tấn công. Đôi khi vì thiếu người, phi công hoặc một binh sĩ LLĐB phải bơm xăng, chất hỏa tiễn khói trắng lên máy bay, trong khi chuyên viên cơ khí, xem lại máy móc.
Sau những trận tấn công của hai trung đoàn VC 762 và 763 từ tháng Năm đến tháng Bẩy, các đơn vị Đồng Minh trong tỉnh lo củng cố việc phòng thủ, bổ sung quân số. Các cuộc hành quân trên bộ lúc đó chỉ còn những đơn vị nhỏ đi tuần tiễu, an ninh khu vực. Quân đội Đồng Minh mở các cuộc hành quân mở đường từ Sông Bé đi Đồng Xoài, Sông Bé lên Bù Đốp để lấy lại lòng tin dân chúng trong các làng lân cận. Một cuộc hành quân khác đưa dân chúng trong các làng xa xôi hẻo lánh đến những nơi tương đối an ninh hơn.
Việc hành quân giải tỏa con đường từ Sông Bé đi Đồng Xoài đã được thực hiện trước đây với kết qủa “xáo trộn”. Cả hai đơn vị Dân Sự Chiến Đấu (Đồng Xoài, Sông Bé) phải chiến đấu, chạy trở về căn cứ của mình. Tiếp theo là những trận đánh bom của Không Quân Việt-Mỹ kéo dài mấy tuần lễ, cấp chỉ huy ở trên tin rằng địch quân đã “chết hết” hoặc phải “bỏ xứ đi nơi khác làm ăn”, nên lại ra lệnh mở đường.
Như lần trước, hai đại đội DSCĐ do LLĐB Việt-Mỹ chỉ huy, phát xuất từ trại LLĐB Đồng Xoài tiến quân lên hướng bắc, trong khi đó “chúng tôi” gồm tiểu đoàn 36 Biệt Động Quân Việt Nam, một trung đội DSCĐ và bốn người trong nhóm LLĐB/HK, tiến quân về hướng nam để bắt tay với cánh quân từ phiá nam lên. Tôi mang máy truyền tin liên lạc với ban chỉ huy đơn vị Biệt Động Quân ở hậu cứ, trên phi đạo bỏ hoang của một đồn điền do người Pháp làm chủ, ở Phước Bình, cách Sông Bé khoảng 20 cây số về hướng tây nam.
Trong suốt cuộc tiến quân, cho đến khi hai đơn vị bắt tay, cả hai hướng đều có những cuộc chạm súng nhỏ với đám du kích. Nhưng, trên đường trở về căn cứ, đơn vị DSCĐ Đồng Xoài lo sợ bị địch tấn công ở khu vực đồn điền cao su Michelin, Thuận Lợi. Tiểu đoàn Biệt Động Quân ở Sông Bé, chạm súng với địch trong khu vực gần đồn điền Phú Riềng.
Biệt Động Quân rơi vào ổ phục kích hình chữ ‘L’, không tiến lên hướng bắc được. Lúc đó trời đã tối, không thể gọi phi cơ oanh kích, và không rõ vị trí chính xác của các đại đội BĐQ. Trong toán LLĐB đi theo BCH tiểu đoàn BĐQ, binh nhất Roberts, người thông ngôn, thêm hai binh sĩ DSCĐ tấn công vào phần dưới đội hình phục kích chữ ‘L’, các đại đội BĐQ tấn công phần còn lại, làm địch quân phải rút lui.
Trận phục kích tiểu đoàn BĐQ chứng tỏ hai trung đoàn của địch vẫn còn để lại một vài đơn vị trong khu vực. Ít lâu sau lữ đoàn 173 Nhẩy Dù Hoa Kỳ được các đơn vị Úc Đại Lợi, Tân tây Lan yểm trợ mở cuộc hành quân càn quét trong khu vực nhưng địch quân đã rút đi, không có những trận đụng độ lớn.
Kế tiếp là cuộc hành quân đưa dân chúng trong các làng xa xôi hẻo lánh ra những khu định cư yên ổn. Lần này phải bảo vệ dân, nên được phi cơ yểm trợ mạnh mẽ, thả bom những khu vực tình nghi địch quân tập trung. Hầu hết dân làng đã chuẩn bị ra đi, mặc dầu phải bỏ lại căn nhà thân yêu, ruộng vườn của họ. Trước đây VC kiểm soát, bắt họ đóng thuế, lấy đi một phần thâu hoạch hoa mầu, nên người dân sống rất lam lũ, không đủ ăn.
Tôi đi cùng đại úy Reed lên căn cứ hành quân tiền phương trong giai đoạn đầu của cuộc hành quân. Sau đó ông ta đi Sông Bé gặp đại úy Fred Huppertz “Viper IV” và trung úy Stretch “Viper VI”, để yêu cầu máy bay quan sát FAC bay bao vùng cho cuộc hành quân. Cũng nhờ có máy bay quan sát bao vùng và không quân yểm trợ, nên địch chỉ có những toán quân nhỏ bắn quấy phá trong cuộc hành quân “di dân”.
Tiếp theo là hành quân mở đường từ Sông Bé đi Bố Đức. Cuộc hành quân dự trù sẽ có đụng độ lớn, nhưng lại êm xuôi. Đêm trước khi cuộc hành quân bắt đầu, Bộ Binh QL/VNCH đã cho những toán quân đi trước nằm đường, họ giết đuợc giao liên VC đi xe đạp. Cả tiểu đoàn BĐQ, cùng với LLĐB/HK chỉ huy đơn vị DSCĐ tham dự cuộc hành quân. Tôi ngồi trên xe Jeep cùng với một trung sĩ nhất LLĐB/HK và người thông ngôn tên Mỹ là “George”, gần cuối đoàn quân xa đi lên hướng bắc.
Đoàn xe di chuyển rất chậm, chậm hơn chuyến mở đường đi Đồng Xoài trước đây. Nhiều đoạn đường bị cắt, địch quân đã đào nhiều hầm hố, giao thông hào, nhưng đã bỏ đi, và nhiều con suối nhỏ cắt ngang đường. Chúng tôi tiếp tục đi lên Bố Đức mà không có tiếng súng của địch. Quận lỵ này đã bị cô lập với bên ngoài từ lâu, đoàn xe chở lên tiếp tế gạo và những nhu yếu phẩm khác trên năm xe GMC, để phân phát cho dân chúng. Trong khi cấp chỉ huy BĐQ, LLĐB tiếp tay phân phối đồ tiếp tế cho dân chúng, đoàn xe quay đầu chuẩn bị cho chuyến trở về.
Trên đường trở về Sông Bé, khi đoàn xe đi ngang đồn điền cao su Riêng Riêng, địch pháo kích bằng súng cối, làm mấy binh sĩ BĐQ bị thương. Các chiến sĩ BĐQ phản ứng cấp thời, nhẩy xuống xe, tấn công vào bìa rừng. Tiếp theo là tiếng súng đại liên, tiểu liên nổ dòn về phiá bên phải đoàn xe. Sau đó LLĐB/HK gom đơn vị DSCĐ lại tiếp tục cuộc hành trình, để lại chiến trường cho tiểu đoàn BĐQ thanh toán.
Chúng tôi về đến Sông Bé an toàn. Ít lâu sau sư đoàn 1 Không Kỵ (1st Air Cav) hoặc sư doàn Dù 101 càn quét khu vực Bố Đức, nhưng cũng như lần trước địch quân đã rút lui qua biên giới Miên.
Một cuộc hành quân khác do LLĐB, DSCĐ Bù Đốp tổ chức riêng rẽ. Theo kế hoạch, lực lượng DSCĐ Bù Đốp sẽ càn quét về hướng tây đến Lộc Ninh, sau đó sẽ làm nút chặn không cho địch quân rút qua biên giới Việt-Miên. Các đơn vị Hoa Kỳ, có lẽ thuộc sư đoàn 1 Bộ Binh sẽ hành quân trực thăng vận, sau khi DSCĐ đã tổ chức xong tuyến án ngữ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, trại LLĐB Bù Đốp “tổng động viên”, tất cả những ai không đau ốm, cầm súng được đều phải đi hành quân.
Lúc đó tôi nghĩ rằng, mình có thể di chuyển lên trại LLĐB Bù Đốp để thiết lập hệ thống truyền tin, có lẽ hiệu quả hơn ở Sông Bé, và có thể cung cấp cho LLĐB một nhân viên truyền tin để liên lạc (trung sĩ nhất Trimiar, một người bạn ở Sông Bé). Chỉ cần hai chúng tôi, thêm vài DSCĐ có thể “trông nom” trại LLĐB, còn những người khác đều có thể đi hành quân. Phi công FAC, đại úy Huppertz đưa tôi lên Bù Đốp cùng với máy móc dụng cụ, một ngày trước khi cuộc hành quân bắt đầu.
Đúng 2:00 giờ sáng, DSCĐ lặng lẽ rời căn cứ lên đường. Đoàn quân đi chưa được xa, khoảng bốn cây số, toán quân tiền phương chạm địch trong làn sương buổi sớm mai. Họ đi vào một trạm đóng quân nhỏ của địch, có nhiều dây điện thoại đi về hướng tây. Khi nhận được công điện tôi vội vàng báo cáo về BCH ở Biên Hòa và thông báo cho sư đoàn 1 BB/HK để họ sẵn sàng nhẩy vào vòng chiến. Vài phút sau, DSCĐ vào đến một căn cứ chính của địch và địch quân quyết liệt hơn. Thực ra đó là đơn vị nhỏ của địch nằm lại cản cho phần lớn đơn vị rút lui. Yếu tố bất ngờ cho lực lượng DSCĐ không còn nữa, dự tính di chuyển lên Lộc Ninh làm nút chặn tiêu tan.
Lục soát căn cứ, hầm hố của địch, DSCĐ khám phá một điều ngạc nhiên. Trong số tử thi có một người ăn mặc quân phục không phải VC, và cũng không giống người Việt Nam. Trong trại LLĐB Bù Đốp, tôi nhận được thêm một báo cáo và phải gửi về Biên Hoà (BCH/C3/LLĐB). Mọi chuyện êm xuôi, sau đó một công điện gửi lên hành quân, ra lệnh chuẩn bị và đánh dấu một bãi đáp trực thăng (có người lên thăm hoặc thanh tra).
Không bao lâu, một đoàn trực thăng bay lên hành quân, trên một trực thăng có đại tướng Westmoreland, tư lệnh Bộ Chỉ Huy MACV. Ông ta đến thăm đơn vị hành quân và đích thân muốn nhìn xác một người của phiá bên kia mà không phải người Việt. Cho đến ngày hôm nay, tôi cũng không biết thêm chi tiết về xác chết đó.
Đại đơn vị của địch đã thoát qua bên kia biên giới, đơn vị DSCĐ được lênh quay trở về căn cứ. Ngày hôm sau, trung úy Kaiser “Viper 9”, đáp chiếc FAC xuống trại LLĐB Bù Đốp đưa tôi trở về Sông Bé. Ngồi trên máy bay quan sát, chúng tôi đồng ý, bay dọc theo biên giới để tìm xem địch quân đã chạy thoát qua biên giới bằng ngã nào. Khoảng giữa Bù Đốp và Lộc Ninh về hướng tây, chúng tôi trông thấy một giòng sông rộng, hai bên bờ là bãi cát hình như có vết bùn, có người đi lại. Tiếp tục bay về hướng tây, chúng tôi trông thấy một xóm nhà mà cả hai chúng tôi chưa từng nghe nói tới. Tôi chụp vài tấm không ảnh đem về. Khi trình lên cấp chỉ huy, ông ta chỉ nói với tôi, giữ lấy cho riêng anh, không nên nói với ai... các anh đã bay qua đất Miên.
NGÔ ĐÌNH LỆ QUYÊN , con gái út của bà Trần Lệ Xuân , sanh ngày 26/7/1959 (tuổi Kỷ Hợi) , chết ngày 16/4/2012 vì tai nạn xe cộ ở Rome .
I/ Dựa vào LTS , tôi phân tách .
NGÔ = 5 3 7 = 15 = 6
ĐÌNH = 4 1 5 5 = 15 = 6
LỆ = 3 5 = 8
QUYÊN = 1 6 1 5 5 = 18 = 9
Cộng lại : 6 6 8 9 = 29 . Như vậy cô chịu tác động của số 29 ,đây là một số RẤT XẤU . Sau đây là ý nghĩa của số 29 .
Hưởng hồng ân Chúa dưới áp lực (Grace under Pressure)
Số 29 có lẽ là số xấu/nặng nhứt trong các số . Số này thử thách con nguời hay thực thể - mà nó đại diện - về sức mạnh tâm linh , thông qua những thử thách và nỗi đau khổ , nhắc nhớ (chúng ta) câu chuyện về ông Job trong Kinh Cựu Uớc (trials and tribulations echoing the Old Testament story of Job) . Cuộc đời của họ thì đầy rẫy những bất trắc , sự phản bội và lừa gạt (the life is filled with uncertainties , treachery and deception) từ những nguời khác , bạn bè không đáng tin cậy , những nguy hiểm không ngờ (unexpected dangers) - và nhiều nỗi đau buồn và lo âu (and considerable grief and anxiety) tạo ra bởi nguời khác phái . Đó là số của cảnh báo nghiêm trọng (grave warning) trong mọi lãnh vực của đời sống cá nhân và nghề nghiệp . Nếu tên bằng 29 , điều tất nhiên là phải đổi tên để lấy/bỏ đi tác động xấu nầy , trừ khi nguời đó là kẻ khổ dâm (it’s obvious that the spelling of the name should be changed to lift this difficult vibration , unless one is a masochist) .
Nếu 29 là ngày sanh , và do đó không thể tránh đuợc , phải ý thức rằng mình phải cố gắng để giảm bớt và cuối cùng sẽ hủy bỏ , làm vô hiệu/mất tác dụng , hoặc xóa đi nghiệp quả này (conscious effort must be made to dilute and eventually to negate , neutralize , or erase this karmic burden) . (Nghiệp quả) này , trong một chừng mực nào đó (to a great extent) , có thể giảm nhẹ bằng cách chọn một cái tên mới có độ tích cực cao (be eased by choosing a new name with a strongly positive compound key number) . Xa hơn nữa , nguời nào sinh vào ngày 29 nên làm mọi điều đã chỉ dẫn ở Chuơng 4 liên quan đến Nhân quả và luân hồi .
Trong truờng hợp đặc thù của số 29 , cùng đến với nó là tác động thứ cấp của số 11 ; (số 11) cũng nên đuợc đọc/xem xét để tìm cách giảm nhẹ nghiệp quả này - hãy nhớ rằng sự phát triển của niềm tin tuyệt đối vào đức hạnh và sức mạnh của Bản ngã/Bản thân (development of absolute faith in goodness and the power of the Self) . . . liên tục và mạnh mẽ trau dồi/nuôi duỡng sự lạc quan (the constant and energetic cultivation of optimism) . . . sẽ tác động như là một liều thuốc kỳ diệu đối với những vấn đề của số 29 .
Cuối cùng , những gánh nặng/món nợ của ông Job sẽ đuợc dở đi/lấy đi , một khi ông ta đã học cách chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những khó khăn/khốn khổ của ông , mà không đổ lỗi cho kẻ khác hoặc tìm cách trả thù cho những đau khổ mà ông đã hứng chịu (after all , Job’s burdens were finally lifted , when he had learned to accept full responsibility for his troubles, and not to blame others or seek revenge for the hurts he suffered) . Cuối cùng , chẳng những vận số xui xẻo dài lâu của ông đã chấm dứt , ông còn nhận lại đuợc mọi thứ mà ông đã mất (not only did his long bad-luck streak end at last , he was given back everything he’d lost , several times over) . Do đó , nếu bạn sanh vào ngày 29 , hãy thay đổi tác động của tên bạn bằng một số đầy quyền lực , như số 19 ; hãy theo guơng ông Job , và chẳng bao lâu bạn sẽ hạnh phúc như - hoặc hạnh phúc hơn - bất cứ ai khác ( change the vibration of your name to a powerful number , such as 19 , follow Job’s exemple , and soon you’ll be as happy as - or happier than - anyone else ) . Thật là thú vị , tên “Job” lại bằng số 10 đầy quyền lực - một tác động khó mà đánh bại ( interestingly, the name “Job” equals the powerful compound number 10 - a difficult vibration to defeat ) . /.
Dịch từ trang 262-263 trong quyển Linda Goodman’s Star Signs .
II/ Vì cô này có ngày sanh là 26 nên cô chịu thêm tác động của số 26 .
SỰ HÙN HẠP LÀM ĂN (PARTNERSHIPS)
Số kép nầy sẽ rung động , bằng một cách lạ kỳ , đưa tới một quyền lực độc đáo của thân ái/tử tế (kind power) , (quyền này) đặt căn bản trên lòng nhân đạo (compassion) và sự không ích kỷ , với khả năng giúp đỡ những nguời khác , nhưng luôn luôn không giúp đuợc đuợc bản thân mình . Số 26 thì đầy mâu thuẫn . Nó cảnh báo về những nguy hiểm , thất vọng (disappointments) , và thất bại , đặc biệt liên quan đến những tham vọng , đã tạo ra (brought about) thông qua sự cố vấn sai lầm , liên kết với những kẻ khác , và những sự hùn hạp làm ăn không khéo chọn / không thích hợp (unhappy) dù lớn hay nhỏ . Nếu 26 là số kép của tên , điều tốt nhứt là đổi tên để có một ảnh huởng may mắn hơn . Nếu 26 là ngày sanh , và vì vậy không thể thay đổi , nguời này nên tránh hùn hạp làm ăn , và nên đeo đuổi nghề nghiệp một mình , không nghe theo sự cố vấn dù cho đầy thiện ý (well-intended) từ những kẻ khác , nhưng chỉ theo những linh cảm (hunches) và trực giác cá nhân – mặc dù những điều này nên đuợc tìm hiểu cẩn thận truớc khi hành động . Nguời số 26 nên ngay lập tức bắt đầu ổn định lợi tức , tiết kiệm tiền , không nên có thói quen tiêu xài hoang phí (behave in a extravagant manner) hoặc đầu tư dựa vào ý kẻ khác . Hãy đầu tư vào chính tuơng lai của bạn , hãy rộng luợng với kẻ khác , đặc biệt là nguời đang hoạn nạn (in need) , nhưng cũng xây dựng một nền tảng vững chắc cho tuơng lai của chính bạn . Nếu tên cộng lại bằng 26 ,và nếu bạn lại sanh vào ngày 26 , bạn hãy đọc cẩn thận đoạn nói về các số 4 và 8 ở cuối chuơng này . (2 cộng 6 bằng 8 , do vậy 26 = 8 ) . Đây là lời khuyên quan trọng nhứt đối với bạn – hay cho bất cứ ai mà tên bằng 4 hay 8 , hay ai sanh vào ngày 8 tây – hay bất cứ ngày nào , sau khi thu nhỏ bằng 4 hay 8 , như ngày 13 , 17 , 22 , 26 , 31 , 35 , và 44 .
(Dịch từ trang 203 trong quyển Linda Goodman's Star Signs) .
San Jose ngày 29 tháng 3 năm 2010 .
NHẬN XÉT : như đã viết trước đây , theo LTS , phần lớn những ai có ngày sanh hay tên cộng lại bằng 4 , 13 , 17 , 22 , 26 , và 31 đều TRẢ NỢ DỒN .
Các ông Thiệu , Khiêm , tướng Phú , Ngô đình Diệm đều có tên cộng lại bằng 13 hay 17 , nghĩa là TRẢ NỢ DỒN .

Wednesday, April 29, 2020

Sư đoàn 22 Bộ binh và huyền thoại người anh hùng Cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông.





Sư đoàn 22 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một đơn vị cấp sư đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là một trong 2 đơn vị chủ lực thuộc Quân đoàn II. Phù hiệu của Sư đoàn có hình biểu tượng 3 ngọn núi và 2 dòng sông nên còn được gọi một cách hoa mỹ là "Tam sơn Nhị hà". Địa bàn của Sư đoàn phụ trách 3 tỉnh bắc cao nguyên Trung phần và 2 tỉnh bắc duyên hải Trung phần gồm Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Bình Định và Phú Yên. Sư đoàn 22 BB gồm có 4 Trung đoàn tác chiến BB, Trung đoàn 40,41,42 và 47.
Nhắc đến biến cố tháng 3-1975, khi Ban Mê Thuột thất thủ, Sư đoàn 22 Bộ binh chỉ còn 3 Trung đoàn để phòng thủ Bình Định vì Trung đòan 40 đã phải tăng phái cho SĐ23 BB tại tuyến bắc Khánh Dương. Tại Bình Định, Trung đoàn 47 của Đại tá Lê Cầu được giao khu vực bắc Bình Định, lo trấn giữ Bồng Sơn, cửa ngõ ra vào thung lũng An Lão. Trung đoàn 41 của Đại tá Nguyễn Thiều giữ Quốc lộ 19 từ Bình Khê đến An Khê trong khi Trung đoàn 42 của Đại tá Nguyễn Hữu Thông giữ Quốc lộ 19 phía nam Bình Khê và phần lãnh thổ còn lại của Bình Định. Trong lúc Trung đoàn 42 đang cầm cự một cách anh dũng với Sư đoàn 3 Sao vàng của Bắc Việt ở mặt trận Bình-khê thì được lệnh phải di tản về Nha trang để yểm trợ cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đang cầm chân Cộng quân ở Khánh-dương.
Nhưng lui binh bao giờ cũng là vấn đề khó khăn của các nhà quân sự từ Đông Tây kim cổ. Tài ba và mưu lược như Gia-cát Lượng mấy lần vào Kỳ sơn như chỗ không người, oai dũng kiêu hùng như Napoléon cùng đoàn quân viễn chinh dưới chân Kim Tự tháp tự hào rằng lịch sử đang chiêm ngưỡng tài danh vẫn không khỏi khốn đốn khi phải rút lui khi trận địa không còn ưu đãi.
Viết đến đây Hậu duệ VNCH xin được phép viết đôi hàng tiểu sử và thành tích hào hùng để vinh danh người anh hùng Cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông, người đã tự sát vào những ngày cuối trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do:
Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông sinh năm 1937, nguyên quán tại Thạch Hãn, Quảng Trị, tốt nghiệp khóa 16 Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ông được vinh thăng đại tá năm 1972. Ông là một trong những quân nhân xuất sắc, được trao tặng huy chương nhiều nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, của Binh Chủng Bộ binh nói riêng, và của Trung Đoàn 42 Bộ Binh, nói ngắn gọn.
Quân nghiệp lẫy lừng nhưng đầy bi hùng của Đại tá Thông bắt đầu từ cuối năm 1971 khi ông còn là Trung tá, được chỉ định về làm Giám đốc TTHQ/TKBĐ, nhưng chỉ chừng 3 tháng sau, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42/SĐ 22BB để trực chiến ngay với Bắc quân trong một trận chiến kinh hoàng nhất trong mùa hè đỏ lửa, tháng tư năm 1972, trận DAKTO-TÂN CẢNH.
Sinh thời còn là Trung Đoàn trưởng Trung đoàn 42, Đại tá thông luôn luôn sống gần gũi, sát với chiến hữu thuộc cấp. Đại tá Thông lo chu đáo cho đời sống của từng người lính và gia đình. Ông đi sát từng tiểu đội để lo về sức khoẻ cho họ. Hỏi về các tiêu chuẩn quân trang, quân dụng như giày trận, poncho. Ai đã lãnh ai, chưa đuợc lãnh? Ai đã đi phép, ai chưa có phép? Lương hướng của từng chiến binh lãnh ra chi tiêu bao nhiêu, còn gởi về cho vợ con được bao nhiêu? Ông buộc lính phải tiêu hạn chế, và gởi lương về cho vợ con từng tháng trông chờ.
Có lẽ đây là một cách an dân của cấp chỉ huy để người lính thuộc quyền yên tâm mà đánh giặc. Có lẽ vì cách sống có nghĩa có tình với thuộc cấp của ông đã khiến những người lính suốt đời thương mến ông.
Với những kỳ tài điều quân, ông đã để lại những trang sử hào hùng hiếm có trong Quân sử cận đại, điển hình là sự tái chiếm Đèo Nhông năm 1974. Theo lời của Phóng viên chiến trường Phạm Huấn ” Đây là cuộc chuyển quân thần tốc của một Trung đoàn – Trung đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của Trung đoàn 42 trong năm 1974. Trung đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày. Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ Trung đoàn đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp. Những trận đánh đẫm máu dòng dã suốt 3 ngày sau. Trung đoàn 42 BB đã tiêu diệt gần 1 Trung đoàn CSBV của Sư đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên «Chiến Thắng Đèo Nhông».
Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, một lần nữa, Trung đoàn 42 Bộ Binh cũng đã tái chiếm và biến 2 ngọn đồi vô danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những «di tích» của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH. Ngày 31 tháng 3 năm 1975, trước đó, và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân này, đã phải đương đầu một trận tuyến dài hơn 30 cây số, từng đơn vị bị phục kích, bị «chặt đứt» ra từng đọan nhỏ. Họ phải trực diện một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương và một «Hậu phương» rã ngũ, bỏ súng.
Trước mặt, sau lưng, đều là địch.
«Đối thủ» lần này tuy vẫn là Sư đoàn 3 Sao Vàng, và những Tiểu đoàn đặc công CSBV. Nhưng Bắc quân ở thế thượng phong, có pháo, chiến xa yểm trợ. Những người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát «kẻ thù» mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn. Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng vẫn dũng cảm, anh hùng.
Theo lời của Đại tá Nguyễn Thiều, Đại tá Thông cùng với vài binh sĩ đã đi ngược lại về phía Những Ngọn Ðồi Vô Danh tức cao điểm 82-174 phía Tây Tây Nam Quận Hoài Nhơn tỉnh Bình Ðịnh, có lẽ ông đã tự sát cùng chết với những binh sĩ sau cùng của ông vừa mới tử trận trên những ngọn đồi lịch sử này. Dư luận Tỉnh Bình Định thì cho là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã theo gương Danh tướng Võ Tánh cùng mất với Qui Nhơn. Khi vị Đại tá nầy nằm xuống ngày 2 tháng 4-1975, ông chỉ mới 38 tuổi đời nhưng đã đi vào huyền thoại của của dân chúng Miền Trung kể từ đó.
Ông là một tấm gương anh hùng bất khuất của người lính VNCH: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm. Thế hệ Hậu duệ VNCH và hậu thế mãi mãi vinh danh và tri ân ông, Cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông .
* Ghi chú:
Hình 1: Đại Tá Thông được Tướng Toàn khen gợi tại chiến trường mặt trận Dakto - Tân Cảnh - 1972
Hình 2: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (quay lưng) và 3 Trung Đoàn Trưởng SĐ22 thuộc K16 Võ Bị Đà Lạt (hàng ngang từ trái qua): Tr/Tá Đinh Văn Mễ Tr/Đ Trưởng Tr/Đ 47, Đ/Tá Nguyễn Hữu Thông Tr/Đ Trưởng Tr/Đ 42, Đ/Tá Nguyễn Thiều Tr/Đ Trưởng Tr/Đ 41.
Hình 3: Đây là những huy hiệu nguyên thuỷ chính gốc các đơn vị Sư đoàn 22 Bộ binh mà Ông đã phục vụ gắn liền trong cuộc đời binh nghiệp của ông mà Hậu duệ VNCH đã có duyên thừa kế cất giữ những kỷ vật quí báu này.
Hình 4: Hậu cứ Trung đoàn 42 Bộ Binh tại Bình Định 1974.
***Mời xem phóng sự tại Học Viện West Point trong 5 Sĩ Quan tốt nghiệp năm 2019 có một Sĩ Quan là cháu ngoại của Đại Tá Nguyễn Hữu Thông
KHI THỜI VẪN CÒN .
(Bài viết năm 2015) .
Dù đã treo bảng này trước cửa , tôi vẫn có "KHÁCH" . Sáng nay khi đang giúp đở single mom điền đơn thì 1 ông láng giềng đến nhờ chỉnh sửa laptop (vì quá nhiều software đã "ăn theo" khi ông download AVG anti-virus free 2015 và chúng tự động chạy khi ông mở máy) . Tôi vui vẻ làm vì còn khỏe .
Sau đó về phòng ngủ trưa thì chuông reo , mở cửa gặp 1 ông 91 tuổi nhờ tôi giúp ông gia hạn thẻ xanh . Dù rất bực mình vì bị phá giấc ngủ trưa nhưng tôi thông cảm vì ông này rất biết điều , hơn nữa ông chưa biết 'luật" mới do tôi đặt ra .
Tôi vào mạng in mẫu I-90 để gia hạn thẻ xanh và mang tới phòng : bấm chuông thì gặp con gái ; tôi nói cô điền bằng mực đen . Tôi thấy ông có vẻ hối hận vì làm phiền tôi .
Mấy hôm nay tôi đã thông báo cho 1 số láng giềng : do sức khỏe suy sụp , tôi chỉ giúp đở họ khi tôi thức (phòng còn mở đèn) . Nếu tôi ngủ (đèn tắt) , xin đừng phiền tôi .
Do sức khỏe tôi suy sụp , BS đã đề nghị CP cho ng giúp đở tôi trong sinh hoạt (chở đi bs , nấu ăn , rửa chén , v.v...) . Thời gian qua , tôi đã dùng 3-4 "tài xế" - từng là những học trò của tôi về vi tính hay đơn từ .
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4431797013500757&set=pcb.4430417206972071&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARDMELzsud29WnKw1HCMYCuH7V3rWjtxGHHPqEK37ViuExU0yZEnfPrtwObXcJxy8YtyiTQ51K0xZQmO
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4429088893771569&set=a.197514143595753&type=3&eid=ARDOixaKV5PvUshV1JqaZMQLnkRCJXKare3gJhx0AojpFG_FUHopcvDU6VEz_ZWIceN_kfxxSWuCmOP0

Tuesday, April 28, 2020

SỰ SỤP ĐỔ CỦA VNCH ĐÃ ĐƯỢC SẮP XẾP CỦA TRỜI ĐẤT 
Khi TT Trần văn Hương đã giao quyền lực cho một người có một tiền định rất xấu (fatality) là tướng Dương văn Minh.
Ông sanh ngày 16/2/1916*.
Dựa vào Numerology tôi phân tách tên họ của ông.
DƯƠNG = 4 6 7 5 3 = 25 = 7
VĂN = 6 1 5 = 12 = 3
MINH = 4 1 5 5 = 15 = 6
Tổng cộng : 7 + 3 + 6 = 16  mà ý nghĩa theo Numerology là Thành Lũy Tan Nát (The Shattered Citadel). 
Như vậy ông Minh bị số 16 tác động HAI lần. Đây là một số RẤT XẤU (số của TAI HỌA TIỀN ĐỊNH LẠ LÙNG/strange fatality) mà ví dụ điển hình là cố TT Mỹ Abraham Lincoln: ông này có tên cộng lại bằng 16 và cũng là TT thứ 16 của Mỹ!
Ý Nghĩa Của Số 16: The Shattered Citadel (Thành Quách Tan Vỡ) - dựa theo sách Linda Goodman's Star Signs.
Theo nguời Chaldeans cổ đại thì số 16 đuợc biểu tuợng bởi hình ảnh “một Tòa Tháp bị Sét đánh, từ đó một nguời đang rơi xuống, với một Vuơng miện trên đầu” (a Tower struck by Lightning, from which a man is falling, which a Crown on his head”). Số này cảnh báo về một tai họa tiền định lạ lùng (strange fatality), cũng như sự nguy hiểm của các tai nạn và sự thất bại của những kế hoạch của nguời mang số đó. Nếu tên bằng 16, điều dĩ nhiên là khôn ngoan đổi tên để tránh tác động của nó. Nếu ngày sanh là ngày 16 của bất cứ tháng nào , sự thử thách của số 16 phải đuợc cẩn thận đón nhận/đáp ứng, để cho tác động/ảnh huởng có thể giảm nhẹ tới một mức không khắc nghiệt lắm (the challenge of the 16 must be met, so that its effect may be diluted to a milder vibration). Để tránh khuynh huớng tiền định đầy khắc nghiệt này (the fatalistic tendency) của ngày sanh là số 16, nguời (có ngày sanh là 16) này phải cố gắng lập kế hoạch truớc khi làm bất cứ việc gì (one must endeavor to make all plans in advance), để chắc chắn rằng mọi khả năng của thất bại phải đuợc tiên liệu/biết truớc (making certain that any possibility of failure is anticipated) và phải đuợc né tránh/đi vòng quanh/đổi huớng (circumvented) bằng cách chú ý cẩn thận từng chi tiết. Số 16 cũng mang đến cùng với nó sự bắt buộc và trách nhiệm phải nghe theo tiếng nói từ bên trong của số 7, tiếng nói này sẽ luôn luôn cảnh báo về nguy hiểm thông qua những giấc mơ hoặc trực giác để tránh kịp thời (intuition in time to avoid it). Không nên coi thuờng tiếng nói từ bên trong. Như tôi (tức bà Linda Goodman – người dịch) truớc đây đã giải thích phần nào về sự kiện rằng tên “Abraham Lincoln” bằng số 16, rằng ông Lincoln đã đuợc cảnh báo nhiều lần về việc ám sát ông là tiềm tàng/có thể xảy ra thông qua những giấc mơ của ông (was warned repeatedly of his potential assassination by his dreams) . . . và cũng như bởi vài ông đồng bà bóng (“sensitives” or “mediums”) đuợc đưa vào Tòa Nhà Trắng bởi bà Mary Todd Lincoln. Ông đã coi thuờng/không nghe theo những cảnh báo rõ ràng này, và đã từ chối thực hiện những biện pháp phòng ngừa (precautions) cần thiết, vì vậy đã không thể tránh khỏi tai họa tiền định này (was unable to avoid his fate). Nhưng điều này đã có thể tránh đuợc (but it could have been), và đây là điều quan trọng mà nguời có ngày sanh là 16 phải nhớ. Để tìm kiếm hạnh phúc bằng những cách khác hơn là làm lãnh đạo cấp cao (leadership at the top) – thì nên từ bỏ sự nổi tiếng/tiếng tăm và danh vọng (to renounce fame and celebrity) – đây chính là cách để giảm nhẹ khía cạnh/mặt tiêu cực (negative aspect) của số 16.
Lincoln đã không làm như vậy, vì nghĩ rằng điều quan trọng là phải cố gắng thống nhứt đất nuớc (feeling it was more important to attempt to keep the nation united) hơn là hưởng thụ hạnh phúc (fulfillment) của một cuộc sống riêng tư, mặc dù ông đã nhận chức Tổng thống với nhiều miễn cưỡng và nỗi buồn sâu thẳm (with much reluctance and a profound sadness).
( Dịch từ trang 254-255 của sách đã dẫn của bà chiêm tinh gia nổi tiếng nguời Mỹ Linda Goodman).
San Jose ngày thứ hai 15/03/2010 lúc 12:03 trưa.
* Đây cũng là sinh nhựt của tôi.
TB. Các bản đồ chỉ các mủi tấn công của quân CSBV vào thủ đô Sài Gòn.



TRẬN BẾN TRANH THÁNG 4/1975 ,
CHIẾN THẮNG LỚN NHỨT VÀ CUỐI CÙNG CỦA QUÂN VÀ DÂN VNCH - ĐƯỢC BÁO CHÍ QUỐC TẾ LOAN TIN
(Dịch từ tuần báo Pháp Paris-Match số 1352 ngày 26/4/1975)
.
. . .
"Quận Bến Tranh
"Mỹ Quới, 150 dân làng đã được tập trung tại sân làng khi chúng tôi tới. Những người này không đi ra đồng sáng nay. Trong tầm nhìn của mắt, vùng châu thổ rạn nứt này, ngoại trừ lững lơ những đám sương mù, còn lại là trong vắt (a perte de vue, le delta craquele, sur lequel flottent de echarpes de brume, est vide). Xa xa, xuất hiện những cụm khói (au loin, des fumées d'explosion), đó là những khẩu 105 của pháo binh chánh phủ đang giã/nện (pilonner) những tàn quân của một trung đoàn quân Bắc Việt xâm nhập, đã bị tiêu diệt hôm trước (s'est fait anéantir la veille).
Đó là hòa bình và đó là chiến tranh. Vùng châu thổ này luôn luôn có hai bộ mặt. Trong khúc quanh của con kinh (la boucle de l'arroyo) chảy vòng qua làng, nổi lên những xác chết sình chướng và đen kịt (gonfles et noirs).
Cách đây hai ngày, Mỹ Quới đã là bộ chỉ huy của quân Bắc Việt. Trên ngưỡng cửa của một ngôi nhà, một người đàn ông với nét mặt đầy sợ hãi (aux yeux remplis de frayeur), đang ngồi, được canh gác bởi ba nghĩa quân (trois villageois en armes). "Người này trước đây là chính ủy của trung đoàn "(c'était le commissaire politique du regiment), Đại Tá Thành giải thích cho tôi. Mập nhưng lùn (trapu), gương mặt tròn nhưng với nét cứng cỏi (les traits fermes), Đại Tá Thành đã hành quân (ratisser) vùng châu thổ này từ nhiều tháng. Ông nhìn chăm chú cánh đồng chỉ còn bùn khô, ngăn cách bởi những con đê nhỏ, và thì thầm: "còn nữa". (il scrute la plaine de boue sèche , quadrillee par les diguettes, et murmure: " Il y en a encore"). Ông nói như một sĩ quan Pháp của thập niên 1950. Tôi nói như vậy với ông, ông trả lời: "vùng châu thổ là vậy" (C'est la delta).
Nhưng bên dưới những bụi chuối (bananeraie), tạo bóng mát cho làng, những cô gái trẻ mặc áo lụa trắng đang phì cười (pouffent de rire ), những đứa nhỏ ở truồng vừa đuổi nhau vừa la trước mỗi nhà - những ngôi nhà bằng đất với lớp vữa màu xanh (maisons en dur, enduites de crepi bleu). Có nhiều lu lớn đựng nước ngọt mà những thanh niên có thể dùng những cái lon bằng thiếc để múc uống hay rảy nước cho mát (des gobelets de fer blanc pour boire et s'asperger). Nguời ta vừa lấy những xác dưới kinh, sẽ chôn cất và mọi việc sẽ cũng như trước. Cho tới đêm kế (jusqu'à la nuit prochaine).
Bởi vì đó là đêm mà các đặc công Bắc việt xâm nhập vào các làng để đe dọa các trưởng làng, trừng phạt những nông dân không tuân lịnh Việt cộng (châtier les paysans qui ne se plient pas aux consignes du Viet-cong). Giống như thời người Pháp còn hiện diện. Vùng châu thổ này, với một triệu người đang nuôi 20 triệu người, có thể nuôi toàn nước Việt Nam. Đây là vùng đất màu mỡ/phì nhiêu (fertile) nhất Đông-Nam-Á. Không có vùng châu thổ, Sài Gòn sẽ là một thành phố chết. Do đó mà tại sao Đại Tá Thành theo dõi, trong khu vực bao la này, nơi mà người ngoại quốc phải dựa vào địa bàn để di chuyển, những trung đoàn Bắc Việt phân tán thành từng toán nhỏ, giấu mình trong những ao (trous d'eau), đào những đường hầm dưới các đê và đôi khi sống dưới đó trong nhiều tháng.
Người nông dân vùng châu thổ KHÔNG thích Việt cộng. Và đối với họ, một người miền Bắc là một người Esquimau. Mỗi ấp ¬có nghĩa quân trang bị vũ khí nhẹ. Ở phía bắc của vùng châu thổ, những người Hòa Hảo, một giáo phái có màu sắc chính trị tổ chức thành một đạo quân thật sự, đã thành công khi làm khiếp đảm những phần tử liều lĩnh nhứt của đội quân quyết tử của Hà Nội. Nhưng những người nông dân này cũng ghét những công chức của Sài Gòn tham nhũng (ranconner) và không biết lội ruộng (ne savent pas marcher dans les rizières). Họ có một danh từ để chỉ những người này: đó là những người mang túi/bị gạo (ce sont ceux qui emportent les sacs de riz.
Chúng ta đang ở Á châu và người nông dân đang chờ để biết ai sẽ là kẻ mạnh nhứt. Chính kẻ mạnh nhứt sẽ làm chủ vùng châu thổ này. Vào lúc này, vị đại tá khỏe mạnh này đang giữ quận Bến Tranh trong tay cho chính quyền VNCH ở Sài Gòn. Không nắm vững tình hình, người nông dân không biết tới sự thảm bại mới đây (ý nói sụp đổ của các tỉnh miền trung.-Tài) và hơn nữa, họ còn cười vì nghĩ rằng nó quá xa nơi họ đang sống.
Nhưng nếu Bắc quân, tại Xuân Lộc đang cầm chân những lực lượng giỏi nhứt của Sài Gòn, đột nhiên tấn công vùng châu thổ?
Chúng tôi tiếp tục trợt lên trợt xuống (trebucher) trên những bờ ruộng, tới Ấp Bắc. Vẫn còn những thiếu nữ với hoa cài trên tóc. Vẫn còn những đứa trẻ nô đùa vài mét cách các xác sình chướng và nám đen. Vẫn còn xuất hiện những nghĩa quân bảo vệ làng của họ. Nhưng họ sẽ chống được ai?
Chúng tôi vào nhà của xã trưởng. Có tám đứa nhỏ trên bộ ván gỗ lớn. Một bà lão đang đang cắm hoa trước bàn thờ ông bà. Vị xã trưởng chào đại tá.
- "Làng này thì bảo đảm".
Đại Tá nói.
Nhưng ông ta nhìn ra xa, hướng về các bụi chuối mà sức nóng của buổi trưa làm chúng lung linh dưới ánh mặt trời, như địch quân đang ẩn núp ở đó.
Tại Sài Gòn, trong một con đường rộng, kế khách sạn Continental, có một người đàn bà nhỏ thó đang sống, mảnh khảnh nhưng hoạt bát (menue et vive), vừa làm trung gian (interposer) giữa hai kẻ thù không đội trời chung, Tổng Thống Thiệu và Việt cộng. Đó là bà Ngô Bá Thành. Bà mời các phóng viên quốc tế đến vườn nhà bà. Đối với người nước ngoài, bà tượng trưng cho lực lượng thứ ba. Ở Washington, Paris, London, và có thể ở Moscow người ta lắng nghe bà. Người ta coi bà như một lực lượng để thay thế. Người ta cũng đang theo dõi một viên tướng mà giá trị lớn nhứt của ông là vẫn còn im lặng. Đó là Minh lớn. Người ta đồn đãi rằng ông sắp tái xuất giang hồ. Nhưng dân Sài Gòn, mỗi đêm hướng lổ tai về Xuân Lộc, chỉ có thể nghe tiếng đại bác của Bắc quân./."
Ký giả: Francois Caviglioli
Ảnh: tuần báo Paris Match số 1352 có bài phóng sự về chiến thắng Bến Tranh của trung đoàn 12 sđ 7 bộ binh, chỉ huy bởi đại tá Đặng Phương Thành.
                        
ĐT Đặng Phương Thành



S Ự  T Á I  S I N H - T H A Y  Đ Ổ I
(R E G E N E R A T I O N - C H A N G E)
1/ Số 13 không phải là xấu như nhiều người nghĩ. Người xưa nói rằng ai biết cách xử dụng số này sẽ có được QUYỀN LỰC và sự PHỤC TÙNG từ kẻ khác. Số 13 dính liền đến quyền lực và nếu (quyền lực này) được dùng vào mục đích VỊ KỶ thì sẽ mang sự HỦY DIỆT (destruction) cho chính số đó.
2/ Hình ảnh tượng trưng cho số 13 là bộ xương, là thần chết, tay cầm lưỡi hái, đang tàn sát biết bao con người còn rất trẻ, đang chen lấn, dẩm đạp lên nhau, tìm cách thoát thân, trên một cánh đồng cỏ mới mọc.
3/ Số nầy cũng cảnh báo về chuyện KHÔNG AI NGỜ ĐƯỢC lại sẽ xảy ra.
4/ Số 13 cũng là số của ĐỔI ĐỜI (upheaval), để cho người ta có thể làm được điều hoàn toàn MỚI - mà trước đó KHÔNG AI LÀM ĐƯỢC. Số này dính liền với thiên tài - cũng như với các nhà thám hiểm - là số phá vở những gì có tính chính thống và những khám phá trên mọi lãnh vực.
* Dịch từ sách Linda Goodman's Star Signs, tr. 197 của Linda Goodman - chiêm tinh gia hàng đầu của Mỹ.





Monday, April 27, 2020

NGÀY 30 THÁNG 4 TƯỞNG NHỚ VỀ NGƯỜI ANH HÙNG BỊ LÃNG QUÊN

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Sắp tới ngày Quốc Hận 30 tháng 4. 43 năm trôi qua, Đất Nước chìm đắm trong nền cai trị độc tài, người Dân chưa bao giờ thấy được thấy ánh sáng của tự do dân chủ. Càng ngày càng ngập sâu vào cảnh bắt bớ, tù đầy, đánh đập, hành hạ… Những ai đụng tới quan thầy Trung Cộng của Việt Cộng thì bị vào tù ngồi “đếm” hàng chục cuốn lịch! Trí thức không dám lên tiếng về những thảm trạng mà Trung Cộng gây ra cho dân tộc Việt Nam! Những hệ lụy đau thương của dân tộc đó làm cho chúng ta nhớ tới Việt Nam Cộng Hòa, một thể chế tự do dân chủ. Đặc biệt, những người Chiến sĩ Quân Lực VNCH đã chiến đấu anh dũng bảo vệ cho nền Tự do Dân chủ đó. Bài này tưởng nhớ vị Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42, Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH, Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, xuất thân khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam… với hình ảnh kiêu hùng của những ngày sau cùng cuộc chiến 30-4-1975.(VQ2).
Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu với các Trung Đoàn Trưởng cùng xuất thân Khóa 16 tại chiến trường Cao nguyên: Trung tá Đinh Văn Mễ (Trái), Trung Đoàn trưởng  Trung Đoàn 47, Đại tá Nguyễn Hũu Thông (Giữa), Trung Đoàn trưởng  Trung Đoàn 42 và Đại tá Nguyễn Thiều (Phải), Trung Đoàn trưởng  Trung Đoàn 41 thuộc  Sư Đoàn 22 BB 
Binh nghiệp lẫy lừng nhưng đầy bi hùng của Đại tá Thông bắt đầu từ cuối năm 1971 khi ông còn là Trung tá, được chỉ định về làm Giám đốc Trung Tâm Hành Quân /Tiểu Khu Bình Định, nhưng chỉ chừng 3 tháng sau, ông được bổ nhiệm làm  Trung Đoàn trưởng  Trung Đoàn 42/SĐ 22 Bộ Binh (BB) để trực chiến ngay với Bắc quân Cộng sản  trong một trận chiến kinh hoàng nhất trong Mùa Hè Đỏ Lửa, tháng tư năm 1972, trận DAKTO – TÂN CẢNH. 
Mở đầu Mùa Hè Đỏ Lửa tại Dakto-Tân Cảnh ngày 22 và 23 tháng Tư năm 1972, các  Sư Đoàn Bắc quân đã bất thần tấn công trực diện vào Bộ Tư lệnh Tiền phương và 2  Trung Đoàn của  Sư Đoàn 22, với sự yểm trợ của đại pháo cường tập tối đa và Thiết giáp hạng nặng cùng với chiến thuật biển người.  Trung Đoàn 42 và 47 và Bộ tư lệnh của  Sư Đoàn đã chống trả mãnh liệt, Thiếu Tá Nguyễn Bá Như, Trung Đoàn Phó 42, cùng Đại Úy Cố Vấn Kenneth Yoman đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, xử dụng đại liên 12 ly 7 để tác xạ địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn trúng, bồn nước nổ tung và cà hai vị sĩ quan này chết tại chỗ. Tân cảnh thất thủ !
Ban cố vấn còn lại được cố vấn trưởng Quân đoàn John P. Vann giúp đỡ di tản lúc 4 giờ sáng bằng trực thăng, nhưng vị Tư lệnh  Sư Đoàn 22, Đại tá Lê Đức Đạt cương quyết ở lại chống trả, để rồi tử trận trong biển lửa ngày 24 tháng Tư, 1972.
Bản đồ mặt trận Darkto-Tân Cảnh
Sự uất hận thua trận vì chiến thuật biển người thí quân của Bắc quân và sự hy sinh anh hùng của một Đại niên trưởng, của các Huynh Đệ đã khơi dậy tinh thần yêu nuớc, yêu dân và lòng can đảm của những Sĩ quan tự hào xuất thân từ Quân trường Võ Bị nổi tiếng, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Đại tá Thông cùng với vị Tân Tư lệnh cùng 3 vị  Trung Đoàn trưởng 40, 41 & 47 đã tái hồi sinh một  Sư Đoàn 22 mãnh liệt và dũng cảm hơn bao giờ hết.  Sư Đoàn 22 cùng với  Sư Đoàn 23 từ đó đã tái chiếm, trấn giữ vùng Cao nguyên từ Pleiku đến KonTum, từ Pleime đến Bình Định. Nhưng cho đến một ngày…..một ngày vào cuối tháng 3 năm 1975, theo lời của Y sĩ Trung úy Phan ngọc Hà, Tiểu đoàn 22 Quân y, thì “. …tình thế biến chuyển thật lẹ làng. Quyết định sai lầm trong việc triệt thoái Quân đoàn 2 ra khỏi Cao nguyên chẳng những đã không duy trì được lực lượng tác chiến mà còn làm rối loạn hậu phương và cũng chẳng có một lợi ích chính trị nào hết nếu không muốn nói đến sự phá sản của mọi mặt khi quân bài Domino bắt đầu đổ vỡ.”
 
Tháng 3 năm 1975, khi Ban Mê Thuột thất thủ, SĐ 22 chỉ còn 3  Trung Đoàn để phòng thủ Bình Định vì Trung đoàn 40 đã phải tăng phái cho SĐ 23 BB tại tuyến bắc Khánh Dương. Tại Bình Định, Trung Đoàn 47 của Đại tá Lê Cầu (Khóa 18/Võ Bị Đà Lạt) được giao khu vực bắc Bình Định, lo trấn giữ Bồng Sơn, cửa ngõ ra vào thung lũng An Lão.
 Trung Đoàn 41 của Đại tá Nguyễn Thiều giữ Quốc lộ 19 từ Bình Khê đến An Khê trong khi  Trung Đoàn 42 của Đại tá Nguyễn Hữu Thông giữ Quốc lộ 19 phía Nam Bình Khê và phần lãnh thổ còn lại của Bình Định. Trong lúc Trung Đoàn 42 đang cầm cự một cách dũng mãnh với  Sư Đoàn 3 Sao vàng của Bắc Việt ở mặt trận Bình khê thì được lệnh phải di tản về Nha Trang để yểm trợ cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đang cầm chân Cộng quân ở Khánh Dương.
Nhưng lui binh bao giờ cũng là vấn đề khó khăn của các nhà quân sự từ Đông Tây kim cổ. Tài ba và mưu lược như Gia Cát Lượng mấy lần vào Kỳ Sơn như chỗ không người; oai dũng kiêu hùng như Napoléon cùng đoàn quân viễn chinh dưới chân Kim Tự tháp tự hào rằng lịch sử đang chiêm ngưỡng tài danh vẫn không khỏi khốn đốn khi phải rút lui, khi trận địa không còn ưu đãi.
Tuy nhiên, với những kỳ tài điều quân, ông đã để lại những trang sử hào hùng hiếm có trong Quân sử cận đại, điển hình là sự tái chiếm Đèo Nhông năm 1974. Theo lời của Phóng viên chiến trường Phạm Huấn “Đây là cuộc chuyển quân thần tốc của một  Trung Đoàn – Trung Đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của  Trung Đoàn 42 trong năm 1974.  Trung Đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày. Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ  Trung Đoàn 42 đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp. Những trận đánh đẫm máu ròng rã suốt 3 ngày sau.  Trung Đoàn 42 đã tiêu diệt gần 1  Trung Đoàn CSBV của  Sư Đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên “Chiến Thắng Đèo Nhông”.
Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, một lần nữa, Trung Đoàn 42 Bộ Binh cũng đã tái chiếm và biến 2 ngọn đồi vô danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những “di tích” của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH.
Hai ngọn đồi vô danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định. Cũng tại hai cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên tạc về chiến tranh Việt Nam, đã phải ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của QLVNCH. Một phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó quan sát chiến trường, và khi trở về nước, đã lên tiếng binh vực, ủng hộ Việt Nam. Nhưng, mọi chuyện đã quá muộn!
Ngày 31 tháng 3 năm 1975, trước và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các  Trung Đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân này, đã phải đương đầu một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục kích, bị “chặt đứt” ra từng đoạn nhỏ. Họ phải trực diện một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương…
Trước mặt, sau lưng, đều là địch
“Đối thủ” lần này tuy vẫn là  Sư Đoàn 3 Sao Vàng, và những tiểu đoàn đặc công CSBV. Bắc quân CS ở thế thượng phong, có pháo và chiến xa yểm trợ. Những người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát “kẻ thù” mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.
Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng vẫn dũng cảm, anh hùng. Tưởng cũng cần nhắc lại, Sư Đoàn 22 BB gồm có 4  Trung Đoàn bộ binh, Trung Đoàn 40,41,42 và 47.
Nhiều người đã bắn đến viên đạn cuối cùng, rồi ngã gục! Những hành động thật hào hùng, thật phi thường, trong đó có Đại tá Lê Cầu, Trung Đoàn trưởng  Trung Đoàn 47…..”
Thật vậy, sau trận chiến Dakto-Tân cảnh, nếu  Trung Đoàn 42 nói riêng và  Sư Đoàn 22 nói chung đã từng chiến đấu kiên cường biết bao với Cộng quân, thì khi phải rút lui, họ lại bị tơi tả dường ấy. Mọi kế hoạch thật không diễn tiến đúng như những bàn thảo ban đầu. Thành phố Quy Nhơn hỗn loạn sớm hơn dự tính vì đã có sự trà trộn của các đặc công và sự quấy phá của các Việt cộng nằm vùng.
Tuy nhiên khi  Trung Đoàn 42 từ An Túc rút về tử thủ ở chân đèo An Khê, tại đây, Trung Đoàn 42 đã lần chót đã đánh bật sư đoàn F10 Cộng quân không cho tràn xuống từ đèo An Khê, đã tiêu diệt trên 600 địch quân.  Sư Đoàn Bắc quân F10 (SĐ 10) phải bọc qua dẫy Nam Triều cố tràn xuống chiếm Quy Nhơn, nhưng Đại tá Thông đã kết hợp với  Trung Đoàn 41 của Đại tá Thiều ( bạn cùng khóa 16/ Trường Võ Bị Đà Lạt ) tức tốc kéo về thành phố Quy Nhơn trước, đã cầm chân  Sư Đoàn F10 và các lực lượng địa phương Cộng sản để bảo vệ cho Quân Dân di tản, và đã ở lại tử thủ Quy Nhơn cho đến ngày 2 tháng Tư.
Trong thời gian này, Tư Lệnh Hải Quân, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, chỉ thị cựu Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, vào chức vụ Tư Lệnh các Lực Lượng Hải Quân yểm trợ chiến trường Quy Nhơn.
Lực lượng Hải quân gồm có các chiến hạm:
Một tàu Hải Quân VNCH tăng cường cho mặt trận Quy Nhơn
HQ3, Soái hạm có Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh; HQ07 có HQ Trung tá Lê Thuần Phong, CHT Hải đội 2 Tuần dương, sau đó đã lên HQ403 để điều động cuộc nhập hạm của 2  Trung Đoàn 41 và 42; HQ 08 có HQ Trung tá Lê Thành Uyển, CHT Hải đội 3 Tuần dương, trách nhiệm phối hợp với các đơn vị Bộ Binh trên bờ; HQ400 có nhiệm vụ đón các đơn vị sau cùng của  Sư Đoàn 22BB và 2 vị  Trung Đoàn Trưởng  Trung Đoàn 41 và 42.
Ngày 2 tháng tư năm 1975, Sư Đoàn 22BB có lệnh từ Bô Tổng Tham Mưu phải rút quân, Đại tá Nguyễn Hữu Thông và Đại Tá Nguyễn Thiều, Trung Đoàn trưởng Trung Đòan 41 đành phải điều động gần 5 Tiểu Đòan thuộc quyền lên các chiến hạm Hải Quân đậu gần bờ dưới những lằn đạn pháo kích nghiệt ngã của Bắc quân.
Nhưng vẫn còn môt Tiểu Đoàn của Đại Tá Thông còn chưa đến. Hai ông quyết định một người phải ở lại chờ đợi, một người phải lên tàu để chỉ huy đoàn quân. Thông và vài người đã chọn ở lại, quyết chờ đợi.               
HQ3 là Soái hạm trong chiến trận hành quân phối hợp sau cùng tại Qui Nhơn               
Vì chiến hạm phải cứu nguy hàng ngàn người di tản khác khi địch quân hàng hàng lớp lớp đang truy kích quân ta sát bờ, nên tầu phải nhổ neo.
Theo lời của nhà văn Hải Quân Điệp Mỹ Linh, “Từ trong bờ, Việt Cộng bắn ra chiến hạm dữ dội khiến chiến hạm không thể nào cặp bãi được. Cuối cùng, một số các quân nhân của Sư Đoàn 22 phải bơi ra tầu. Trong số những quân nhân đã lên tàu, có Thiếu Tướng Phan Đình Niệm, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh.
HQ07, HQ08, HQ400 và HQ403 trách nhiệm yểm trợ & hải vận Sư Đoàn 22 về Nha Trang 
Trong khi đó, từ thành phố Quy Nhơn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42 Bộ Binh, Đại Tá Nguyễn Hữu Thông tiếp tục trấn an Hải Quân Trung Tá Lê Thành Uyển, Chỉ huy trưởng Hải Đội 3 tuần dương trên HQ08. Ông cho biết rằng trong thành phố Quy Nhơn không có một tên Việt Cộng nào cả. Trung Tá Uyển hỏi tại sao lại có nhiều tiếng súng thì Đại Tá Thông trả lời, đó là của Nhân Dân Tự Vệ bắn vu vơ, để ông ấy cho dẹp ngay. Vì đã biết tình hình thật sự trên bờ, Trung Tá Uyển yêu cầu Đại Tá Thông nên ra tàu sớm. Đại Tá Thông bảo Trung Tá Uyển cho tàu đón quân lính của Ông ra trước đi….
Sau cùng, Trung Tá Uyển lại liên lạc với Đại Tá Nguyễn Hữu Thông lần chót, hỏi tại sao chưa thấy ông lên tàu? Đại Tá Thông đáp: “Tôi không thể ra với anh được. Lính của tôi có lẽ ra cũng gần hết rồi. Cảm ơn anh. Tôi đi về đây! Nhưng không ai biết vị Anh hùng ấy đi về đâu ?!”.                            
Theo lời của Đại tá Nguyễn Thiều, Đại tá Thông cùng với vài binh sĩ đã đi ngược lại về phía những Ngọn Ðồi Vô Danh tức cao điểm 82174 phía Tây Tây Nam Quận Hoài Nhơn tỉnh Bình Ðịnh, có lẽ ông đã cùng chết với những binh sĩ sau cùng của ông vừa mới tử trận trên những ngọn đồi lịch sử này.  Dư luận Tỉnh Bình Định cho là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã theo gương Danh tướng Võ Tánh cùng mất với Quy Nhơn. Khi vị Đại tá này nằm xuống ngày 2 tháng 4, ông chỉ mới 38 tuổi đời, nhưng Ông đã thực sự đi vào huyền thoại của của dân chúng Miền Trung kể từ đó.
Trong phần bình luận “Cuộc triệt thoái Cao nguyên 1975”, phóng viên Quân đội Phạm Huấn, một lần nữa đã ngưỡng mộ tính chất hào hùng của Đại tá Nguyễn Hữu Thông như sau:
…. “Sự hy sinh của một người anh hùng, một đại anh hùng sáng ngày 2/4/1975, đã bị rơi vào quên lãng, và cũng là một thiệt thòi lớn lao cho Đất Nước! Đó là trường hợp Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn 42, Sư Đoàn 22 Bộ Binh…”
Ông viết tiếp: “Tôi có thể quả quyết rằng, trong 20 năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam, không có một Tướng lãnh nào khi chỉ huy một cấp trung đoàn hay lữ đoàn, đã tạo dựng được những chiến công to lớn như người Anh hùng Nguyễn Hữu Thông. Những tướng Cộng sản Bắc Việt chỉ huy  Sư Đoàn 320 Điện Biên Phủ, Sư Đoàn 3 Sao Vàng trong những năm 73, 74, 75, cho đến bây giờ và mãi mãi sẽ phải cúi mặt khi nhớ đến thảm bại nhục nhã, những thảm bại bởi  Trung Đoàn 42 Bộ Binh, do Đại tá Nguyễn Hữu Thông chỉ huy, tại Pleime, Đèo Nhông, và “Những Ngọn Đồi Vô Danh” (Cao điểm chiến lược 82 và 174) tại Tây, Tây Nam Hoài Nhơn, Bình Định.”
“Nhân vật và Hình ảnh” Nguyễn Hữu Thông, sau khi đưa “những chiến hữu anh em còn lại” về vùng an toàn; đã lừng lững đi trở lại con đường cũ, về phía “Những Ngọn đồi vô danh”…để chết thật đẹp, thật phi thường, thật hào hùng!
Hai năm trước đây, tôi có dịp hầu chuyện với một vị tiền bối cùng thời với Hồ chí Minh. Tôi có thưa với Cụ về tài ba, anh hùng, của những Sĩ Quan các khóa 16, 17, 18…Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Họ được huấn luyện 4 năm cả về Quân Sự lẫn Văn Hóa, như tại các trường Võ Bị của Mỹ, Anh, Pháp.
Trong những trận chiến sau cùng, các Sĩ Quan này đã giữ những chức vụ  Trung Đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, nhiều vị mất tích, tự sát hoặc ở lại chiến đấu với chiến hữu của mình cho đến phút cuối cùng. Như Đại tá Khóa 16 Đặng Phương Thành, Trung Đoàn trưởng  Trung Đoàn 12, Sư Đoàn 7 BB; như Lữ đoàn trưởng K.16 Nguyễn Xuân Phúc, Đỗ Hữu Tùng, Thủy Quân Lục Chiến ngoài vùng Hỏa tuyến; như K 16 Bùi Quyền, Nhẩy dù; như K 17 Võ Vàng; như K 18 Lê Cầu, Trung Đoàn trưởng  Trung Đoàn 47 tại mặt trận Bình Định …”
Sau cùng, Phóng viên chiến trường Phạm Huấn kết luận: “Nếu Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ký kết trễ hơn khoảng 2 năm nữa, miền Nam không bao giờ mất vào tay cộng sản. Bởi vì, đất nước và quân đội sẽ được lãnh đạo và chỉ huy bởi những Tướng Lãnh anh hùng, có khả năng cả về quân sự lẫn văn hóa, với đầy đủ Trí, Đức, Dũng. Ngày 2/4/1975, nếu người anh hùng Nguyễn Hữu Thông là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Thông, thì chắc chắn cái chết của Ông sẽ tạo thành một trận cuồng phong. “Trận cuồng phong” từ vùng Đất Linh thiêng của Quang Trung Đại Đế, sẽ làm quân thù khiếp sợ. Và gây được sự tin tưởng, phấn khởi cho toàn Quân, toàn Dân trong những ngày cuối cùng !”.        
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC MỘT NGƯỜI BẠN, MỘT ANH HÙNG BỊ LÃNG QUÊN,
NGUYỆN CẦU CHO LINH HỒN TẤT CẢ CÁC HUYNH ĐỆ QLVNCH ĐÃ NẰM XUỐNG ĐƯỢC MIÊN VIỄN BÌNH AN, THÊNH THANG TRÊN CÕI VĨNH HẰNG.  
HQ Nguyễn Đức Thu (Hoa Thịnh Đốn)