Friday, October 23, 2020

























 Truyện cười Mỹ : con ơi là con !!!

1 single mom , có con gái 16 t , đẻ ở Mỹ. Tuy chung nhà nhưng 2 mẹ con ít khi gặp và nói chuyện với nhau vì nó có phòng riêng . Bà này do có cửa hàng , rời nhà từ sáng đến tối mới về nên ko có thời giờ với nó .
Vì nó thường xuyên đi bộ đến trường trể , nhà trường báo cho mẹ nó biết . Vì 2 mẹ con ko hợp nhau nên bà chỉ gọi điện thoại nhắc nhở nó vào buổi tối rằng phải đi học đúng giờ . Nó gọi phone cho mẹ nó và để lời nhắn (bằng tiếng Anh) ' tôi ko thích ai gọi phone tôi vào ban đêm , gây phiền toái cho tôi' .
2/Truyện cười Mỹ .
1 single mom (độc thân , có con nhỏ) quen bạn trai qua internet và định tiến tới hôn nhân . Hai ng chưa gặp nhau nhưng thường xuyên 'chat' hay email : 1 hôm , anh chàng bị cô này gửi email , chửi rất tục tiểu . Anh liên lạc hỏi cô thì cô nói , tôi đâu có chửi anh ; anh kia nói 'có' và gửi cho cô các email - mà anh nghĩ rằng cô kia gửi cho anh .
Hóa ra , đứa con gái 10 t , đẻ ở Mỹ , ko biết giận mẹ vì lý do gì , đã xâm nhập vào email của mẹ và chửi bới anh này .
Cô này xin lỗi anh chàng và đành ngậm đắng nuốt cay (nghĩa là phải thay đổi mật mã để con gái ko vào được) , v.v... Đâu có dám đánh nó vì nó sẽ gọi CS hay mét cô giáo !
3/CHỉ CÒN NHỚ CHỮ "PLEASE" MÀ THÔI !
Có một cô gái ở vùng quê và nghèo, nhưng may mắn lấy chồng Mỹ trắng. Cô đi học Anh văn cấp tốc và thày giáo dạy: để cám ơn ai thì nói "thank you", còn muốn nhờ ai việc gì thì nói "please" và một vài câu nói ngắn khác. Đêm động phòng , vì xúc động quá , cô dâu quên hết mọi câu nói - đã học trước giờ. Thay vì nói "thank you" sau "việc ấy", cô chỉ nhớ mỗi chữ "please". Cũng may cho chú rể Mỹ, y ko cần gọi 911 (xe cấp cứu) dù mệt gần đứt hơi trong đêm đó !
----
Phần Anh ngữ:
The bride remembered ONLY one word .
A Vietnamese woman just passed the immigration services interview . Before coming to US to reunite with her husband , she already learned a lot of essential English words or idioms .
For example : the teacher gave her the instructions "when expressing gratitude to someone", say "thank you", "when asking someone to do something" , say "please", etc. . .
On the nocturnal night , after doing "the thing", because of thrill and happiness , she almost forgot everything she learned , and she remembered only ONE word. That means, instead of "thank you",she said "please".
So her husband almost exhausted in the night . Fortunately , he didn't need to call 911 .
So , to all dear brides, please never confuse "please" with "thank you"./.

 BÁC SỸ “KHÙNG”

(Bài này đăng trên blog Bùi văn Bổng , đăng lại để thấy đạo đức của giới trí thức Hà Nội thừa hưởng nền giáo dục của Pháp , thời còn BT Nguyễn văn Huyên .-- Tài)
* MINH DIỆN
Bệnh viện K8 nằm giữa vùng Mỏ Vẹt, Tây Ninh sát biên giới Campuchia. Những căn nhà hầm nửa nổi nửa chìm rải rác khắp cánh rừng khộp, liên kết với nhau bằng những con đường mòn ngoắt ngoéo băng qua trảng, qua suối, qua bãi bom, mỗi ngã ba, ngã tư có những mũi tên đẽo vào thân cấy chỉ hướng.
Thỉnh thoảng trên bầu trởi lại xuất hiện những vệt khói thẳng như dòng kẻ của bản nhạc,rồi tiếng máy bay B52 bay qua như tiếng sấm rền. Nhiều lần bom B52 bỏ rất gần,cả cánh rừng chao đảo như đưa võng. Rồi pháo bầy từ căn cứ Mỹ ở Trảng Lớn bắn tới , và những toán biệt kích thường xuyên đi lùng sục. Bệnh viện ngày đêm thấp thỏm trong không khí báo động . Thương bệnh binh từ các nơi ùn ùn đổ về. Các bác sỹ, y sỹ, y tá ngoài việc chữa trị cho thương bệnh binh phải làm nhiệm vụ chiến đấu như mọi người lính ngoài mặt trận.
Tôi nhập viện vào một buổi chiều giáp tết năm 1970, vì sốt rét. Bác sỹ khám cho tôi rồi nói như quát:
- Không được nằm lì trên võng nghe chưa? Nói không nghe là ra bãi le!
Nhìn ông bác sỹ không có chút cảm tình nào. Khuôn mặt dài ngoẵng,trán hói đầy nếp nhăn, mái tóc muối tiêu trùm kín cả gáy. Ông ta đi khỏi, tôi hỏi tay bệnh binh bên cạnh:
- Lão ấy tên gì mà hắc xì dầu vậy?
Tay bệnh binh nói:
- Bác sỹ Lê Mai. Biệt danh “Lão khùng”!
- Sao lão đe ném tớ ra bãi le?
Tay bệnh binh cười:
- Thằng nào vào lão cũng đe như vậy! Muốn biết bãi le đi với tớ!
Tay bệnh binh ấy tên Len, quê Hưng Yên, khá rôm chuyện.
Hắn khoe :
- Hai thằng cùng đơn vào đây với tớ , một đang bị tâm thần, một thằng đã ra bãi le rồi! Chiều nay tớ ra thăm nó , mai về đơn vị.
Vừa tò mò , vừa sợ bác sỹ Lê Mai, tôi không dám nằm lì trên võng, theo Len ra bãi le .
Cuối mùa khô, rừng khộp đỏ rực màu như nhuộm máu. Những cây khộp to hai người ôm không xuể, cao chót vót, da xù xí như da cá sấu, cành khẳng khưu. Lá khộp rụng xuống phủ kín mặt đất, khô dòn, rực lên một màu đỏ nhức mắt. Bãi le nằm giữa rừng khộp, cạnh con suối cạn, những bụi le thấp lúp xúp còn giữ được màu xanh và chút bóng râm, che cho những nấm đất lùm lùm như ụ mối , không bia mộ, không một khúc cây, hòn đá làm dấu.
Len chỉ ngôi mộ đất còn tươi bảo:
- Đây là thằng cùng đơn ví tớ. Nó nằm lỉ trên võng hai ngày nghẻo luôn!
Len tỏ ra là một tay có kinh nghiệm. Hắn nói:
- Nếu sốt cao 40-41 độ , rồi cắt cơn , đếch sợ. Nhưng cứ âm ỷ 38 độ là coi chừng. Không vận động mà nằm lì trên võng là đi tiêu!
Đúng như Len nói, tôi chỉ sốt 38,5 độ mà mệt rã rời, Những cơn sốt hâm hâm, li bì dài dẳng . Tôi bước đi không vững, đầu cứ ong ong, mắt cay và cứ híp lại. Tôi chỉ muốn nằm. Cứ đặt lưng xuống võng là không muốn và không thể đứng dậy được nữa.
Ba bốn lần tôi đã nằm lì, nhưng bị bác sỹ Lê Mai dựng dậy. Ông ấy la lối, chửi bới om sòm và giật võng cuốn lại không cho tôi nằm.Tôi cảm thấy căm ghét ông vô cùng.
Một buổi sáng tôi vào rừng, mắc võng giữa một lủm cây, nằm một mình trốn cặp mắt cú vọ của bác sỹ Lê Mai.
Tôi thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn mê tôi thấy mình nhẹ như chiếc lá khộp khô, bay chập chờn trên bầu trời mầu tím thẫm đầy sao nhấp nhánh, bay qua những con sông sóng vỗ và những mặt hồ phẳng lặng. Có lúc tôi đang bay thì bỗng rơi tõm xuống một hố đen ngòm, rồi lại chới với bay lên. Có tiếng gọi mơ hồ ở đâu vẳng lại. Tôi gặp ông bà nội ngoại tôi, chìa tay ra đón tôi , nhưng tôi không chạm vào được tay họ, và tôi nói họ không nghe ...
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trong lán điểm, chân tay bị cột chặt xuống giường , trên đầu bình huyết thanh treo lơ lửng.
Y sỹ Duyệt nói với tôi:
- Cậu đã hôn mê bảy ngày! Nhờ bác sỹ Lê Mai không thì ra bãi le rồi.
Duyệt kể, chiểu hôm ấy khám bệnh,bác sỹ Lê Mai không thấy tôi trong lán, ra lệnh mọi người đi tìm. Tìm suốt buổi chiều và suốt đêm , đến sáng mới thấy tôi ,chỉ còn thoi thóp. Có người thất vọng , định gói tôi vào ni lon mang ra gốc le chôn, nhưng bác sỹ Lê Mai nói còn nước còn tát, và ông đã cứu sống tôi.
Từ hôm đó tôi không dám nằm mà đi lang thang hết lán này sang lán khác, có khi xuống bếp phụ anh nuôi, hoặc sang phòng phẫu thuật phụ mổ. Ở đây có chiếc xe đạp gắn trên bệ gỗ, kê bổng hai bánh xe lên. Một sợi dây điện nối chiếc Dinamo với chiếc đèn pha trên bàn mổ. Mỗi khi mổ, một người ngồi lên xe đạp, đạp thật nhanh , để quay Dinamo phát điện, làm sáng bóng đèn trên bàn mổ.
Tôi tham gia đạp xe toát mồ hôi và cảm thấy người nhẹ nhõm hơn, nhưng điếc cả tai vì nghe tiếng quát tháo của bác sỹ Lê Mai. Tay ông cầm dao mổ , miệng ông quát tháo những người phụ mổ vì họ đưa dao, đưa kéo, đưa panh chậm, sai quy cách.
Y sỹ Duyệt nói với tôi :
- Lê Mai là bác sỹ phẫu thuật giỏi nhất K68, và cả mặt trận miền Đông. Nhiều khi bệnh viện K71 có những ca mổ phức tạp cũng phải triệu ông qua mổ. Ông đào tạo ra ê-kíp phụ mổ từ những chiến sỹ chưa biết gì về y khoa...
-Sao ông ấy có biệt hiệu khùng?
-Vì hay la và có lần chửi cả chính trị viên bệnh viện.
-Sao chửi?
-Thằng cha ấy không biết chuyên môn lại hay can thiệp vào công việc chuyên môn. Hắn phê bình bác sỹ Lê Mai hạn chế sử dung Coc- tê- in ,để thương binh đau rên la, mà không biết lạm dụng dùng loại thuốc đó có tác hại lâu dài, thậm chí tử vong...
Nghe Duyệt nói , tôi càng cảm thấy kính trọng bác sỹ Lê Mai. Ngày cũng như đêm , có thương binh trên bàn mổ là tôi lại thấy cái dáng người dong dỏng cao của ông cúi xuống , hai con mắt như lòi ra khỏi hai tròng kính và khuôn mặt đanh rắn gồ ghề như tạc bằng đá. Ông làm việc quên mình vì những người lính như chúng tôi. Bệnh nhân trong bệnh viện rất sợ ông và kính trọng ông. Có bệnh nhân tâm thần leo tít trên ngọn cây khộp,ai kêu cũng không xuống, nhưng bác sỹ Lê Mai ra, nói: “ Xuống đi em!” là từ từ leo xuống .
Một hôm bác sỹ Lê Mai mổ cho một thương binh còn rất trẻ. Ca mổ kéo dài gần bốn giờ đồng hồ. Tôi nghe ông la hét mà phát hoảng.
Ca mổ xong, bác sỹ Lê Mai tử hầm phẫu thuật đi lên, mặt hằm hằm rất căng thẳng. Rồi bỗng nhiên ông bật khóc. Tiếng khóc vỡ òa từ cái miệng rộng có hàm răng vổ quen nóng nảy quát tháo, nghe rất lạ , vừa buồn, vừa chao chát không thể tả được, như lát dao khứa vào tim.
Tôi hỏi y sỹ Duyệt có chuyện gì sảy ra , Duyệt nói:
- Bác sỹ Lê Mai thường cáu gắt và khóc vì bất lực và vì thương lính. Mỗi lần không đủ phương tiện để xử lý một ca mổ, hoặc không cứu được một chiến sỹ chưa đáng chết chỉ vì thiếu thuốc men, ông đều không nén được xúc động . Hôm nay cậu chiến sỹ bị thương , mảnh bom cắt gần đứt dương vật, vì đưa vào viện trễ, ông không giữ lại được cho cậu ấy.
Tôi đến bên cạnh bác sỹ Lê Mai, muốn bảy tỏ lòng mình, ông nắm tay tôi nói , giọng khản đặc :
- Nó còn trẻ quá, mới mười chín tuổi đầu, nó không được làm một người đàn ông nữa Tôi nhìn bác sỹ Lê Mai, xúc động tận đáy lòng. Tôi nhận ra trái tim nhân hậu và nhạy cảm của người bác sỹ bề ngoài rất nóng nảy cọc cằn. Chính ông đã cứu sống tôi, và ông đã khóc vì không giữ được chức năng làm chồng để duy trì nòi giống cho một người lính trẻ.
Năm ấy bác sỹ Lê Mai 42 tuổi, chưa có vợ con, cấp bậc trung úy. Quê ông ở phố Hàn Thuyên , Hà Nội, tốt nghiệp Đại học y khoa từ năm 1952, lúc 24 tuổi, và khi ra trường làm việc ở bệnh viện Bạch Mai. Sau ngày giải phóng Thủ Đô, vì không có thành tích tham gia kháng chiến, gia đình thuộc diện tư sản , nên ông không được trọng dụng, phải lên Tây Băc phục vụ những ngưởi miền xuôi lên khai hoang. Năm 1966, ông được gọi vào bộ đội, phong quân hàm trung úy và đi B2. Hơn ba năm qua ông ở bệnh viện K8, cứu sống nhiều thương binh, bệnh binh nhưng ông không được thăng cấp, thăng chức , không được kết nạp đảng vì tính ông thẳng thắn, nóng nảy, dám chửi cả chính trị viên bệnh viện, bị ông này gọi là "khùng".
Sau gần một tháng điều trị , tôi khỏi sốt rét trở về đơn vị. Mấy tháng sau tôi nghe tin bệnh viên K68 bị bom B52 , và bác sỹ Lê Mai đã hy sinh.
Ngày Sài Gòn giài phóng, tôi gặp Liên, nữ y tá phụ mổ cho bác sỹ Lê Mai. Cô Liên khóc , nói nói với tôi : “ Hôm đó bác sỹ đang mổ cho thương binh anh ạ!”
Hơn bốn chục năm đã qua rồi. Hôm kia ngồi ôn chuyện cũ với anh Vũ, anh Bồng và mấy cựu chiến binh miền Đông, không ngờ có người cũng đã từng điều trị ở bệnh viện K8 và biết bác sỹ Lê Mai như tôi. Nhớ tới ông, càm phục tấm lòng người thầy thuốc như ông bao nhiêu, lại cảm thấy buồn bấy nhiêu vì những điều đang diễn ra trước mắt. Bây giờ ngành y xuống cấp quá. Có những bác sỹ giỏi chỉ quan tâm đến bệnh nhân là quan chức, đại gia, nhiều tiền, khinh bệnh nhân nghèo như rác. Có kẻ trình độ non kém, thậm chí chỉ là y tá, lại nhân danh bác sỹ mở phòng khám tư để ‘chặt chém’ người bệnh, hốt bạc, coi thường tính mạng con người, mà vẫn nhơn nhơn tồn tại. Đến chuyện nhân bản máu mà họ cũng không từ...
Bây giờ thật khó tìm một người như bác sỹ Lê Mai tuy ông không phài là đảng viên và có người bảo ông khùng. Ứơc gì có nhiều bác sỹ “ khùng” như ông.
M D

 7 GIÁ TRỊ Ở MỸ

🇺🇸 KHÔNG THỂ MUA BẰNG TIỀN!
1. Một ca sĩ nổi tiếng từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão.
Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như cô ca sĩ nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
.2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng. Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.
.
3. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.
4. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.
.
Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn.
.
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.
.
Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.
.
Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó.
.
5. Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế…
Điều quan trọng hơn cả là một nửa những người không đóng thuế này lại có quyền bỏ phiếu giống như những nhân vật thượng lưu như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Clinton…
.
Sự khác biệt giữa các triệu phú Trung Quốc và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Trung Quốc phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Trung Quốc đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần.
.
6. Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya.
Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ).
.
Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.
.
Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lynch, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lynch, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Task Force 121 tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.
.
Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lynch. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lynch cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.
.
7. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.
.
Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng:
Có thể tự do phê bình chính phủ;
Làm việc không cần phải luồn lách quan hệ;
Không ai dám cưỡng chế, sách nhiễu;
Chỉ cần bản thân có thực lực là có thể thăng chức;
Gần như không có thực phẩm độc hại, quang cảnh nước biếc trời trong;
Vật giá rẻ, thu nhập cao, phúc lợi tốt;
Chăm lo người già, trẻ em, khám bệnh, giáo dục phần lớn đều là do chính phủ gánh vác;
Nếu như có quan chức không làm tròn trách nhiệm thì có thể bỏ phiếu phản đối;
Quan niệm mọi người bình đẳng đều đã ăn sâu vào lòng người;
“Con ông cháu cha” không dám ngông cuồng hống hách.
(Nguồn từ Secret China)
----------
Bởi vì như tổng thống Ronald Reagan đã khẳng định, rằng: NHIỆM VỤ HÀNG ĐẦU CỦA CHÍNH PHỦ LÀ ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI DÂN, CHỨ KHÔNG PHẢI HỦY HOẠI CUỘC SỐNG CỦA HỌ!
Mời nghe clip diễn thuyết của cố TT Regan: https://www.facebook.com/DailyCaller/videos/744444183007498/