Friday, September 8, 2017

Tưởng Năng Tiến * – Bao Dung & Đều Giả
. . .
II/ Quan niệm thượng dẫn về “lòng khoan dung” khiến tôi nhớ đến một bài viết ngắn ngủi nhưng rất cảm động của tác giả Xuân Thọ về tình nghĩa thầy trò, và đức bao dung:
"Tôi có rất nhiều thầy cô giáo cũ ở CHDC Đức (đều từ 70 đến 80 tuổi), đã về hưu từ ngày nước Đức thống nhất, nhưng vẫn có cuộc sống yên lành... Năm 2006 và năm 2011 tôi có mời một số anh chị em bạn học cũ từ Việt Nam sang Đức chơi, (có thể có người đang đọc bài này). Cả hai lần chúng tôi đều kéo nhau về trường cũ, bỏ tiền ra làm một bữa liên hoan, có cả âm nhạc Việt Nam, mời toàn bộ các thầy cô đến dự. Họ rất mừng và nói:“Các học sinh Đức cũ không ai nhớ đến chúng tôi, nhưng người Việt các anh chị quả là rất ơn nghĩa, 40 năm rồi vẫn nhớ đến chúng tôi”.
Nhờ chúng tôi tổ chức họp mặt họ mới có dịp gặp nhau, vì trường cũ đã giải tán và nội bộ của họ có nhiều vấn đề: mất đoàn kết, thù hận nhau, do chính quá khứ của đảng SED để lại, nên họ không bao giờ chủ động gặp nhau.
Trong số phận của các thầy cô, tôi chỉ xin kể 2 sự việc:
1- Bà Magdalena M. vốn là một bà giáo rất đẹp gái, tóc bạch kim, cao ráo, dáng rất sang, dạy kỹ thuật truyền tin. Sau 40 năm gặp lại bà vẫn như vậy và lái xe BMW mui trần đến dự liên hoan. Trước kia tôi không quan tâm đến cuộc sống của bà, nay thấy bà nổi bật lên giữa các vị giáo già nua thanh đạm. Bà bảo: Lương hưu giáo viên của bà thì tạm đủ, nhưng ông chồng bà là đại tá không quân Quân đội Nhân dân Quốc Gia CHDC Đức. Sau khi thống nhất ông được lương hưu tương đương như ông quan năm Tây Đức nên khá lắm! Bà buồn là ông mới mất và nay bà chỉ còn sống bằng lương hưu của bà và 1 phần lương hưu bà góa của ông (Witwenrente).
Bà M. than phiền với tôi là: So với ông đại tá ở phía Tây Đức thì cái tỷ lệ lương hưu để lại cho bà góa có ít hơn.
Tôi không biết điều bà M. nói đúng hay sai, nhưng tôi an ủi bà: Ngày trước ông nhà chỉ lo mỗi việc là tiêu diệt người ta, sau này người ta trả lương hưu hậu như vậy, lúc ổng qua đời, bà còn được lương bà góa của ông nhà thì chắc là sự bất công không bằng đồng bào tôi ở Sài Gòn đã chịu, họ không những không có lương hưu mà còn phải đi cải tạo, có người chết mất cả xác.
Bà M. không phản đối điều tôi nói và trầm ngâm hẳn. Từ đó đến nay, bà vẫn hay gửi email trao đổi chuyện chính trị với tôi.
2- Ông bà Joseph và Gundela GL. là hai người tôi coi như bố mẹ nuôi. Bọn con trai, mấy thằng Erwin, Peter, Michael vẫn chơi bóng đá với đám thanh niên Việt Nam chúng tôi, con bé Martina suốt ngày quấn quít với các bạn gái Việt. Suốt mấy chục năm xa cách tôi vẫn thư từ cho bà. Đùng một cái, từ năm 1990, sau thống nhất đất nước Đức, tôi mất liên lạc với bà. Tôi dò hỏi các thầy cô cũ thì biết cả hai ông bà từng là mật vụ chìm cho STASI (An Ninh CHDC Đức) nên khi chế độ sụp đổ, mọi việc vỡ lở, ông bà xấu hổ quá, đưa cả gia đình đi xa.
Từ khi sang Đức, tôi đã cất công tìm tung tích của ông bà, vì tôi vẫn nhớ đến tình cảm của họ đối với đám thanh niên Việt chúng tôi khi xưa. Là người Việt Nam, tôi thừa hiểu cái bi kịch “cá chìm” mà hàng triệu người Đông Đức hồi đó phải gánh chịu, dù là nạn nhân hay là thủ phạm. Đối với tôi tình cảm con người là trên hết.
Nhờ có Internet và hệ thống sổ điện thoại điện tử, tôi đã tìm được gia đình ông bà GL. Ông bà có một căn nhà nhỏ trên đảo Usedom, nằm trên biển Baltic, gần Ba-lan. Ông bà rút vào cuộc sống ẩn dật để tránh mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cũ. Câu con cả Erwin làm giám đốc trung tâm điều dưỡng trên đảo và vẫn chăm nom ông bà. Ông bà cảm động lắm và nói là họ đã mất hết bạn bè người Đức, nhưng may mà tôi đã đến với họ.
Điều làm ông bà ân hận nhất là cái “sổ hưu”. Vì là nhân viên mật vụ STASI nên ông bà có quyền cao chức trọng hơn các đồng nghiệp khác trong trường, mặc dù họ có trình độ hơn ông bà. Nhờ vậy ngày nay ông bà lĩnh lương hưu cao hơn họ, những nạn nhân của ông bà".
Xuân Thọ (20.12.2012 Cologne)
. . .
Đọc đầy đủ ở : http://www.tintuchangngayonline.com/2017/09/tuong-nang-tien-bao-dung-eu-gia.html
NHẬN XÉT : qua bài trên ta thấy CHLB Đức hay Tây Đức đã đối xử tốt với các cựu viên chức của CS Đông Đức .
* Ông này là cựu cán sự xã hội/social worker , làm việc tại 1 bv ở San Jose .
Ba người đàn bà này nói lên cá tính của phụ nữ Pháp - một trong hai cường quốc của Âu châu.

- Chừng nào VN có được những phụ nữ như ba người này?

Thời gian gần đây có ba người đàn bà Pháp nổi tiếng hoặc gây sóng gió trên chính trường Pháp.
1/ Bà Ségolène Royal, vợ không giá thú với ông Hollande, TT Pháp. Bà đã từng tranh cử TT với ông Sarkozy và thất cử. Lúc đó, dù đang ở Mỹ, tôi cũng mong muốn bà đắc cử để thay độ bộ mặt của Pháp vì đã lâu TT Pháp toàn là đực rựa, không như Anh có bà Thatcher hay Đức có bà Merkel. Khi hay tin bà thất cử, tôi trách dân Pháp ko ga-lăng tí nào với một người đẹp đẽ như bà. 
2/ Cécilia Ciganer-Albéniz, sinh 1957, từng là vợ Sarkozy và có một con với ông này. Bà biết chơi piano, có tú tài 2 ban B, học luật tại ĐH Panthéon Assas, phụ tá cho nghị viên René Touzet, từng làm cty thời trang và giao tế dân sự. Từng làm ở VP Bộ Nội vụ và Tham mưu trưởng của đảng UMP.
3/ Valérie Trierweiler, đệ nhứt tình nhân của TT Pháp Hollande (sống ko giá thú với ông này). Vừa ra đời hồi ký "Merci pour le moment", thuộc loại sách "nói thật , nói tất cả", rao bán trên Amazon giá 40 đô.Theo thăm dò dư luận mới nhứt thì uy tín của Hollande thấp nhứt trong vòng 70 năm. Bà này đang làm ký giả cho Paris-Match.
Nhận xét : họ tượng trưng cho lớp phụ nữ phương Tây, có học vấn, tham gia chính trị tại nghị trường và còn ứng cử TT. Coi trọng và đặt tình yêu và cá tánh của mình, lên trên tất cả mọi thứ như bà Cecillia - thay vì làm vợ TT Sarkozy, đã lấy người chồng làm GĐ một cty quảng cáo.
Họ không dựa vào chức vụ của chồng để hối lộ, vơ vét như phần lớn các bà lớn VN hiện nay. Có lẽ do dân trí của Pháp cao, họ làm chính trị để phục vụ đất nước, không theo lối TƯ DUY NHIỆM KỲ của các quan ông và quan bà VN hiện nay.
Giới mày râu VN cũng nên kính phục họ vì chính họ đã giúp Pháp trở thành một trong hai cường quốc Âu châu (cường quốc kia là Đức của bà Merkel).
SJ ngày 9 tháng 8 2017.
THIẾT KẾ PHÒNG ĂN ĐỂ KHUYẾN KHÍCH ĂN UỐNG HỢP SỨC KHỎE .
Nhiều trường ở Mỹ hiện nay cho trẻ em lựa chọn các bửa ăn dinh dưỡng , nhưng để trẻ ăn ko phải dễ ; nhiều hs chọn lựa trái cây hay đồ chay (veggie) cho bửa ăn trưa nhưng chỉ có 1/2 thời gian hay ít hơn để ăn , dựa theo nghiên cứu của trường Sức khỏe Cộng đồng Bloomberg của Viện John Hopkins . Trong một cố gắng để hạn chế (curb) khuynh hướng đó , trường K-5*của quận Buckingham tại Dillwin bang Virginia đã thiết kế lại nhà bếp để các em có thấy thực phẩm lúc đang xào nấu . Trường cũng khuyến khích các em trồng rau trong sân trường . "Chúng tôi muốn tái tạo hình ảnh (reimagine) trường như một nơi để chăm sóc sức khỏe các em, " bs Matthew Trowbridge , ng giúp phát triển CT này . Dữ kiện mới nhứt cho thấy hs tích cực dùng những ưu điểm mới này , dù chúng ko bị ép buộc .
* K-5 school : trường dạy từ Kindergarten tới lớp 5 .
Hình 1 . Vườn rau , nhà bếp và phòng ăn có Composting tray drop : nơi bỏ thức ăn thừa . Trong đó có trùng đất hay dòi bọ biến thức ăn thành phân bón hửu cơ , rất tốt cho cây .
Nguồn : Time 7-14/9/2015 .
Xem đầy đũ ở : http://www.vmdo.com/docs/Buckingham_VMDO_Case_Study.pdf