Tuesday, April 4, 2017

Campuchia, một con đường khác, một nhận thức khác

Đăng bởi Elvis Ất on Wednesday, April 5, 2017 | 5.4.17


Khám phá vẻ đẹp bí ẩn của thủ đô Phnom Penh Campuchia - Ảnh 2
Phnom Penh về đêm
Ngoài chuyện tiền bạc, về tâm lý thôi mà nói, tôi thường đã rất ngại, không dám tính đi du lịch các nước giàu có bên trời Tây. Lý do là vì đi về chỉ thấy buồn, sao ở đó người ta sướng thế tử tế thế mà nước mình con người hư hỏng và xã hội trì trệ đến thế.

 Nhớ có lần đọc một câu của B. Russel, do Hà Văn Tấn dẫn lại, bàn về sự hấp dẫn của sử, đại ý nói là đọc sử để hiểu những ngu ngốc của thời xưa do đó dễ dàng chịu đựng hơn những ngu ngốc của thời nay.

Tôi cũng muốn làm theo lời khuyên đó, và chuyển nó từ trục thời gian xoay qua trục không gian. Tức là, nếu điều kiện cho phép, tôi thích đi lang thang ở những nước nghèo nước khổ, để khi quay về thấy yên tâm với nước mình. Ví dụ như đi châu Phi, hay mấy nước kem kem ở Trung Đông và Đông Nam Á.

Nói thế thôi, chứ bây giờ chả ai nghèo khổ nữa, không bằng Tây nhưng họ biết học Tây để phát triển. 

Chỉ có riêng ta, chả học làm ăn gì cả -- sau chục năm hô hào nay cái nghĩa của hai chữ hội nhập tóm lại ở một nội dung là mua hàng ngoại về mà xài - nên đằng sau vẻ sặc sỡ giả tạo là sự nghèo nàn thực sự, tìm nước chán hơn nước mình rất khó.

Tuy nhiên ở đâu thì qua sự so sánh cũng rút ra được ít suy nghĩ có ích . 

Tôi đến Campuchia tháng 11-2010 với tâm thế đó và đã ghi lại những cảm tưởng sau chuyên đi ba ngày này trong sổ, nay xem lại thấy có vẻ như vẫn tàm tạm, nên muốn trình ra với các bạn.

MỘT THỜI THANH BÌNH

Trên những con đường quốc lộ, tôi đã chứng kiến một sự bình thản. Làng xóm nơi đây yên lành, trên nền không gian rộng rãi. Người ta không đổ ra đường để buôn bán.

Đến Pnompenh, sự bình thản ấy vẫn còn. Đô thị không có nghĩa là chen chúc. Xe máy đã nhiều hơn xe đạp, nhưng không thành những dòng sông cuộn nước như ở ta. Ngay ở các ngã tư chưa có đèn đỏ, vẫn thấy có hiện tượng ô tô nhường nhau chứ không thúc vào đít nhau mà còi loạn lên như ở Hà Nội. 

Tôi đến Pnompenh vào một buổi chiều người đi đông nghìn nghịt ngoài đường, -- sau đó tôi mới biết là ngày hội té nước, cầu bắc qua sông bị gãy, tiếp đó là sự kiện bi thảm hơn ba trăm người chết và vài trăm khác bị thương.

Tuy nhiên, nếu như ở VN, việc đó sẽ làm cho cả thành phố rung động thì ở đây, mọi chuyện không gây hoảng hốt quá đáng. Nhà nước không làm ầm lên cái chuyện kịp thời lo cứu trợ cho dân. Sáng hôm sau, trước bãi cỏ hoàng cung, những người công nhân vệ sinh bình tĩnh dọn rác. Hàng đàn bồ câu bay lên. Trước cửa bệnh viện, người đến thăm nom không khóc lóc động trời mà xếp hàng vào thăm người thân khá trật tự. Họ tin rằng xã hội sẽ biết cứu giúp người thân của mình một cách tốt nhất.

NHỮNG CÁI KHÔNG Ở SIEMRIEP

Ở đây tôi càng như trở lại một thời thanh bình cổ điển. Nơi đây khách du lịch không thấy những đám thiếu niên làm ồn trên đường và chen chúc nhau trong các cửa hàng chơi game. Không thấy các thiếu nữ váy dài váy ngắn, mắt xanh mỏ đỏ. Không thấy các đám công chức túm tụm bia rượu. 

Tôi tự giải thích cho tôi về sự thanh bình này: Chiến tranh đã đi qua đất nước này, nhưng nó không xới lật lên tất cả, nó không biến con người trở thành những cái bã của chính mình thời tiền chiến. 

Nếu sau chiến tranh người Việt mình không ai bảo ai gần như phát cuồng lên lao đi kiếm sống thì ở đây, người Miên yên tâm với tình cảnh của mình 

Con người không quá nhiều ham muốn. Không muốn trả thù cho những năm tháng vất vả vì chiến tranh. Không tự biến mình thành một xã hội tiêu thụ.

Đặc biệt vì Siemriep là nơi nhiều du khách nước ngoài tới để thăm Ăngkor Wát Ăng co Thom, nên tôi lại chứng kiến một nét khác làm nên lòng tự tin của văn hóa Campuchia. Họ không coi người nước ngoài là cái nguồn kiếm sống. Lại càng không coi những cái ngoại lai ấy là cái mẫu để học đòi bắt chước từng ly từng tí. Họ tự tin ở cách sống riêng của người Campuchia và biết học hỏi người nước ngoài một cách khôn ngoan và thận trọng.

BÌNH THẢN TRƯỚC LỊCH SỬ 

Cả ở Pnompenh lẫn Siemriep, phố xá được đặt tên bằng các con số là chủ yếu Rất ít phố ở đây lấy tên người để đặt như ở bên ta.

Người Campuchia hình như không quá quan trọng đối với quá khứ của mình. Lại càng không coi việc đặt tên một người cho đường phố là cách thưởng công cho người đó, vô hình trung tạo nên một cuộc chạy đua lố bịch.

Sống sát ngay Angko Wat Angkor Thom, nhưng người dân Siemriep không coi đó là nguồn kiếm sống, không chen chúc vào trung tâm để mở cửa hàng. 

Mà người các địa phương khác cũng không rồng rắn kéo về cố đô để lây niềm tự hào .

Họ thản nhiên sống cạnh lịch sử, đến mức tôi cảm thấy hình như họ nghĩ rằng mình chưa đủ trình độ để giải thích quá khứ của mình.

Cảm tưởng này lại đến với tôi khi thăm Bảo tàng quốc gia Campuchia ở Pnomgpenh.

Mời xem Video: Đại Tá CA Nguyễn Đăng Quang - Nông Đức Mạnh & Chỉ thị 15 có cố ý bảo kê cho nội gián của TQ tại VN?



Giá vé vào cửa đắt, những 12 USD nên người bản xứ vào không nhiều. 

Thế sao chính phủ không tìm cách giảm giá vé để cho dân vào? Sau tôi mới biết thật ra bảo tàng này do người Pháp chủ trì xây dựng đâu từ 1925 và đến nay vẫn giữ nguyên theo cách trình bày ban đầu. Tức Bảo tàng này trình bày lịch sử Campuchia bằng con mắt người Pháp, chứ không phải bị cải tạo đi như ở ta. 

Nhưng cái du khách bắt gặp ở bảo tàng lại là một xứ Campuchia đích thực, và tôi ngờ khi tới thăm nó cả người bản địa lẫn người nước ngoài đều hiểu và yêu Campuchia hơn. 

Còn dân Việt từ quan đến dân do nghĩ rằng “không ai hiểu mình bằng mình”, chỉ biết làm ra những thứ bảo tàng quá nhiều đồ giả quá nhiều khẩu hiệu, phần xem được không bao nhiêu. 

Thử hỏi giữa ta với người hàng xóm ai biết tôn trọng quá khứ hơn ai?

Vương Trí Nhàn

(Văn Hóa Nghệ An)
Phép lạ trong y học (bài 2) .
Chống lại một trùng a-míp ăn não gây chết người .
- Chiến đấu như một cô gái . Đó là điều mà cha mẹ bé Kali Hardig nói với cháu ngày thứ sau 19/7/2013 . 
"Không còn gì để nói . Thật ko thể tin rằng ngay trước ngày chứng nhức đầu như búa bổ và ói mửa dữ dội (relentless) của cháu bắt đầu , Kali và 2 bạn đã chơi đùa vui vẽ tại 1 công viên nước gần Benton , bang Arkansas . Tại đó , các bs nói với cha mẹ đã quá thất vọng (devastated) này , rằng Kali đã bị 1 loại a-míp ăn não theo nước vào mũi . Sinh vật này đi theo dây thần kinh khứu giác (olfactory) đến não , nơi nó bắt đầu ăn mô não - một bịnh được gọi là viêm màng não sơ cấp do a-míp (primary amoebic meningoencephalitis) . BS nói tử vong là 99/100 - chỉ có 2 ng tại Bắc Mỹ sống sót . " Chúng tôi phải nói với cha mẹ cháu rằng cháu ko thể sống trong 48 giờ," bs Matt Linam nói , ông là chuyên gia về bịnh nhiễm trùng này cũng là ng đang trị cháu .
Tuy nhiên , các bs tại bv trẻ em Arkansas hết lòng cứu chữa , bằng cách : - bơm vào người Kali thuốc chống nấm (antifungal) và trụ sinh cũng như 1 loại thuốc hiếm của Đức , chưa được chuẩn y (unapproved) từ CDC (trung tâm quản lý bịnh tật Mỹ) ; - hạ thân nhiệt của cháu xuống 93 độ F và gây hôn mê cho cháu để não giảm phồng to (swelling) ; - gắn một máy thở nhân tạo (ventilator) ; - và một máy lọc thận cho thận hư của cháu . Trong 2 tuần , toán y khoa của cháu làm việc 24/24 để giúp cháu sống - một công việc phức tạp khi vừa ngăn ngừa áp huyết thấp và vừa chận đứng những lúc áp huyết cao dẫn đến não phình to .
"Chúng tôi có những giờ , chứ ko phải là ngày , tốt và xấu , " BS Linam nói . Từ từ , não của Kali ko còn phồng nữa . Các bs giảm thuốc mê và tăng thân nhiệt của cháu , nhưng ko chắc chắn cháu cũng là cô gái đó khi - hay nếu - cháu thức dậy . "Chúng tôi ko biết điều gì," bs Linam nói , " nhưng 2 ngày sau , cháu đã giơ ngón tay (thumbs-up) , và ba má cháu biết rằng cháu còn sống ."
Kali đã nằm viện trong 8 tuần , học lại những động tác căn bản , như nuốt . Nhưng cuối cùng , cháu chính thức là ng thứ ba sống sót . Kali , nay là 1 cô gái 13 t , khỏe mạnh , bình thường .
Các bs ko biết chính xác tại sao cháu sống sót . (1 bé trai 12 t bang Florida , bị bịnh sau Kali , cũng trị bằng thuốc của Đức nhưng ko sống) ".
Dịch từ Reader's Digest tháng 4/2015 trang 102-3 .
Phép lạ trong y học (bài ba) .
Đã "chết" trong 45 phút .
Ruby Graupera Cassimiro , 42 t , vừa sinh đẻ qua rạch thành bụng (C-section) , để ra đời 1 bé gái đẹp đẽ vào ngày 23 tháng chín . Nhưng khi toán y khoa chuyển cho cô đến phòng hồi sức , cô đã bất tỉnh . Ruby , nay là mẹ của 2 bé , đột nhiên bị đứng tim (cardiac arrest) .
Jordan Knurr , bs gây mê tại bv khu vực Boca Raton ở Florida , lập tức gắn ống thở (intubate) cho Ruby để máy giúp cô thở đc . Ông bấm số và khoảng trên 10 bs và yt đến lập tức . "Trong hơn 2 g , cô đã có nhịp tim rất nguy kịch," bs Knurr nói . Điều lo sợ nhất khi tim vẫn đập nhưng ko đẩy máu đi khắp cơ thể - và các bs phải làm hô hấp nhân tạo (CPR) bằng cách liên tục ép mạnh lên ngực cô trong 45 phút liền để cố gắng giúp tim cô trở lại bình thường .
Sau khoảng 2 g , các bs biết rằng ko hy vọng . Họ gọi gđ cô đến để nói lời từ biệt . Sau khi gđ cô Ruby đến , họ (gđ) và vài y tá , quì gối cầu nguyện cho một kết quả khác , thì các bs ngừng ép ngực cô . Họ sẳn sàng để nói cô đã chết .
" Tôi sắp tắt máy thở thì 1 yt la lên 'Ngừng'" bs Knurr nói . "Không cần thuốc hay hô hấp nhân tạo (CPR) , tim của Ruby bắt đầu tự đập lần đầu trong 2 g . Thật ko thể tin đc ."
Sau này mới biết , chút đỉnh dịch nước ối (amniotic fluid) đã thấm qua tử cung và chảy theo mạch máu đến tim . Đc gọi là nghẻn mạch (embolism) do dịch nước ối , chúng ngăn máu chảy trong tim . " Chứng nghẻn mạch này rất hiếm và chúng tôi ko biết nhiều về nó , " bs Knurr nói . " Thường BN qua đời hay tổn thương não đáng kể" . (Các bs ko biết điều gì đã xảy ra với mảnh vụn (debris) của dịch này , họ nghĩ rằng nó tự tan trong mạch máu) .
Chẳng những Ruby sống , "nhưng cô ta còn có s.khỏe tốt. Hầu như điều đó chưa bao giờ xảy ra" , bs Knurr nói .
Ngày kế , ống thở của Ruby đc tháo . 4 ngày sau , cô ta xuất viện với đứa con mới sinh - cô ko bị gảy 1 xương sườn sau khi bị đè ép ngực liên tục .
" Tôi ko biết tại sao Chúa lại chọn tôi , nhưng tôi biết Chúa cho tôi sống lại vì một lý do." Ruby nói .
Dịch từ Reader's Digest tháng 4/2015 trang 104-105 .