Saturday, September 23, 2017

THỰC DÂN PHÁP QUÁ NHÂN ĐẠO , dịch từ tiếng Anh của wiki 
https://en.wikipedia.org/wiki/Võ_Nguyên_Giáp
(Dưới đây tôi dịch phần tiếng Anh của tiểu sử VNG trên wiki . Theo tôi đoán , tiểu sử của ông được học giả Tây phương viết dựa theo hồ sơ an ninh của CP Pháp ) . 
. . .
Ông trở về Huế và tiếp tục hoạt động chính trị . Ông bị bắt năm 1930 vì tham gia biểu tình của sv và bị giam 13 tháng trong án phạt 2 năm tại nhà tù Lao Bảo . Theo hồi ký của ông , lý do được thả sớm vì thiếu bằng chứng . Ông gia nhập ĐCSVN năm 1931 và tham gia vài cuộc BT
 chống lại sự cai trị của Pháp cũng như giúp đở thành lập MT Dân Chủ năm 1933 .
Mặc dầu ông chối bỏ , sử gia Cecil B. Currey viết ông Giáp đã từng học tại Lycée Albert Sarraut , một trung học danh tiếng (trường điểm) ở Hà Nội mà giới tinh hoa địa phương được giáo dục để phục vụ cho chế độ thuộc địa . Sử gia nói ông cùng lớp với Phạm v Đồng , TT tương lai của VN , dù ông này cũng chối bỏ , và cùng lớp với Bảo Đại , hoàng đế cuối cùng của VN . Từ 1933 - 1938 , ông học tại ĐH Quốc gia Việt Nam tại HN , nơi ông có bằng cử nhân luật .
Nhà hoạt động trẻ tuổi .
Trong khi học ở ĐH , Giáp ở chung phòng với GS Đặng Thái Mai , mà con gái là Nguyễn thị Minh Giang (có sách ghi Nguyễn thị Quang Thái) , mà ông từng gặp ở Huế . . . Năm 1938 , họ cưới nhau và có con tên Hồng Anh . Vì ông hoạt động chính trị nhiều quá , ông ko thi đậu chứng chỉ Luật Hành Chính* . Vì ko ông ko thể hành nghề LS , ông làm GV Sử tại trường Thăng Long HN .
* Theo tác giả , nếu ông có chứng chỉ này , ông có thể hành nghề LS .
. . .

Dịch từ
Thực dân Pháp QUÁ NHÂN ĐẠO với ông Võ Nguyên Giáp .
. . .
Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp BỊ BẮT RỒI BỊ ĐUỔI HỌC , phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật". Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của cậu Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.[45]
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp BỊ BẮT VÀ BỊ GIAM ở Nhà lao Thừa phủ (Huế) (có sách nói nhà tù Lao Bảo) 
, cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Sau này liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái chính là người vợ đầu tiên của Đại tướng. Đại tướng có một con với bà là Võ Hồng Anh. Chị Thái hẹn, khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt, chị Thái bị Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà qua đời khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước.[46][47]
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp ĐƯỢC TRẢ TỰ DO
nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông RA HÀ NỘI , HỌC TRƯỜNG ALBERT SARAUT VÀ THI ĐỖ . Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.[48]
. . .

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_Nguy%C3%AAn_Gi%C3%A1p