Lịch sử cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza

Một phụ nữ ủng hộ Palestine đối mặt với một người đàn ông đứng về phe Israel

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một phụ nữ ủng hộ Palestine đối mặt với một người đàn ông đứng về phe Israel

Nhóm chiến binh Hamas người Palestine đã tiến hành một cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào ngày 07/10, với hàng trăm tay súng xâm nhập các cộng đồng cư dân gần Dải Gaza.

Hơn 1.400 người Israel đã thiệt mạng, trong khi quân đội Israel nói 230 binh sĩ và dân thường, bao gồm phụ nữ và trẻ em đã bị bắt làm con tin và đưa đến Dải Gaza.

Hơn 9.400 người Palestine tại Gaza đã bị thiệt mạng trong các vụ không kích và pháo kích do quân đội Israel tiến hành tấn công để đáp trả, theo Bộ Y tế do Hamas điều hành ở Gaza.

Israel trước năm 1948 như thế nào, và Tuyên bố Balfour là gì?

Trong Thế chiến lần nhất, nước Anh đã kiểm soát một khu vực gọi là Palestine sau khi Đế chế Ottoman bại trận, vốn trước đó đã nắm quyền thống trị Trung Đông.

Mảnh đất này do một cộng đồng thiểu số người Do Thái và đa số người Ả Rập sinh sống, cũng như các nhóm thiểu số có quy mô nhỏ hơn khác.

Căng thẳng giữa hai dân tộc gia tăng sau khi cộng đồng quốc tế trao cho Anh một nhiệm vụ thiết lập "tổ quốc" tại Palestine cho người Do Thái.

Điều này bắt nguồn từ Tuyên bố Balfour vào năm 1917, một cam kết do Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Arthur Balfour đưa ra đối với cộng đồng người Do Thái.

Tuyên bố này được bao hàm trong quy chế của Anh dành cho người Palestine và được Hội Quốc Liên (League of Nations) - tiền thân của Liên Hiệp Quốc - công nhận vào năm 1922.

Đối với người Do Thái, Palestine là quê cha đất tổ của họ, nhưng người Ả Rập ở Palestine thì tuyên bố đây là vùng đất của mình và phản đối quyết định này.

Một Haganah (chiến binh Do Thái hoạt động ngầm) trước khi cuộc chiến tranh đòi độc lập của Israel vào năm 1948, đội mũ và cầm súng

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một Haganah (chiến binh Do Thái hoạt động ngầm) trước khi xảy ra cuộc chiến tranh đòi độc lập của Israel vào năm 1948

Trong khoảng từ những năm 1920 đến 1940, số người Do Thái đến đây tăng lên, nhiều người đã chạy trốn theo sau cuộc đàn áp tại châu Âu, đặc biệt cuộc diệt chủng Holocaust do Đức Quốc xã tiến hành trong Thế chiến lần hai.

Bạo lực giữa người Do Thái và Ả Rập, nhằm chống lại sự cai trị của Anh Quốc, cũng gia tăng.

Vào năm 1947, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu thông qua việc Palestine được phân chia thành các nhà nước Do Thái và Ả Rập, với Jerusalem trở thành thành phố quốc tế.

Kế hoạch này đã được giới lãnh đạo người Do Thái chấp thuận nhưng bị phía Ả Rập bác bỏ và không bao giờ được thực thi.

Các binh lính của lực lượng Liên đoàn Ả Rập nã súng vào lực lượng chiến binh ngầm của người Do Thái, Haganah, thuộc lực lượng phòng vệ Do Thái vào tháng 3/1948

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các binh lính của lực lượng Liên đoàn Ả Rập nã súng vào lực lượng chiến binh ngầm của người Do Thái, Haganah, thuộc lực lượng phòng vệ Do Thái vào tháng 3/1948

Nhà nước Israel hình thành như thế nào và vì sao?

Vào năm 1948, không thể giải quyết vấn đề, Anh đã rút lui và các lãnh đạo Do Thái đã tuyên bố nhà nước Israel ra đời.

Mục đích của sự hình thành nhà nước này là nơi trú ngụ an toàn cho những người Do Thái chạy trốn cuộc diệt chủng, cũng như vùng đất tổ quốc cho họ.

Cuộc giao tranh giữa các chiến binh Do Thái và Ả Rập gia tăng trong nhiều tháng, và vào ngày sau khi Israel tuyên bố thành lập nhà nước, năm quốc gia Ả Rập đã tiến hành tấn công.

Bản đồ Israel

Hàng trăm ngàn người Palestine đã tháo chạy hoặc bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ở nơi mà họ gọi là Al Nakba, hoặc còn gọi là "Ngày Thảm họa".

Trước thời điểm cuộc giao tranh chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn một năm sau đó, Israel đã kiểm soát hầu hết lãnh thổ.

Crowd of people on Israeli flag
Getty Images
Israel

  • 9,8 triệuDân số

  • 73,6%Người Do Thái

  • 21,1%Người Ả Rập

  • 5,3%Khác

Nguồn: Cục Thống kê Trung ương Israel

Jordan đã chiếm vùng đất được biết đến với tên gọi Bờ Tây, và Ai Cập chiếm đóng Gaza.

Jerusalem bị chia cắt bởi lực lượng Israel ở phía Tây, và lực lượng Jordan ở phía Đông.

Bởi vì không bao giờ có một thỏa thuận hòa bình nên chỉ xảy ra thêm chiến tranh và giao tranh trong những thập kỷ sau đó.

Bản đồ của Israel

Bản đồ Israel
Bản đồ Israel

Trong cuộc chiến tranh vào năm 1967, Israel đã chiếm đóng Đông Jerusalem và Bờ Tây, cũng như hầu hết Cao nguyên Golan ở Syria, Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập.

Hầu hết người tị nạn Palestine và các hậu duệ của họ sống tại Gaza và Bờ Tây, cũng như quốc gia láng giềng Jordan, Syria và Lebanon.

Cả họ lẫn những hậu duệ đều không được Israel cho phép trở về quê hương - Israel tuyên bố điều này sẽ làm quá tải đất nước và đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước Do Thái.

Các chỉ huy quân đội Israel đến Đông Jerusalem trong thời kỳ xảy ra Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các chỉ huy quân đội Israel đến Đông Jerusalem trong thời kỳ xảy ra Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967

Israel vẫn chiếm Bờ Tây và tuyên bố toàn bộ Jerusalem như thủ đô của mình, trong khi người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem như thủ đô của một nhà nước Palestine kỳ vọng được hình thành trong tương lai.

Mỹ chỉ là một trong vài quốc gia công nhận thành phố này là thủ đô của Israel.

Trong 50 năm qua, Israel đã xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, nơi có hơn 700.000 người Do Thái đang sinh sống.

Các khu định cư được xem bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế - đây là lập trường mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và chính phủ Anh và các bên khác - mặc dù bị phía Israel bác bỏ.

Người Palestine sống ở đâu?

Pro-Palestinian demonstration in Jordan's capital Amman
Getty Images
Người Palestine

  • 14,3 triệuTổng dân số

  • Bờ Tây3 triệu

  • Dải Gaza2 triệu

  • Jordan2 triệu

  • Israel2 triệu

  • Syria0,5 triệu

Nguồn: Cục Thống kê Trung ương Palestine

Dải Gaza là gì?

Gaza là một dải đất hẹp nằm kẹp giữa Israel và Địa Trung Hải, nhưng có đường biên giới ngắn ở phía nam với phía Ai Cập.

Chỉ dài 41 km và rộng 10 km, khu vực này có hơn hai triệu cư dân và là một trong những nơi có mật độ dân số dày đặc nhất trên Trái Đất.

Theo sau cuộc chiến tranh từ năm 1948-1949, Gaza đã bị Ai Cập chiếm đóng trong 19 năm.

Israel đã chiếm đóng Gaza trong cuộc chiến tranh năm 1967 và giữ quyền kiểm soát cho đến năm 2005, trong suốt thời kỳ xây dựng các khu định cư cho người Do Thái.

Israel đã rút binh sĩ và những cư dân đi vào năm 2005, mặc dù vẫn duy trì sự kiểm soát đối với không phận, đường biên giới chung và đường bờ biển.

Liên Hiệp Quốc vẫn xem đây là vùng lãnh thổ đang do Israel chiếm đóng.

Dải Gaza nằm ở đâu?

Bản đồ Dải Gaza

Israel và Palestine vướng mắc vấn đề quan trọng nào?

Có một số vấn đề mà hai bên đã không đạt được sự đồng thuận.

Bao gồm:

  • Điều gì nên xảy đến đối với người tị nạn Palestine
  • Liệu các khu định cư Do Thái ở vùng Bờ Tây bị chiếm đóng nên được duy trì hay dỡ bỏ
  • Liệu hai bên có nên cùng chia sẻ chung thành phố Jerusalem
  • Và - có lẽ là điều khó khăn nhất trong tất cả - đó là liệu một nhà nước Palestine có nên được hình thành bên cạnh Israel

Các nỗ lực nào được thực thi để giải quyết những vấn đề trên?

Các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine đã diễn ra trong một khoảng thời gian giữa những năm 1990 và 2010, đan xen là các đợt bùng phát bạo lực.

Một nền hòa bình đạt được qua thương lượng dường như là điều khả thi trong những ngày đầu. Một loạt các cuộc đàm phán bí mật tại Na Uy đã trở thành tiến trình hòa bình Oslo, với biểu tượng trường tồn qua buổi lễ ký kết tại Nhà Trắng năm 1993, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Bill Clinton.

Trong thời khắc lịch sử ấy, người Palestine đã công nhận Nhà nước Israel và Israel đã thừa nhận kẻ thù lịch sử của mình, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), như một đại diện duy nhất cho người dân Palestine.

Một chính quyền tự trị Palestine được thiết lập.

Mặc dù dường như không lâu sau đó đã xuất hiện những rạn nứt, khi lãnh đạo phe đối lập khi đó là Benjamin Netanyahu đã gọi Oslo là một mối đe dọa mang tính sống còn đối với Israel.

Người Israel đẩy nhanh dự án định cư cho người Do Thái ở vùng lãnh thổ do Palestine chiếm đóng.

Nhóm chiến binh Hamas của Palestine xuất hiện gần đó đã cử những tên đánh bom tự sát đến để gây thiệt hại nhân mạng tại Israel và phá vỡ cơ hội đạt được một thỏa thuận.

Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Tổng thống Palestine Yasser Arafat bắt tay Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 1993

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Dường như khả năng có được một nền hòa bình là khả thi vào đầu những năm 1990 khi các hiệp định Oslo được ký kết. Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Tổng thống Palestine Yasser Arafat bắt tay Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 1993

Bầu không khí tại Israel trở nên xấu đi, đỉnh điểm là cuộc ám sát Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin do một tên cực đoan Do Thái thực hiện vào ngày 04/11/1995.

Trong những năm 2000, các nỗ lực nhằm làm sống lại tiến trình hòa bình được thực hiện - bao gồm vào năm 2003 khi một lộ trình được các cường quốc trên thế giới đưa ra với mục tiêu cuối cùng về một giải pháp 'Một quốc gia, hai nhà nước', thế nhưng điều này không bao giờ thực hiện được.

Các nỗ lực hòa bình cuối cùng bị chững lại vào năm 2014, khi các cuộc đàm phán giữa phía Israel và Palestine tại Washington gặp thất bại.

Bản kế hoạch hòa bình gần nhất, do Tổng thống Donald Trump khi đó chuẩn bị - được Thủ tướng Israel Netanyahu gọi là "thỏa thuận của thế kỷ" đã bị phía Palestine bác bỏ, xem là mang tính một bên và không bao giờ được khởi động.

Tại sao Israel lâm vào cuộc chiến tranh tại Gaza?

Quốc kỳ Israel và một chiếc khăn choàng có dòng chữ Palestine bên trên

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Gaza do Hamas thống trị, tổ chức Hồi giáo này có cam kết phá hủy Israel và bị Anh và nhiều quốc gia khác liệt vào danh sách nhóm khủng bố.

Hamas đã đạt được chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Palestine vào năm 2006, và đã chiếm quyền kiểm soát Dải Gaza môt năm sau đó sau khi lật đổ đối thủ là Phong trào Fatah do Tổng thống Mahmoud Abbas ở Bờ Tây lãnh đạo.

Kể từ khi đó, các tay súng ở Gaza đã tham gia vào một vài cuộc chiến tranh chống Israel, cùng với Ai Cập đã duy trì sự ngăn chặn một phần trên Dải Gaza để cô lập Hamas và cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công, đặc biệt là đợt nã rocket không khoan nhượng nhằm vào các thành phố của Israel.

Người Palestine ở Gaza nói các lệnh hạn chế của Israel và các cuộc không kích của quốc gia này nhằm vào các khu vực cư dân đông đúc đã dẫn đến cuộc trừng phạt tổng lực.

Năm nay là năm chết chóc kỷ lục đối với người Palestine tại vùng Bờ Tây bị chiếm đóng và Đông Jerusalem.

Họ cũng lên tiếng phản đối các lệnh hạn chế và các hành động quân sự đang được tiến hành tại đây nhằm đáp trả các cuộc tấn công chết chóc nhằm vào người Israel.

Những căng thẳng này cũng đã có thể là một trong các lý do cho cuộc tấn công mới nhất từ Hamas.

Thế nhưng các tay súng cũng đã tìm kiếm sự ủng hộ đối với những người dân thường Palestine, bao gồm việc sử dụng con tin để gây sức ép lên Israel, ép quốc gia này thả tự do cho một số trong ước tính 4.500 người Palestine bị bắt giữ trong những nhà tù.

Ai có và không ủng hộ Israel trong cuộc xung đột?

Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc gia Phương Tây đã cùng lên án cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel.

Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel, trong những năm qua đã viện trợ cho nhà nước Do Thái này hơn 260 tỷ USD về quân sự và kinh tế, và đã cam kết chuyển giao thêm thiết bị, tên lửa phòng phong, bom có dẫn đường và đạn dược.

Mỹ cũng đã cử hai nhóm tác chiến tàu sân bay đến đông Địa Trung Hải để giúp đẩy lùi kẻ thù của Israel, đặc biệt phong trào Hezbollah của Lebanon trong việc có khả năng mở thêm một mặt trận thứ hai trong cuộc chiến tranh.

Nga và Trung Quốc đều đã từ chối lên án Hamas, và cho biết đang duy trì liên lạc với cả hai bên trong cuộc xung đột. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án chính sách của Mỹ cho việc không đạt được nền hòa bình tại Trung Đông.

Iran, kẻ thù 'không đội trời chung' của Israel, phe ủng hộ chính của Hamas, cũng như Hezbollah, cũng có các tay súng tham gia cuộc chiến tranh chống lại lực lượng quân sự của Israel hầu như mỗi ngày kể khi Hamas tấn công.

Các câu hỏi đã được đặt ra về vai trò của Iran trong cuộc tấn công của Hamas, sau khi các báo cáo cho thấy Tehran đã trao khả năng tiến hành cuộc tấn công nhiều ngày trước đó. Tuy nhiên, phía Iran đã bác bỏ mọi liên quan.