Thursday, September 21, 2023

ĐÓNG GÓP CỦA QUÂN ĐỘI MỸ TRONG HÀNH QUÂN LAM SƠN 719

Tổng cộng có 26 tiểu đoàn thuộc Lục quân Mỹ gồm nhảy dù, bộ binh, thiết giáp, pháo binh, không vận, công binh, v.v... đã trực tiếp yểm trợ (direct support) cuộc HQ này. Chưa kể máy bay của không quân chiến thuật và pháo đài bay B-52.

Lời mở đầu: Từ trước tới giờ, rất nhiều bài viết trên báo chí Việt ngữ về cuộc hành quân Lam Sơn 719 hay Trận Hạ Lào 1971, nhưng gần như chỉ nói các hoạt động của các đv VNCH như nhảy dù, bộ binh, BĐQ, TQLC, pháo binh, thiết giáp, không quân; rất ít người nói tới những hoạt động của các đv Mỹ, đặc biệt là những đv thuộc lục quân đã trực tiếp yểm trợ cuộc HQ này. Hôm nay tôi xin giới thiệu một bài của Shelby Stanton, một tác giả quen thuộc của nhiều sách về chiến tranh VN. Là một sĩ quan lục quân Mỹ, ông đã phục vụ 6 năm ở Đông Nam Á, trong đó có VN, từng nhận huy chương khi làm cố vấn trong các cuộc HQ ở Cam-bốt. Sau khi bị thương ở Lào, ông đã giải ngũ với cấp đại úy.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 348 đến 352 của sách The Rise and Fall of an American Army của Shelby Stanton. 

Ghi chú: Để tránh hiểu nhầm, những đv KHÔNG kèm các chữ như VNCH hay Nam quân đều thuộc quân đội Mỹ. 


========

. . .

TẤN CÔNG SANG LÀO

"Việc phá hủy các kho tiếp vận của csbv tại Cam-bốt đã là một món quà hậu hĩ (handsome dividend) cho lực lượng Việt-Mỹ khi đã làm giảm bớt các hoạt động của csbv khắp QK-3, và giờ đây bộ tư lịnh (BTL) yểm trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam, gọi tắt là MACV dự trù một cuộc hành quân với nhiều tham vọng. Để xử dụng tối đa sức mạnh quân sự còn lại của Mỹ tại VN, một kế hoạch vội vả được thực hiện bằng cách dùng không quân và pháo binh Mỹ (phần lớn là đại bác tự hành 8-in hay 203 ly đặt bên đây biên giới) để yểm trợ một nỗ lực quân sự của Nam VN vào vùng Cán Chảo của Lào (Laos Pandhandle) vì một khi Mỹ rút quân ra khỏi VN theo hiệp định Paris 1973, sức mạnh quân sự kể trên của Mỹ sẽ ko còn. Nói thêm: giới quân sự Mỹ đã đặt tên cho vùng đất hẹp nhứt của nước VN thuộc các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, và Hà Tỉnh, là Cán Chảo (Panhandle). Vì vậy vùng đất của Lào giáp với vùng Cán Chảo của VN cũng được gọi là Cán Chảo của Lào -- người dịch. Để chuẩn bị đánh sang Lào, liên quân Việt-Mỹ đã tổ chức một số cuộc hành quân để đưa quân đến sát biên giới Việt-Lào. Từ đây quân Nam VN sẽ vượt biên giới để phá hủy các kho võ khí được cất giữ kế cận Tchepone. 

Cơ may để thành công đã có vẻ sáng sủa (bright), và một cuộc tấn công mạnh mẻ và nhanh chóng vào các kho võ khí của csbv tích trữ ở Lào sẽ giúp QLVNCH có thêm kinh nghiệm chiến đấu và tự tin. Những người lập kế hoạch đã lạc quan khi nghĩ rằng cuộc tấn công (thrust) này, cũng như cuộc hành quân vào Cam-bốt, sẽ gặp ít kháng cự. Vì xe cộ và máy bay thích hợp với mùa khô, và cuộc rút quân của Mỹ sẽ bắt đầu vào năm tới, cuộc hành quân đánh sang Lào ko thể trì hoãn. Việc tổ chức vội vả cuộc hành quân này, thúc đẩy bởi việc rút quân sắp xảy ra (impend) của quân đội Mỹ, cộng với yêu cầu giữ bí mật, đã khiến các nhà quân sự thiếu kiên nhẫn (short fuse) khi vạch ra kế hoạch. Do tôn trọng sự trung lập của Lào, khi các đv VNCH tiến quân sang Lào, lần đầu tiên các cố vấn Mỹ ko đi theo đv mà họ đang làm cố vấn. Các thông dịch viên người Việt được cắt cử ngồi kế phi công Mỹ trên các quan sát cơ của họ - như OV-1 Mohawk, hay tại các trung tâm hành quân của Mỹ. 



Theo kế hoạch người Mỹ sẽ mở Đường 9 tới biên giới. Một mủi tiến quân có thiết giáp bảo vệ của Nam VN sẽ theo Đường 9 hướng tới Tchepone. Nói thêm: Đường 9 hay QL-9, được xây từ thời Pháp. Sau 1954, khi quân Pháp rút về nước, và dù tình hình bắt đầu mất an ninh, phần đường phía VNCH vẫn còn tốt do dân quân VNCH thường xuyên xử dụng để chuyển quân hay di chuyển hàng hóa, phần đường phía Lào bị hư hỏng vì là chiến trường giữa quân đội quốc gia Lào, và CSBV/Lào Cộng -- người dịch. Khi vào nước Lào, con đường đất này chạy theo hướng đông-tây dọc theo Sông Xe Pone, xuyên qua một thung lũng hẹp rải rác đó đây những tảng đá, xa hơn một chút là núi rừng rậm rạp. Bảo vệ cạnh sườn phía bắc của hướng tiến quân này là các CCHL của Nhảy Dù của Nam quân (họ đã được trực thăng vận đến đó); cạnh sườn phía nam là các CCHL do bộ binh của Nam quân phụ trách (họ cũng được trực thăng vận đến đó). Rất nhiều trực thăng các loại và các loại máy bay của Mỹ để không vận hay yểm trợ cho lực lượng này, chưa kể lữ đoàn 108 pháo binh tăng phái. 
Nói thêm: Những đv lục quân Mỹ trực tiếp yểm trợ hành quân Lam Sơn 719 gồm:
a/ Lữ đoàn 108 pháo binh (bốn TĐ). 
b/ Liên đoàn 45 công binh (hai TĐ). 
c/ Sđ 101 nhảy dù có lữ đoàn 3 tăng cường một lực lượng đặc nhiệm của công binh, và lữ đoàn 1 làm trừ bị. 
d/ Lữ đoàn 101 không vận (sáu TĐ), cũng thuộc sđ 101 Dù - trang bị trực thăng võ trang như Cobra hay trực thăng chỡ quân như UH-1B, UH-47, v.v... 
e/ Lữ đoàn 1 của sđ 5 bộ binh tăng cường bởi hai TĐ thiết giáp, một TĐ bộ binh. 
f/ Lữ đoàn 11 bộ binh của sđ Americal với hai TĐ bộ binh. 
Tổng cộng là 26 tiểu đoàn gồm nhảy dù, bộ binh, thiết giáp, pháo binh, không vận, công binh, v.v... -- người dịch.
Dù ko nói rõ ngày nào chấm dứt hành quân, người ta nên hiểu rằng Nam quân sẽ lục soát khu vực và phá hủy các kho chứa vũ khí tiếp liệu cho tới khi bắt đầu mùa mưa vào đầu tháng Năm. Tchepone chỉ là mục tiêu trung gian, vì cần tiến xa hơn nữa để tới khu liên hợp (complex) tiếp vận chánh của csbv. Người ta ko trông đợi địch chống trả dữ dội; nhưng nếu cần chiến đấu, địa thế phía tây của Tchepone sẽ buộc binh sĩ VNCH phải đánh từ dưới thấp lên triền đồi, xuyên qua rừng rậm và các bụi tre gai gốc để chống lại phòng tuyến gồm các công sự. 
QUÂN ĐỘI MỸ HÀNH QUÂN ĐỂ SỬA CHỮA ĐƯỜNG 9 TỚI BIÊN GIỚI.
Giai đoạn sơ khởi là hành quân Dewey Canyon II của Mỹ, được thiết kế để Đường 9 có thể xử dụng cho lượng xe cộ đông đảo chạy tới biên giới Lào. Trong bóng tối trước rạng đông của ngày 30/1, lữ đoàn 1 cơ giới của sđ 5 bộ binh, đã di chuyển một lực lượng đặc nhiệm gồm công binh và thiết giáp tiến tới Khe Sanh. Một xe ủi đất dẫn đầu đoàn xe này mở đèn pha với độ sáng tối đa. Liền kế đó là các người lính của TĐ 14 công binh dọn sạch các chướng ngại và sửa chữa mọi cầu và cống nước. Lính bộ binh của lữ đoàn này được trực thăng vận tới Khe Sanh sau khi trời sáng, trong khi các thiết vận xa M-113 của trung đoàn 1/1 thiết kỵ đã chạy đua với thời gian để thám sát (reconnoiter) vùng biên giới. Tính tới ngày 5/2, con đường sau lưng họ đã an ninh. 
Những người lính công binh này cũng tích cực mở một con đường thứ hai trên núi, song song với Đường 9, được đặt tên là Đường Quỷ Đỏ (Red Devil Road). Lữ đoàn này cũng bảo vệ những súng tầm xa, chạy xích M110 của lữ đoàn 108 pháo binh, đã bắt đầu di chuyển tới các vị trí tác xạ. NÓI THÊM: M110 là đại bác tự hành gắn trên xe xích, có trọng lượng 28.3 tấn, (nhẹ hơn chiến xa T-54 nặng 36 tấn), bắn đạn 8-in hay 203 ly, tầm bắn từ 16.8 km đến 25 km, nếu đạn có hỏa tiển trợ lực đi xa 30 km; vận tốc tối đa của xe 54.7 km/g.  -- người dịch. 
                                

Đại bác 175 ly tự hành, sau này được trang bị cho VNCH. Đại bác này cũ hơn loại 8-in. 

Sư đoàn 101 nhảy dù đã mở một tấn công nghi binh (feint) vào Thung lũng A Shau đáng sợ. Sđ này đã từng chịu tổn thất đáng kể khi hành quân ở thung lũng này tháng 5 năm 1969 mà nổi tiếng là Trận Đồi Thịt Bầm (Hamburger Hill) -- người dịch. Giai đoạn đầu của cuộc tấn công này, ý nói đánh sang Hạ Lào đã rất tốt, và các dấu hiệu đều thuận lợi cho một sự xác nhận tuyệt vời của chương trình Việt Nam hóa qua cuộc hành quân này.  
QUÂN LỰC VNCH BẮT ĐẦU VƯỢT BIÊN GIỚI, ĐÁNH SANG HẠ LÀO.
Lúc 0700 g sáng đầy sương mù của ngày 8/2/1971, sau một đợt bắn phá ồ ạt và 11 phi xuất B-52, cuộc tấn công xuyên biên giới đã bắt đầu. Đoàn xe thiết giáp của Nam quân ầm ầm tiến vào đất Lào, chỉ gặp chống cự yếu ớt, trong khi càn lên các đường mương hay hố trên nền đường. Các trực thăng võ trang của Mỹ bay tới lui trên núi để tìm kiếm súng và xe cộ của địch. Trực thăng của TĐ 158 không vận chỡ lính Dù VNCH tới các bãi đáp đầu tiên, trong khi TĐ 223 không vận chỡ một trung đoàn của sđ 1 VNCH. Thường thường thời tiết xấu khiến ko thể đổ quân vào buổi sáng, nhưng cuộc hành quân này chỉ gặp kháng cự yếu ớt của địch, tổn thất thấp và đã đạt được nhiều mục tiêu ban đầu. 
Không kỵ Mỹ trong lúc đó đang gây nhiều thiệt hại lớn cho các kho chứa, vị trí súng, các đv địch đang di chuyển nhưng rừng rậm và thời tiết đã cản trở phần nào việc phá hủy mục tiêu. Nhờ thường xuyên di chuyển nên hệ thống phòng không tân tiến của csbv đã tích cực gây nhiều khó khăn đáng kể. Trước tình hình này, các trực thăng tiếp tế cho quân bạn phải có trực thăng võ trang hộ tống. Trung tá Robert F. Molinelli của tiểu đoàn 2/17 không kỵ cho biết đang thấy nhiều chiến xa nhưng ko thể tấn công vì hết đạn. Ngày 18/2, những trực thăng dưới quyền ông đã làm nổ hai ống dẫn dầu lớn, khiến những quả cầu lửa bắn tung lên trời.
Sau đó những đv bảo vệ cạnh sườn của hướng tiến quân đã bắt đầu bị phản công. TĐ 39 BĐQ bị thiệt hại nặng (maul) trong một trận đánh ác liệt ngày 19/2, và các CCHL đã là mục tiêu của hỏa lực pháo binh, phòng không, và hỏa tiển. Trong một trận đánh khác vào ngày 25/2, bộ binh csbv, có xe tăng yểm trợ đã tấn công CCHL Delta, và mọi giấc mơ của dễ dàng làm chủ chiến trường của Nam quân đã nhanh chóng tan mờ. Họ sắp phải chiến đấu khó khăn. Tinh thần của Nam quân vẫn còn cao trong khi họ tiếp tục tiến quân về Tchepone. Dù nhiều đv của Nam quân tiếp tục bị chôn chân (hang on) ở các CCHL, và trận chiến gia tăng ác liệt, nhưng do theo đuổi kế hoạch hành quân đã dự trù, cấp trên đã ra lịnh tấn công vào Tchepone. Ngày 3/3, một TĐ của sđ 1 VNCH đã được trực thăng vận để xuống một bãi đáp gần Tchepone với tổn thất gồm 11 trực thăng bị bắn rơi và 42 chiếc khác bị trúng đạn từ dưới đất. Ba ngày sau, trung đoàn 2 VNCH đã đổ quân xuống Tchepone - một thành phố đã đổ nát, hoang phế, ko còn ai ở, nhưng họ vẫn gặp kháng cự lẻ tẻ.
Thời tiết tốt và việc khám phá một số kho tiếp liệu là lý do tốt để Nam quân lục soát khu vực, nhưng họ được lịnh sẽ rời ngày 7/3. Việc kháng cự đầy quyết tâm của Bắc quân đã khiến Nam quân ko thể tiếp tục tiến về các kho vũ khí và tiếp liệu của csbv trên đường mòn HCM. Hỏa lực pháo binh ko ngưng nghỉ đang đe dọa một số CCHL, và có nhiều dấu hiệu Bắc quân đang tập trung để phản công. Vì Nam quân đã vào Tchepone, tổng thống Thiệu có thể tuyên bố một thắng lợi về chính trị. 
Một trong những cách hành binh khó khăn nhứt trong chiến tranh là rút quân (withdrawal) có trật tự dưới áp lực nặng nề của đối phương -- đây là đẳng cấp thực sự (real mark) của một đội quân nhà nghề, nhưng lại là cách phá hủy nhanh nhất của một quân đội còn nhiều khiếm khuyết. Việc Việt Nam hóa đã đến quá sớm, với rất ít nền tảng vững chắc, chưa bao giờ cho phép Nam quân có một cơ hội thực hiện một cuộc rút quân có tổ chức trong những hoàn cảnh nguy hiểm như vậy. Việc rút quân này đã trở thành một cuộc rút lui trong rối loạn, và cuối cùng đã biến thành một cuộc tháo chạy (rout) ko thể kiểm soát. Số phận nghiệt ngả của đội quân bảo vệ mặt hậu mà điển hình là trung đoàn 1 VNCH khi đv này tiến quân dọc theo một con sông để bảo vệ đoàn quân, đã bị tiêu diệt khi chạm súng với địch. Một khi không còn tinh thần, các đv khác chiến đấu rời rạc, hay đơn giản rút chạy. 
Cuộc phục kích một đoàn xe có thiết giáp bảo vệ vào ngày 19/3 đã gây hoảng loạn. Xe tăng, xe cơ giới của công binh, và đại bác bị bỏ rơi. Các trực thăng võ trang Mỹ đã liều mạng bay tới để phá hủy chúng trước khi rơi vào tay bắc quân. Thiết giáp Nam quân đã bị hạn chế do địa thể khiến họ ko thể hoạt động thỏa đáng, và đã bị thiệt hại nặng. Ngày kế, B-52, các oanh tạc cơ, và trực thăng võ trang của Mỹ đã thực hiện hàng ngàn phi xuất để yểm trợ Nam quân. Một TĐ của trung đoàn 2 VNCH được bốc đi, nhưng 28 trên 40 chiếc đã bị thiệt hại. Các kế hoạch để bốc một TĐ của trung đoàn này đã bị hủy bỏ do chiếc trực thăng đầu tiên đã nổ tung khi chuẩn bị đáp xuống bãi bốc.  
                           


Người sống và người chết--Thân xác của người bị thương và người chết của lính Nam Việt Nam nằm ngổn ngang (sprawled) dọc theo Đường 9 tại Lào. Những người lính này, tham gia cuộc hành quân sang Lào, đã bị phục kích bởi quân csbv khoảng 10 dặm phía tây biên giới. Nguồn : thông tấn xã AP.

Các TĐ TQLC VNCH đã chiến đấu trong tuyệt vọng, đạn dược sắp cạn tại một số CCHL, và các phi công trực thăng dũng cảm của TĐ 14 không vận đã tiếp tế đạn cho họ. Đường 9 bây giờ đầy xác xe cộ bỏ rơi, và đoàn quân có xe thiết giáp đi cùng đã băng rừng để trở về VN. Sư đoàn Nhảy Dù "ưu tú" của VNCH, niềm kiêu hảnh (showpiece) của Việt Nam hóa chiến tranh, đã hoạt động tệ hại, khi ko những để mất các CCHL quan trọng, mà còn hoàn toàn thất bại trong trách nhiệm bảo vệ cạnh sườn của cuộc rút quân. TQLC Việt Nam đã bỏ một số khu vực quan trọng sau khi chiến đấu nửa vời (halfhearted), và ko thể kiểm soát những đv dưới quyền. Một số lính TQLC và nhảy dù tại các CCHL bị hoảng loạn và đã xảy ra hỗn loạn khi trực thăng Mỹ đáp xuống bốc họ, ý nói lính tráng dành nhau lên máy bay, mà theo nguyên tắc, chỉ những kẻ bị thương nặng mới lên trước, sau đó là bị thương nhẹ -- người dịch.  
Nhờ xử dụng hỏa lực một cách dũng cảm và kiên quyết, không quân Mỹ đã giúp Nam quân vào Tchepone và rút ra. Trực thăng Mỹ đã bay trên đầu họ để bảo vệ, tái tiếp tế đạn dược, và cứu kẻ sống sót dù phải bay qua hàng rào phòng không. Trong quá trình này, 92 máy bay bị rơi và trên 600 chiếc bị hư hại. 25 quả bom loại Commando Vault đã được dùng để tấn công các nơi tập trung quân csbv hay tạo bãi đáp. Nói thêm: Được gọi theo tên của chương trình nghiên cứu Commando Vault, bom BLU-82B khi dùng tại VN có thêm biệt danh "Daisy Cutter" (Cắt bông cúc) khi có thể san phẳng một khu rừng để thành bãi đáp. Đây là một bom qui ước nặng 6.800 kg, chứa 5.700 kg ammonium nitrate, bột nhôm và polystyrene, được thả từ C-130 hay trực thăng CH-54 cần trục bay. Do thiết kế để nổ bên trên mặt đất, bom chỉ tàn phá cây cối, chứ ko đào hố sâu lớn khi tạo một khoảng trống có bán kính khoảng từ 100 -300 m, để giúp trực thăng đáp xuống dễ dàng. Do sức công phá lớn, máy bay phải cách mặt đất ít nhứt là 1.800 m khi thả bom. -- người dịch.
Đối với chế độ Sài Gòn, một chiến thắng cho Lam Sơn 719 mà họ mong muốn đã trở thành một thất bại cay đắng, khi phô bày những thiếu sót trầm trọng về việc lập kế hoạch hành quân, tổ chức, lãnh đạo chỉ huy, và khả năng điều quân. Sự thiếu vắng của khả năng lãnh đạo trầm tỉnh, hợp lý đã phá hủy sự tài giỏi về chiến thuật hay tinh thần chiến đấu dũng mãnh của một số đv VNCH. Hành quân Lam Son 719 là một thất bại buồn thảm (dismal), là điềm gở báo trước cho (bode poorly) những khó khăn trong tương lai khi QLVNCH phải đối phó với chiến xa và bộ binh dày dặn kinh nghiệm của bắc quân. Việt Nam hóa cuộc chiến đã ko giúp QLVNCH có thể an toàn thách thức những lãnh thổ mà csbv đang bảo vệ."
. . .
San Jose ngày 28/9/2023.
Tài Trần