Tuesday, November 14, 2017

AI LÀ THỦ PHẠM ĐÍCH THỰC SINH RA NHỮNG CÁI LẠY QUỲ?
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, Hà Nội -
"Trên tất cả, gốc rễ vấn đề nằm ở chỗ, rằng tư tưởng nô lệ đồng tiền đã ngột ngạt trong toàn xã hội, rằng khát vọng giàu có tức thì đã bao trùm toàn xã hội. Cho nên, khi những kẻ quyền thế chiếm đoạt để làm giàu, thì những bọn lưu manh sẽ ngang nhiên lừa đảo mà giàu có. Khi cả xã hội mà đã dối trá, thì người lương thiện cuối cùng đành phải bất lương".
Hình ảnh chàng thanh niên quỳ lạy Jack Ma đã làm cho nhiều người Việt hổ thẹn. Thêm một nhát dao khứa vào lòng tự trọng người Việt. Tinh thần quý tộc của người Việt lại một lần nữa bị tổn thương.
Nhưng phần lớn trong chúng ta mới chỉ nhìn thấy người thực hiện hành động quỳ lạy và chỉ trích, mà chưa vạch ra ai là chủ nhân đích thực của những cái lạy quỳ.
LỰA CHỌN JACK MA – TẦM NHÌN TAI HỌA CỦA NHÀ TỔ CHỨC
1. Tạo hóa sinh ra nhiều giống loài, nhìn bề ngoài có vẻ như nhau, nhưng bản chất thì lại rất khác biệt nhau.
Ví như hổ báo đều là những giống loài săn thú, có bề ngoài na ná nhau, và đều rất dũng mãnh. Thế mà cao hổ thì quý mà cao báo lại không.
Ví như, loài la là con của ngựa và lừa, vậy mà loài la lại không sinh đẻ được, ngựa thì đi được ngàn dặm đường còn la thì không.
Hay tỷ như hưu nai giống nhau và đều cùng có sừng, nhưng nhung hưu thì quý, còn gạc nai lại không.
2. Bởi thế, Bill Gates và Jack Ma đều cùng rất giàu, mà đẳng cấp lại rất khác nhau.
Giàu của Bill Gates đưa lại cho nhân loại sáng tạo công nghệ, còn Jack Ma giàu lên là nhờ cung cấp dịch vụ.
Jack Ma kiếm tiền nhờ thị trường Trung Quốc đóng cửa dành cho người Trung Quốc, còn Bill Gates thì thịnh vượng trong tự do cạnh tranh toàn cầu.
3. Cho nên con người Jack Ma đáng tôn trọng, nhưng tấm gương Bill Gates mới đáng tôn thờ.
4. Bởi vậy, lãnh đạo diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam chọn Jack Ma làm tấm gương điển hình để đối thoại trong tuần lễ APEC là không phân biệt được đẳng cấp, là chọn gạc nai thay cho nhung hưu.
5. Còn doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Jack Ma để khai thác thị trường Việt Nam là mời cáo vào chuồng gà.
LÀM GIÀU KHÔNG THỂ DẠY ĐƯỢC
Mấy năm gần đây, trên truyền thông và đặc biệt trên TV, người ta đua nhau giảng dạy về làm giàu, về khởi nghiệp, làm CEO. Từ đó dẫn đến sự ngộ nhận của nhiều người, nhất là tầng lớp học sinh sinh viên.
Điều cần học là kiến thức. Chỉ có kiến thức và lao động mới đưa đến sự giàu có. Thế nhưng người ta lại không dạy kiến thức, mà hời hợt vẽ ra con đường làm giàu. Hậu quả là nhiều thế hệ trẻ không chịu trau dồi kiến thức, không kiên trì khổ luyện dài lâu trong lao động, mà chỉ thấp thỏm đợi chờ phép màu giàu có.
Làm giàu không thể dạy được. Nếu dạy được làm giàu, thì trên thế gian đâu còn có người nghèo.
LÀM LÃNH ĐẠO CŨNG KHÔNG THỂ DẠY ĐƯỢC
Cũng như vậy, làm lãnh đạo cũng không thể dạy được. Không có trường đào tạo ra các nhà lãnh đạo. Cũng như không có trường đào tạo ra những người đoạt giải Nobel.
Nhớ lại, trong cuộc gặp với 800 thủ lĩnh trẻ sáng ngày 25/5/2016 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, một bạn trẻ đã hỏi “làm thể nào để trở thành nhà lãnh đạo tài ba như ngài tổng thống?” Câu trả lời của Tổng thống Obama: “Biết được điều mình muốn làm và thích thú với điều đó mới là quan trọng và toàn tâm toàn ý thực hiện ý tưởng đó. Con đường đi của mỗi người rất khác nhau. Có người quan tâm đến giáo dục, có người quan tâm đến dược phẩm, kinh doanh. Và không có ai vạch ra con đường trở thành nhà lãnh đạo”.
Ngược với toàn bộ loài người, ở Việt Nam, đảng cộng sản thành lập các trường chính trị đào tạo cán bộ lãnh đạo. Ai muốn làm lãnh đạo từ cấp huyện, cấp tỉnh cho đến cấp trung ương đều phải ghi tên học trong hệ thống trường chính trị này.
Điều mâu thuẫn lạ lùng là các cán bộ lãnh đạo tối cao trước đây của đảng cộng sản thì chẳng ai học qua các trường chính trị kiểu này, nhưng họ vẫn nắm quyền lãnh đạo tối cao của đảng và của thể chế.
Đi ngược với nhân loại, kết quả là hệ thống các trường chính trị ở Việt Nam đã “xuất xưởng” những nhà chính trị dị tật, mang đến nhiều tai họa cho đất nước.
AI LÀ THỦ PHẠM ĐÍCH THỰC CỦA NHỮNG CÁI LẠY QUỲ?
Những cái quỳ lạy không phải chỉ do suy nghĩ bột phát nhất thời của chàng trai, mà là hệ quả tất yếu của một xu hướng giáo dục làm giàu. Chàng trai đó là sản phẩm mà xã hội đương thời tạo nên.
Những cái quỳ lạy chỉ xuất hiện trong cuộc đối thoại với Jack Ma tại tuần lễ APEC 2017. Như vậy, do những người tổ chức đã chọn Jack Ma làm nhân vật điển hình của diễn đàn, nên mới làm cho những tín đồ của Jack Ma theo nhau mà đổ đến. Thể chế đã thai nghén những cái quỳ lạy, còn các nhà tổ chức điễn đàn đã làm “vỡ ối” để đẩy ra chào đời những cái lạy quỳ.
Có người sẽ phản biện rằng, đều là sản phẩm của thể chế, nhưng sao hàng ngàn người khác lại không quỳ lạy như chàng thanh niên kia?
Có thể trả lời câu hỏi trên bằng câu hỏi: Nếu tổ chức diễn đàn với Thủ tướng Canada Justin Trudeau thì liệu sẽ có những cái lạy quỳ không?
Trên tất cả, gốc rễ vấn đề nằm ở chỗ, rằng tư tưởng nô lệ đồng tiền đã ngột ngạt trong toàn xã hội, rằng khát vọng giàu có tức thì đã bao trùm toàn xã hội. Cho nên, khi những kẻ quyền thế chiếm đoạt để làm giàu, thì những bọn lưu manh sẽ ngang nhiên lừa đảo mà giàu có. Khi cả xã hội mà đã dối trá, thì người lương thiện cuối cùng đành phải bất lương.
VÌ SAO LẠI CHỌN JACK MA?
Những người chọn Jack Ma không phải chỉ lẫn lộn thật giả, mà về bản chất họ cũng là dạng người mong muốn giàu lên tức thì. Đúng như câu tục ngữ “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”, họ nhìn thấy dòng tiền sinh ra từ việc tổ chức cuộc đối thoại với Jack Ma. Họ chớp thời cơ bất chấp sinh ra những cái lạy quỳ.
Cùng với thể chế, họ là thủ phạm đích thực sinh ra những cái lạy quỳ. Hơn cả những cái lạy quỳ, rước Jack Ma là mang họa về cho đất nước.
TS Nguyễn Ngọc Chu (Institute of Mathematics)
Nguồn: Fb Dung Tran
CHỬI MỸ VÀ "NGỤY QUÂN , NGỤY QUYỀN" SÀI GÒN NHƯNG LẠI SỐNG TẠI MỸ !
Hôm qua tôi nghe 1 láng giềng kể lại : 1 ng quen mời bà dự tiệc tiển đưa 1 cặp vc (chồng là dân Sài Gòn trước 75 , vợ là em của VC Đà Nẳng trước 75) về VN .
Mụ vợ khoe với mọi ng là chỉ xài ví da Louis Vuitton 2-3 ngàn đô , đi du lịch nước ngoài (Nhật , Hàn quốc, v.v...) để sửa sắc đẹp như cơm bửa , v.v... 
Trước 75 , mụ là nữ sinh trung học ở Đà Nẳng , sau 75 , các anh của mụ được chính quyền VC cấp cho nhà vắng chủ (chủ đã di tản) . Họ bán rẻ cho mụ và mụ sửa thành KS mini và cho VK hay nước ngoài thuê .
Mụ cho con trai du học ở San Jose , lấy vợ và bảo lãnh vc mụ sang Mỹ . Đứa con gái còn lại ở VN , qua giới thiệu , đã được 1 mỹ trắng về VN cưới , hiện đã sang Mỹ .
Bạn của mụ kể lại : lúc ở VN , mụ từng nói "Sao mấy ông sĩ quan của chế độ cũ ko chết hết đi , v.v..."
Nhận xét : Tình trạng VC hay gia đình của họ LÀM GIÀU nhờ CƯỚP NHÀ của người bỏ ra nước ngoài hay sq VNCH cấp thiếu tá trở lên rất nhiều . Phần lớn là nhà MẶT TIỀN hay BIỆT THỰ , cũng có nhà trong hẻm .
NHẬN DẠNG NGƯỜI CHẾT SAU 120 NĂM .
Nhân chuyện các bạn đổ công sức bàn về 'ngoại cảm' , tôi xin giới thiệu bài viết v/v nhân dạng người lính đã chết sau 120 năm trong Nội chiến ở Mỹ . Họ đã làm được việc một phần dựa vào quân phục mà ng chết đã mặc , đạn mà họ xử dụng , nghiên cứu xương ng chết và đặc biệt nhờ lối quản lý hồ sơ rất chính xác - đã áp dụng từ nhiều trăm năm nay ở các nước Tây phương . Cũng như việc tổ chức quân đội theo chính quy nghĩa là ng lính mặc quân phục , có huy hiêụ của đơn vị mình phục vụ , có cả cờ của trung đoàn . Theo tôi biết , quân đội Mỹ , cấp TIỂU ĐOÀN cũng có cờ RIÊNG từ ngày thành lập Tiểu đoàn . Còn người chiến binh CS , vì áp dụng chiến tranh KHÔNG qui ước nên ăn mặc thì giống nhau , ko cấp bực , ko huy hiệu đơn vị , không cờ kiếc gì cả , sổ sách (record) thì lôi thôi , v.v... Cho nên chỉ mới trên dưới 60 năm mà nhận dạng hài cốt đã rất là khó khăn , cuối cùng phải nhờ các nhà "NGOẠI CẢM" 'trời ơi đất hởi' này ! Để rồi , cả nước đang cải nhau như mổ bò về vụ này . -- Tài .

NHẬN DẠNG NGƯỜI CHẾT TRÊN 120 NĂM
Nhận dạng kẻ vô danh trong mộ ở trận Antietam .
Nguồn : National Geographic July 1995 , mục Geographica 
Vào 1988 , những ng đam mê/tìm hiểu (buff) về Nội chiến Mỹ trong khi thăm dò những vết tích (prospecting for relics) của Trận đánh Antietam trên 1 cánh đồng ở Sharpsburg , bang Maryland đã khám phá một chuyện rùng rợn (grisly discovery) : bốn nấm mộ vô danh (unmarked) . Sau một thời gian làm việc kỷ lưởng như thám tử , ông Stephen Potter , nhà khảo cổ của Sở Công Viên Quốc gia sắp tìm được danh tánh của 1 trong ng chết này . Những nấm mộ nông này chứa xương của những ng lính quân miền Bắc (Union) đã ngả xuống ngày 17 tháng 9 , 1862 . Trong khi tiến quân (advance) vào con đường trủng (sunken road) sau này đc gọi là Đường làng Đẫm máu (Bloody Lane) (trong hình phải) , họ đã bị giết chết bởi lính miền Nam (Confederate) ngồi xổm ở chỗ lõm (hunkered in the depression) .
Toán của nhà khảo cổ Stephen Potter đã khám phá nút của tay áo (cuff button) từ quân phục của bang New York , những mảnh của tràng hạt (piece of rosary) , đạn đường kính 69/100-inch (17.52 milimet) dùng bởi lính (enlisted men) của Lữ đoàn Ái nhĩ lan , một đv tập hợp những di dân được tuyển mộ tại TP New York .
Khi khảo sát các xương , nhà nhân chũng học thuộc viện Smithsonian Douglas Owsley đã ghi nhận rằng 1 trong 4 ng ở độ tuổi 40 . Ông Porter đã xem lại sổ sách của Lữ đoàn Ái nhĩ lan và tìm thấy rằng chỉ có 3 ng lính đã chết tại Antietam và có độ tuổi như vậy : các binh nhì James McGarrigan , Martin McMahan , và James Gallagher . Tất cả phục vụ tại trung đoàn 63 của New York , mà cờ trung đoàn (hình dưới) chứng thực vai trò của họ trong cuộc chiến .