Saturday, December 26, 2020

LIÊN ĐOÀN 15 BĐQ, SĐ 1 BỘ BINH, TQLC ĐÃ CHIẾN ĐẤU ÁC LIỆT Ở PHÍA NAM HUẾ TỪ 19/3 ĐẾN 22/3/75 

Nguồn: chuyển ngữ từ trang 290-298 của quyển Black April.

LỜI NÓI ĐẦU: 

Là một cựu quân nhân thuộc sđ 7 bộ binh VNCH, tôi luôn luôn nhớ ơn những người lính đã hy sinh để cho chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay. Do vậy, dù ở tuổi 73, tôi vẫn tìm hiểu về những trận đánh ác liệt nhưng dễ rơi vào quên lãng, đặc biệt trong tháng 3 và 4 năm 1975. Tôi mong rằng, các bài chuyển ngữ của tôi, sẽ giúp người nghe, đặc biệt giới trẻ, sẽ biết những hy sinh của cha ông của họ và lý do nào họ đã có mặt tại đất nước tạm dung này--dù đó là Mỹ, Canada, Úc, v.v... 

- "Do quân viện cắt giảm mạnh sau hiệp định Paris 1973, TĐ 60 BĐQ của thiếu tá Đỗ Đức Chiến, là điển hình (typical) của những đv bđq năm 1975. Lúc đầu BĐQ được thiết kế như những đv bộ binh gọn nhẹ và ưu tú, nhằm mục đích thám sát và viễn thám. Giờ đây họ là lực lượng trừ bị cấp quân đoàn canh giữ các vị trí cố định. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt khi họ ở tầng cuối cùng (bottom) của hệ thống tiếp vận của vnch về bổ sung quân số và vỏ khí. (Nói thêm: dù quân số của một liên đoàn bđq bằng một trung đoàn bộ binh nhưng họ ko có một tđ pháo 105 ly cơ hữu như một trung đoàn bộ binh. Khi tăng phái cho các trung đoàn bộ binh hay tiểu khu, họ được yểm trợ về pháo của đv xử dụng họ). Xin nói rõ hơn, tđ của thiếu tá Chiến chỉ có 200 ngươi, và phần lớn sq đã chết hay bị thương trong trận đánh ác liệt ở núi Mỏ Tàu năm ngoái. Ông nhận các sq mới làm đ.đ. trưởng nhưng các trung đội trưởng đều là trung sĩ, thay vì sq. Tình hình vũ khí còn tệ hơn. Chỉ có 30/100 súng phóng lựu M-79 còn xài được, và nhiều binh sĩ đã chết vì nổ nòng súng do ko được thay thế. Rất thiếu pin cho máy truyền tin nên ảnh hưởng nghiêm trọng việc chỉ huy và liên lạc. Trong tình trạng như vậy, TĐ 60 bđq được lịnh trấn giữ Đồi 312, ở vùng núi Mõm Cùn Sắc, phía tây và cách QL1 khoảng 1,6 km--đồi này khống chế đoạn QL-1 giữa Lương Điền, nơi đặt bch của LĐ 15 BĐQ, và quận lỵ Phú Lộc, nằm ngay ngã ba QL-1 và đường vào Núi Bạch Mã, xem bản đồ. Đơn vị của ông đã phải chống lại một đv địch gấp năm lần về quân số--lại còn hỗ trợ bởi pháo binh". Nguồn: sách đã dẫn, trang 292. 

Sau đây là phần chuyển ngữ.

=====

"Trở về Đà Nẳng chiều ngày 19/3, Trưởng đã nhận một cuộc gọi khẩn từ trung tướng Thi. Ông này báo cáo rằng lúc 3 giờ sáng, quân csbv đã vượt sông Thạch Hản. Dù Thi và những ng khác nghĩ rằng đó là sđ 308, nhưng thực tế chỉ có một tđ đặc công địa phương đã vượt sông, trong khi ba tđ địa phương của Quảng Trị tấn công từ phía núi. Hai TĐ BĐQ vnch (có lẽ thuộc LĐ 14 BĐQ-- người dịch) đã nhanh chóng tan rả sau cuộc ác chiến. Lúc bình minh, một đv khác của csbv và bốn T-54 của lữ đoàn 203 thiết giáp đã tiến về phía nam dọc theo bờ biển mà ko bị phát hiện và đã tới một vị trí 6 dặm hay 9,6 km sau phòng tuyến vnch. Một đv đpq đã phát hiện, báo cáo, và rút lui. Những đv đpq của Quảng Trị cũng làm như vậy. Vì khi gia đình của họ và TQLC đã ra đi, làng mạc chung quanh ko còn bóng người, họ ko còn gì để bảo vệ. Không gặp chống đối, Bắc quân tiến về quận lỵ Hải Lăng, nằm trên QL-1, phía nam tp Quảng Trị. BCH của liên đoàn 14 bđq đặt tại Hải Lăng, có thể bị tràn ngập, nếu thiết giáp CSBV tiến tới.

Đại tá Nguyễn thành Trí, TLP của tqlc và TL của Mặt Trận Tây Bắc của Huế, đã yêu cầu không yểm để chận thiết giáp, nhưng ko được đáp ứng. Lúc 4 giờ chiều, bắc quân đã chiếm bch cũ của lữ đoàn 258 tqlc, cách Hải Lăng hai dặm. Trong khi đó, chỉ huy của liên đoàn 14 bđq báo cáo đã mất liên lạc với những đv đóng dọc theo sông Thạch Hản, và bắc quân đã chiếm tp Quảng Trị. Với cạnh sườn bị sụp đổ, Trí ra lịnh cho bđq và đpq Quảng Trị rút lui và lập phòng tuyến dọc sông Mỹ Chánh. Ông cũng ra lịnh TĐ 7 tqlc thuộc lữ đoàn 258--đang đóng ở cảng Thuận An để chờ tàu vô Đà Nẳng--ngừng triển khai. TĐ tqlc này sẽ hỗ trợ phòng tuyến của đpq dọc sông Mỹ Chánh ở phía đông QL-1.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong trận chiến 1972, bắc quân đã tốn bao sinh mạng và ba tháng mới chiếm tp Quảng Trị; nay chỉ trong một ngày họ đã chiếm TP này.

...

Tại Sài Gòn, Phó ĐS Mỹ Wolfgang Lehman đã quan sát vấn đề người tị nạn ngày càng gia tăng ở Đà Nẳng. Ngày 18 tháng 3, ông gọi Washington và khuyến cáo rằng "ko quá sớm để nghĩ về việc di tản bằng tàu cho một số lớn người" khỏi Quân khu 1. Nếu bắc quân tấn công Huế, số người di tản về Đà Nẳng sẽ gia tăng, làm nghiêm trọng thêm tình hình này. Lehman đã viết: "Trong tình hình diển biến như vậy (in such a contingency), tôi đã nghĩ nên dùng tàu hải quân Mỹ để chỡ người di tản, và có thể dùng tàu từ nước khác..." Cùng lúc, Lehman ra lịnh di tản những ng Mỹ ko cần thiết khỏi QK1. Các viên chức Mỹ ở các tỉnh này, mỗi tối phải về ngủ ở Đà Nẳng. 

...

Trong khi phó đại sứ Lehman đang tìm mọi cách để dò đoán ý định của Thiệu, NGÀY 17 THÁNG BA, VNCH đã nhận một tin tình báo giá trị. Một hồi chánh viên của sđ 325 csbv đã khai rằng hai trung đoàn của sđ y sẽ tấn công quận lỵ Phú Lộc trên QL-1 gần đầu phía bắc của Đèo Hải Vân. Ngay lập tức Trưởng đã đưa TĐ 8 thuộc lữ 258 TQLC tới tp này. Ông cũng cho oanh kích và dùng đại bác tầm dài 175-ly để tấn công các địa điểm nghi ngờ có sđ 325 hầu trì hoãn cuộc tấn công này. Sự hiện diện của sđ 304 tại Thường Đức đã khiến Trưởng phải giữ một lữ đoàn TQLC ở tây Quảng Nam. Ông chẳng còn đv nào làm trừ bị.

Tin tình báo rất chính xác: theo kế hoạch, Mặt Trận B-4 sẽ tấn công TQLC đang giữ Sông Bồ ở tây bắc Huế trong khi đồng thời cho quân vượt Sông Mỹ Chánh. Phía nam Huế, sđ 324 csbv sẽ lại tấn công Núi Bông, Núi Mỏ Tàu và Đồi 224. Cùng lúc đó, sđ 325 sẽ cắt QL-1 để ngăn quân vnch rút về Đà Nẳng. Tướng CSBV Nguyễn Hữu An nhận lịnh từ Hà Nội phải cắt QL-1 giữa Huế và Đà nẳng NGÀY 21 THÁNG BA, bằng mọi giá. Ông lập tức giao cho sđ 325 làm nỗ lực chính, sđ 324 chỉ lo yểm trợ hỏa lực và tiếp vận. Sau khi thanh tra việc chuẩn bị của 325, ông ra lịnh phải tấn công vào ngày kể trên.

Sđ này đã bỏ ra gần một tháng để bí mật đặt pháo tại các điểm cao gần các ngọn đồi Mõm Cùn Sắc. Họ sẽ dùng pháo binh để dập nát tuyến phòng thủ của BĐQ trước khi dùng bộ binh. Lính bộ binh của sđ này đã chuyển 24 khẩu pháo và gần 3.000 đạn lên các sườn dốc đầy cây cối đến 8 vị trí đặt súng khác nhau. Sau ba tuần lao động cật lực, QL-1 và những vị trí quan trọng của vnch đã nằm trong tầm pháo. Sau khi được pháo binh bắn dọn đường (prepping), bộ binh bắc quân sẽ tấn công TĐ 60 và 61 thuộc liên đoàn 15 đang giữ những đồi này. Một khi các đồi bị tràn ngập, QL-1 sẽ còn cách đó 1.6 km. Huế sẽ bị cắt, hàng trăm ngàn lính VNCH, TQLC, và dân thường sẽ bị kẹt lại. 

Hai vị trí chánh của BĐQ tại rặng Mõm Cùn Sắc là Đồi 560 và Đồi 312. Hai TĐ của trung đoàn 18 sđ 325 csbv sẽ tấn công TĐ 61 bđq tại Đồi 560 và  sau khi chiếm sẽ cắt QL1. Hai TĐ khác của trung đoàn 101 sẽ tấn công TĐ 60 BDQ tại đồi 312. Sau khi diệt TĐ này, trung đoàn 101 sẽ xâm nhập vùng đồng bằng và tấn công bch liên đoàn 15 trên QL1 tại làng Lương Điền. Đây là phòng tuyến cuối cùng của vnch nhằm bảo vệ cầu Sông Truồi. Không có bất cứ đv nào của VNCH giữa cầu này và lối vào phía nam của Huế. 

..

Sau 10 phút trì hoãn do sương mù, lúc 5:50 sáng NGÀY 21 THÁNG BA, bắc quân đã mở màn cuộc tấn công bằng pháo binh. Hàng loạt đạn đại bác đã nổ trên các hầm trú ẩn và giao thông hào của bđq. Sau một giờ, pháo csbv đã chuyển xạ vào các căn cứ pháo của vnch và những mục tiêu từ Phú Lộc tới tàu hải quân trên biển. Khi dứt pháo, bộ binh địch xung phong. Chỉ trong 1 giờ, Bắc quân đã chiếm vài trọng điểm gần Đồi 560, nhưng đồi này vẫn trong tay BDQ. Dù bị pháo nặng, BDQ vẫn giữ vị trí và dùng cối và đại liên M60 bắn trả. Các pháo đội VNCH dọc QL1 đã phản pháo vào đội hình địch. Dù thiệt hại nặng, địch quân vẫn quyết chiếm đồi 560. Sau khi vượt qua chu vi phòng thủ, họ đã tới các hầm của bđq. Cận chiến đã xảy ra, và dù bị áp đảo về quân số, BĐQ đã đẩy lui địch. Vì tấn công bị bẻ gẫy (stymie), quân csbv đã rút lui để đánh giá lại tình hình.

Họ đã thấy một điểm yếu trong phòng tuyến bđq. Phía tây của đồi này rất là dốc, và do ko đủ quân nên chỉ gài mìn ở khu vực này. TL của Bắc quân đã có quyết định táo bạo: lợi dụng rừng núi rậm rạp, họ đã bí mật tháo gở các mìn này để tấn công thẳng vào dốc núi gần như thẳng đứng này.

Lúc 2:00 chiều, họ đã sẵn sàng. Bằng cách trèo lên dốc núi, họ đã tấn công mặt sau của bđq. Họ đã tràn ngập bch của tđ và bắt sống TĐ trưởng. BĐQ phải rút chạy nhưng Bắc quân đã chết 40 và 100 bị thương để chiếm đồi 560. 

Cùng lúc, các đv của trung đoàn 101, sđ 325 csbv tấn công tđ 60 bđq tại đồi 312, nhưng lính của thiếu tá Chiến đã đẩy lui bằng hỏa lực của cối. Dù bị tấn công nhiều đợt nhưng lính của ông vẫn giữ vững phòng tuyến. Nhưng liên đoàn trưởng đã báo với Chiến rằng TĐ 61 bđq đã bị tràn ngập, và ra lịnh cho Chiến phải rút về bch liên đoàn ở Lương Điền. Trong 500 binh sĩ bđq trấn giữ rặng núi Mõm Cùn Sắc, chỉ có khoảng 300 sống sót. 

Trong khu vực trách nhiệm của sđ 1 bộ binh vnch, sđ 324 csbv đã tấn công đồi 224 và 303, và Núi Bông và Núi Mỏ Tàu. Chỉ trong thời gian ngắn, đồi 224 bị chiếm, nhưng đồi 302 đã đẩy lui bắc quân. Tại Núi Bông, một tđ của trung đoàn 1 sđ 1 đã đẩy lui địch dù thiệt hại nặng, nhưng một tđ VNCH khác đã phản công với thiệt hại nhẹ. Trận chiến ác liệt đã tiếp tục khắp Núi Bông và ngọn đồi ĐỔI CHỦ NHIỀU LẦN. Cuối cùng, vào buổi sáng NGÀY 22 THÁNG BA, trung đoàn 1 đã kiểm soát núi này. Tại Núi Mỏ Tàu, các đv của trung đoàn 54, sđ 1 bộ binh, đã đẩy lui nhiều đợt xung phong. Một tù binh cho biết tổn thất Bắc quân rất cao, và một tđ đã gần như tan hàng. Dù sđ 1 bộ binh đã kiểm soát tình hình nhưng cuộc tấn công của sđ 324 đã khiến sđ 1 ko thể bảo vệ cạnh sườn cho liên đoàn 15 bđq. 

...

Vào xế chiều NGÀY 22 THÁNG 3, tướng CSBV Nguyễn Hữu An đã ra lịnh cho pháo đang yểm trợ sđ 325, bắt đầu pháo vào QL1 để ngăn cản mọi xe cộ. Chỉ trong vài phút, đạn pháo bắt đầu rơi trên con đường đông nghẹt người và xe cộ này. Nhiều xe nổ tung và nhiều dân thường chết vì pháo kích. Trong khi một số ít tiếp tục di chuyển, phần lớn đã hoảng loạn và trở lại Huế. Chánh quyền VNCH đã bắt đầu chỡ dân thường tới cảng Thuận An để được di tản bằng tàu. Chỉ trong vài giờ, người ta đã thấy những biểu lộ của "hội chứng gia đình" bắt đầu xảy ra, khi một số lính của sđ 1 đã bỏ đv để tìm gia đình. Các đv ĐPQ/NQ và hậu cứ cũng bắt đầu tan rả (melt away). Điều này đã bắt đầu chậm chạp, nhưng chỉ trong vài ngày, hiện tượng này đã lan tràn hầu như mọi đv trừ TQLC.

SĐ 325 đã rời những đồi trên đây và cắt QL1. Họ cho 3 TĐ đi suốt đêm dưới mưa để phong tỏa QL1. Bắc quân đã tới vùng đồng bằng vào bình minh của NGÀY 22 THÁNG BA. Lính ĐPQ ở gần đó đã trông thấy và nổ súng, nhưng Bắc quân đã nhanh chóng đánh tan các vị trí ĐPQ và chiếm một khoảng dài 3.2 km trên QL1. 

Khi biết đồi 560 đã mất, tướng Thi đã lập tức gọi Trưởng và xin dùng TĐ 8 TQLC tại Phú Lộc để tái chiếm đồi này. Ông cũng ra lịnh cho Chuẩn tướng Nguyễn văn Điềm, TL sđ 1, cũng là TL mặt trận phía nam của Huế (ĐT Trí của TQLC là TL mặt trận tây bắc của Huế-- người dịch), mở một cuộc tấn công nghi binh để giúp TQLC. Ông cũng gửi trừ bị cuối cùng là tđ 94 BDQ thuộc LĐ 15. Nhưng thay vì tấn công để tái chiếm những đồi Mõm Cùn Sắc, TQLC và BĐQ giờ đây đã phải đối phó với sự xuất hiện đột ngột của bắc quân trên QL-1. Chiến sự ác liệt đã diển ra suốt ngày khi BĐQ và TQLC tấn công địch ở hai bên của QL1. Dù tấn công nhiều đợt và có máy bay yểm trợ, cuộc phản công đã thất bại. Kiệt sức, cả hai phía đã đào hầm hố khi trời tối.

Quân sử của quân đoàn 2 csbv gọi việc cắt đứt QL 1"một cú đấm hiệu quả nhứt của toàn chiến dịch." Dù lính của sđ 325 đã thức trắng trong 48 giờ, tướng Giáp ra lịnh ko được trì hoãn (no respite). Trong điện gửi cho sđ này trưa ngày 22/3, Giáp đã viết "thắng lợi này sẽ bị triệt tiêu nếu sđ để địch mở lại con đường. SĐ phải giữ vững khúc đường đã chiếm (dài 3.2 km), bằng mọi giá." Trong đêm 22/3, TL của sđ đã chuyển gần hai trung đoàn tới QL1, chỉ để một tđ giữ Mõm Cùn Sắc.

Nhận lịnh mới của Giáp, và vì sđ 324 ko thể chiếm đồi 560, vào trưa 22/3, tướng An ra lịnh cho sđ 324 đi vòng qua sđ 1 vnch và tiến thẳng xuống đồng bằng. Cùng lúc sđ 325 tiếp tục cuộc tấn công và gửi một trung đoàn tiến đánh bch liên đoàn 15 tại Lương Điền. Một khi Lương Điền bị chiếm, trung đoàn này sẽ tấn công sân bay Phú Bài để phối hợp với sđ 324. Một trung đoàn khác của sđ 325 sẽ đánh Phú Lộc. Trong đêm 22/3, sđ 324 chỉ để một trung đoàn cầm chân sđ 1 và gửi 2 trung đoàn khác tấn công Huế từ phía nam.

...

Tướng Thi, trong khi đó, đã biết rằng ông cần chận đứng mủi tấn công của bắc quân vào vùng đất ko được bảo vệ phía nam Huế. Hậu quả, trong đêm 22 THÁNG Ba, ông thu hẹp chu vi phòng thủ: ông cho liên đoàn 15 bđq rút khỏi sông Truồi, trong khi trung đoàn 1 và 54 của sđ 1 bỏ các đồi núi và rút về gần phòng tuyến tây nam của Huế. Hai trung đoàn còn lại của sđ tiếp tục bảo vệ mặt tây của Huế.

Buổi chiều hôm đó, Trưởng nhận một lịnh đau khổ (distressing) khác từ bộ TTM. Thiệu đã đổi ý. Viên đã lập lời cảnh báo trước đây rằng Sài Gòn chỉ có thể giữ được một NỘI PHẬN (enclave-- một vùng đất còn lại trong một khu vực do địch quân kiểm soát-- người dịch). "Vì lý do này, bằng mọi phương tiện khả dĩ, nhanh chóng, và khi tình hình cho phép, hảy lập một nội phận tại Đà nẳng. Trong giai đoạn đầu, sđ 1 bb, sđ 3 bb, và sđ tqlc sẽ chuyển về nội phận Đà nẳng. Ở giai đoạn 2, sđ 2 bb sẽ chuyển vào nội phận này. Khi toàn sđ 2 bb đã tới, ông sẽ lập tức hoàn trả sđ tqlc về Sài Gòn."

Đây là cú đấm cuối cùng vào QK1. Bất chấp ý định của Thiệu, ngay khi nhận lịnh này, Trưởng ra lịnh cho TĐ 8 TQLC ngừng: 1/ mọi nỗ lực mở lại QL1, và 2/ thiết lập các vị trí gần đèo Hải Vân hơn. Dù các lịnh trước đó của Thiệu là bảo đảm QL 1 phải thông suốt để sđ 1 có thể dùng để rút, lịnh mới của Thiệu đã khiến Trưởng ko thể thực hiện. Có tin nói rằng Trưởng đã từng nói rằng một khi QL1 bị chận, ông hy vọng binh sĩ sẽ ngưng đào ngũ, vì "họ ko có giải pháp nào ngoài việc chiến đấu." Trưởng đã sai. Thay vì giữ vững tay súng ở chu vi phòng thủ, những người lính cảm thấy bị bỏ rơi. Mức đào ngũ gia tăng, và các TL chẳng bao lâu đã bắt đầu ko kiểm soát được cấp dưới. "

NÓI THÊM VỀ TĐ 8 TQLC: Theo yêu cầu của tác giả của quyển Black April, ĐT Nguyễn thành Trí đã yêu cầu TĐT của tđ 8 tqlc, trung tá Nguyễn đăng Hòa, và lữ đoàn trưởng của lđ 468, ĐT Ngô văn Định, rằng TẠI SAO TĐ 8 KO CHIẾM NÚI VĨNH PHONG (núi này khống chế cửa Tư Hiền). Hòa nói rằng ông đã ko nhận lịnh chiếm núi Vĩnh Phong, trong khi Định nói ông ko nhớ nhiều về các sự kiện ở đèo Hải Vân. Trí phỏng đoán rằng hoặc lịnh đã đến quá trể với bch lữ đoàn 468, hay BTL QĐ 1 đã hủy lịnh khi biết rằng hải quân ko thể hoàn tất cầu đi ngang cửa Tư Hiền. Trí cũng nghi rằng Trưởng cũng muốn bắt đầu chuyển tqlc về bảo vệ Đà Nẳng. Nguồn: trang 525 của Black April của George Veith.

NÓI THÊM VỀ TĐ 60 BĐQ: 
1/ Cuối tháng ba 1975, tiểu đoàn chiến đấu ác-liệt bảo vệ mặt tây nam thành phố Huế, khi rút ra biển không có tầu vào đón, biết bị bỏ rơi.  Thiếu-tá Đỗ-đức-Chiến tập họp tiểu đoàn lại, cho binh sĩ tuỳ quyền trở về với gia đình, những ai ở lại với đơn vị ông vẫn còn trách nhiệm.  Tình thế thật là đau thương, tuyệt vọng, phần còn lại của tiểu-đoàn 60/BĐQ kéo nhau đi dọc theo bờ biển bị địch bám theo săn đuổi.  Cửu-Long suýt trúng đạn nhờ một người lính đi gần hứng giùm viên đạn ác-nghiệt.  Những người lính của tiểu đoàn sau hơn một tuần lễ chiến đấu đã gần như kiệt sức, không còn muốn ra l ệnh cho ai, đích thân vị tiểu-đoàn trưởng cõng xác người lính của mình.  Mấy quân nhân khác xúm lại can, ông không chịu.   Nó đã cứu mạng cho tôi, để tôi trả ơn.  Cho đến khi hết hy-vọng và sức người có hạn.. . Cửu-Long đau lòng phải để xác người lính lại và tự tay ông đào hố chôn người quân nhân thuộc cấp. Đọc đầy đủ ở: Cuối tháng ba 1975, tiểu đoàn chiến đấu ác-liệt bảo vệ mặt tây nam thành phố Huế, khi rút ra biển không có tầu vào đón, biết bị bỏ rơi.  Thiếu-tá Đỗ-đức-Chiến tập họp tiểu đoàn lại, cho binh sĩ tuỳ quyền trở về với gia đình, những ai ở lại với đơn vị ông vẫn còn trách nhiệm.  Tình thế thật là đau thương, tuyệt vọng, phần còn lại của tiểu-đoàn 60/BĐQ kéo nhau đi dọc theo bờ biển bị địch bám theo săn đuổi.  Cửu-Long suýt trúng đạn nhờ một người lính đi gần hứng giùm viên đạn ác-nghiệt.  Những người lính của tiểu đoàn sau hơn một tuần lễ chiến đấu đã gần như kiệt sức, không còn muốn ra l ệnh cho ai, đích thân vị tiểu-đoàn trưởng cõng xác người lính của mình.  Mấy quân nhân khác xúm lại can, ông không chịu.   Nó đã cứu mạng cho tôi, để tôi trả ơn.  Cho đến khi hết hy-vọng và sức người có hạn.. . Cửu-Long đau lòng phải để xác người lính lại và tự tay ông đào hố chôn người quân nhân thuộc cấp.
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/11/02/tieu-doan-60-bdq-duong-chinh-chien/
2/ Muốn tìm hiểu thêm về trận Mõm Cùn Sắc, nên nghe: TRẬN ĐÁNH MÕM CÙN SẮC CỦA TIỂU ĐOÀN 60/BĐQ TH 3-1975 - YouTube

. . . 

Tạm dịch từ trang 290-298 của Black April của George Veith.

San Jose ngày 26/12/2020.

Tài Trần



                                     

                                                          

                                          




 Mỹ giúp Israel trong chiến tranh Yom Kippur 1973 giữa Israel và khối Á rập.

. . .
"Israel, cũng như Mỹ và phần lớn thế giới, đã bị bất ngờ vào ngày 6/10/73 khi Ai cập và Syria lần lượt tấn công Israel từ bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. LX đã giúp Ai cập và Syria hơn 600 phi đạn đất đối không tối tân, 300 máy bay MiG-21, 1.200 tăng, và hàng trăm ngàn tấn chiến cụ. Thấy tình hình nguy ngập của Israel, Henry Kissinger, bộ trưởng NG kiêm cố vấn về ANQG của TT và TT Nixon sắp xếp để hãng hàng không El Al nhận một số chiến cụ, gồm đạn dược, "sản phẩm kỹ thuật cao" và phi đạn AIM-9 Sidewinder ở một cc hải quân ở Virginia. Một cố gắng khiêm nhường sắp bắt đầu, nhưng Kissinger vẫn hy vọng giữ sự dính líu này ở mức tối thiểu. Ngày 8/10, TT Israel Golda Meir cho phép ráp ba mươi đầu đạn hạt nhân 20-kiloton cho phi đạn Jerricho và F-4, đang chuẩn bị tấn công mục tiêu Syria và Ai cập. Kissinger biết điều này sáng 9/10. Cùng nay, bà Meir phát đi lời kêu gọi cá nhân để trợ giúp quân sự, nhưng các nước Âu châu từ chối. Tuy nhiên Nixon, ra lịnh bắt đầu chiến dịch Nickel Grass, để thay thế tất cả những tổn thất của Israel. Có tin đồn Kissinger nói với TT Ai cập rằng Mỹ phải giúp Israel vì nước này sắp phát động "chiến tranh nguyên tử". Tuy nhiên, những phỏng vấn sau này với Kissinger, James Schlesinger, và William Quandt cho thấy viễn ảnh chiến tranh hạt nhân ko phải một yếu tố chính trong quyết định tiếp tế cho Israel. Họ cho biết sự tiếp tế của LX cho khối Á rập và từ chối ngưng bắn của TT Ai cập là nguyên nhân của chiến dịch này.
Vào ngày 12/12, Nixon quyết định ko thể trì hoản nửa, và ra lịnh không quân sẽ 'gửi những gì mà họ chở được'. Trong vòng 9 giờ, các máy bay C-141 và C-5 lên đường tới Israel.
Các nước Âu châu hầu như ko muốn máy bay Mỹ ghé qua, trừ Bồ đào nha - cho phép Mỹ dùng sân bay Lajes trên đảo Azores. Các máy bay C-135 của KQ chiến lược Mỹ rời căn cứ Pease, bang New Hampshire đêm 13/10; các máy bay này (chỡ các máy bay A-4 Skyhawk và F-4 Phantom mới xuất xưởng) đã bay ko nghỉ từ nhà máy ở St Louis, Missouri tới phi cảng Ben Gurion của Israel. Để tuân thủ các yêu cầu của các nước Âu châu khác, hàng tiếp liệu của Mỹ có sẵn ở Âu châu đc chuyển tới sân bay Lajes của BDN, và chẳng bao lâu mỗi ngày hơn 30 máy bay di chuyển qua Lajes.
. . .
Từ sân bay Lajes , máy bay phải bay ở giữa Địa trung hải để tới Israel. Các chiến đấu cơ của hạm đội 6 hộ tống chúng tới cách Isreal 240 km, sau đó máy bay Israel hộ tống tới sân bay Ben Gurion. Chiếc C-5 A Galaxy đầu tiên tới sân bay Lod của Israel lúc 18.30 giờ địa phương ngày 14.10.73. Cùng ngày trận Sinai kết thúc với thắng lợi của Israel. Một mũi tấn công lớn của Ai cập đã ngưng lại do nhiều tăng bị hủy diệt, và Israel giờ đang thắng cuộc chiến này.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến Yom Kippur, một số đáng kể máy bay Israel bị hủy diệt vì hỏa tiển đối không SA-6 của LX. Do đó ít nhứt 100 F- 4 Phantom đc gửi tới Israel. Chúng bay tới sân bay Lod, nơi mà chúng đc giao lại cho phi công Israel. Sau khi gở huy hiệu của KQ Mỹ và thay bằng của Israel, máy bay đc tiếp xăng và ra ngay mặt trận, thường chỉ vài giờ sau khi đến Israel. Một số chiếc còn màu ngụy trang của KQ Mỹ, trừ huy hiệu của Israel. 9 ngày sau khi bị tấn công, Israel đã phản công. 36 máy bay A-4 Skyhawk, xuất phát từ Lajes đã đc tiếp dầu bởi các KC-135A của KQ chiến lược của cc không quân Pease, New Hampshire và máy bay tiếp dầu từ mẫu hạm John F. Kennedy ở tây Eo biển Gibratar. Họ tiếp tục bay tới mẫu hạm Franklin D. Roosevelt ở tây nam đảo Sicily nơi họ ở qua đêm, sau đi tiếp tới Israel sau khi tiếp dầu bởi máy bay của mẫu hạm Independence ở nam đảo Crete. 12 máy bay C-130 E Hercules cũng được chuyển tới Israel, đầu tiên của loại máy bay này giao cho KQ Israe.
Khi nghị quyết ngưng bắn lần thứ ba cuối cùng đc thực thi ngày 24/10, cuộc không vận lập tức chậm lại. Thêm một số chuyến bay đc thực hiện để giúp Israel có đc sức mạnh trước cuộc chiến, và chiến dịch chấm dứt ngày 14/11, đã chở 22.325 tấn chiến cụ tới Israel. Ngoài ra, Mỹ đã chở 33.210 tấn bằng đường biển. Cùng lúc đó, LX đã không vận 12.500-15.000 tấn tiếp liệu, hơn phân nửa tới Syria; họ cũng gửi 63.000 tấn khác bằng đường biển.
Trong chiến dịch này, C-5 đã chở 48/100 tổng số hàng hóa trong 145 chuyến bay trên 567 chuyến. C-5 có thể chở tăng M-60, đại bác M-109, hệ thống ra đa mặt đất, trực thăng CH-53 Sea Stallion, và máy bay A-4 Skyhawk.
Chủ tịch bộ tham mưu liên quân (JCS), tướng George Brown bị buộc từ chức vì đã nói rằng Israel nhận quân viện vì dân Israel kiểm soát hệ thống ngân hàng".
Hình 1-3: máy bay C-5 chở một chiếc C-130 đã tháo cánh. H4: thực thăng CH-53, và H5: tăng M-60.

02 Tháng Tư không ánh mặt trời - Huy Tưởng