Sunday, March 13, 2016

Công chúa giữa rừng Lào

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
2016-03-04
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
071_641-10017
Những vũ công Lào trong trang phục truyền thống
Cùng lúc với thời gian đồng tiền Đông Dương còn lưu hành ở Việt/ Miên/ Lào, chuyện (vui) sau đây cũng được lưu truyền quanh bàn nhậu:
Có một kỹ sư nông nghiệp của nước Pháp kết bạn với một ông nông dân Lào. Ông này hỏi ông kia:
•              Vậy chớ với ba mẫu đất này thì mỗi năm sản xuất được bao nhiêu tấn lúa?
•              Ba.
•              Sao ít xịt vậy, cha nội? Để tui bầy cho, canh tác theo đúng kỹ thuật thì hàng năm sẽ thu hoạch được chín tấn là giá chót.
Vài ba năm sau, họ lại có dịp hàn huyên:
•              Chớ năm rồi, thu được mấy tấn?
•              Ba.
•              Trời, bộ không làm theo phương pháp tui chỉ sao?
•              Làm đúng y chang vậy chớ nhưng bây giờ tui chỉ còn cầy cấy có một mẫu thôi.
•              Sao vậy ?
•              Ba tấn đủ sống rồi. Làm chi cho nhiều. Mệt.
•              Người Lào, rõ ràng, không tha thiết gì lắm với chuyện làm ăn. Họ cũng chả bận tâm gì mấy tới việc dành dụm, hay tích lũy.
Những khẩu hiệu quen thuộc (“Một Người Làm Việc Bằng Hai/Làm Ngày Không Đủ Tranh Thủ Làm Đêm Làm Thêm Giờ Nghỉ”) ở nước CHXCNVN – chắc chắn – không cách chi lọt được vào tai của dân xứ Lào. Hổng tin, thử ghé qua thủ đô Vạn Tượng coi chơi (vài bữa, hay vài tuần) cho biết.
Ở đây, du khách có thể thưởng thức hương vị thức ăn của rất nhiều chủng tộc (Hương Việt Vietnamese Food, Parisien Cafe, Kiku Japanese Restaurant, Korean BBQ, Indian Buffet, Ban Mai Restaurant, Antica Spaghetteria Italiana, Salana International Cuisines, Best Thai Restaurant, Quán Ăn Sài Gòn, Scandinavian Bakery) duy chỉ có nhà hàng của dân bản xứ là tìm hoài không thấy!
Dân số ở thủ đô Vientiane ước chừng non triệu. Gần mười phần trăm là Việt Nam, nếu tính luôn số sinh trưởng tại Lào – thường được gọi là người Việt cũ. Tuy thế, trên bất cứ con đường lớn/nhỏ nào ở Viêng cũng đều có những bảng hiệu (chỉ) ghi bằng Việt ngữ:
Phở Bò Tái Chín, Cơm Rang Mì Xào Gia Truyền Nam Định, Quán Cơm Chị Gái, Cơm Tấm Bún Bò, Sài Gòn Bê Thui, Cháo Gà Đà Nẵng, Beauty Salon Khải Băng, Kim Dung Coffee, Sửa Chữa Xe Máy, Nhuộm Tóc Làm Móng Gội Đầu, Quán Thịt Dê, Bánh Mì Đặc Biệt, Hớt Tóc Nam Nữ ... Đó là chưa kể hàng trăm xe kem, xe trái cây, xe xôi chè, xe nước giải khát ... (cũng) của người Việt len lỏi khắp nơi.
Thiên hạ chăm chỉ làm ăn, và tận tình khai thác xứ sở của mình ra sao – dường như – cũng không phải là nỗi bận tâm của người Lào. Khoáng sản, lâm sản, đồn điền cà phê, cao xu ... họ cũng đều vui vẻ nhường hết cho bá tánh mặc tình thao túng.
Dân của đất nước Triệu Voi hoàn toàn hờ hững trong việc mưu sinh, và rất trầm tĩnh khi lưu hành trên đường phố. Tôi thề có trời là không hề thấy một anh cảnh sát, và cũng không hề nghe một tiếng kèn xe nào ráo, trong suốt hai tuần lễ ở Viêng Chăn. Một khuôn mặt giận dữ, hay một nét mặt nhăn nhó/cau có cũng không luôn.
Trên những con đường ở ven đô – đôi lúc – tôi còn bắt gặp những người lái xe bình thản ngồi chờ vài con bò, đủng đỉnh qua đường, với ánh mắt cùng thái độ an nhiên của một triết nhân!
Cũng dọc theo những nẻo đường quê, loa phường được giăng đều đặn theo cột điện. Ngủ lại đây vài đêm, có sáng tôi nằm lắng nghe tiếng loa và vô cùng ngạc nhiên vì cái âm điệu khoan thai hiền hoà của những xướng ngôn viên. Hỏi ra mới biết hệ thống phát thanh này chỉ dùng để cho những nhà sư đọc kinh hay giảng kinh Phật vào những ngày rằm (và cũng là ngày nghỉ việc) thôi.
Người Lào, kể cả đám cán bộ tuyên huấn Lào Cộng chắc vẫn còn giữ được phần nào bản tính chất phác nên không thể nói dối (xoen xoét) suốt ngày - như Việt Cộng. Thảo nào mà nhạc sĩ Tô Hải đã không tiếc lời khen: "Nước Lào rồi đây sẽ vượt VN về nhiều mặt… mà cái mình thấy họ vượt hơn hẳn là: Không muốn bẻ quẹo sự thật!"
Cập rập, lật đật, hối hả, vội vã, hấp tấp, khẩn trương … là những hạn từ (dám) không có trong tự điển tiếng Lào. Nhiều người cứ ngỡ Chủ Nghĩa Marxism Leninism Bách Chiến Bách Thắng Vô Địch Muôn Năm đã trói chân được dân Lào; ai dè nó lại nằm (dài) giữa thủ đô Vạn Tượng – nơi mà phần lớn những lá cờ búa liềm của Đảng Cộng Sản Lào đều treo ủ rũ, và đều đã bạc hết mầu.
071_142-5159-400
Xe xích lô đạp ở Vientiane, Lào hôm 27/9/2015. AFP photo
Chú dân phòng, ông công an khu vực, bà tổ trưởng dân phố, và những cuốn sổ hộ khẩu cũng không có mặt ở Viêng Chăn. Bởi thế, những người Việt tôi  gặp ở nơi đây đều không ngớt ca tụng phần đất này (“sống thoải mái hơn ở bên mình nhiều lắm”) dù phần lớn họ đều là những di dân không hợp pháp.
Vientiane an bình thiệt. Thành phố này không có ăn xin,  không có trộm cắp, không có những căn nhà kín kẽ rào sắt (hoặc dầy đặc kẽm gai bao quanh khung cửa) như ở Phnom Penh. Cũng không dầy đặc xe cộ, cùng những toà nhà cao tầng như thủ đô Bangkok.
Ký giả Ngọc Hoà ví von rằng : “ ... xứ sở Triệu Voi tựa như cô công chúa ngủ quên trong rừng vừa được đánh thức!” Tôi (trộm) nghĩ thêm rằng nàng hiện đang rất bối rối vì chợt mở mắt ra đã thấy có quá nhiều chàng trai đang xun xoe bên cạnh.
Kẻ có ưu thế đến trước, chắc chắn, là cái anh người Pháp. Ở Thủ Đô Vạn Tượng vẫn còn thấy nhan nhản những bảng hiệu “Adam Tailleur,” “Boulangerie à Vientiane,” và luôn cả “Lycée Vientiane” nữa.
Những cơ quan cấp bộ vẫn giữ nguyên tên của thời thuộc địa: MINISTÈRE DE L’ENERGIE ET DES MINES, MINISTÈRE DE LA JUSTICE, MINISTÈRE DE LA SANTÉ ... Riêng bộ Thông Tin, Văn Hoá & Du Lịch (lại) tỉnh queo "chơi" một hàng chữ tiếng Anh: MINISTRY OF  INFORMATION, CULTURE & TOURIST!
Ảnh hưởng của cả Pháp lẫn Anh - tuy thế - không rõ nét, cũng không sinh động, và quyến rũ bằng những chiếc xe xinh sắn với đủ loại sắc màu (Kia Soul, Hyundai Elanta, Toyota Camry, Honda Civic...) đang chạy quanh trên khắp mọi nẻo đường của Xứ Sở Triệu Voi. Hai chàng trai Nam Hàn và Nhật Bản, rõ ràng, đã để lại ấn tượng khó quên trong trái tim của cô công chúa vừa thức giấc.
Ai cũng biết là rất nhiều tỷ Mỹ Kim, cùng hàng trăm ngàn người Trung Hoa đã “đổ” vào Lào trong hai thập niên qua. Tuy thế,  theo phóng viên thường trú của New York Times (tại Hồng Kông) Patrick Boehler: “ Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có nhật báo tiếng Hoa.” (Laos, it seems, is the only Southeast Asian nation without a Chinese language daily newspaper.)
Vẫn ví von mà nói thì nàng công chúa Lào, xem ra, chả mặn mà gì với cái gã Tầu già nua, thô lỗ và có quá nhiều tai tiếng (về tính đểu cán) này. Năm 2010, Viện Khổng Tử đầu tiên được thiết lập tại Trường Đại Học Quốc Gia Lào. Qua năm sau, tại đây lại khai giảng thêm lớp học tiếng Tầu – giảng dậy vào cuối tuần – do những giáo viên Trung Hoa phụ trách. Ban giảng huấn phát biểu:
“Chúng tôi  hy vọng rằng họ có thể dùng cơ may này để mang tiếng Hoa vào chương trình trung học ở Viêng Chăn, và càng ngày sẽ càng có thêm học sinh cấp trung học hiểu được ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa.” (We hope that they can make use of this good chance to bring Chinese into the middle school in Vientiane, and more and more middle school students can understand Chinese language and Chinese cultures.)
Niềm hy vọng này, ngó bộ, có hơi phi phỏng. Ngoài cái Viện Không Tử, và ngôi nhà vô cùng khiêm tốn dùng làm văn phòng của Hội Ái Hữu Người Hoa ở Vạn Tượng ra, tôi không thấy dấu vết “văn hoá” gì rõ nét của Trung Hoa ở đây cả. Bước ra khỏi khu phố này thì tiệm ăn Tầu cũng biến mất luôn. Thảo nào mà Patrick Boehler còn gọi khu phố Tầu ở thủ đô của Lào là một nơi trì trệ hay tù đọng (a stagnating Chinatown).
Soft Power của Trung Cộng, nếu có, e cũng chả tác dụng chi nhiều ở xứ Lào. Khổng Tử (xem chừng) không đứng được giữa núi rừng thiên nhiên nơi mà phép tắc và lễ giáo hoàn toàn không cần thiết, nhất là cái thứ lễ giáo và đạo đức (chuyên nói một đằng làm một nẻo) của ... nền Văn Hoá Búa Liềm.
Cái "tạng" của người Lào, rõ ràng, không hợp với loại công việc luôn nhễ nhại mồ hôi, cắm cúi suốt ngày vào chảo lửa, nấu nướng, bưng bê, và rửa chén cho thiên hạ. Họ ưa rảnh rỗi và chỉ thích những sinh hoạt tâm linh, chiêm bái, lễ lạc thôi.
Nét nổi bật của Vientiane là những ngôi chùa u mặc và thần bí. Phải nhìn thấy thái độ hết sức nghiêm trang và thành khẩn của người Lào, khi cúng dường thực phẩm cho những vị sư đi khất thực, tôi mới “ngộ” ra tại sao chủ trương vô thần của người cộng sản không thể “trụ” được ở xứ sở của họ.
Đã thế, hôm 31 tháng 1 vừa qua, nhà báo Lê Phan lại vừa ái ngại cho hay:
"... Đảng Cộng Sản Lào đã có một quyết định làm Bắc Kinh choáng váng khi họ lật đổ toàn bộ hàng lãnh tụ thân Bắc Kinh và đưa một nhân vật vốn lâu nay bị gạt sang một bên chờ về hưu lên cầm quyền."
Năm 2012, ngoại tưởng Hillary Rodham Clinton đã thực hiện một cuộc thăm viếng lịch sử ở Lào. Theo AP, năm nay (năm 2016) Obama sẽ là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Lào trong chuyến công du Đông Nam Á.
Lại thêm một chàng trai nữa đến từ Châu Mỹ. Công chúa Lào, hẳn nhiên, có thêm đối tượng để mà lựa chọn.
Tôi không rành về bói toán và chính trị nên không thể đoán trước được hậu vận của nàng công chúa (vừa thức giấc) giữa rừng này. Chỉ cầu mong cô sẽ luôn luôn được an bình và gặp nhiều may mắn. Sự an bình và may mắn của đất nước Triệu Voi, chắc chắn, có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hàng trăm ngàn đồng hương của tôi đang đang tha phương cầu thực nơi đây.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

 Do sống trên một đất nước chiến tranh kéo dài quá lâu , đầy chia rẻ và hận thù , v.v... đã khiến rất nhiều ng Việt với bản tánh tham sống , sợ chết , đã trở nên ích kỷ , ko tin tưởng người khác và vô cảm . Lấy 1 VD nhỏ : hiện nay khi bạn đi xe trên đường vắng , nếu thấy 1 ng bị tai nạn , bạn ko dám ngừng xe để cứu nạn nhân vì đã xảy ra nhiều lần bọn gian đóng kịch để cướp . Hay dù họ ko phải là cướp cũng mất thời giờ như chỡ họ vào BV , nhiều phiền phức xảy ra , v.v...
(* Khoảng năm 1964-65 , gđ tôi đi du lịch bằng xe nhà ra Vũng Tàu , lúc về xe hết xăng ở 1 chỗ vắng : trên xe cỏ cả trẻ em nhưng ko xe nào của ng Việt ngừng lại để giúp đở ; cuối cùng có 1 xe Jeep mỹ chạy qua , họ hỏi cần gì để giúp đở . Ba tôi lấy chai Coca Cola , nhúng vào bình xăng xe họ để đổ vào xe mình , xe đủ sức chạy tới Biên Hòa . )
SỢ HÃI VÔ CỚ (phobia) .
"Ám ảnh sợ hãi (tiếng Anh: phobia, xuất phát từ tiếng Hy Lạp: Phobos φόβος, "ác cảm", "sợ hãi") khi sử dụng trong bối cảnh tâm lý học lâm sàng, là một loại rối loạn lo âu, thường được định nghĩa như là nỗi sợ hãi DAI DẴNG đối với một đối tượng hoặc một tình huống mà người đó luôn cố gắng tránh né, thường không liên quan đến sự NGUY HIỂM TRONG THỰC TẾ, thường được công nhận là sợ hãi KHÔNG HỢP LÝ . Trong trường hợp ám ảnh sợ hãi không thể tránh được hoàn toàn, người bệnh sẽ phải chịu đựng với sự căng thăng rõ rệt, gây ra ảnh hưởng xấu đáng kể đến các hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp." .--- theo wiki .
-----
1/ Dù bị trộm hai lần từ ngày về chúng cư này , tôi chưa bao giờ nhìn qua lổ nhỏ trên cửa phòng trước khi mở . Tôi nghĩ rằng , trộm muốn vào phòng tôi (từng 1) chỉ có ba cách : ta quên khóa cửa , chúng nạy cửa hay chúng dùng chìa khóa mở cửa . Nhưng từ ngày về đây , chúng chưa áp dụng cách thứ ba - vì chìa này khó bắt chước .
2/Trong khi đó , nhiều ng trong chúng cư đã dùng 1 cái ghế xếp hay 1 khúc cây, để chống vào tay nắm cửa (handle) , để nếu trộm mở cửa thì ghế hay khúc cây ngã xuống gây tiếng động .
Ông khác thì nới lỏng con vít phía trên của ổ khóa , (xin xem clip) , trước khi ngủ * , nếu trộm dùng chìa thì ko thể xoay hết vòng để mở . Làm như vậy rất nguy hiểm vì lở có bịnh tật , nhân viên cấp cứu hay láng giềng rất khó khăn để mở cửa . Tôi khuyên ông ta , 'nhà anh có tủ sắt thì bỏ hết đồ quý vào đó' ; anh nói trong nhà còn có nhiều đồ quý như tv , laptop , v.v... nên sợ trộm ! . Được biết anh đã 79-80 t , sống 1 mình . (*Có lần , ban ngày , tôi bấm chuông , nghe tiếng lịch kịch , tôi biết ông mở cửa . Vào nhà , thấy ông và ng bạn đang chỉnh laptop (sic) ! . Bạn nghĩ , giửa ban ngày , có 2 ng trong nhà mà ông còn sợ như vậy !)
3/ Tôi đây , dù bị trộm 2 lần tại chúng cư này do trộm nạy cửa và tôi quên khóa cửa nhưng tôi ko áp dụng các cách phòng trộm kể trên . (Ngoài máy tính , v.v... , tôi chỉ mất khoảng 80 đô vì ít xài tiền mặt , chỉ xài thẻ) .
Có lẽ do ko tin tưởng vào bank nên các ng già đem tiền về nhà ko để ở bank khiến trộm cướp thích tấn công ng việt .
4/ Single mom quen tôi kể lại , 1 hôm có ng bấm chuông : nhìn ra thì thấy 1 ông mễ , cô sợ quá . Tôi nói , có thể y tìm ng quen , chứ cô nghèo "rớt mồng tơi" ** thì nó cướp cô làm gì , vã lại cô ở trên từng ba , chúng phải đi thang lầu xuống đất . Nhờ vậy , cô bớt sợ , chứ trước kia , ai (kể cả tôi) , kêu cửa , phải chờ lâu vì cô coi rất kỷ trước khi mở dù trong nhà có thằng con 14 t rất khỏe mạnh .
** nếu cô là đàn ông tôi sẽ nói 'trên răng dưới d."
5/ Hồi ở vn trước 1994, có thời gian tôi cho 1 anh chàng homeless ngủ trong nhà . Do đi tù hay trốn trại gì đó , y ko có tờ giấy lộn trên ng . Thấy y vào công trường xin việc , tôi cho y làm . Vì thấy y ko có chỗ ở , tôi cho y ở nhà tôi . Dì tôi thấy vậy nói , mầy cho nó ở , có ngày nó giết cả gđ mày , tôi nói , chẳng lẽ nó hại ng giúp đở nó . GĐ tôi lúc đó có 4 ng trong nhà . Tôi cho y ở tới lúc đi mỹ .












Thưa các bạn ,
- Từ ngày có nhiều bịnh tật , ngày càng tiến gần đến CÁI CHẾT , nỗi sợ lớn nhứt của tôi là VÔ TÌNH hay CỐ Ý làm người khác đau khổ .--- Tài .
Đã nhiều lần , trên diển đàn này , tôi đã nói những tính xấu của dân Việt như : ko tin tưởng lẫn nhau , ích kỷ , vô cảm , có những nỗi sợ vô cớ * (phobia), v.v... Tôi đã nêu lên NGUYÊN NHÂN dẫn đến tính xấu trên : bị CS lường gạt từ năm 1945 , đặc biệt sau 1954 (đối với dân miền Bắc) , sau năm 1975 (đối với dân miền Nam) với các chính sách ĐỘC ÁC như CCRĐ , cải tạo tư sản , v.v... khiến ng Việt ko tin tưởng lẫn nhau (do bạn bè lường gạt như nhận tiền đóng tàu vượt biên rồi QUỴT luôn , CA nhận tiền mua bãi nhưng VẪN bắt ng vượt biên , VK hứa hẹn đưa ng yêu ra nước ngoài nhưng quỵt tiền hay làm to bụng rồi trốn , v.v.... kể ra ba trang giấy ko hết) . Từ chỗ MẤT TIN TƯỞNG , ng ta dễ dàng NGHI NGỜ mọi thứ , dẫn đến VÔ CẢM . 1 bà quen tôi , có nhà mặt tiền 8 từng ở SG , từng khoe "Tôi có ba đứa con , nếu có ai quỳ lạy nó mượn tiền để chữa bịnh , v.v... nó cũng ko nhỏ 1 giọt nước mắt thương cảm (sic) ! " . Chuyện lớn hơn như các TĐS bỏ mặc kiều dân hay các LĐXK theo kiểu "sống chết mặc bay , tiền thấy bỏ túi" . Trong khi đó , 1 ng Pháp , chỉ cần có bịnh ngoài da , là TLS thu xếp cho về Pháp theo chuyến bay sớm nhứt .
Sở dĩ tôi rất mạnh bạo viết về đề tài này vì tôi có QUÁ NHIỀU kinh nghiệm , tôi ko sống trong THÁP NGÀ để viết . Từ lúc ở VN , tôi đã cho homeless ở nhà , sẵn sàng cho ng nghèo mượn tiền - dù anh chi em ruột của y , giàu có hơn tôi , ko làm điều này , v.v... Qua mỹ , tôi vẫn tiếp tục làm như vậy , có lần tuy ngủ sàn nhà phòng khách nhưng tôi ko nhận 1 apartment do CP cho (đã viết trên FB) . . .
* SỢ VÔ CỚ : 1/ Tôi hay post các clip về "các khách hàng về vi tính , tablet , smartphone , v.v... cho tôi đồ ăn" nhằm nói lên : nếu ta giúp đở ng khác thì sẽ đc giúp đở lại . Tôi đến nhà single mom hay 1 số ng khác , tủ lạnh đầy ắp đến độ họ phải gửi ở TL của ng khác . Nhà văn Giao Chỉ ở SJ viết : ở 1 trại tị nạn hồi mới qua mỹ , nhiều gđ cứ tích trử táo/trái pom cho tới hư hỏng mới đem bỏ . Hỏi tại sao làm như vậy ? Họ nói với nhân viên cứu trợ mỹ , sợ bị đói nên phải để dành ! Có thể trong quá khứ họ từng BỊ ĐÓI , nên dù qua mỹ , ám ảnh này vẫn còn . Thử hỏi , bản thân họ sợ đói thì làm sao họ rung động trước nỗi khổ hay thiếu thốn của kẻ khác !?! Không sự giúp đở nào là VÔ NGHĨA . Tôi đã kể , do đối xử tử tế với tù binh CSBV , sau này đi tù đc CA đối xử tử tế , biểu dương trước đội dù tôi lao động ko bằng ai với thân xác như thằng xì-ke . Bên Phật giáo nói , GIEO NHÂN NÀO HƯỞNG QUẢ NẤY hay TRỒNG ĐẦU ĐƯỢC ĐẬU , TRỒNG KHOAI ĐƯỢC KHOAI . Theo khoa học , mình làm việc gì đều hưởng hay nhận kết hay hậu quả của nó .
2/ Một anh HO quen , ko bỏ bất cứ cuộc họp khóa hay tranh đấu cho DC tại quê nhà , nhưng bảo anh bày tỏ quan điểm trên FB - do tôi tạo ra cho anh , anh nói , sợ CA không cho vào nước thăm thân nhân , dù con cháu anh sang mỹ hết . Bạn thử nghĩ , ở mỹ mà anh còn sợ cs như vậy huống hồ dân ở VN . Mà số này ở mỹ rất nhiều (sic) ; còn tiếp .
=====
Trong bài dưới đây , GS Quốc đã viết về tính xấu của ng Việt :
"Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã nêu lên những tính xấu của người Việt Nam hiện nay, như sự độc ác, thù hằn, tham lam, hoang tưởng và khoe khoang. Theo tôi, ba tính xấu đáng kể nhất là ích kỷ, giả dối và vô cảm".

Những căn bệnh của Việt Nam của Nguyễn hưng Quốc

Nghĩ đến Việt Nam, chúng ta thường nghĩ ngay đến khía cạnh chính trị với những hiểm hoạ đến từ Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, cũng như hoạ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cần được chú ý, trong đó, nổi bật nhất là về phương diện văn hoá; trong văn hoá, yếu tố đáng quan tâm nhất là tính cách của con người.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã nêu lên những tính xấu của người Việt Nam hiện nay, như sự độc ác, thù hằn, tham lam, hoang tưởng và khoe khoang. Theo tôi, ba tính xấu đáng kể nhất là ích kỷ, giả dối và vô cảm.
Xin nói ngay, ở đây, có hai điều cần được nhấn mạnh: Thứ nhất, những tính xấu ấy ở đâu cũng có. Vấn đề chỉ là mức độ. Cần thành thực nhìn nhận là mức độ ích kỷ, giả dối và vô cảm ở Việt Nam rất trầm trọng và đáng báo động. Thứ hai, nói tính xấu của người Việt Nam là ích kỷ, giả dối và vô cảm không có nghĩa là cho mọi người Việt Nam đều ích kỷ, giả dối và vô cảm. Không phải. Xã hội nào cũng có người tốt kẻ xấu. Vấn đề là tỉ lệ. Không thể phủ nhận được là ở Việt Nam hiện nay những người tốt, thẳng thắn, ngay thật, biết nghĩ đến người khác và biết quan tâm đến đất nước khá hiếm.
Tính ích kỷ là một hiện tượng khá mới ở Việt Nam. Văn hoá Việt Nam, từ trước đến nay, dưới mắt của hầu hết các học giả, là nặng tính cộng đồng hơn tính cá nhân chủ nghĩa. Nền tảng của quan hệ giữa người và người, trước, xây dựng trên làng; sau, trên tình láng giềng, thường đề cao sự tương thân, tương ái. Người ta sống theo phương châm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Rất phổ biến hiện tượng cả làng xúm vào giúp đỡ nhau trong những ngày có tang hoặc có giỗ. Mỗi người giúp một tí. Bây giờ thì khác. Người ta thường dửng dưng trước những nỗi đau của đồng bào và đồng loại. Báo chí thường tường thuật sự kiện nhiều người bị tai nạn ngoài đường mà không có ai giúp đỡ cả. Người bị nạn nằm giẫy giụa, ngắc ngoải, thoi thóp, mọi người vẫn mặc kệ, chỉ đứng nhìn, không hề ra tay cứu giúp. Trong việc làm ăn buôn bán cũng vậy. Biết cho hoá chất độc hại vào thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người khác, người ta vẫn làm, miễn là có lợi. Trong ngành du lịch, biết lừa người khác sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu và đất nước, người ta vẫn làm.
Nhưng ích kỷ nhất là giới lãnh đạo đảng Cộng sản. Nói chuyện với các cán bộ vào ngày 4 tháng 3 vừa qua, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải cho việc cải cách hành chính trong địa phương không có gì là khó. Theo ông, nguyên nhân chính là sự ích kỷ. Ông kêu gọi: “Hãy bỏ cái tôi, bỏ cái ích kỷ của từng cơ quan, tổ chức ra ngoài là chúng ta làm được cải cách hành chính.” Nhưng sự ích kỷ không phải chỉ xuất hiện ở giới lãnh đạo địa phương. Ngay giới lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng và trong cả nước cũng vậy. Biết việc độc quyền sẽ gây tai hoạ cho đất nước, người ta vẫn làm. Biết nhiều chính sách làm hàng chục triệu người dân mất tự do cũng như mất quyền làm người, người ta vẫn làm. Biết tham nhũng làm kinh tế lụn bại, dân chúng lầm than, người ta vẫn làm. Biết việc duy trì quan hệ hữu nghị “viển vông” (nói theo chữ của Nguyễn Tấn Dũng) chỉ dẫn đến hoạ mất chủ quyền trên biển và đảo Việt Nam, người ta vẫn làm. Không đâu sự ích kỷ ấy thể hiện rõ cho bằng trong câu châm ngôn “còn đảng, còn mình” của công an: Người ta chỉ nghĩ đến mình, còn đất nước thì mặc kệ.
Đặc điểm thứ hai trong tính cách của phần lớn người Việt Nam hiện nay là giả dối. Trên trang blog và facebook của mình, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện sống tại Sydney, Úc, viết: “Thói giả dối ở Việt Nam lên ngôi và nó hiện diện hầu như trong tất cả giai tầng. Học sinh nói dối. Người lớn nói dối. Giới khoa bảng cũng nói dối. Càng học cao càng nói dối nhiều. Người làm chính trị đạo đức giả và nói dối. Giới kinh doanh gian dối. Học hành giả dối. Khoa học giả dối. Có thể nói không ngoa rằng xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội giả dối.”
Tôi chỉ xin nói thêm: Cũng giống như sự ích kỷ, thành phần giả dối nhất ở Việt Nam hiện nay là giới lãnh đạo. Họ nói dối về thực trạng đất nước: thay vì nhìn nhận Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn và lạc hậu, họ cứ ra rả tuyên truyền là đất nước văn minh và tiến bộ. Thay vì nhìn nhận Việt Nam hiện nay là độc tài và toàn trị, họ huênh hoang tuyên bố là Việt Nam tự do và dân chủ, thậm chí, “dân chủ đến thế là cùng”. Thay vì nhìn nhận chính đảng Cộng sản là nguyên nhân gây nên tình trạng chiến tranh tàn khốc trước đây cũng như tình trạng trì trệ hiện nay, họ cho đảng của họ có công làm cho đất nước giàu mạnh và rực rỡ hơn hẳn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Thay vì nhìn nhận Trung Quốc là mối hiểm hoạ lớn nhất của dân tộc, họ vẫn lặp đi lặp lại phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” trong quan hệ với Trung Quốc. Họ nói dối ở khắp nơi. Trong hệ thống tuyên truyền cũng như trong hệ thống giáo dục: Ở đâu cũng đầy những dối trá.
Hậu quả của hai tính cách ích kỷ và giả dối ấy khiến đa số người Việt Nam đâm ra vô cảm đối với đất nước. Kinh tế trì trệ: mặc kệ. Đạo đức suy đồi: mặc kệ. Xã hội băng hoại: mặc kệ. Giáo dục càng lúc càng xuống dốc: mặc kệ. Đất nước đối diện với nguy cơ bị mất biển đảo cũng như độc lập: mặc kệ. Những cuộc biểu tình với những lý do chính đáng nhất như lên án các hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc và kêu gọi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam chỉ lôi kéo được một số rất ít, may lắm là vài trăm trên tổng dân số hơn 90 triệu người. Qua các thước phim quay cảnh các cuộc biểu tình tại Việt Nam, chúng ta không chỉ thấy sự ít ỏi của những người thực sự quan tâm đến đất nước mà còn thấy rõ sự hờ hững và dửng dưng của khách qua đường: Không có dấu hiệu cho thấy bất cứ một sự đồng cảm hay đồng tình nào cả.
Theo tôi, ba tính xấu vừa kể là những thử thách lớn nhất của người Việt Nam hiện nay. Với ba tính cách ấy, chúng ta không hy vọng gì chế độ Cộng sản sẽ sụp đổ sớm. Ngay cả khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ba tính cách ấy cũng sẽ trở thành những trở ngại to lớn cho quá trình xây dựng một đất nước phát triển, ổn định, dân chủ và độc lập.
HỌ KHÔNG THỂ BỊ LÃNG QUÊN .
(Viết theo lời kể của ng bạn (cùng học trường Võ Tánh , Nha Trang) của TT Đặng Hữu Thân ) .
1/Theo anh bạn học này , vừa là bạn tù ở trại A-30 Phú Yên (của TT Thân , cựu LDT khóa sinh ở trường Hãi Quân Nha Trang) , thì sau khi bị bắt trong năm 75 , vì tội tham gia tổ chức phục quốc , anh bị kiên giam (cùm liên tục trong nhiều ngày) ngay tại Nha trang . Sau khoảng 2 năm , 1977 , thì chuyễn về trại A-30 Phú Yên trong tình trạng bại liệt . (Anh Thân ko đi tù sau 30/4/75 vì năm 74 anh đã giải ngủ để ứng cử vào hội đồng TP Nha Trang) .
Thấy anh như vậy , anh bạn này, cũng là đội trưởng đội tù , đã đề nghị quản giáo cho anh ra đồng để đuổi chim ; nhờ vậy sau 2 tháng dưới ánh sáng mặt trời , anh đi lại bình thường .
Sau đó , anh và 3 bạn tù đã trốn trại , và 2 bị bắt (trong có anh) ; 2 anh kia sau này qua được Nhật bản .Họ bị xử tử trước mặt hàng ngàn trại viên của trại A-30 .
2/ Cứ 3 CA thì bắn 1 tử tội : riêng anh thì ko chết hẳn , tên chỉ huy kê súng vào đầu để bắn phát ân huệ ; đạn ko nổ , tên này lấy súng khác , bắn phát thứ 2 để kết liểu đời anh ,xác được chôn tại trại .
1/ Rất ít đảng phái , trong các nước Dân chủ , có sự đấu đá nội bộ 1 sống 1 còn (internecine blood sport) như đảng Lao Động tại Úc : khi thủ lãnh của đảng , bà TT Julia Gillard , phải đối đầu với với ngoại trưởng Kevin Rudd . Ông Rudd , nỗi tiếng khi được mô tả là 1 ng đàn ông " chỉ được thích bởi ng chưa bao giờ gặp ông , " lại bị đánh gục (defenestrated) bởi Gillard năm 2010 . Trong cuộc bỏ phiếu tuần qua trong đảng , bà lại thắng với tỉ lệ 71/31 . Fair dinkum (thật à) , dân Úc nói .
(Fair dunkum , tiếng lóng của Úc , tương đương "for real") .
2/ Bước vĩ đại của nước Turmenistan .
Truyền thông nhà nước đã tuyên bố 1 " kỷ nguyên hạnh phúc tối thượng của 1 đất nước ổn định" tại Turkmenistan . Tình trạng hơi đáng ghen tị (rather enviable) này là hậu quả trực tiếp của việc tái cử của TT Gurbanguly Berdimuhamedov với 97/100 số phiếu - tương phản với kết quả của năm 2008 khi ông chỉ thắng với 89/100 số phiếu .
Nguồn : Newsweek , March 12 , 2012 .
Nhận xét : Tin này nghe "hơi quen quen" . Hình như đã xảy ra "ở đâu đó" .