Sunday, April 18, 2021

 Một người sống - và trồng trọt - ở giữa sân bay Narita Tokyo (One Man Lives – And Farms – In The Middle Of Tokyo Narita Airport).

by Gary Leff on August 23, 2020
Khi tôi dùng xe tốc hành Nakita Express từ sân bay vào Tokyo, tôi luôn luôn ngạc nhiên về nông trại nằm kế bên. Tokyo là một thành phố chật-như-nêm như thế, và hầu như không phải là thành phố như vậy duy nhất ở Nhật Bản. Và làm thế nào ngoại ô của nó lại là nông trại rộng lớn?
Sân bay Narita Tokyo đã được xây bên trên những làng trước đây chuyên về trồng trọt, dù có sự chống đối của địa phương, hỗ trợ bởi các đảng Cộng sản và Dân chủ Xã hội, còn có tên là Cuộc Tranh đấu Sanrizuka. Trong khi đất cho sân bay được thủ đắc trong giai đoạn đầu bởi sự tự nguyện của chủ đất, vào năm 1971 chính quyền Nhựt bắt đầu tước đoạt quyền sở hữu (expropriate) hay chiếm đất. (Nghĩa là CP lấy đất từ chủ đất để phục vụ lợi ích công cộng như mở rộng đường sắt.--người dịch).
Phe chống đối đã đụng độ với thợ xây dựng và CS, dẫn đến nhiều người chết và bắt người hàng loạt. Hơn 500 hành động có tính du kích đã xảy ra với sân bay Narita kể từ lúc mở cửa trong năm 1978.
Năm hộ vẫn sống trên đất của sân bay Narita. Người con trai của một trong những người từ chối rời bỏ đất vẫn canh tác trên nông trại của y, hỗ trợ bởi 10 người thiện nguyện, vài người trong số đó là các sinh viên đã từng tham gia chống đối. Y đã từ chối một mời gọi hảy bỏ đất để nhận hơn 1,6 triệu đô, và nhận thấy bây giờ trồng trọt dễ hơn do ít máy bay lên xuống vì Covid-19.
Phi đạo thứ hai của sân bay Narita được dự trù sẽ đi ngang nông trại của y bằng cách đi vòng. Y vẫn bán"rau quả cho khoảng 400 khách hàng địa phương."
Dịch từ:
When I take the Narita Express from the airport into Tokyo, I’m always amazed by the farming that’s going on nearby//Tokyo is such a densely-packed city, and it’s hardly the only one in Japan. How can its exurbs be vast farmland?
Toyko Narita airport was built on top of former farming villages, despite local opposition, backed by the Communist and Social Democratic parties, known as the Sanrizuka Struggle. While land for the airport was initially acquired voluntarily from its owners, by 1971 the Japanese government began expropriating property.
Opposition clashed with construction workers and police, leading to deaths and mass arrests. Over 500 guerrilla actions have taken place against Narita airport since its opening in 1978
Five households still live on Narita airport grounds. The son of one of the men who refused to leave still farms his land, assisted by 10 volunteers, some of which were former student protesters. He’s turned down an offer to leave worth over $1.6 million, and finds farming easier now with less air traffic disruptions due to Covid-19.
Narita airport’s second runway was supposed to go through his farm but routes around it instead. He still sells “produce to around 400 local customers.”

 4 lý do chính tại sao dân Phi nói giỏi tiếng Anh ?

"Bạn người nước nào?" hay "Bạn bao nhiêu tuổi?" Khi bạn nghe những câu hỏi này từ miệng của các cô gái của thế giới thứ ba với giọng gần như Mỹ, họ hiểu 100/100 những gì bạn nói, họ ko bao giờ ở vào tình huống mà họ bắt đầu cười khúc khích bởi vì họ ko biết làm thế nào để tự diển tả và đôi khi bạn còn nghe họ dùng những từ mà một người Đức như bạn cũng ko biết (well, as a German at least), bạn thực sự bắt đầu tự hỏi: Tại sao những người Phi luật tân nói tiếng Anh giỏi như vậy? (Dân Đức nói tiếng Anh ko giỏi bằng dân Hòa lan hay Thụy điển, Na uy và Phần lan.--người dịch). Có vẻ lạ lùng, hầu như siêu thực, khi bạn rời sân bay Suvarnabhumi tại Bangkok nơi mà một số nhân viên nhìn bạn giống như người ngoài trái đất (alien) khi bạn hỏi họ bằng Anh ngữ "Do you know where is the toilet ?" và khi bạn tới sân bay Ninoy Aquino tại Manila hai giờ sau đó bạn sẽ được chào đón như sau, hình 1. (Chữ alien có hai nghĩa: người nước ngoài và người ngoài trái đất.--người dịch). Ngôn ngữ chính thức ở Phi là Filipino * (thường nhầm lẫn với tiếng Tagalog dù xuất phát từ tiếng này). Tuy nhiên, tiếng này phần lớn nói tại Manila và Luzon và vùng phụ cận. Nếu bạn đến Cebu rất ít ng biết tiếng Filipino bởi vì họ có thổ ngữ/phương ngữ Visayan, cũng như nhiều vùng khác với thổ ngữ với nhiều chữ hoàn toàn khác biệt. Thí dụ "beautiful" có nghĩa "maganda" trong tiếng Filipino (Tagalog) nhưng "guapa" trong tiếng Visayan. Dù cho ko phải tất cả dân Phi có thể giao tiếp với ng Phi khác bằng cách dùng ngôn ngữ quốc gia của họ, phần lớn dân chúng nói tiếng Anh khá (trừ thế hệ già làm việc ở nông trại). Nếu bạn nghe dân Phi nói chuyện với nhau, họ dùng ít nhứt từ 20-30/100 tiếng Anh và còn lại là pha trộn giữa tiếng Phi và thổ ngữ riêng của họ. Ngay cả những soap-opera (kịch kèm quảng cáo, có tính chất ủy mị sướt mướt, phát đi từng kỳ.--người dịch) được ưa chuộng trên TV, hầu như phân nữa là tiếng Anh . Gần đây tôi đã suy nghĩ nhiều về hiện tượng này rằng tính tới nay, dân Phi có kỹ năng Anh ngữ tốt nhứt Á châu cũng đồng thời được xem là một nước ở thế giới thứ ba có viện đại học tốt nhứt (University of the Philippines Diliman) xếp hạng 1393 trên thế giới . Bốn Lý Do Tại Sao Dân Phi Nói Tiếng Anh Tốt Như Vậy Lý do thứ nhứt và quan trọng nhứt: ảnh hưởng của Mỹ trên hệ thống giáo dục. Nước Mỹ đã chiến đấu và thắng 3 cuộc chiến chống lại nền độc lập của Phi (1898 , 1913 và 1945) và kết quả là họ chẳng những đã áp đặt ko những lối ăn mặc Mỹ và thức ăn nhanh mà cả tiếng Anh trên qui mô lớn. Họ đã đưa vào Phi hệ thống giáo dục miễn phí và ngay cả gửi thày giáo để giúp truyền bá và khiến các thày giáo nói tiếng Anh trong lớp. Điều này đã có ảnh hưởng đáng kể đến hôm nay khi phần lớn thày giáo Phi nói 50/100 tiếng Anh và 50/100 tiếng Phi (Filipino) với học sinh. Nhưng nếu bạn nhìn vào Thái: học sinh học tiếng Anh từ tuổi rất nhỏ, hơn cả Đức, tuy vậy vẫn ko khá hơn. Do vậy, tiếng Anh là ưu tiên ở trường có thể là một lý do, nhưng chưa đủ - đấy chỉ là nền móng. Vì ng dân cần phải tiếp xúc/cọ xát (confront) với truyền thông Anh ngữ trong cuộc sống mỗi ngày. Nếu ko, với thời gian họ sẽ quên mọi thứ đã học. Điều này có thể dẫn chứng ở Thái, Cambodia, Việt nam và những nước Á châu khác. Bạn sẽ thấy điều đó dễ dàng khi bật TV. Có nhiều băng tần bằng tiếng Anh và họ có CNN Philippines và ABS-CBN Philippines nói tiếng Anh 100/100 và được dân Phi thích hơn các băng tần bằng tiếng Phi (Tagalog), xem hình 2. Trong khi đó tại Thái hay nhiếu nước Á châu khác, phim ảnh đều được lồng tiếng (synchronize/dub). Tại Đức cũng vậy: các phim và sitcom (hài kịch tình huống) nói tiếng Anh đều được lồng tiếng và một trong những lý do dân Đức, bình quân, ko nói giỏi tiếng Anh như dân Hòa lan hay các nước Scandinavia như Thụy điển, Na uy và Phần lan. Nếu bạn ngồi chờ ở bến phà hay trạm xe bus, bạn sẽ thấy các TV ở đó phát các trận mới nhứt của NBA (Hội bóng rỗ toàn quốc Mỹ) hay vài các reality show (truyền hình thực tế) của Mỹ, xem hình 3. Lý do kế là các bảng chỉ dẫn (signage) bằng tiếng Anh, xem hình 3. Không phải chỉ ở các trung tâm du lịch ở Manila, Angeles, Boracay và Cebu mà ở khắp nơi. Ngay cả các biển báo về xây dựng trên đường như 'Caution Construction in Progress' (chú ý đang thi công)'. Trong khi đó ở Thái ít có bảng chỉ đường (road sign) và nếu có thì bằng tiếng Thái. Hàng ngày dân Phi nghe tiếng Anh khi xem TV hay đọc tiếng Anh khi xem các bảng chỉ dẫn. Cuối cùng một yếu tố khác là nước Phi ko may mắn về kinh tế và địa lý. Singapore tuy là nhỏ bé nhưng lại là trung tâm tài chánh của vùng. Thái rất may mắn nhờ du lịch trong nhiều thế kỷ, do vậy dù du khách phàn nàn về tiếng Anh của dân Thái nhưng họ vẫn tiếp tục trở lại. Malaysia có nhiều tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa , dầu cọ (palm oil) . . . Hậu quả là rất nhiều ng Phi ngày đêm mong mõi (desperately) có việc làm ở nước ngoài để cải thiện cuộc sống và rất nhiều các doanh nghiệp Phi tìm mọi cách để thu hút khách hàng quốc tế - và điều ấy chỉ xảy ra với kỹ năng Anh ngữ tốt. (Rất nhiều cty Mỹ đặt call center/trung tâm dịch vụ khách hàng tại Phi để trả lời mọi khách hàng ở Mỹ.--người dịch) . Vậy có 4 lý do chánh tại sao tôi nghĩ dân Phi nói tiếng Anh giỏi: tiếp xúc với tiếng Anh tại trường học, truyền thông, bảng chỉ dẫn và nhu cầu vì lý do kinh tế. * Ngôn ngữ chính thức của dân Phi, dựa trên tiếng Tagalog với nhiều chữ từ các ngôn ngữ khác, và tiếng Anh.
Dịch từ: https://www.philippinesredcat.com/why-do-filipinos-speak-english-so-well/?fbclid=IwAR1DmbFApIiWM4ovWZzmlAvOizw7F2zqLPknzpz-eyiHv1k8hfus3sqjwJ4 ==== NHẬN XÉT: các bv ở Mỹ và Canada dùng nhiều y tá Phi vì họ thông thạo Anh ngữ và trình độ chuyên môn ko thua y tá tốt nghiệp tại Mỹ. Khi vào các bv hay các nơi thử máu như Quest Diagnostics, bạn sẽ thấy nhiều y tá là Phi. Nhiều cty lớn ở Mỹ đặt call center ở Phi (vì nhân công rẻ), thay vì tại Mỹ, để trả lời các thắc mắc hay yêu cầu của khách hàng tại Mỹ. Trong các dân tộc Á châu, dân Phi hội nhập dễ dàng và nhanh chóng nhứt vào nước Mỹ do ko trở ngại về ngôn ngữ và tôn giáo (phần lớn theo Công giáo, một số ít theo Tin Lành - kết quả của nhiều thế hệ cai trị bởi Tây Ban Nha và Mỹ).








HOA LẠC GIỮA RỪNG GƯƠM: CÔ GÁI CHUYÊN PHỎNG VẤN CÁC TÙ BINH VÀ HỒI CHÁNH VIÊN VC

"Dương vân Mai và phần lớn trong gia đình cô đã bỏ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Họ định cư tại Sài Gòn, nơi mà cha cô, một viên chức quan trọng trong chính quyền thuộc địa Pháp, đã trở nên một viên chức nhỏ trong bộ tài chánh VNCH. Mai học giỏi, được học bổng ở ĐH Georgetown ở Washington DC, ở đó ba năm, và trở về VN với hôn phu (fiancé), trung sĩ lục quân Mỹ David Elliott. Năm 1964, bộ trưởng QP Mỹ Robert McNamara - đã thành thật khi ko hiểu điều gì đã khiến CS đã kiên trì khi đối diện với hỏa lực Mỹ - đã thuê cty RAND làm một nghiên cứu về các kẻ đào ngũ và tù binh VC, để tìm hiểu "Ai là VC? Và động lực nào đã khiến họ làm như vậy?" (make them tick).
Vợ chồng Elliotts ký hợp đồng với RAND, và Mai đã bắt đầu phỏng vấn các đối tượng. Cô đã nhớ rằng cô đã được “dạy dỗ để tin rằng CS là kẻ hủy diệt gia đình và tôn giáo, ko trung thành với đất nước mà chỉ với quốc tế CS."
"Mẹ tôi thường mô tả họ là đầu trâu mặt ngựa" cô đã nhớ lại." "Họ là những kẻ chưa phải là người (subhuman) với đầu trâu và mặt ngựa. Nhưng tôi cũng biết họ cũng bao gồm những người như chị tôi, Thăng, và nhiều anh em họ của tôi. Tôi ko thể nào hoàn toàn hòa hợp hai hình ảnh này, nhưng hình ảnh mà mẹ tôi mô tả thì mạnh hơn vì tôi rất sợ chúng. Với ấn tượng sẵn có như vậy, tôi đã bắt đầu làm công tác nghiên cứu phong trào cộng sản. Tôi nhớ rõ cuộc phỏng vấn đầu tiên này. Lúc đó tôi rất trẻ. Tôi đã đến nhà tù khắc nghiệt (grim) để phỏng vấn người cán bộ cao cấp này trước đó đã bị bắt. Tôi đi vào suy nghĩ, 'Tôi sắp gặp con quái vật này--một kẻ có đầu trâu và mặt ngựa'--nhưng khi tôi đi vào, y ko có vẻ một tên cục súc (look like a brute)."
Thay vào đó, y là một người trung niên có phẩm cách, cô ta đã nhớ lại, "với một thái độ đầy quyền lực của một kẻ quen chỉ huy kẻ khác." Cô đã mời y một điều thuốc Mỹ, nhưng y từ chối--"y ko muốn đụng đến bất cứ gì thuộc Mỹ." Y đã trả lời các câu hỏi của cô đầy đủ và kiên nhẩn, và "tinh thần của y rất mạnh mẻ hơn bất cứ ai mà tôi đã gặp lâu nay ở Sài Gòn."
"Y đã tin tưởng rằng Việt Cộng sẽ giải phóng đất nước khỏi thống trị của ngoại bang và thống nhứt đất nước dưới một chế độ sẽ mang công bằng xã hội và bình đẳng cho người nghèo," cô đã nhớ lại. "Y nói mình đã từng là một nông dân nghèo trở thành một vị trí lãnh đạo. Dĩ nhiên, một cuộc phỏng vấn ko thể nào thay đổi quan điểm của tôi ngay lập tức. Nhưng nó đã tạo những câu hỏi bâng khuâng (troubling) trong đầu tôi. Ai là kẻ tốt và ai là kẻ xấu? Tôi nghĩ rằng tôi đã biết. Giờ đây tình hình ko còn là trắng với đen."
Khi bản tường trình đầu tiên do RAND thực hiện gửi tới các viên chức cao cấp của bộ trưởng McNamara ở Ngũ Giác Đài, trong đó mô tả VC như là một kẻ thù đầy quyết tâm (dedicated) "chỉ có thể đánh bại bởi những chi phí khổng lồ," một người trong họ đã nói, "Nếu điều mà bạn nói là đúng, chúng ta đang chiến đấu ở phía sai, phía sắp thua cuộc chiến này."
Vào mùa hè năm 1966, cô Mai Elliot được mời làm thông dịch cho nhà báo Mỹ kỳ cựu Martha Gellhorn trong một chuyến thăm tới một bịnh viện Mỹ ở Nam VN. "Lần đầu tiên, tôi đã thấy rằng vũ khí đã làm gì đối với con người," cô nhớ lại. "Tôi đã thấy trẻ em và người lớn mất tay chân. Tôi đã thấy những đầu người quấn băng trắng đẫm máu chỉ chừa đôi mắt. Tôi đã thấy một phụ nữ bị đốt cháy bởi bom lân tinh, với da bị lột lộ ra thịt màu hồng bên dưới. Tôi biết rằng đó chỉ là một phần nhỏ của nỗi đau cùng cực của người dân. Tôi cảm thấy run rẩy và tin chắc hơn trước rằng thật không công bằng khi bắt những người nông dân này phải gánh chịu đau khổ để cứu gia đình tôi và các gia đình trung lưu khác khỏi một hệ thống cộng sản mà chúng tôi cảm thấy không thể sống dưới chế độ đó. Tuy nhiên, Mai cũng ko muốn Mỹ rút quân. "Tôi đã chán ghét chiến tranh và muốn hòa bình, nhưng là một hòa bình mà CS ko là kẻ chiến thắng. Tôi đã sợ rằng một khi Mỹ ko còn bảo vệ VN, người CS sẽ quét sạch chế độ Sài Gòn bất hạnh qua một bên và gia đình tôi sẽ đau khổ vì còn nơi nào để chạy trốn. Tôi đã bắt đầu cầu mong một nhóm người, có tên gọi là "Lực lượng hay Thành phần thứ Ba", ko thân Mỹ cũng như thân CS, sẽ thành công trong việc đoàn kết dân tộc này."

Ảnh: Dương Vân Mai Elliotts tại sân bay Cần Thơ, trên đường về nhà sau khi phỏng vấn tù binh và đào ngũ VC, chụp năm 1965.
Năm người lính thuộc một đại đội pháo của MTGPMN vừa được huy chương "đơn vị anh hùng.”


===
Dịch từ:

WHO ARE THE VIET CONG?

. . .
DUONG VAN MAI and most of her family had been part of the flood of refugees who fled North Vietnam for the South back in 1954. They settled in Saigon, where her father, who had been an important official in the French colonial regime, became a minor one in the Finance Ministry. Mai did well in school, won a scholarship to Georgetown University in Washington, D.C., spent three years there, and returned to Vietnam with an American fiancé, Army Sergeant David Elliott.
In 1964, Robert McNamara—genuinely puzzled by the stubbornness of the communists in the face of American power—had commissioned the RAND Corporation to do a study of defectors and enemy prisoners, seeking to know “Who are the Viet Cong? And what makes them tick?”
The Elliotts signed on with RAND, and Mai began interviewing subjects. She remembered that she’d been “brought up to believe that the communists were people who destroyed the family, destroyed religion, had no allegiance to our country but only to international communism.”
“My mother would describe them as đầu trâu mặt ngựa” she recalled. “Brutal subhumans with the head of a water buffalo and the face of a horse. But I knew that they also included people like my sister, Thang, and a lot of my cousins. I couldn’t quite reconcile the two images, but of the two, my mother’s image was stronger because I was so scared of them. That was the frame of mind I had when I started doing research into the communist movement. I remember my first interview. I was by myself. I was very young. I was going to this grim prison to interview this high-ranking cadre who had been captured. I went in thinking, ‘I’m going to meet this beast—this guy with a head of a water buffalo and the face of a horse’—but when I walked in he did not look like a brute.”
Duong Van Mai Elliott at the Can Tho Airport, on her way home after interviewing enemy prisoners and defectors, 1965
Instead, he was a dignified middle-aged man, she remembered, “with the authoritative demeanor of someone used to leading others.” She offered him an American cigarette, but he refused it—“he did not want to touch anything so American.” He answered her questions fully and patiently, and “had more integrity than anyone I had met in Saigon in a long time.
Five proud soldiers belonging to an NLF artillery company that had recently been awarded the title of “Hero Unit”
“He believed that the [Viet Cong] would free his country from foreign domination and reunify it under a regime that would bring social justice and equality to the poor,” she recalled. “He looked at himself as poor: a poor peasant who had been elevated to a position of leadership. Of course, one interview could not change my views right away. But it did raise troubling questions in my mind. Who were the good guys and who were the bad guys? I thought I knew. Now, the situation no longer seemed so black and white.”
When the first RAND report was presented to McNamara’s top deputies at the Pentagon, describing the Viet Cong as a dedicated enemy that “could only be defeated at enormous costs,” one of them said, “If what you say is true, we’re fighting on the wrong side, the side that’s going to lose this war.”
In the summer of 1966, Mai Elliott was asked to act as translator for the veteran American journalist Martha Gellhorn on a visit to an American hospital in South Vietnam. “I saw for the first time what the weapons were doing to real human beings,” she recalled. “I saw children and adults who had lost limbs. I saw eyes staring out of heads swathed in bloody bandages. I saw a woman who had been burned by a phosphorus bomb, with peeling skin showing pink and raw flesh underneath. I knew this was only a fraction of the toll in human misery. I left shaken and more convinced than before that it was unfair to make the peasants bear the brunt of the suffering to save my family and other middle-class families from a communist system they felt they could not live under.”
Still, Mai couldn’t bring herself to wish for an American withdrawal. “I hated the war and I wanted peace, but a peace that would keep the communists from winning. I feared that once the shield of American power was removed, the communists would sweep the hapless Saigon regime aside and my family would suffer with nowhere else to run and hide. I began to wish that the group of people dubbed ‘the Third Force,’ who were neither pro-America nor pro-communist, would succeed in rallying the people.”
SJ ngày 6/10/2023

 Hôn Nhân Việt-Mỹ Trước 1975 hay Không Nơi Nào Đẹp Bằng Quê Hương.

- Dân miền Nam trước 75 có mức sống SUNG TÚC và TỰ DO nên không cần chính quyền miền Bắc đưa quân vào "giải phóng" miền Nam và họ cũng ko mơ ước đi Mỹ như bây giờ.
Bài này tiếp theo bài "Tại sao có hàng triệu người VN bỏ nước ra đi sau 1975" - một cuộc di tản LỚN NHỨT thế giới trong thế kỷ 20 - và những HỆ QUẢ cay đắng của nó.
Trước 75, những phụ nữ lấy chồng Mỹ phần lớn là nhân viên dân chính (civil employee) cho các cty Mỹ như hãng xăng Shell, Caltex, Esso, các hãng thấu xây dựng như Pacific Architects & Engineers (viết tắt là Pacific A & E), RMK-BRJ, Johnson Drakes & Pipers (đào kinh), v.v...; cho sở Mỹ hay quân đội Mỹ bao gồm tòa đại sứ, USOM, USIS (sau này gọi là JUSPAO), USAID, BTL Mỹ tại VN (MAC-V), v.v... Lương hàng tháng gấp 2 hay 3 lần so với hãng VN.
Theo Linda Trinh Võ and Marian Sciachitano (Asian American women: the Frontiers reader, University of Nebraska Press, 2004, p144), có 8.040 phụ nữ VN theo chồng về Mỹ từ 1964-75. Sau HĐ Paris 1973, chỉ còn TĐS Mỹ và VP tùy viên quốc phòng DAO và các cty Mỹ còn hoạt động ở VN.
Tôi còn nhớ, một ng dì họ của tôi tên B. ở Biên Hòa làm thư ký cho sở Mỹ, lấy chồng Mỹ khoảng năm 68-69. (Một dì họ khác, tên S. rất đẹp, chồng là sq tử trận, sau dì làm sở Mỹ và lấy chồng Mỹ).
Gia đình dì B. lúc đó khá giả, khi đám cưới của dì, gần như ko thông báo cho ai hết, có lẽ vì XẤU HỔ. Sau đó dì ÂM THẦM đi Mỹ và sau 75 bảo lãnh anh em cha mẹ về Cali.
Lúc đó, mức sống dân Việt rất cao: vào năm 1973-74, dân ở nhiều vùng quê (như ở Vĩnh Long hay Vĩnh Bình) mà đv tôi thường đi hành quân giải tỏa, đã có nhà gạch lợp ngói khang trang, TV, có giếng xây *, máy cày nhỏ, máy may, tài khoản ngân hàng**, v.v.... (Dân bán lúa xong ra quận/tỉnh gửi tiền ở NH nông nghiệp rồi mua sắm đồ đạt trong nhà, ko lo trộm cướp vì giữ tiền trong nhà).
Lúc đó, đường từ tỉnh xuống các quận của Vĩnh Bình thường xuyên bị đấp mô hay đào đường (ban đêm CS ép dân ra đào cắt ngang đường, khiến xe cộ không chạy được). Liên lạc giửa tỉnh và quận bằng trực thăng dù CS chưa chiếm đc quận nào trong tỉnh. Tôi nhớ, cả vùng 4 chỉ có duy nhứt một quận của Chương Thiện bị CS chiếm trước 75.
Nhiều ng ở Kiến Tường, Kiến Phong còn sắm xe máy cày *** vì ruộng "cò bay thẳng cánh". . . Dù đang chiến tranh, CP VNCH vẫn thuê nhà thầu (ông Đô - bạn ba tôi đấu thầu đào kinh ở Đồng Tháp Mười--tôi đã gặp trong một lần hành quân). Tất cả là nhờ chính sách Người Cày Có Ruộng phát động năm 1970.
Lúc đó đã có một số ng Mỹ đã đầu tư làm ăn ở VN, họ lập VP thuê ng VN làm giám đốc (luật như vậy). Ba tôi đã đc thuê làm giám đốc cho một cty Mỹ ở đường Nguyễn Huệ, dù gần như ông ít ra VP vì còn phải trông nom công việc của cty riêng của ông. VNCH đã khám phá dầu ở ngoài Côn Sơn và hãng Hyatt bắt đầu thi công ks ở đầu đường Hàm Nghi.
Nhờ tuyên truyền và che mắt dân miền Bắc, ĐCSVN đã huênh hoang rằng họ đi "GIẢI PHÓNG" miền Nam để phá bỏ ách cai trị hà khắc của "đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Thiệu Kỳ"! Dân miền Nam có mức sống SUNG TÚC và TỰ DO như vậy nên không cần ai "giải phóng"!
* Theo báo Thông Cảm, của sở Thông Tin của TĐS Mỹ, lúc cao điểm có khoảng 300.000 ng làm sở Mỹ.
** Ở vùng này, nước sông bị nhiễm mặn nên họ xài giếng đóng hay xây hồ bằng xi-măng để chứa nước mưa.
*** Hiện nay, ng dân còn tin tưởng nơi NH ko khi xảy ra nhiều bê bối - mà báo chí thường đăng; họ mua vàng và dollar để tích trữ.
Các NH của VNCH chỉ ngừng hoạt động khi có lịnh đầu hàng của Dương văn Minh.
Dưới chế độ cũ, giữ dollar trong nhà là PHẠM PHÁP, bị tịch thu và đi tù. Chỉ giữ dollar khi có nhu cầu du học hay xuất ngoại hay buôn bán với nước ngoài (phải có giấy tờ chứng minh). Các cty VN giao dịch với nước ngoài, phải gửi dollar ở NH. (Cty vận tải biển Vishico, mà ba tôi có phần hùn, làm ăn với Nhật, ngày 30/4 còn kẹt trên 50 ngàn đô gửi ở Tokyo Bank ở Sài Gòn--số tiền này chỉ được rút ra khi có chữ ký hợp pháp của các ông trong HĐQT của cty). Tóm lại, trên toàn đất nước, chỉ có tiền của VNCH lưu hành. Lính Mỹ, lúc đồn trú ở VN, đc phát MPC (chứng chỉ chi phó), để mua bán giao dịch với dân VN. Người bán hàng đem MPC ra NH đổi tiền Việt .
**** Khi mùa nước nổi, họ đưa xe máy cày lên bè để máy cày khỏi ngâm dưới nước trong mùa này.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về đề tài này ở : http://www.tranthanhhien.com/…/hon-nhan-viet-my-truoc-1975.…
Ảnh: nhân viên sở Mỹ, máy cày nhỏ--có mặt khắp nơi, xe máy cày--thường thấy ở Đồng Tháp Mười.