Sunday, April 18, 2021

 Một người sống - và trồng trọt - ở giữa sân bay Narita Tokyo (One Man Lives – And Farms – In The Middle Of Tokyo Narita Airport).

by Gary Leff on August 23, 2020
Khi tôi dùng xe tốc hành Nakita Express từ sân bay vào Tokyo, tôi luôn luôn ngạc nhiên về nông trại nằm kế bên. Tokyo là một thành phố chật-như-nêm như thế, và hầu như không phải là thành phố như vậy duy nhất ở Nhật Bản. Và làm thế nào ngoại ô của nó lại là nông trại rộng lớn?
Sân bay Narita Tokyo đã được xây bên trên những làng trước đây chuyên về trồng trọt, dù có sự chống đối của địa phương, hỗ trợ bởi các đảng Cộng sản và Dân chủ Xã hội, còn có tên là Cuộc Tranh đấu Sanrizuka. Trong khi đất cho sân bay được thủ đắc trong giai đoạn đầu bởi sự tự nguyện của chủ đất, vào năm 1971 chính quyền Nhựt bắt đầu tước đoạt quyền sở hữu (expropriate) hay chiếm đất. (Nghĩa là CP lấy đất từ chủ đất để phục vụ lợi ích công cộng như mở rộng đường sắt.--người dịch).
Phe chống đối đã đụng độ với thợ xây dựng và CS, dẫn đến nhiều người chết và bắt người hàng loạt. Hơn 500 hành động có tính du kích đã xảy ra với sân bay Narita kể từ lúc mở cửa trong năm 1978.
Năm hộ vẫn sống trên đất của sân bay Narita. Người con trai của một trong những người từ chối rời bỏ đất vẫn canh tác trên nông trại của y, hỗ trợ bởi 10 người thiện nguyện, vài người trong số đó là các sinh viên đã từng tham gia chống đối. Y đã từ chối một mời gọi hảy bỏ đất để nhận hơn 1,6 triệu đô, và nhận thấy bây giờ trồng trọt dễ hơn do ít máy bay lên xuống vì Covid-19.
Phi đạo thứ hai của sân bay Narita được dự trù sẽ đi ngang nông trại của y bằng cách đi vòng. Y vẫn bán"rau quả cho khoảng 400 khách hàng địa phương."
Dịch từ:
When I take the Narita Express from the airport into Tokyo, I’m always amazed by the farming that’s going on nearby//Tokyo is such a densely-packed city, and it’s hardly the only one in Japan. How can its exurbs be vast farmland?
Toyko Narita airport was built on top of former farming villages, despite local opposition, backed by the Communist and Social Democratic parties, known as the Sanrizuka Struggle. While land for the airport was initially acquired voluntarily from its owners, by 1971 the Japanese government began expropriating property.
Opposition clashed with construction workers and police, leading to deaths and mass arrests. Over 500 guerrilla actions have taken place against Narita airport since its opening in 1978
Five households still live on Narita airport grounds. The son of one of the men who refused to leave still farms his land, assisted by 10 volunteers, some of which were former student protesters. He’s turned down an offer to leave worth over $1.6 million, and finds farming easier now with less air traffic disruptions due to Covid-19.
Narita airport’s second runway was supposed to go through his farm but routes around it instead. He still sells “produce to around 400 local customers.”

No comments:

Post a Comment