Thursday, November 16, 2017

Thị trưởng Đài Bắc: Vinh hoa phú quý đời người chỉ là một đống rác…

 Đăng lúc 12:01 PM 16/11/2017  34 0

CÙNG CHỦ ĐỀ

Vụ ám sát Kim Jong-nam

Đời người là một quá trình theo đuổi và tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh. Trên con đường đó, người ta sẽ phải đi qua biết bao thống khổ. Nghĩ lại thì kiếp sống này thật quá ư mông lung, nhân sinh này chính xác chỉ là giấc mộng…

Đài Loan, vinh hoa phú quý, diễn thuyết, cái chết,
Ông Kha Văn Triết, thị trưởng Đài Bắc, Đài Loan. (Ảnh: Happytifywin)
Ngày 29/11/2014, bác sĩ Kha Văn Triết chính thức đắc cử Thị trưởng thành phố Đài Bắc – Đài Loan, vượt đối thủ chính của mình hơn 200 nghìn phiếu bầu. Dù là một thị trưởng đầy quyền lực nhưng ông vẫn thường nói: “Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi”.
Trong thời gian còn là bác sĩ ngoại khoa, ông Kha Văn Triết chính là người tạo ra quy trình cấy ghép tạng tiêu chuẩn của Đài Bắc và đưa vào ứng dụng phương pháp cấp cứu Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
Năm 2013, bài thuyết giảng “Trí tuệ và sinh tử” trên TED (buổi hội thảo của giới trí thức về công nghệ, thiết kế và giải trí) của Kha Văn Triết đã gây ấn tượng mạnh.
Dưới đây là bài diễn thuyết gân ấn tượng của ông Kha Văn Triết về sinh tử:
-***-
Có lẽ tôi là bác sĩ Đài Loan đã từng nhìn thấy người chết nhiều nhất, vậy nên rất thích hợp để bàn luận về vấn đề sinh tử. Hãy để tôi bắt đầu nói từ “Diệp Khắc Mạc” – Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
Có một người nông dân chạy đến bệnh viện Kì Mỹ Liễu Doanh, nói muốn được gặp bác sĩ Diệp. Người ở phòng cấp cứu nói, chỗ chúng tôi đây không có bác sĩ nào họ Diệp cả. Người nông dân nọ vẫn khẳng định chắc nịch tên bác sĩ ấy là Diệp Khắc Mạc (ECMO).
Diệp Khắc Mạc thật ra không phải là bác sĩ nào cả, nó chỉ là một phương pháp trị liệu. Vận hành của nó cũng rất đơn giản, chính là dẫn máu từ trong tĩnh mạch ra, trải qua một cái bơm huyết dịch (tim nhân tạo), rồi lại thông qua một thiết bị tạo Oxy (buồng phổi nhân tạo) đưa vào cơ thể. Nó được dùng để thay thế chức năng tạm thời của phổi và tim.
ECMO chính là một máy chủ làm trái tim nhân tạo, bên cạnh là một buồng phổi nhân tạo, đưa máu trở về. Đúng là đã có những trường hợp vô cùng thành công.
Một vũ công trong nhóm múa của Châu Kiệt Luân, một ngày nọ bị viêm cơ tim đột ngột, tim không còn đập nữa. Lúc đó, con mắt của cô ấy mở to nhìn trừng trừng vào màn ảnh. Tín hiệu trên màn hình toàn bộ đều là một đường thẳng băng. Nhưng 9 ngày sau, cô ấy được tiến hành cấy ghép tim và phổi. Chưa đến 1 tháng, đã có thể trở về tiếp tục nhảy múa rồi. Tất cả là nhờ ECMO.
Trong các tài liệu y khoa, thời gian hồi sức tim phổi dài nhất, còn có thể được cứu sống trở lại chính là trường hợp này. Mỗi lần nhìn lại tôi đều nói đây là thành tích thần kỳ của y học hiện đại.
Một người đã trải qua hồi sức tim phổi trong 4 giờ đồng hồ, liên tục 9 ngày tim hoàn toàn không còn hoạt động mà vẫn có thể được cứu sống lại!
Lại có một thanh niên 26 tuổi, uống say rồi đi bơi, bị sặc nước đến viêm phổi nghiêm trọng (gọi là triệu chứng hô hấp cấp tính). Toàn bộ lá phổi của anh đều trắng xoá hết cả, không còn khả năng hô hấp.
Anh ta đã điều trị ECMO trong 117 ngày. Trong khoảng thời gian gần 1 tháng, lượng khí thông phổi của anh ta chỉ không đến 100cc. Nhưng rồi cuối cùng anh vẫn dần dần hồi phục trở lại.
Điều này quả thật quá thần kỳ. Vậy nên, dưới sự đồn thổi của giới truyền thông, ECMO ở Đài Loan đã trở nên nổi tiếng như vậy, và trên thực tế là đã có một vài trường hợp rất thành công.
Nhưng các kênh truyền thông chỉ đưa tin về những trường hợp thành công chứ không đề cập đến những ca thất bại…
Là một bác sĩ, chứng kiến những ca thành công đương nhiên rất vui mừng, nhưng cũng không thể quên đi những ca thất bại. Nó thật sự ám ảnh tôi. Từng có một đứa trẻ vừa mới chào đời được nửa tháng đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh.
Sau khi phẫu thuật tim, sự sống hoàn toàn nhờ vào máy trợ tim phổi, vậy nên đã lắp đặt ECMO. Nhưng không đến 3 ngày sau, chân của bé đã chuyển sang màu đen.
Lúc này, bác sĩ phải đối mặt với một lựa chọn đau lòng, hoặc phải cưa mất hai chân của bé rồi tiếp tục cứu chữa với cơ hội thấp, hoặc là chấm dứt điều trị tránh tổn thất, đau đớn. Đây chính là áp lực rất lớn, khiến bạn vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan.
Lại có một cậu bé 7 tuổi, mắc viêm phổi, ung thư máu khuẩn cầu đôi, khiến hô hấp vô cùng khó khăn, lại xuất hiện biến chứng, tứ chi đều đã chuyển sang màu đen.
Là một bác sĩ, bạn phải đối mặt với sự lựa chọn khủng khiếp này. Nếu muốn cứu bé, thì bạn phải cưa bỏ tứ chi, còn như không cứu, thì cần phải tháo các thiết bị đi.
Nhưng đôi mắt long lanh của bé vẫn ngước nhìn bạn, ý thức vẫn còn rõ ràng, biết xin nước uống. Ai nỡ đành lòng chấm dứt cơ hội sinh tồn của sinh linh bé nhỏ ấy đây?
Mọi người hãy thử nghĩ xem, trong thời khắc sinh tử, khi bệnh nhân thần trí vẫn rõ ràng, tôi làm sao nói được với họ rằng: “Cậu bé này, nếu như cậu muốn sống tiếp, chúng tôi cần phải cắt bỏ tứ chi của cậu, hoặc là thôi, cậu không cần sống tiếp nữa”. Bạn làm sao có thể nói chuyện sống chết này với một cậu bé 7 tuổi đây?
Ngoài 30 tuổi, tôi được làm chủ nhiệm, cảm thấy y học rất lợi hại, cái gì cũng đều có thể giải quyết…
Sau khi tôi hơn 40 tuổi, thường có những ca lắp đặt ECMO thất bại, người nhà bệnh nhân hỏi tôi: “Tại sao người khác thì cứu sống được, còn người nhà chúng tôi lại không thể cứu sống?”.
Tôi không biết phải trả lời thế nào? Tại sao tứ chi của người bệnh lại chuyển sang màu đen? Nếu tôi biết được thì đã có thể tránh được rồi, nhưng tôi thật sự không hiểu gì cả.
Khi ngoài 50 tuổi, cuối cùng tôi cũng đã nghĩ thông suốt. Bác sĩ là người chứ không phải là Thần, chỉ có thể tận hết sức lực, chỉ vậy mà thôi. Dù cho y học phát triển đến mức nào thì vẫn có giới hạn.
Với khoa học kỹ thuật hiện tại, không có tim, phổi, thận người ta vẫn có thể sống được, nhưng lẽ nào cứ đeo bên mình đống máy móc như vậy mà sống cả đời sao?
Trời đất có xuân, hạ, thu, đông; cây cối mùa xuân thì đâm chồi, nẩy lộc; mùa hạ thì kết quả, ra hoa; mùa thu bắt đầu thay vỏ, vàng lá; đến khi đông về thì trút lá xạc xào, cành khô, thân nứt.
Đài Loan, vinh hoa phú quý, diễn thuyết, cái chết,
Đứng giữa sự sống và cái chết, con người mới lại ngẫm về cuộc đời, mới đặt câu hỏi đời người suy cho cùng là vì điều gì. (Ảnh: DerKi)
Người làm vườn có cách nào thay đổi được loại quy luật ấy hay không? Họ chỉ có thể tận sức chăm sóc vun trồng để những bông hoa kia khi nở rộ trông đẹp đẽ hơn, sống được thời gian dài lâu hơn mà thôi.
Một bác sĩ có cách nào thay đổi được quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” hay không? Điều này thực sự khó vô cùng. Bác sĩ chỉ là khiến cho người bệnh đang ở giữa vòng tuần hoàn “sinh – lão – bệnh – tử” ấy mà sống được dễ dàng hơn một chút, chỉ vậy mà thôi.
Bác sĩ chỉ là người làm vườn trong vườn hoa của sinh mệnh, anh ta liệu có thể làm được gì khi đứng nhìn những cái cây đã khô héo, khi đối mặt với cái chết đây?
Một ngày nọ, trong lúc tôi đi thăm bệnh nhân, tôi đột nhiên hiểu ra đạo lý này. Kết cục của đời người chỉ có hai loại mà thôi: Cắm ống thở hay là không cắm ống thở. Nhưng rồi sau tất cả vẫn đều là cái chết.
Nếu có người hỏi tôi: “Cái chết là gì?”, thì đáp án của tôi là: “Làm thế nào mới được coi là sống đây?”
Bởi vì con người nhất định đều sẽ chết, vậy nên cái chết không phải là mục đích của đời người. Đời người là một quá trình mà ở đó chúng ta không ngừng theo đuổi một điều gì đó, đây chính là đời người.
Có một lần, tôi mời thầy giáo đã nghỉ hưu của mình và lớp trưởng cùng đi dùng cơm. Ba người chúng tôi lên lầu hai của một nhà hàng Pháp có tên Sheraton, kết quả đã tiêu hết 26.000 Đài tệ, bình quân mỗi người là 9.000 Đài tệ.
Khi nhìn thấy hóa đơn, mặt mày tôi tái mét: “Sao lại đắt đến vậy chứ!“. Tôi chưa từng đến dùng bữa ở nơi nào đắt đỏ như vậy cả, chỉ là chọn đại mấy món, cũng không hiểu đã dùng món gì mà mất đến 26.000 Đài tệ.
Cả ngày hôm ấy và hôm sau, tôi đã không ngừng suy nghĩ về chuyện này. Bữa cơm đã tiêu tốn của tôi mất 9.000 Đài tệ, so với một suất cơm bình dân ở bệnh viện ngày thường tôi vẫn ăn thật chẳng khác nhau chút nào.
Dù là cao lương mỹ vị, dù là gan rồng, tuỷ phượng, ăn vào dạ dày rồi lại phải bài tiết ra ngoài. Vinh hoa, phú quý của đời người cũng thế, tranh đoạt cả đời, gom góp một kiếp, chết rồi lại chẳng thể mang theo.
Ví thế nên tôi cho rằng: “Tất cả những thứ người ta theo đuổi, vinh hoa phú quý của đời người chẳng qua chỉ là một đống rác bỏ đi”.
Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng rất mạnh mẽ ở Á Đông nhưng đối với vấn đề sự sống – cái chết, họ cũng chỉ bàn đến một mức độ rất bề mặt. “Luận Ngữ” viết: “Vị tri sinh, yên tri tử”, (ý rằng chưa biết đạo lý của đời sống, sao lại thắc mắc về cái chết).
Hoặc như Khổng Tử cũng nói: “Triêu văn Đạo, tịch khả tử”, (sáng nghe Đạo, chiều chết cũng yên lòng). Nói tóm lại chính là không thích luận đàm về sống chết.
Còn cá nhân tôi thì luôn nghĩ về cái gọi là “trải nghiệm cận tử”. Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới nhìn lại đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là chi?
Con người cuối cùng rồi sẽ phải chết, đời người chẳng qua chỉ là một quá trình theo đuổi và tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh. Mà ý nghĩa nhân sinh đó đôi khi không thể dễ mà nhìn ra.
Trên con đường trở về với giá trị gốc của mình, người ta sẽ phải đi qua biết bao thống khổ, bơi qua một bể khổ vô bờ. Nghĩ lại thì kiếp sống này thật quá ư mông lung, nhân sinh này chính xác chỉ là giấc mộng.
Tôi xin dùng câu nói dưới đây làm lời kết cho bài thuyết trình hôm nay:
“Điều khó khăn nhất không phải là đối mặt với thất bại và sự đả kích, mà là khi phải hứng chịu những sự đả kích, dày vò, ta không hề đánh mất đi nhiệt tình đối với cuộc đời này”.
Tuệ Tâm (s/t)

HỌP TỔ DÂN PHỐ TẠI LA HAVANA , CUBA .
TRƯỚC VÓ NGỰA CHINH PHẠT CỦA ALIBABA?
11 giờ đêm qua, 13/11/2017, tôi còn nhận được thêm tin nhắn nữa, yêu cầu tôi viết tiếp câu chuyện các Start up Singapore ...tìm cách ngăn chận mạng Alibaba để bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa. Tôi chợt nhớ là tôi còn chưa kể về câu kết mà anh bạn Singapore hôm đó đã nói: “Việt Nam các bạn đang bị xâm chiến lãnh thổ, sao không thấy ai và chính sách nào bảo vệ?"
Ý anh nói về quyền làm chủ không gian mạng. Để xác tín điều mình nói, anh còn chứng minh. Anh bảo tôi thử chọn mua một món hàng. Tôi chọn mua gach ceramic xây nhà. Và anh bắt đầu thao tác. Đây, tôi gõ tìm mua trên các trang mạng Việt Nam nhé. Kết quả, hầu hết là các địa chỉ công ty nước ngoài, và nhiều nhất là tên nhà cung ứng Alibaba. Rồi anh gõ tiếp yêu cầu này trên mạng có đuôi .sg của Singapore. Kết quả, chỉ thấy toàn là tên nhà sản xuất và cung ứng của Singapore. Anh kết luận. Các doanh nghiệp start up chúng tôi đã nỗ lực thành công, bịt được thị trường số, không cho Alibaba xâm chiếm, giành thị phần các doanh nghiệp nhỏ.
Ví dụ của anh bạn Singapore là rất thật vì tên món hàng tôi lựa là ngẫu nhiên. Nhưng, dù cảm phục “chủ nghĩa ái quốc” qua lời anh, sau đó, tôi vẫn cứ tìm cách đưa nó về với không gian thực của thị trường Singapore. Ở đó, có đến 65% giao dịch mua bán của dân là qua mạng. Tôi biết, với các bạn sành sõi tin học thì sử dụng thuật toán để ngăn chận và ưu tiên cho hiển thị những cái tên nào, để khi tra cứu là xuất hiện các cái tên, địa chỉ như ý, là điều không khó làm.
Vậy thì phải đặt tiếp các câu hỏi, cũng khá giản đơn: Alibaba giàu mạnh lắm, đâu dễ chịu thua những thuật toán thông dụng? Chính phủ Singapore dù muốn bảo vệ đa số doanh nghiệp của họ ( là DN nhỏ đang làm ăn trên mạng), họ đâu thể bóp méo môi trường cạnh tranh khi muốn duy trì vị thế "đất hứa" cho tất cả khách hàng kinh doanh mạng trên thế giới, mà Alibaba là tay chơi có máu mặt?.
Tại Singapore, chúng ta biết là Amazon cũng như Google và Facebook đều có đặt máy chủ ở đây. Cơ chế hoạt động của các ông lớn này là xây mạng lưới hàng trăm hàng ngàn máy chủ khắp nơi trên thế giới, những nơi có hạ tầng tốt và môi trường kinh doanh minh bạch, dung lượng thị trường đủ lớn. Hàng ngày họ dùng thuật toán để bắt mạch xem lượng truy cập, sử dụng nơi nào tăng cao, đột biến thì họ kích hoạt các máy chủ gần đó để giảm tải và để người tiêu dùng ở đó vẫn truy cập với tốc độ cao được.
Vậy Jack Ma đối phó cách nào? Anh Ma có bài rất ma, rất tinh quái. Tôi đoán, anh sợ bị dân Singapore ghét, bị doanh nghiệp nhỏ Singapore công khai chống đối, bèn đưa công ty con của anh vào. Đó là mang Taobao. Tao bao làm gì? Câu chuyện diễn ra lý thú lắm mà khuôn khổ một stt khó nói đủ (đành mời bạn hãy đọc Thế giới Tiếp thị, mình đang viết bài khá dài nộp tòa soạn bản in hay bạn hãy đọc ở www.tiepthithegioi.vn ngày mai). Độc chiêu của anh Ma chính là… giá rẻ. Chiêu này xưa như trái đất mà vẫn đủ sức “phế võ công” ngay cả những cao thủ thượng thừa.
Tôi gọi điện thoại cho một anh bạn Singapore khác, hỏi về chuyện người Sing shopping vào hôm Lễ độc thân, là ngày ta đã đọc nhiều câu chuyện về doanh số dữ dằn nhất của Alibaba ở Trung Quốc...Anh bạn kể nhiều chuyện khá vui và lý thú.
Tôi hỏi, vậy rồi các doanh nghiệp nhỏ Singapore làm sao sống? Anh nói tỉnh bơ: CHÍNH PHỦ SINGAPORE MUỐN SỐNG THÌ PHẢI LÀM SAO CHO DOANH NGHIỆP SỐNG CHỨ SAO? Đó là chuyện sống còn của mỗi chính phủ mà.
Nên họ phải đổ nhiều trăm triệu đô và đưa đề toán khó cho nhiều giới cùng giải. Kết quả là họ vừa đưa ra chương trình mới rất thiết thực: SMEs Go Digital. Giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng khả năng kỹ thuật số để nắm bắt cơ hội phát triển trong nền kinh tế kỹ thuật số. Dù nhỏ, các doanh nghiệp phải được trang bị cách tiếp cận có cấu trúc và toàn diện hơn, ví dụ, họ được học việc bán hàng trực tuyến, nhận đơn đặt hàng và thanh toán số, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, quản lý tài nguyên và thanh toán. DN thích giải pháp khác, cũng có. Chính phủ còn lập ra Trung tâm Công nghệ Kỹ thuật số SME để đồng hành tư vấn sát sao cho doanh nghiệp. Và nên nhớ, mọi chi phí tư vấn là free nhé.
Trong khi đó, các công ty Mỹ hay các nước, muốn sống cũng phải đua với Taobao. Anh bạn Singapore hào hứng kể. Mẹ tôi vừa lên mạng đặt mua thử 2 két nước ngọt Coca Cola và được hứa sẽ giao hàng ngay sau 2 giờ với phí chuyển hàng là 2 đô Sing. Và đúng 2 giờ sau, hàng chở đến giao tận cửa, chỉ thu 2 đô Sing thật. Ai vậy? Hãng Amazon chứ ai. Giờ họ đã chớp nhoáng hoàn thiện mạng lưới giao hàng nhanh, rẻ khắp Singapore. Sốc không?
Và tuy không nói ra, chính phủ ủng hộ, thưởng đậm cho những sáng kiến giúp các DN nhỏ, start up bảo vệ được mạng lưới bán hàng của mình.
Như vậy, chính phủ vẫn để thị trường tự vận hành trong môi trường kinh doanh tự do, nhưng chính họ cũng phải làm vai trò quyết định như mọi chính phủ: đặt và thực thi luật chơi, ủng hộ, bảo vệ doanh nghiệp nhỏ nước mình đúng luật, chuyên nghiệp, hiệu quả. Anh bạn Singapore kết luận. Chính phủ phải vận hành một hệ sinh thái bảo vệ và phát triển DN, nhất là DN nhỏ. Phải chơi đúng kiểu thị trường. Alibaba mạnh lắm, mà né Alibaba này thì cũng có…40 tên cướp khác. Mình phải biết cách tự bảo vệ để phát triển, thế thôi. Phẩm chất của một chính phủ, lòng tin cậy hay không của dân và DN là ở chỗ CP có thiết lập được hệ sinh thái đó và thực lòng vận hành nó hay không, vậy thôi.
Ảnh. Ông Lý nói khi gặp Trump ở Apec: Mỹ không chỉ quyết định sự thịnh vượng mà còn cả chiến tranh và hòa bình ở châu Á.
Khi phần mềm chống virus quá hạn .
Có lần , 1 cô cầu cứu : ko vô mạng đc , v.v.. Đến nhà cô , tôi tìm phần mềm bảo vệ máy , đó là Malwarebytes . Mở ra , tôi đc biết , phần mềm ĐÃ LÂU KHÔNG hoạt động . Sau khi scan (quét) một lúc , nó cho biết có 123 đe dọa (threat) , tôi liền xóa các đe dọa này . Sau đó tôi vào Control Panel , Programs and Features để xóa , và vào mạng tìm và cài đặt Microsoft Security Essentials . Tôi chỉnh để phần mềm này quét máy mỗi ngày .
Sẵn dịp , tôi dùng Ccleaner để giúp máy chạy nhanh .
Tôi vào trình duyệt Chrome thì thấy hoạt động trở lại .
Tôi nghĩ : khi máy ko có phần mềm chống virus , có lẽ nó đã tự động "giả chết" để bảo vệ máy ; khi có phần mềm này , máy sẽ chạy lại .