Wednesday, April 17, 2024

 NGUYỄN = 536155 = 25 = 7

NAM = 514 = 10 = 1

ANH = 551 = 11 = giữ nguyên.

Cộng lại: 7 1 11 = 19 = rất may mắn.

Sau đây là ý nghĩa của số này.

Vua của Thiên Đình (The Prince of Heaven)
19 là một trong những số rất may mắn và thuận lợi (favorable). Số này được tượng trưng bởi Mặt Trời, và còn được gọi là Vua của Thiên Đình bởi vì nó chỉ ra sự thắng lợi trên tất cả những thất bại và thất vọng tạm thời (it indicates victory over all temporal failure and disappointment). Số này ban cho người và thực thể (entity) mang số này với tất cả quyền lực của số 10, mà không chịu sự nguy hiểm của lạm dụng vốn có trong số 10. Số này sẽ hứa hẹn hạnh phúc và thành đạt (fulfillment) – là thành công trong mọi việc kinh doanh/mạo hiểm (ventures) cũng như trong cuộc sống cá nhân. Dĩ nhiên, nếu tên của bạn bằng 19, số này phải được xem xét cùng với ngày sanh, có thể là một số không may mắn. Không có gì là hoàn hảo trên đời này, nhưng dù cho con số kia có ảnh hưởng tiêu cực đi nữa, số 19 sẽ giúp mọi việc của bạn trở nên dễ dàng và hóa giải tối đa bất cứ tác động tiêu cực nào - do con số kia mang lại, mà bạn sẽ gặp trên đường đời. Dịch từ sách Linda Goodman's Star Signs trang 257.


           




Sunday, April 14, 2024

 ngay car oong troiwf cungx khocs cho phuocws long

 Thursday, August 27, 2020

LỜI NGUYỀN CỦA LĂNG MỘ HCM (The Ho Chi Minh Mausoleum Curse)


Hồn ma TT Thiệu gặp hồn ma HCM và nói: thông thường người đời chỉ thích dành cái khôn, cái tốt, nhưng tôi thấy bọn đàn em của ông, từ Trọng Lú trở xuống, hiện nay chỉ thích dành cái ngu, cái xấu của thiên hạ về mình, xin ông giải thích.

- HCM: có lẽ khi xây lăng cho tôi, dù điều đó trái với di chúc của tôi, đàn anh của chúng là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, v.v... đã làm động mồ, động mả ông bà, tổ tiên hay làm đứt long mạch của Hà Nội nên giờ này bọn chúng mới thích "ăn cám xú" cả lũ như vậy; VÌ CỨ HỞ MIỆNG RA hay LÀM BẤ CỨ ĐIỀU GÌ LÀ BỊ DÂN CẢ NƯỚC "NÉM ĐÁ" DỮ DỘI. Làm tôi rất buồn và đau khổ mà không làm gì được.

- TT Thiệu: Chính bọn "ăn cám xú" này, chứ không ai khác, đang đào mồ cuốc mả ông ! Vì chúng mà nhân dân cả nước đang NGUYỀN RỦA ông vì ông đã du nhập một chủ thuyết chính trị đã gieo rắc biết bao TÀN PHÁ, CHẾT CHÓC và ĐAU KHỔ cho đất nước này từ năm 1945 tới giờ. / .


Tôi đăng bài viết trên sau khi đọc các phát biểu ngu xuẩn hay coi thường người dân hay lạm quyền, v.v... của các quan CSVN bây giờ - đã được sưu tầm và đăng trên FB của Canh Lê.

Saturday, April 13, 2024

 Những ai có liên quan (associated) với mạng gió (element of air)*, sẽ có con bướm là tổ vật của nhóm (clan) của họ, với đặc tánh là luôn thay đổi và di chuyển, giống như không khí quanh chúng ta. Giống như không khí, họ có năng lực biến đổi (transform) người và sự việc mà họ chạm tới. Trong khi năng lượng (energy) của họ là một thứ thay đổi liên tục, giống như năng lượng của nước, những thay đổi mà họ mang đến thường có thể đột ngột, thay vì từ từ (gradual). Chúng có thể di chuyển mọi thứ chung quanh giống như một cơn gió mạnh (gust) thổi từ một hướng ko ai ngờ. 

Người thuộc nhóm bướm ** thì luôn luôn chuyển động, về thể chất, về tinh thần hay cảm xúc. Đôi khi thật khó cho họ để nắm bắt bất cứ những điều này, vì năng lượng của họ rất nhanh và đôi khi, rất bất ngờ.

. . .

Những ai thuộc nhóm Bướm cũng giống như không khí. Khi họ đi vào một căn phòng, một dự án hay một công việc, họ biến đổi những chi tiết và đôi khi, thay đổi tận nền móng (uproot the very foundations). Người thuộc nhóm Bướm có một năng lượng tích cực, nghĩa là luôn năng động. Khi họ thấy một nhu cầu (need) thay đổi, họ muốn thay đổi này xảy ra HÔM NAY, chứ ko phải tuần tới. Họ thường có khuynh hướng vận động hay can thiệp (manipulate), để chắc chắn rằng những thay đổi mà họ cảm thấy rằng cần xảy ra, sẽ xuất hiện càng sớm càng tốt.

Cũng như không khí, người nhóm này chứa đựng hơi thở của sự sống. Đó là một sức mạnh cho phép họ thay đổi những điều mà họ can dự. Cũng vì vậy, họ luôn luôn đầy ắp những kế hoạch và ý tưởng mới, và tất cả những điều này có vẻ tuyệt đối cần thiết đối với họ. Họ sống cuộc sống trọn vẹn, đôi khi mức. Họ phải thận trọng đừng quá căng thẳng và cố gắng hoàn thành nhiều hơn những gì mà một người có thể làm.

Người nhóm Bướm, luôn luôn tìm các cách để phục vụ những ai chung quanh họ. Họ hạnh phúc nhứt khi họ ở một địa vị cho phép họ di chuyển và thay đổi, trong khi vẫn phục vụ đồng loại của họ. Bạn sẽ thường thấy người nhóm này ở những vị trí như người chữa lành về tinh thần hay thể chất.

Thật vậy người nhóm này mang sức sống mới cho bất cứ những gì mà họ can dự (involve). Họ thông minh và sáng tạo, và họ nhanh chóng thấy điểm yếu của bất cứ kế hoạch. Họ nhanh chóng nhìn thấy chúng như họ đang chỉ ra chúng, mặc dù họ sẽ làm như vậy theo cách dễ chịu đến mức bạn thậm chí sẽ không biết rằng bạn đang được sửa chữa.

Wednesday, April 10, 2024

TRẬN ĐÁNH TẠI CĂN CỨ HẢI QUÂN SÔNG ÔNG ĐỐC

                                     


Dù các chính khách Mỹ đã bỏ rơi VNCH qua việc ép buộc TT Thiệu phải ký Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam, nhưng người Việt hải ngoại cũng luôn nhớ ơn những người Mỹ đã hy sinh hay mất một phần thân thể hay vẫn còn mất tích khi cùng chiến đấu với quân dân miền Nam từ năm 1954-1973, để bảo vệ tự do, mà điển hình là trận đánh tại căn cứ hải quân Sông Ông Đốc tại tỉnh Cà Mau tháng 10/1970. Bài này chưa từng đăng trên báo chí VN tại hải ngoại.
Sau đây là phần chuyển ngữ.
======

Nằm ở bờ biển phía tây của vùng Châu thổ Sông Cửu Long của Nam Việt Nam, Căn cứ Yểm trợ Chiến thuật Tiền tiêu hay ATSB tại Sông Ông Đốc được dùng trong một thời gian ngắn trong Chiến tranh VN như là một căn cứ hành quân (HQ) cho các lực lượng giang thuyền Mỹ và VN. Trong năm 1970, các đv hải quân đồng minh đã tuần tiểu nhiều thủy lộ trong khu vực như một phần của chiến lược Sea Lords (Vua Biển) để ngăn chặn các đường tiếp tế và chuyển quân của VC. Như là một phần của chương trình Việt Nam hóa, căn cứ Sông Ông Đốc sau đó đã hoàn toàn chuyển giao cho quân đội VN.

Vào đêm của ngày 20/10/1970, căn cứ Sông Ông Đốc, mà người Mỹ đặt tên BREEZE COVE đã bị hư hại đáng kể bởi một đại đội bộ binh VC trang bị súng cối, súng không giựt.

CUỘC TẤN CÔNG

Trong năm 1969-70, vài đv hải quân Mỹ-Việt đã dùng căn cứ yểm trợ chiến thuật tiền tiêu này nằm ở cửa Sông Ông Đốc, xem bản đồ. Tính tới tháng 7/1970, những đv này gồm có Giang đoàn Tuần thám (River Patrol Group 62) VNCH có cố vấn Mỹ đi kèm. Ngoài ra còn có hai trực thăng Sói Biển thuộc toán 6 của HAL-3, một toán tác chiến điện tử trang bị các cảm biến, và một đv yểm trợ tiếp vận, đều của hải quân Mỹ. Đây là một căn cứ NỔI gồm các sà-lan hay cầu phao AMMI buộc với nhau. Trên bờ, sát với các sà-lan này, là một bãi đáp trực thăng và các tòa nhà của toán Seawoft hay Sói Biển*. 

Căn cứ nổi Sông Ông Đốc


Căn cứ Sông Ông Đốc hay Breezy Cove là một phần của liên quân Việt-Mỹ và chỉ huy bởi Cyrus Christensen, một sĩ quan hải quân Mỹ. Cố vấn của Giang đoàn 62 là trung úy Bill Dannheim. Dưới quyền Dannheim có một sq và 6 hạ sĩ quan. Nhiệm vụ của các đv hải quân Việt-Mỹ là ngăn chận các di chuyển của địch từ rừng U-Minh ở phía bắc vượt Sông Ông Đốc xuống bán đảo Cà Mau ở phía nam -- nơi mà hải quân Việt Mỹ mở cuộc hành quân Seafloat/Solid Anchor, xuất phát từ căn cứ Năm Căn trên Sông Cửa Lớn.

                           


Những đv này cũng có nhiệm vụ thông thương thủy lộ cho thuyền bè dân sự đi từ Vịnh Thái Lan vào tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau. 
Các quân nhân của Giang đoàn tuần thám 62 VNCH đã có mặt tại căn cứ từ tháng sáu 1969 khi họ đến với 10 chiếc PBR, xem hình, như một phần của chương trình tăng tốc chuyển giao của hải quân Mỹ cho hải quân VNCH. Thêm vào đó là 10 chiếc BPR của đoàn 572 của hải quân Mỹ.
Một trong những lịnh đầu tiên của chỉ huy căn cứ là di chuyển những đạn dược chất chứa trên các sà-lan AMMI trừ những đạn dược sẵn sàng để phòng thủ căn cứ. Những người lính đã cực nhọc khuân vác đạn dược trong 3 ngày dưới trời nóng khi phải đi cầu ván (gangplank) từ sà-lan lên bờ. Sau khi đạn dược đã di chuyển, chỉ huy căn cứ đã bắt đầu xúc tiến kế hoạch phòng thủ căn cứ. Ông nghĩ rằng căn cứ dễ bị tấn công bất ngờ và những thứ quan trọng nhứt của căn cứ là người và các tàu của họ. Ông ra lịnh, nếu căn cứ bị tấn công, mọi quân nhân Mỹ-Việt phải cấp tốc lên tàu để chống trả địch.
Một chiếc BPR


Nói thêm về BPR: đây là một chiếc tàu đa năng với thân tàu hoàn toàn bằng sợi thủy tinh và hệ thống truyền động bằng tia nước cho phép nó hoạt động ở những con sông nông, đầy cỏ dại. Dù chở nặng, nó chỉ chìm dưới nước 6 tấc. Bộ phận truyền động có thể được xoay theo hướng ngược lại, quay tàu theo chiều dài của chính nó hoặc tàu dừng lại từ tốc độ tối đa trong khoảng cách bằng vài lần chiều dài tàu. Trị giá của tàu là 400 ngàn đô và thủy thủ đoàn 4 người với vũ khí:
- 1 đại liên 12.7 ly 2 nòng, loại M2HB Browning, ở phía trước.
- 1 đại liên 12.7 ly nòng đơn, loại M2HB ở phía sau.
- 1 hoặc 2 đại liên M60 (gắn bên hông).
- 1 súng phóng lựu 40 ly Mk 18.
Ngoài ra, xạ thủ đại liên 12.7 ly hai nòng ở phía trước, được bảo vệ bởi pháo tháp hình tròn xoay được, làm bằng sợi gương, xem hình; và thép dầy 1/4 inch để bảo vệ phòng của thuyền trưởng (coxswain). 

Một làng nhỏ khoảng 2.000 người, còn gọi là Sông Ông Đốc Mới, mọc kế căn cứ. Cũng có những người lính ĐPQ/NQ đi tuần quanh làng nhằm bảo vệ căn cứ. Nhưng Christensen đã nghi ngờ hiệu quả và trung thành của họ. Căn cứ đã dùng đại liên 12.7 ly hay đại liên 50, lựu đạn, cối 81 và 60 ly để phòng thủ. Cối cũng được bắn định kỳ vào các cảm biến để thử chúng còn kích hoạt hay không. Rất ít người trong căn cứ nghĩ rằng việc các cảm biến ngày càng gia tăng kích hoạt là do "thú rừng hay gió". Họ biết rằng VC chuẩn bị tấn công họ. 
Vào khuya của ngày 20.10.1970, căn cứ đã bị tấn công bởi VC mà sau này ước lượng khoảng một đại đội, có tăng cường súng nặng. VC đã bắt đầu tấn công bằng súng không giựt 57 ly và cối từ hai hướng: hướng bắc từ khu rừng ở sát căn cứ và phía nam từ các cánh đầm lầy oanh kích tự do bên kia sông. Ngoài cối và không giựt, VC còn dùng đại liên 12.7 ly và súng nhỏ tấn công căn cứ. 
Đạn đã rơi khắp nơi và làm chìm hai chiếc BPR cột bên hông các sà-lan. Trung úy Danheim đang ở trung tâm hành quân (TTHQ) của căn cứ lập tức gọi không trợ. Hai chiếc trực thăng võ trang thuộc Phân đội 6 của Sói Biển đang đậu ở căn cứ hải quân Năm Căn đã nhanh chóng có mặt cùng với các OV-10 Bronco xuất phát từ sân bay Bình Thủy ở Cần Thơ. Khi trận đánh đang tiếp diển, máy bay trực thăng thuộc ba toán Sói Biển -- từ Toán 1 ở Năm Căn, Toán 3 ở Cà Mau, và Toán 6 ở Sông Ông Đốc, đều lên vùng.
Nói thêm về sự ra đời của các trực thăng Seawofl hay Sói Biển.
Năm 1966, sự yểm trợ của trực thăng đã bắt nguồn như một phần của đáp ứng cho chiến tranh đang diễn ra ở Nam VN. Bắt đầu với Phi đoàn trực thăng yểm trợ chiến đấu số 1, gọi tắt là HC-1, các toán trực thăng võ trang đã được chuyển giao cho hải quân Mỹ để tiến hành các cuộc HQ trong vùng Châu thổ Sông Cửu Long ở nam VN. Mỗi toán có 2 trực thăng võ trang UH-1B của Lục quân Mỹ, đậu tại căn cứ trên bờ hay các tàu tuần duyên (patrol craft tender). Nhờ phản ứng nhanh, và vai trò yểm trợ tiếp cận cho các đv giang thuyền của hải quân Mỹ, nên hiệu quả của các phi vụ này đã được cấp trên Mỹ Việt đánh giá cao. 
Để đáp ứng nhu cầu, hải quân Mỹ đã bắt đầu mở rộng chương trình này. Vào tháng 4/1967, Phi đoàn trực thăng yểm trợ chiến đấu số 1 đã chia làm 4 đv riêng biệt: Phi đoàn số 3 lo về tiếp vận, Phi đoàn số 5 và 7 lo về Tìm kiếm và Cấp cứu, và phi đoàn trực thăng tấn công số 3, viết tắt là HAL-3, với biệt danh Sói Biển (Seawofl). 
Năm 1966, hải quân Mỹ kêu gọi các phi công tình nguyện về HAL-3 hay Sói Biển. Có 80 phi công được chọn để gửi tới VN. Ngày 1/4/1967, phi đoàn số 3 chính thức được thành lập tại Nam VN với các Sói Biển đầu tiên, dưới chỉ huy của thiếu tá hải quân (lieutenant commander/LCDR) Joseph Howard.
Con sói trên phù hiệu của đv được cảm hứng từ hình con sư tử trên một loại bia của Đức; một cái xiên có 3 mủi nhọn tượng trưng cho hải quân Mỹ; và một cái khiên là lá bích (spad) tượng trưng cho thần chết với màu đỏ và vàng của cờ VNCH -- người dịch).

Phù hiệu của HAL-3

Ba toán Sói Biển gồm 6 chiếc võ trang đã đẩy lui cuộc tấn công ngày 20.10.70, trong đó có 2 chiếc từ tàu USS Garrett County (LST-786). Trong trận này, tàu đã cung cấp xăng dầu và đạn dược cho sáu trực thăng dự trận.
Một cặp OV-10A Bronco xuất phát từ sân bay Bình Thủy Cần Thơ. Chiếc lead đang bắn rocket Zuni 5-inch, xem hình. Đây là loại máy bay thám thính, đã đc quân đội Mỹ dùng rất lâu tại VN, nhưng ko bàn giao cho VNCH.  
              

Nguyên là tàu tiếp tế cho máy bay của hải quân (seaplane tender), tàu Bering Strait, đã hạ thủy tháng 1/1944, chuyển giao cho tuần duyên Mỹ từ tháng 9/1948 với ký hiệu USCGC Bering Strait (WAVP-382). Tới tháng 5/1966, tàu mang ký hiệu WHEC-382. Thủy thủ đoàn 13 sq và 138 hsq và bs vào năm 1966. Tháng 1 năm 1971 giao hải quân VNCH và mang tên Trần quang Khải HQ-02. Di tản tháng 4/75 sang Philippines. Ngày 22 - 23/5/1975, 1 toán thanh của Tuần duyên Mỹ đã thanh tra tàu và 5 tàu đi cùng với nó. Một thanh tra ghi nhận: "Những tàu này đã mang vài trăm người tị nạn và thường rất nhiều chuột (rat-infested). Bên dưới sàn tàu giống như 1 sà-lan (scow) chỡ rác." 
Trong trận này tàu đã bắn đạn 5-in hay 127 ly vào các điểm ở phía nam sông. Như đã dặn dò trước, nhân viên trong căn cứ đã chạy nhanh lên tàu và phối hợp tác chiến với các tàu BPR và các tàu tác chiến còn lại. 
Khi trung tâm hành quân (TTHQ) trúng đạn pháo kích, dầu và đạn dược đã bắt đầu nổ. Trung úy Dannheim đã gọi một BPR và chỉ huy nhóm thuyền ngược sông. Cùng lúc đó, LT Wahler đi cùng đoàn thuyền từ căn cứ xuôi dòng sông. Các cố vấn Mỹ, gồm huấn luyện viên vũ khí (GMG2) Wayne Palmer, thợ máy cấp 3 (EN3) Joe Flowers và thợ máy cấp 3 Joe Brown, cùng với các thuyền viên giang đoàn VN đã bắn trả hiệu quả. Trên đầu họ, trực thăng võ trang và 2 chiếc OV-10 Bronco bắn vào quân tấn công của địch.
Sau một giờ, súng đã giảm dần (taper off) và các tàu đã bắt đầu tuần tiểu xa hơn trên sông đề phòng VC dự định vượt sông. Nhiều người bị thương được đưa lên tàu Garrett County để chăm sóc. Các trưc thăng võ trang Sói Biển đã dùng tàu này làm điểm để tiếp xăng và nạp đạn. Sau cuộc tấn công ngày 20/10 này, các tàu đã tiếp xăng và nhận đạn dược từ chiếc Garrett County cho tới khi một căn cứ mới trên bờ (ashore) được lập cách đó vài dặm về phía thượng nguồn, bằng cách dùng các sà-lan AMMI từ căn cứ Năm Căn cũ. Một số thuyền viên đã trở lại bờ để sống và ăn uống trên doanh trại đổ nát của căn cứ Sông Ông Đốc, hay sống trên tàu của họ khi ko đi tuần. Bãi đáp trực thăng và các lều trên bờ đã ko được dùng.
Sáng ngày 21/10, các tàu đã trở lại căn cứ. Chỉ huy Christensen kiểm kê thiệt hại. Tất cả những cầu phao (pontoon) đều bị trúng đạn hay chìm. Các tòa nhà đều bị cháy vì xăng dầu hay phá hủy hay thiệt hại nặng bởi hỏa lực địch. Hai lính Mỹ thiệt mạng tại chỗ gồm huấn luyện viên vũ khí cấp 3 (GMG3) Thomas McGarry, 26 t thuộc tp Springville bang Tennesse, và hiệu thính viên hải quân (RMSN) John Drake, 19 t, thuộc tp Stockton Cali. 26 người mỹ và thuyền viên VN bị thương.
Ảnh: Căn cứ hải quân Sông Ông Đốc vào buổi sáng hôm sau. Mọi tòa nhà đều bị cháy hay thiệt hại nặng và các sà-lan AMMI bị chìm hay đang chìm. Lửa tiếp tục cháy âm ỉ (smolder) trong ảnh.




Vài tuần sau, một số những cầu phao AMMI cũ cũng với những cầu phao AMMI mới (có bọc giáp) đã được kéo từ căn cứ Năm Căn tới làng Sông Ông Đốc, nơi mà các hành quân đã tiếp tục cho tới khi mọi tàu được chuyển về căn cứ trên bờ ở Cà Mau. Tàu tiếp tế RAS-15 đã rời Sông Ông Đốc tháng 11/1970 và căn cứ này đã trở thành căn cứ hải quân Mỹ cuối cùng bàn giao cho hải quân VN.
Trung úy Dannheim được ân thưởng Hải Dũng Bội Tinh (Navy Cross) cho chiến công trong cuộc tấn công. Vài cố vấn khác được trao thưởng Ngội Sao đồng và các Huy Chương của Hải quân (Navy Commendation Medal).
Chuyển ngữ từ bài : U.S. Naval Riverine Operational Base Sông Ông Đốc (1970).
San Jose ngày thứ năm 11/4/2024.
Tài Trần







 

U.S. Naval Riverine Operational Base Song Ong Doc (1970)

USFlag.thin

Located on the western coast of South Vietnam’s Mekong Delta region, the Advanced Tactical Support Base at Song Ong Doc served for a short time during the Vietnam War as an operational base for the U.S. and Vietnamese river forces. During 1970 allied naval units patrolled the area’s numerous waterways as part of the Sea Lords strategy to interdict the Viet Cong supply lines and troop movements. As part of the Vietnamization program, the Song Ong Doc facility was completely turned over to the Vietnamese.

On the night of October 20, 1970, the advanced tactical support base at BREEZY COVE (Song Ong Doc) was destroyed by mortars, recoilless rifles, and a company-sized ground attack. The old SEA FLOAT barges were used to rebuild a New Song Ong Doc several miles up river from the old base. In June 1971, the remaining barges were moved to Ca Mau.

The Attack on Song Ong Doc

By
LCDR Lee Wahler USNR (Ret)
additional material from GMCM Robert Stoner (Ret)

During 1969 and1970, several American and Vietnamese naval units used the Advanced Tactical Support Base at the mouth of the Ong Doc River (Song Ong Doc). By July 1970, those units were RVN [Vietnamese] River Patrol Group 62 (along with Naval Advisory Group Vietnam advisors), USN River Assault Division 15, Detachment 6 of HA(L)-3 “Seawolves” with two helicopters, a “Dufflebag” sensor-monitoring group for electronic detection [from Beach Jumper Unit 1], and the Naval Support Activity (NSA) base unit. The base itself was composed of AMMI pontoons (flat deck barges) lashed together. On the shore, next to the pontoons, was a helicopter pad and buildings for the Seawolf detachment.

image002

Above: The ATSB known as “Breezy Cove” (more commonly known as Song Ong Doc) was at the mouth of the Ong Doc river. This is an airborne view looking due east before the attack on October 20, 1970. (Photo: Ed Lefebvre)

Below: A closer airborne view of “Breezy Cove”. This view is looking due south. Boston whalers, PBRs and “heavies” – armored troop carriers, monitors, assault support patrol boats – are shown in the photo. (Photo: Ed Lefebvre)

image004

“Breezy Cove” was part of a joint USN/RVN operation established in September 1969 and commanded by Commander Cyrus Christensen. The Senior Advisor to RPG-62 was Lieutenant Bill Dannheim. Dannheim had one officer and six enlisted advisors assigned to him. The mission of the USN/RVN units was to interdict enemy movements from the U-Minh forest (to the north) across the Song Ong Doc down to the lower Ca Mau peninsula where Operation Seafloat/Solid Anchor area was (by Nam Can on the Cua Lon River). The units were also to keep the river open for civilian waterborne traffic from the Gulf of Thailand into the province capital of Ca Mau.

Below: The Ca Mau Peninsula showing the locations of Breezy Cove and Sea Float/Solid Anchor. (Drawing notes: Robert Stoner)

image005

RPG-62 Vietnamese crews had only been at the base since June 1969 when they arrived with 10 PBRs that had been turned over from USN River Division 554 as part of the U.S. Navy’s Accelerated Turnover to the Vietnamese (ACTOV) program. Added to those existing boats were 10 more PBRs from River Division 572 that had been at Breezy Cove since September 1969.

image007A Mk II Patrol Boat, River (PBR) makes a high speed turn to port. (Photo: Lee Wahler)

One of Commander Christensen’s first orders was to remove all ammunition stored on the AMMI pontoons except for ready-service ammo for base defense weapons. That arduous job meant three days of humping ammo in the hot sun down the gangplank into bunkers on the shore. After the ammo was removed, Commander Christensen came up with a rather remarkable base defense plan. He decided that the base was highly susceptible to surprise attack and the only important things on the base were the men and their boats. Consequently, he ordered that if the base was attacked, the crews (USN and RVN alike) were to get to their boats and fight the enemy from the river.

A small village of about 2,000 Vietnamese (called New Song Ong Doc) grew-up next to the ATSB. There were Regional/Popular Forces (called “Ruff-Puffs”) who worked out of the village that were supposed to help defend the base. But, Commander Christensen doubted their effectiveness or loyalty. The base used .50 cal machine guns, concussion grenades, 60 mm and 81 mm mortars for defense. The mortars were shot at Dufflebag sensor activations regularly. Little did the men on the base know that the increasing numbers of activations were caused by more than just “animals and wind”. It was a case of not being able to see the forest for the trees. The Viet Cong guerillas were massing for an attack.

In the late evening hours of 20 Oct 1970, the base was attacked by what was later estimated to be a VC company reinforced with heavy and medium weapons. The VC started pouring in 57 mm recoilless and mortar rounds from two directions, the north side jungle adjacent to the base and the south side free-fire area of swamps across the river. In addition to the mortars and recoilless rifle rounds, the VC were shooting 12.7 mm machine guns and small arms into the base.

In-coming rounds were landing everywhere and sank two PBRs that were tied up alongside the AMMIs. Lt. Dannheim was in the Naval Operations Center (NOC) immediately calling for air support. He called for the return of the two Det 6 Seawolf helicopter gunships (then refueling and rearming at Seafloat), and he got OV-10 “Bronco” Black Ponies from VA(L)-4 at Binh Thuy scrambled. As the fight at Song Ong Doc developed, three Seawolf detachments – Sea Float/Solid Anchor (Det. 1), Ca Mau (Det. 3), and Song Ong Doc (Det. 6) flew in defense of the base.

image008    image010

Left: A UH-1B “Seawolf” gunship launches from USS Garrett County (LST-786) in 1969. Seawolf Det. 6 flew from USS Garrett County until facilities were developed for them at ATSB Breezy Cove. Three Seawolf detachments were involved in repulsing the VC attack on October 20, 1970. During the attack, Garret County provided refueling and rearming services for the helicopter gunships defending the base. (Photo: Gerald Busic)

Right: A pair of OV-10A “Broncos” from VA(L)-4. The lead aircraft is firing 5-inch “Zuni” rockets. The Zuni was the heavy punch of the Bronco. Picture from R.G. Smith’s painting “Special Delivery.” (Photo: R. G. Smith and Blackpony.org)

The offshore gunfire support ship USCGC Bering Strait fired 5-inch shells at points south of the river. As was pre-arranged, the crews scrambled into their boats and got the remaining PBRs and heavy river assault boats underway.

image012

Above: The USCG cutter Bearing Strait (WHEC-382) provided naval gunfire support during the attack on Song Ong Doc. (Photo: USCG taken 2 October 1970). On 1 January 1971, Bearing Strait was transferred to the South Vietnamese Navy as part of the ACTOV program.

When the NOC started getting hit, and fuel and ammo stores started exploding. Lt. Dannheim called in a PBR and took charge of the up-river group of boats. At the same time, Lt (jg) Wahler went with the boats headed down-river from the base. American advisors, including GMG2 Wayne Palmer, EN3 Joe Flowers and EN3 Joe Brown, along with the RVN boat crews returned the incoming enemy fire effectively. Some fire was received from New SOD village. Overhead, the Seawolves and Black Ponies were directed at the attacking enemy force.

Below: A photo montage that shows how the attack on Song Ong Doc developed. The first photo is early in the attack with a flare in the background. The second photo shows fires starting from direct hits on the AMMI barges. The third photo shows SOD fully engulfed at the height of the attack. (Photos: Ron Mitchell)

After an hour, the firing tapered off and the boats started patrolling further up river just in case Charlie was planning on making a crossing. Offshore was the support ship, USS Garrett County, (LST/AGP-786). Many wounded were taken onboard the ship to be treated. Seawolves used the Garrett County as a refueling and rearmament point. After the October 20th attack, boats refueled and rearmed from the Garrett County until facilities ashore were rebuilt using AMMI barges from the old Sea Float base. Some boat crews moved back ashore to live and eat on what was left of the base, or lived on their boats when not on patrol. The helo pad and huts ashore had not been touched and were used by advisors for berthing.

image019

Above: USS Garrett County (LST-786/AGP-786) with PBRs alongside. Garrett County provided refueling, rearming, and medical assistance for the wounded during the attack on Song Ong Doc. After the attack, Garrett County provided berthing and facilities until the facilities at SOD were rebuilt several miles up-river. (Photo: Gerald Busic)

The morning of October 21st, the boats returned alongside the base. Commander Christensen assessed the damage. All the AMMI pontoons had been hit and/or sunk. The buildings had been burned from fuel fires or destroyed or heavily damaged by enemy fire. Two Americans were killed in action: GMG3 Thomas Stewart McGarry, age 26, of Springville, TN, and RMSN John DeWitt Drake, age 19, of Stockton, CA. Twenty-six American and Vietnamese sailors were wounded in the attack.

image020

Above: The ATSB at SOD on the morning after the attack. All the living quarters were burned-out or heavily damaged and the AMMI barges were either sunk or sinking. Fires continue to smolder in this photo. (Photo: Ron Mitchell)

Several weeks later, some of the original AMMIs along with some newer armored AMMIs from Seafloat were all towed up river to Old Song Ong Doc village where operations continued until all the boats were moved to a earthen compound in Ca Mau. RAS-15 left Song Ong Doc in November 1970 to stand down as the last USN river unit turned-over to the Vietnamese Navy.

Lt. Dannheim received a Navy Cross for his actions during the attack. The several other advisors were awarded Bronze Stars and Navy Commendation Medals.