Wednesday, April 14, 2021

Thông tin mới (vì nhiều người chưa biết) về giải pháp cắt đất của tướng Serong--dẫn đến sụp đổ của VNCH.


- Tính già hóa non hay người tính ko bằng Trời tính. 

- Dù đang ở sức cùng lực kiệt (clutching at straws), ông Thiệu vẫn trì hoãn việc đi trước một bước, vì ông biết trước những hậu quả chính trị gây chấn thương khi bỏ nhiều dân và lãnh thổ như vậy đối với phần còn lại của VN.


Nguồn: sách Certain Victory: How Hanoi Won The War.

. . .

Một số người ngày càng gia tăng, bao gồm thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đã sẵn sàng một điều gì giống như giải pháp Lào (nghĩa là trung lập hóa--người dịch), hay giải pháp tương tự cho Việt Nam.

Bên cạnh một hồ tắm trong vắt như thủy tinh, trong một biệt thự sơn trắng ko xa phủ tổng thống VNCH, giải pháp dự phòng (contingency solution) này đã được nghiên cứu trước đó vài tháng. Tác giả của nó là một trong những người xuất sắc (remarkable) đã từng sống trong bóng tối của chiến tranh Việt Nam--đó là Ted Serong, một thiếu tướng (brigadier) hồi hưu, một thời từng là chỉ huy Toán Huấn Luyện Lục Quân Úc tại VN, sau đó được Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA) thuê để thành lập lực lượng cảnh sát dã chiến (police field force) VNCH, sau đó là tư vấn cho RAND (một định chế phi lợi nhuận của Mỹ nhằm giúp các lãnh đạo trên thế giới quyết định chánh sách bằng cách thông qua khảo sát và phân tích với 1950 nhân viên mà 54/100 có học vị tiến sĩ (doctorate), hoạt động tại 50 quốc gia, nói được 75 ngôn ngữ--ng dịch), và bây giờ là một cố vấn độc lập cho chính phủ VN. Ông đã họp với một nhóm nhỏ các viên chức cao cấp của VN để nghĩ điều ko ai nghĩ tới (unthinkable). Điều mà họ đã nghĩ là Nam VN nên bỏ (abandon) vùng Cao Nguyên (Highlands) và miền Trung (Central Vietnam) trong một cố gắng, tốt nhứt (preferably) bằng thương thuyết, nhưng, nếu ko được, sẽ bằng lực lượng quân sự (force of arms), để bảo vệ phần còn lại. Serong là một người can đảm, sáng chói, thái độ kẻ cả (patronizing) và được thông tin đầy đủ (well informed), với một cái tôi hay bản ngã phù hợp (matching ego). Tường trình mới nhứt của ông đã gửi đến chính phủ. "Tôi đã đề nghị", ông viết, "rằng VN nên tự lập một hạn chót (deadline) để dựa vào ngày đó mà ra một quyết định chiến lược quan trọng-ngày 14 tháng Hai 1975, hai tuần lễ kể từ hôm nay. Nếu vào ngày đó 300 triệu đô* ko được giải ngân (granted) (số tiền này đã được Quốc hội Mỹ đồng ý nhưng chưa chuyển giao cho VN), hay nếu chỉ giải ngân một phần, hay nếu bị trói buộc bởi những điều kiện ko khả thi (tied to unworkable strings), chúng ta sẽ triển khai quyết định cắt bỏ (ampute) Quân khu 1".

Ông Serong đã khuyến cáo rằng nên bỏ Huế và Đà Nẳng và những vùng khác, bao gồm phần lớn Cao Nguyên Trung Phần (Central Highlands). Ông đã dự kiến rằng quyết định này vừa là một chiến dịch quân sự để thu hẹp hay rút ngắn tuyến phòng thủ (shorten lines) và cũng là cơ sở để cho các thương thuyết mới. Bảy của 13 sư đoàn chánh qui của chánh phủ VNCH chỉ bảo vệ 1/6 dân số, và kinh tế vùng này chỉ bằng 1/6 của cả nước. Sức mạnh của quân CSBV, tại hai quân khu này, hay tại Lào, hay tại Bắc VN, khiến chúng ta khó bảo vệ các quân khu này trừ phi việc tiếp liệu đạn dược đầy đủ được bảo đảm nhưng chúng ta đã ko bảo đảm (được điều đó).

Những thương thuyết cho biên giới mới này, ông đã tin rằng, nên dựa vào đề nghị đầu tiên của chánh phủ VN là chọn vĩ tuyến thứ 15, ngay phía nam thành phố Quảng Ngải. Nếu điều này ko được đối phương chấp nhận, và dễ thấy điều này sẽ xảy ra, chính phủ nên chuẩn bị thương thuyết lại và chọn vĩ tuyến 13, ngay phía bắc Ban Mê Thuột, một đường sẽ cắt Nam VN làm hai phần gần bằng nhau, xem bản đồ 1. Hấp dẫn, và cực kỳ quan trọng, phần của kế hoạch của Serong là cuộc thương thuyết để cắt đất nên thực hiện với Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền nam VN (CPCMLT, gọi tắt theo tiếng Anh là PRG), chứ ko phải với Hà Nội, một quan điểm sẽ chấm dứt một cách trớ triu (ironically) mọi cơ may mà Nam VN có thể có trong giai đoạn hoàng hôn (twilight) của sự hiện hữu của họ trước khi bị Bắc VN xóa bỏ. Vì một trong những lý do khiến Hà Nội đẩy mạnh (accelerated) cuộc tấn công sau khi vùng Cao Nguyên bị sụp đổ là để tránh dính dáng với các thương thuyết có thể dẫn đến một vai trò nào đó cho CPCMLT.

                                 



TRƯỚC ngày 5/2/1975 khá lâu, CP Sài Gòn đã nghiên cứu NHIỀU kế hoạch dự phòng để bỏ Quân khu 1 và 2, bao gồm miền Trung và Cao Nguyên, nhưng thời điểm và phương pháp chưa được giải quyết. Ông Thiệu thì giữ chặt mọi điều động quân sự, và bộ TTM đã thấy rõ (emasculate) rằng họ thiếu khả năng hay phương tiện (machinery) để đảm nhận một loại kế hoạch như thế và cũng ko nhận một chỉ thị nào từ ông Thiệu để thực hiện điều này. Cũng có một miễn cưỡng (reluctance) tự nhiên từ ông Thiệu khi để cho chính phủ cách mạng lâm thời, chưa kể Bắc VN, một cái gì mà ko được cái gì đó từ đối phương. Dù đang ở sức cùng lực kiệt (clutching at straws), ông Thiệu vẫn trì hoãn việc đi trước một bước, vì ông biết trước (well aware) những hậu quả chính trị gây chấn thương (traumatic political consequences) khi bỏ nhiều dân và lãnh thổ như vậy đối với phần còn lại của VN.

. . .

Sài Gòn hiện nay đã nhận dạng BỐN sư đoàn CSBV tại Cao Nguyên. Họ được bảo vệ mạnh mẽ bởi súng phòng không, nhưng trong sự vội vã để khai thác chiến thắng ban đầu tại BMT họ ko cần ngụy trang (concealment) nữa. Hàng đoàn xe tăng và xe tải trên các con đường mới, họ là mục tiêu lý tưởng cho B-52. Nhiều kẻ trong bọn họ từng nghĩ rằng B-52 sẽ đến.

Tuy nhiên, vào ngày 13/3, Sài Gòn thấy rõ rằng mọi mưu toan tái chiếm BMT đã thất bại (failed). "Thông tin này đã gây sốc tức thời cho Sài Gòn", theo tướng Serong. "Một nhóm các tướng đã đe dọa (threatened) Thiệu rằng nếu ông ấy KHÔNG nhanh chóng ra lịnh việc thực hiện kế hoạch bỏ QK 1 và QK 2 (miền Trung và Cao Nguyên) họ sẽ lật đổ (remove) ông*. Ông ta đã tuân thủ, với một nhanh chóng đầy tai họa (disastrous alacrity)".--trang 38 của sách.

Vào ngày 13/3 ông Thiệu đã gặp bốn tư lịnh QK tại Sài Gòn. Họ đều ngạc nhiên với tính cơ động (mobility) của bắc VN, nó lớn hơn nhiều so với mong đợi. Trong cuộc họp ông Thiệu ko đưa ra cảnh báo trực tiếp rằng ông đã có ý bỏ Cao Nguyên, nhưng ông nói với tướng Trưởng, tư lịnh QK 1, rằng ông muốn rút sư đoàn Dù (đang ở Thường Đức, bên ngoài Đà Nẳng), để sư đoàn TQLC từ Quảng Trị vào đó trám chỗ. Trước ý kiến này, Trưởng cũng như các tư lịnh khác, rất bi quan về tình hình của QK mình.

. . .

* Kế hoạch của Serong đã gây ngạc nhiên cho một cựu thành viên của bộ TTM khi ông này đọc nó. Y chẳng những ko biết gì về một đe dọa đảo chánh nhưng, tính tới 12/3, đã làm việc theo lịnh của ông Thiệu để mở cuộc phản công."

(còn tiếp)

Dịch từ trang 13, 14, và 18 của quyển Certain Victory: How Hanoi Won The War của Dennis Warner.

Các bản đồ trên đây lấy từ quyển Decent Interval của Frank Snepp, trưởng nhóm phân tích chiến lược của CIA tại VN.

=============

PHẦN ĐỌC THÊM: 

VIỆT NAM CẦU VIỆN NHƯNG THẤT BẠI HOÀN TOÀN . 

. . . 

Trong tháng hai 1975, ông Trần văn Lắm, CT của thượng Viện VNCH, từng là ngoại trưởng khi ký vào hòa đàm Paris, đã đến Washington để thuyết phục nước Mỹ thêm viện trợ cho Nam Việt Nam mà nước này đang rất cần một cách tuyệt vọng (desperately) để có cơ may sống còn nhờ bên ngoài (outside chance of surviving) .

                            


Trong khi Lắm đến nước Mỹ , tướng Dũng đang đi trên đường mòn HCM để tới Ban Mê Thuột và trong khi Dũng đưa tăng và súng đại bác của ông vào vị trí, Lắm lại bị đánh gục (shot down) bởi những chiến sĩ của đồi Capitol (ám chỉ các thành viên của Quốc Hội Mỹ--ng dịch) vì họ đã ko nghe ông và làm cho ông tan vỡ ảo tưởng (disillusioned) nơi họ.

"Chỉ sáu năm trước đây, Chiến tranh VN đã đòi hỏi sự tham chiến của gần 600.000 lính Mỹ và một chi tiêu hàng năm là 30 tỉ đô", Lắm dẫn chứng hay biện luận tại Washington. "30 tỉ đô mỗi năm, nghĩa là gần 100 triệu đô mỗi ngày. Trong khi đó, sự gia tăng 300 triệu đô mà chúng tôi yêu cầu cho một năm tài khóa ko có vẻ gì quá đáng (exorbitant), nếu (viện trợ) đó giúp chúng tôi thỏa mãn yêu cầu."

Quốc Hội Mỹ đã ko cho phép điều đó. Lắm đã gặp phó TT Rockefeller, John Sparkman - chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Thượng viện, và John McClellan, chủ tịch Ủy ban Ngân sách (Appropriation committee), và Hubert Humphrey. TNS Mike Mansfield và vài người thì quá bận. "Tôi đã có cảm tưởng rằng có một sự trả thù (revanche) của lập pháp đối với ngành pháp", Lắm đã nói với tôi khi về nước. "Những gì hành pháp nói lập pháp ko muốn chấp thuận, ngay cả những ai trong đảng của TT. Nước Mỹ đã quá lún sâu trong những vấn đề nội bộ của họ khiến họ ko muốn lo cho VN nữa. Mọi người đều quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để giảm lạm phát và thất nghiệp và làm thế nào để có dầu hỏa." (Thời gian này các nước Á rập đã cấm vận dầu hỏa (oil embargo) gây khó khăn cho Mỹ--ng dịch).

Các thành viên Quốc hội đã nói với ông rằng Nam VN ko chiến đấu giỏi. Tôi nói, "Chúng tôi đã chiến đấu giỏi trong năm 1968 và 1972 và bây giờ cũng là những người đó", Lắm nhớ lại. "Họ đã giữ thành phố An Lộc từ 1972 đến giờ. Quân CSBV có đạn đại bác nhiều gấp 10 lần chúng tôi. Nếu người lính chúng tôi có 10 viên đạn và biết rằng họ sẽ có thêm 10 viên khác khi cần, thì họ sẽ chiến đấu. Nhưng, khi người lính ko còn đạn, ko còn trang bị, ko còn phương tiện chuyển vận, tất yếu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của họ."

Lắm trở về SG đầu tháng Ba, đúng lúc tướng Dũng đang chuẩn bị bắn những phát súng đầu tiên (vào BMT). Thông điệp của ông là nếu Nam VN ko có 300 triệu đô mà họ đang cần, họ sẽ ko có viện trợ gì hết trong năm tài khóa 1975-76.

Thiệu vẫn đang tiếp nhận sự thất bại khủng khiếp về tình báo sau khi BMT mất (ý nói VNCH đã bị CSBV đánh lừa khi dồn quân bảo vệ Pleiku và Kontum trong khi lực lượng bảo vệ BMT chỉ có 2 TĐ của TrĐ 53 của SĐ 23 BB --ng dịch). Không như Phước Long chỉ do địa phương bảo vệ (chỉ sau khi bị tấn công mới được tiếp viện bởi một TĐ bộ binh, ba ĐĐ Trinh sát, 2 đại đội Biệt Cách Dù -- ng dịch), BMT là nơi đặt BTL của một SĐ. Sự mất mát này là một cú đấm lớn. Thiệu đã chiến đấu với THỜI GIAN, ngăn chận (withhold) mọi tin tức về BMT thất thủ trong khi đang tập họp đủ lực lượng để phản công và phương tiện để đưa binh sĩ tới đó. Nhưng do có NỘI TUYẾN trong QLVNCH nên Dũng BIẾT TRƯỚC mọi cuộc điều quân. Tại HN, Giáp luôn có mặt ở đầu dây điện tín (telegraph). Riêng Dũng điều quân bằng máy truyền tin (radio) và điện thoại hữu tuyến. (Khi dùng máy truyền tin, bên gửi và bên nhận phải dùng đặc lịnh truyền tin, mọi thứ đều phải mã hóa để đối phương có nghe được cũng ko biết ý nghĩa. Phe VNCH chỉ dùng máy truyền tin như ANPRC-25 giữa các đơn vị nhỏ, các đơn vị lớn dùng điện tín như kể ở trên, ko dùng điện thoại hữu tuyến ---ng dịch) để báo cho Dũng nơi nào mà quân tiếp viện VNCH sẽ được gửi tới và quân số là bao nhiêu. (Theo báo chí của CSBV, họ đã gài một người cấp bậc trung sĩ làm tại VP của ĐT Cao văn Viên: mọi cuộc điều quân của VNCH đều được y báo cho điệp viên Phạm Xuân Ẩn để chuyển ra HN và sau đó Giáp báo lại cho Dũng-- ng dịch).

. . . 

(Còn tiếp) 

Dịch từ sách CERTAIN VICTORY của Denis Warner, trang 33-34.

===================

Những con số biết nói

- Chiến trường quyết định bởi quân nhu .

. . .

Vào tháng 2/1975, sự lạc quan chính thức đã từng phổ biến tại Saigon một năm trước, và chỉ im tiếng một cách tương đối trong tháng 12/1974, đã trở thành bi quan xám xịt. Với thời khắc nghiêm trọng (crunch) đang đến, CP Mỹ, lạnh lùng (coldly) và bình tỉnh, dưới áp lực ko thể chống đỡ từ đảng Dân Chủ trong quốc hội đã xa rời (walk away) cam kết của Nixon. Trong tài khóa (fiscal year) 1972-73, Nam VN đã nhận 2,167 tỉ đô quân viện từ Mỹ. Trong TK 1973-74 con số này chỉ còn 964 triệu. Trong TK 1974-75, quân viện của LX cho Bắc VN TĂNG BỐN LẦN, trong khi Nam VN chỉ nhận 700 triệu từ một quốc hội Mỹ đầy ác cảm, sau khi họ đã cắt giảm 900 triệu từ con số yêu cầu* bởi tòa đại sứ Mỹ ở Saigon. (Giá dầu gia tăng gấp BỐN LẦN sau chiến tranh Á Rập - Do Thái và những gia tăng tương tự do lạm phát trong giá của chiến cụ đã tạo ra một cắt giảm đến 80/100 quân viện của Mỹ) . . . Ngay cả CSBV không tổng tấn công, kể từ tháng 2/75, Nam VN sẽ ko còn hy vọng giữ được những vùng lãnh thổ bao la trong đó có những đồn bót nhỏ và biệt lập phất phới lá cờ VNCH."

. . .

* Con số tối thiểu ko thể giảm hơn (irreducible minimum).

(còn tiếp)

Dịch từ trang 8 của sách CERTAIN VICTORY : How Hanoi Won The War.

Ảnh minh họa: trực thăng Mỹ CH-53, thường dùng để cấp cứu máy bay lâm nạn trên vùng địch vì chở nhiều, bay xa và hỏa lực mạnh.

                                   


=================

THẢM SÁT TẠI BAN MÊ THUỘT THÁNG 3/1975 .

. . .
"Tại chùa Khải Đoan ở Ban Mê Thuột quân đội CSBV đã tìm thấy một số lính VNCH trà trộn (mixed) với dân tị nạn chiến cuộc. Tất cả họ đã bị bắt. Các sư bị dẫn đến chợ, nơi mà họ được lịnh ngồi xuống cùng với với một đám đông đã bị bắt đây đó trong thành phố. Kế đó các cán bộ VC địa phương đã chỉ mặt các công chức và cảnh sát của chế độ Sài Gòn. Vào khoảng 300 người bị tách ra khỏi đám đông này và đưa về bên kia chợ để nghe một viên chức CSBV "lên lớp" và kết tội họ là tay sai (lackey) và gián điệp của Mỹ và kẻ thù của nhân dân. Tất cả bọn họ đã bị bắn chết (shot and killed).
Sau cuộc bắn giết này, gia đình của những ai được biết là cán bộ/viên chức chế độ Sài Gòn đã bị các vệ binh CSBV canh gác nghiêm nhặt và dẫn đi một khoảng cách ngắn khỏi thành phố. Một trong các vị sư của chùa Khải Đoan đã bám theo (follow) đoàn người này cho tới khi ông thấy vệ binh nổ súng vào họ. Những ai ko chết hay bị thương chạy vào rừng hai bên đường, trong đó có vị sư. Ông đã là một trong số ít người cuối cùng đã tới bờ biển và tìm đường về Sài Gòn.
Chú thích : vụ nổ súng này xảy ra tại BMT đã được mô tả khi tôi phỏng vấn một nhân chứng vào ngày 20/4/1976 tại Sài Gòn. Vì tôi nghĩ rằng y vẫn còn ở VN nên tên y ko thể tiết lộ.
----

Dịch từ trang 37 của quyển CERTAIN HISTORY: How Hanoi Won The War (Chiến thắng chắc chắn: làm thế nào Hà Nội thắng trận) của Denis Warner, người Úc từng được tạp chí TIME xếp vào một trong hai phóng viên về Việt Nam được ngưỡng mộ nhứt.


=========

Nhận xét của người dịch

SỐ PHẬN HẨM HIU CỦA VNCH 

Chẳng lẽ, dân Nam Hàn quí giá hơn người VN nên bằng mọi giá Mỹ phải bảo vệ ? 

(Viết sau khi đọc về chiến tranh Cao ly 1950-52) . 

VN và Hàn quốc đều là hai nước  nằm ven bờ TBD, dân trí cũng gần nhau*, văn hóa Khổng giáo, v.v... đều là đồng minh của Mỹ nhưng được Mỹ đối xử khác nhau**. 

* Vì năm 1950 xảy ra cuộc chiến thì dân Hàn ko hơn gì dân Sài gòn hay có thể nghèo khổ hơn vì họ mới thoát ách cai trị của Nhật mới 5 năm; trong khi đó, VN đang trong LHP và có quân đội riêng, dân trí cao do chịu ảnh hưởng của Pháp, v.v... . 

** Vì khi Bắc Hàn mới xâm lăng Nam Hàn năm 1950, TT TRUMAN đã xin QH Mỹ chi 12 TỈ ĐÔ ĐỂ GIÚP ĐỠ NAM HÀN CHỐNG LẠI XÂM LĂNG và QH chuẩn y ngay lập tức ! 

Trong khi năm 1975, quân CSBV CÔNG KHAI XÂM LĂNG MIỀN NAM thì VNCH chỉ xin mấy trăm triệu đô quân viện cũng bị QH Mỹ bác. Như bạn biết, 12 tỉ đô năm 1950 lớn GẤP NHIỀU LẦN 12 tỉ đô bây giờ. 

                              


Thế mới biết: còn thương cau 7 bổ 3, 

Hết thương, cau 7 bổ ra làm mười.

Có lẽ Mỹ thấy vị trí chiến lược của Nam Hàn: nếu NH rơi vào tay CS thì hậu cần của Mỹ tại Nhựt bị trực tiếp đe dọa, nên họ hành động lập tức. Còn VNCH năm 1975 chẳng là cái gì với Mỹ nên QH của họ bỏ rơi ko thương tiếc !!!

Viết xong ngày 14/4 và cập nhật ngày 27/4/ 2021

Tài Trần.


No comments:

Post a Comment