Thursday, January 28, 2021

CUỘC DI TẢN VĨ ĐẠI VÀ THÀNH CÔNG Ở CẢNG HUNGNAM THÁNG 12/1950 TRONG CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN.


Lời nói đầu: Tháng 3/1975, cuộc di tản của TQLC, sư đoàn 1 bộ binh, sư đoàn 2 bộ binh, sư đoàn 3 bộ binh, liên đoàn 12 và 15 BĐQ, thiết giáp, pháo binh, địa phương quân và nghĩa quân đồn trú trong lãnh thổ QK-1 Việt Nam Cộng Hòa là một cuộc rút lui thảm hại vì thiếu tổ chức, lịnh lạc thay đổi liên tục, một số cấp chỉ huy đã rời bỏ đơn vị trước khi địch quân tới, v.v... Dân chúng đã lẩn lộn với binh sĩ khiến cấp chỉ huy khó điều động. TRONG KHI ĐÓ, vào tháng 12/1950 trong chiến tranh Triều Tiên hay Hàn Quốc, cuộc di tản của một số lượng lớn quân Mỹ, quân Nam Hàn và thường dân đã diển ra trong trật tự, với tổn thất rất thấp, dù quân Trung Cộng và Bắc Hàn đuổi theo họ bén gót.

Sau đây là diễn tiến cuộc di tản này, dịch từ Wikipedia.


=========


"Việc di tản bằng tàu khỏi cảng Hungnam sẽ trật tự, và ko tiếp liệu hay trang bị nào phải phá hủy hay bỏ lại và rằng địch quân sẽ can thiệp ko đáng kể.-- Tướng Almond tư lịnh quân đoàn 10 đã nói với tướng MacArthur ngày 11/12/1950. 

- Cuộc di tản ở cảng Hungnam, xem bản đồ, còn được gọi là Phép Lạ Ngày Giáng Sinh (Miracle of Christmas), là cuộc di tản các lực lượng của Liên Hiệp Quốc và thường dân Bắc Triều Tiên hay Bắc Hàn từ cảng Hungnam của Bắc Hàn, nghĩa là trên vĩ tuyến 38, từ ngày 15 đến 24 tháng 12 năm 1950 trong chiến tranh Hàn Quốc hay chiến tranh Triều Tiên. 


Tiếp theo thất bại của lực lượng của LHQ trong Trận Đánh tại Hồ Chứa Nước Chosin (27/11 tới 13/12), bởi các thành phần của Chí Nguyện Quân Nhân Dân Trung Quốc, viết tắt là PVA (Chinese People's Volunteer Army) trong Chiến Dịch của Giai Đoạn Hai, các lực lượng của LHQ đã rút lui về Hungnam để từ đó họ được di tản về Nam Hàn. 

DẪN NHẬP: Sau khi Nam Hàn bất ngờ bị xâm lăng bởi quân Bắc Hàn ngày 25/6/1950, quân LHQ, dẫn đầu bởi quân Mỹ, đã phản công và tiến về phần phía bắc của Nam Hàn mà chỉ gặp chống trả yếu ớt của Quân đội Nhân dân Bắc Hàn (KPA). NGÀY 1/10/1950, TL quân đội LHQ tướng Douglas MacArthur đã kêu gọi Bắc Hàn đầu hàng và ko được đáp ứng. Ngày 3/10, MacArthur thông báo quân LHQ đã vượt biên giới để vào Bắc Hàn. Đoàn quân này tiến về Sông Áp Lục (Yalu River), biên giới giữa Bắc Hàn và TC. Ngày 24/11, một cuộc tổng tấn công cuối cùng của LHQ, có tên chính thức là "Cuộc Tấn Công Để Về Nước Trước Giáng Sinh" (Home-by-Christmas Offensive), để hoàn tất việc chinh phạt Bắc Hàn đã bắt đầu. Phần lớn Bắc Hàn đã lọt vào tay đạo quân LHQ, và chiến tranh Triều Tiên hay Hàn Quốc hầu như đã hết. Quân đội LHQ và các lãnh đạo của họ đã lạc quan rằng cuộc chiến này sẽ kết thúc trước Giáng Sinh 25/12/1950.

Dù có một vài chỉ dấu về một số đáng kể quân TC tại Bắc Hàn, MacArthur đã coi nhẹ (play down) thông tin này cũng như khả năng can thiệp qui mô của quân TC. Một báo cáo tình báo ghi ngày 25/11 ước lượng quân TC ở Bắc Hàn khoảng 70.000. Cùng ngày, quân TC đã phát động Tổng tấn công Giai đoạn Hai với 300.000 quân hay hơn.

. . . 

NGÀY 19/10, hàng chục ngàn quân TC đã vượt sông Áp Lục vào ban đêm để tránh phát hiện bởi máy bay quan sát của LHQ. Quân hai bên đã đụng độ ngày 25/10 trong Trận Onjong, khoảng 85 km nam sông Áp Lục. Trận đánh này mở màn cho cái gọi là Tổng tấn công Giai Đoạn Một kéo dài đến 6/11. Bành Đức Hoài (Peng Dehuai), TL của quân TC, đã chấm dứt cuộc tấn công này vì lính tráng mệt mỏi và thiếu lương thực và đạn dược. Họ cũng sợ không quân của LHQ và thời tiết mùa đông đã khiến "khó khăn ngày càng gia tăng để bảo toàn sức mạnh của đơn vị khi lính tráng phải ngủ giữa trời và đôi khi trong tuyết". 

Sau đây là chuyển ngữ từ bài Hungnam Evacuation (Cuộc Di Tản tại Hungnam) trên Wikipedia. 

============== 

TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT

Ngày 8/12/1950 tướng Edward Almond, TL của quân đoàn 10 của Mỹ, nhận được lịnh của tướng Douglas MacArthur, TL lực lượng LHQ tại Hàn quốc là phải di tản quân đoàn qua cảng Hungnam, xem bản đồ. Tiếp sau quyết định trước đó về việc tập trung quân đoàn 10 tại Hungnam, việc di tản tại Wonsan đã bắt đầu ngày 3/12. Trong thời gian một tuần, ko có tấn công nào của chí nguyện quân TC hay quân đội Bắc Hàn, lực lượng đặc nhiệm của sđ 3 bộ binh Mỹ và một toán phụ trách di tản trên bờ (shore party group) của TQLC Mỹ tổng cộng khoảng 3.800 người cùng với 1.100 xe, 10.000 tấn hàng hóa khác, và 7.000 dân tị nạn đã lên các tàu vận tải hay LST cung cấp bởi lực lượng đặc nhiệm 90 của đô đốc James H. Doyle. Một tàu LST đã chạy về phía bắc ngày 9 tây để tới cảng Hungnam, nơi toán này sẽ tham gia cuộc hải vận sắp tới. Những tàu còn lại sẽ tới Pusan ngày 9 và 10. Các tàu của lực lượng đặc nhiệm 90 sẽ đến cảng Songjin ngày 5/12 để đón những lính về tiếp vận (tail-end troop) của quân đoàn 1 của Nam Hàn và vào giữa trưa ngày 9/12 đã chuyển lên tàu sđ 3 bộ binh của Nam Hàn (trừ trung đoàn 26, đã rút về Hungnam làm đoạn hậu cho sđ 7 của Nam Hàn; BTL sđ, pháo binh sđ, và trung đoàn 18 của sđ bộ binh cơ giới Mãnh Hổ của Nam Hàn (sđ này sau này đã tham chiến ở VN từ năm 1965 - người dịch); và khoảng 4.300 người tị nạn. Việc hải vận này lúc đầu được thiết kế để trợ giúp việc tập trung của quân đoàn 10 Mỹ ở Hungnam, nhưng lịnh sau đó về di tản khỏi Hungnam đã thay đổi điểm đến của các đv Hàn quốc về Pusan. Ngày 10 và 11/12, đoàn tàu từ Songjing đã bỏ neo ở Hungnam chỉ đủ thời giờ để đổ xuống BTL và pháo binh của sđ Mãnh Hổ để bảo vệ chu vi phòng thủ và nhận toán tiền trạm của BTL quân đoàn 1 Nam Hàn trước khi đi tới điểm đến mới. NÓI THÊM: quân đội LHQ tại Hàn quốc đến từ nhiều nước, trong đó có quân Mỹ, Nam Hàn, Pháp, Úc, Anh, Canada, Thái Lan, v.v... Tuy nhiên, do quân Mỹ đông nhứt nên họ nắm quyền chỉ huy, ví dụ như quân đoàn 1 của Nam Hàn, gồm nhiều sđ , vẫn dưới quyền của tướng MacArthur, TL của lực lượng LHQ ở Hàn quốc--người dịch). 

Vào ngày 11, quân Nam Hàn từ Songjing cũng như TQLC và bộ binh Mỹ từ hồ chứa nước Chosin đã tới Hungnam; chu vi phòng thủ chung quanh cảng gồm một số các cứ điểm cấp TĐ và trung đoàn nằm hai bên những nơi nghi ngờ sẽ là đường tiến sát của quân TC và Bắc Hàn khoảng 19-24 km bên ngoài tp này. SĐ 3 bộ binh Mỹ vẫn giữ khu vực lớn được chỉ định khi tướng Almond thiết lập chu vi phòng thủ, từ những vị trí bên dưới sân bay Yonpo ở phía tây nam của Hungnam tới những phòng tuyến nằm hai bên con đường Hồ chứa nước Chosin ở Oro-ri, tây bắc của cảng này, xem bản đồ. Con đường này có từ thời Nhật chiếm đóng, nối hồ chứa nước Chosin với Hungnam. Các TĐ của sđ 7 bb Mỹ bung rộng và phòng thủ chiều sâu dọc theo đường Hồ chứa nước Pujon ở bắc của Hungnam, và ba trung đoàn của quân đoàn 1 Nam Hàn giữ những đường tiến sát gần và ở bờ biển phía đông bắc của cảng. Dù Almond đã bắt đầu rút những đv này về các phòng tuyến chung quanh Hungnam đầu tháng 12, các lực lượng của TC và Bắc hàn đã ko có bất cứ tấn công nào đáng kể đối với chu vi phòng thủ. Nhưng Almond đã trông đợi rằng tuyến phòng thủ đầu cầu này sẽ thử lửa với địch quân khi chúng tiếp cận Hungnam dọc theo bờ biển từ phía đông bắc, từ khu Wonsan tới phía nam, và đặc biệt từ hướng của hồ chứa nước Chosin. Khả năng địch quân tiến tới bờ biển để chiếm Wonson để chận đường rút ở phía nam Hungnam đã buộc Almond phải bỏ mọi ý nghĩ về rút quân bằng đường bộ tới phía nam của Hàn quốc (tướng MacArthur cũng ko ra lịnh như vậy). Almond cũng xem xét những khiếm khuyết của đường xá để cho phép chuyển quân đúng giờ. Lịnh của ông, phát đi ngày 9/12, báo động mọi lực lượng sẽ rút quân bằng đường biển và đường không và ko được trì hoãn từ khu vực Hungnam tới khu vực Pusan-Pohang-dong." Phần lớn cuộc di tản này bằng đường biển, với phòng tuyến Hungnam sẽ co cụm lại khi những lực lượng của quân đoàn 10 lên tàu, nhưng không vận cũng được dùng nếu phi trường Yonpo vẫn còn dùng được--phi trường này nằm trong chu vi phòng thủ của cảng. 

KẾ HOẠCH DI TẢN

Khi quyết định làm thế nào để di tản lực lượng nhưng vẫn bảo vệ thành công chu vi phòng thủ, tướng Almond TL của quân đoàn 10 của Mỹ đã xem xét hai khả năng. Ông có thể để mọi sđ trên chu vi này và rút MỘT LƯỢT các thành phần của mỗi sđ, hay ở mỗi giai đoạn ông rút một sđ và bung rộng lực lượng còn lại để bảo vệ phòng tuyến ngắn hơn. Vì một số đv bị thiệt hại hơn những đv khác, đặc biệt như sđ 1 TQLC, ông đã chọn cách thứ hai và quyết định cho TQLC di tản trước. Kế đó là sđ 7, và sđ 3. Almond đã dự định di tản thành nhiều đợt quân đoàn 1 của Nam Hàn, các đv tiếp vận của quân đoàn 10 của Mỹ, hàng hóa cồng kềnh và thiết bị nặng CÙNG LÚC VỚI các sđ trên đây của Mỹ. Điều này phải làm cẩn thận để tạo cân bằng giữa những đv tác chiến và yểm trợ và cũng như bảo đảm tiếp vận đúng mức. Để duy trì cân bằng này, và bảo đảm rằng việc di tản càng nhanh càng tốt, ông đã lập ba điểm kiểm soát. Từ BTL của quân đoàn 10, phòng 3 và phòng 4 đã cùng nhau hướng dẫn các đv tới bờ biển. THỨ NHỨT, để giám sát việc chuyển người và tiếp liệu tại mép nước, ông đã tổ chức một toán kiểm soát dưới quyền Đại tá Edward Forney. Theo lịnh của ĐT này, lữ đoàn đặc biệt số 2 của công binh sẽ điều hành các phương tiện của bến bãi, một đại đội cộng TQLC (quân số đông hơn một đại đội) phụ trách di tản trên bờ, sẽ điều hành các bãi biển dành cho tàu LST và các tàu nhỏ và phụ trách về ánh sáng cho tàu cặp bến để nhận hàng, và khoảng 5.000 dân Hàn quốc sẽ được dùng như bốc xếp. THỨ HAI, về phần việc của hải quân, đô đốc Doyle, qua một đv đặt trên soái hạm USS Mount McKinley của ông, đã phối hợp mọi cuộc vận chuyển bằng tàu, chỉ định nơi neo đậu, và ra các lịnh cho tàu cặp và tách bến. Liên lạc trực tiếp được thiết lập giữa toán phụ trách di tản trên bờ của TQLC và toán kiểm soát của đô đốc Doyle đã khiến tàu nhận đúng người và hàng hóa. THỨ BA, Almond cũng gửi một toán do trung tá Arthur Muray tới Pusan để nhận người, tiếp liệu, và trang bị vừa tới bằng đường biển và đường không và chuyển họ càng nhanh càng tốt tới khu vực qui định. Nếu cộng thêm lính tráng và tiếp liệu đã đổ xuống ở các cảng Wonsan và Songjin, ông cần phương tiện chuyên chỡ cho 105.000 lính, 18.422 xe cộ, và khoảng 350.000 tấn hàng hóa cồng kềnh. Dù đô đốc Doyle chỉ huy một đoàn vận tải gồm hơn 125 chiếc, một số tàu đã đi thêm chuyến để đạt yêu cầu của Doyle. Bộ tư lịnh vận tải chiến đấu của Không lực Viễn đông đã bay khỏi sân bay Yonpo để thực hiện yêu cầu này. Yểm trợ của không quân chiến thuật trong giai đoạn di tản là trách nhiệm của hải quân và tqlc, các chiến đấu cơ của Không Lực số 5, trước đây đặt tại đông bắc Hàn quốc đã bay tới Pusan ngày 3/12. Không đoàn 1 của tqlc, đặt tại Yonpo và trên các mẫu hạm, đã cố gắng hết mức để yểm trợ các cuộc hành quân của quân đoàn. Hơn nữa, đô đốc Doyle đã sắp xếp việc yểm trợ của máy bay của hải quân và hải pháo. Tăng cường bởi các tàu cung cấp bởi đô đốc Arthur Dewey Struble, TL đệ thất hạm đội, Doyle cuối cùng đã có thể dùng 7 mẫu hạm cung cấp bảo vệ trên trời cho khu vực trách nhiệm của quân đoàn 10 và triển khai một tuần dương hạm, 9 khu trục hạm, và ba tàu trang bị hỏa tiển để bảo vệ khu vực 16 km bắc và nam của cảng Hungnam theo yêu cầu của tướng Almond. 

ĐỂ BẮT ĐẦU VIỆC THU HẸP PHÒNG TUYẾN MỘT CÁCH TRẬT TỰ trong lúc một số đv rút đi, các đv ở chu vi phòng thủ đã thong thả (deliberately) rút lui, như sđ 1 tqlc đã rút về phòng tuyến đầu tiên của các PHÒNG TUYẾN CỦA BA GIAI ĐOẠN mà Almond vẽ chung quanh Hungnam. Ở phía tây nam phòng tuyến THỨ NHỨT dọc theo sông Yowi-ch'on, ngay dưới sân bay Yonpo và nơi nào đó tạo thành một vòng cung khoảng 4.8 km từ trung tâm của Hungnam. Phòng tuyến THỨ HAI chỉ khác phòng tuyến thứ nhứt ở phía tây nam trong khu vực của sđ 3 Mỹ nơi mà phòng tuyến này kế tiếp bờ phía bắc của sông Songch'on kế Hungnam. SĐ 3 rút về phòng tuyến thứ hai, có nghĩa là sẽ bỏ sân bay Yonpo, nơi sẽ là điểm sđ 7 bắt đầu di tản. Phòng tuyến THỨ BA và CUỐI CÙNG là một vòng cung nhỏ khoảng 1.6 km bên ngoài ranh giới của tp Hungnam sẽ được chiếm giữ bởi sđ 3 trong lúc họ chờ di tản. Trong giai đoạn cuối của di tản này, các đv của sđ 3 sẽ dùng chiến thuật đoạn hậu để tự bảo vệ việc di tản của chính họ. 

Tướng Almond đã in lịnh di tản ngày 11/12, ngày mà tướng MacArthur thăm Hàn quốc và bay đến sân bay Yonpo để gặp ông. Sau khi thuyết trình về việc phối trí lực lượng và kế hoạch di tản, Almond đã tiên đoán việc di tản sẽ trật tự, và ko tiếp liệu hay trang bị nào PHẢI PHÁ HỦY HAY BỎ LẠI và rằng địch quân sẽ can thiệp ko đáng kể. Việc tái phối trí quân đoàn 5 về phía nam của Hàn quốc, ông ước lượng, sẽ hoàn tất ngày 27/12.

VIỆC DI TẢN (12-24 THÁNG 12)

Sư đoàn 1 tqlc Mỹ, ngày 11/12 đã đến Hungnam từ Hồ chứa nước Chosin, tập hợp giữa cảng và sân bay Yonpo. SĐ đã lên tàu trong ba ngày sau đó và đi về cảng Pusan vào giữa buổi sáng NGÀY 15. Tướng Almond ngày trước đó đã chỉ định Masan, 48 km tây của Pusan làm khu tập hợp của sđ. Sau cuộc hải hành đến Pusan và được xe chỡ tới Masan, sđ đã đặt dưới quyền của quân đoàn 8 Mỹ NGÀY 18/12. Một số hàng hóa cồng kềnh đã được chỡ đi lúc TQLC lên tàu, nhưng phần lớn hàng này đã được chỡ sau khi TQLC đã đi. Từ NGÀY 15/12 trở đi (onwards), các đv phục vụ đã dần dần di chuyển những kho chứa và điểm tiếp tế (supply point) vào khu vực cảng và những hàng tiếp tế kềnh càng và cơ giới nặng đã chuyển lên tàu lớn tại bến tàu hay đưa lên tàu nhỏ để ra tàu lớn (lightered to ship). Để tiết kiệm thời gian, đạn dược được chuyển ngay tại bến tàu thay vì chuyển ở ngoài khơi--như qui định trước đây. Việc chuyển dịch như vậy hàng tiếp liệu đã song song với việc chuyển quân cho tới ngày cuối của di tản. 

Khi TQLC Mỹ đã ra khơi, thành phần chánh (bulk) của trung đoàn 1 tqlc Hàn quốc, tăng phái cho sđ 3 Mỹ, đã chuyển về Yonpo để di tản bằng máy bay. TL của sđ 3 Mỹ tướng Robert Soule đã dự trù bù đắp cho tổn thất này của TQLC Hàn quốc bằng cách rút sđ của ông về phòng tuyến thứ nhứt ngắn hơn ngày 16/12, nhưng một số kịch chiến chống lại các đv của ông giữa Chigyong và Oro-ri trong buổi sáng ngày 15/12 khiến ông phải rút vào buổi chiều cùng ngày. Ngày 16, các tấn công chống sđ 3 ở các vòng cung tây và tây bắc của chu vi phòng thủ này và địch quân đã đụng với quân đoàn 1 của Nam Hàn ở phía đông bắc, và các báo cáo từ mặt đất và trên không cho thấy quân TC và Bắc Hàn đang gần chung quanh chu vi của quân đoàn 10 Mỹ dù quân số ko đông. Các thành phần của sđ 81, quân đoàn 27 của chí nguyện quân TC có vẻ đã tấn công sđ 3 Mỹ và một lữ đoàn quân Bắc Hàn hình như đang tiến về cảng Hungnam trên con đường ven biển từ hướng đông bắc. Một vấn đề khẩn cấp hơn là việc xuất hiện các toán quân nhỏ của địch là SỐ LƯỢNG LỚN LAO CỦA DÂN THƯỜNG TIẾN VỀ CHU VI CỦA QUÂN ĐOÀN. Dù tướng Almond TL đã dự trù di tản các viên chức chính phủ, gia đình của họ và nhiều người khác khi còn chỗ trống trên tàu, nhưng ông đã ko dự đoán rằng hàng ngàn người cố gắng tới Hungnam. Bên cạnh việc gây trở ngại cho cuộc di tản của quân LHQ do đông nghẹt người ở khu vực cảng, đoàn người tị nạn đông đảo này sẽ tạo một nguy hiểm do xâm nhập của quân TC và Bắc Hàn. Theo tình báo của quân đoàn, Bắc Hàn đang loan truyền tin đồn tại tp Hamhung, phía tây bắc của Hangnam, rằng QĐ 10 sẽ cung cấp vận chuyển cho mọi dân thường muốn rời bỏ Bắc Hàn. Mục đích của họ là tạo ra làn sóng tị nạn để che đậy việc xâm nhập của cán bộ và đặc công Bắc Hàn. Để ngăn ngừa việc dân chúng tràn ngập cũng như xâm nhập, quân cảnh, nhân viên tình báo, và các lính ở chu vi phòng thủ đã ngăn đường đi của dân tị nạn, đặc biệt con đường từ Hamhung tới Hangnam với rất đông người đang di chuyển. Họ chỉ thành công một phần. Những dân thường này đã tới Hungnam và họ được thanh lọc, sau đó chuyển ngoại ô phía đông nam của tp Sohojin, nơi mà nhân viên về giao tế dân sự (civil affairs personnel) của QĐ 10 cung cấp lương thực và sắp xếp cho họ di tản khi tàu còn chỗ trống. 

Kế tiếp (on the heels) của sđ tqlc là sđ 7 Mỹ đã bắt đầu lên tàu ngày 14/12, bằng cách trước nhứt cho lên tàu các binh sĩ đã mệt mỏi vì chiến đấu của trung đoàn 31 bộ binh, tiểu đoàn 1 của trung đoàn 32 và TĐ 57 pháo binh dã chiến--họ đã chiến đấu cạnh TQLC tại khu hồ chứa nước Chosin. Phần lớn các đv tiếp vận của sđ 7 đã lên tàu ngày 15 và 16. Trung đoàn 17 bộ binh Mỹ và phần còn lại của trung đoàn 32 bộ binh đã thay thế quân đoàn 1 của Hàn quốc trên chu vi phòng thủ và đã rút lui đến tuyến của giai đoạn 1. Vì thế, chu vi của QĐ 10 Mỹ vào ngày 16 sẽ chia làm 2 phần gần bằng nhau bởi sông Songch'on, sđ 7 ở bờ bắc của sông, sđ 3 ở bờ nam sông (sông này chảy hướng tây bắc-đông nam), xem bản đồ. Các toán tuần tiểu và tiền đồn phòng thủ chiều sâu cho tới rìa phía nam của tp Hamhung--nằm trên bờ sông Songch'on và ở phía tây bắc của cảng Hangnam. 

Sau khi được thay thế hay trám tuyến bởi sđ 7 Mỹ, quân đoàn 1 Hàn quốc đã lên tàu và ra kh                                                                                                                     ơi ngày 17/12. Dù kế hoạch trước đó đã yêu cầu (called for) quân đoàn này đi cảng Pusan, tướng MacArthur, hình như từ kết quả của chuyến viếng thăm Hàn quốc ngày 11/12, (thời gian này tướng quân còn đóng đô ở Nhật Bản vì lúc đó chiến tranh đã tàn phá Nam Hàn từ vĩ tuyến 38 trở xuống--người dịch) đã ra lịnh rằng những đv của quân đoàn lúc đó đang ở chu vi phòng thủ của Hungnam phải được hải vận đến Samch'ok. Những đv này và những đv đã được chuyển đến Pusan từ Songjing đã được đặt dưới quyền của quân đoàn 8 của Mỹ ngay khi lên bờ (embarkation). Việc chuyển giao này cho phép TL quân đoàn 8 tướng Walton Walker có quyền điều động quân đoàn 1 Hàn quốc ngay lập tức, và việc đổ bộ này ở Samch'ok đã đặt phần lớn đv này sẵn sàng triển khai đến phía đông của Phòng Tuyến B Dự Trù của ông. Việc đổ bộ thực tế đã được thực hiện ở một cảng nhỏ ngay phía bắc của Samch'ok và hoàn tất ngày 20/12. Việc di tản của QĐ 1 Hàn quốc ngày 17/12 đã trùng hợp với việc di tản của phần lớn các phòng ban của BTL và binh sĩ QĐ 10 của Mỹ. Điểm đến cuối cùng của họ là cảng Kyongju, 80 km bắc của Pusan, nơi mà họ sẽ lập BTL tiền phương của QĐ 10 Mỹ. Cùng ngày, các hoạt động ở sân bay Yonpo đã chấm dứt vì các đv phụ trách sườn trái của sđ 3 Mỹ đã chuẩn bị rút quân về bờ phía nam của Sông Songch'on đằng sau phi trường ngày kế. Các phi đội của TQLC Mỹ từng dùng phi trường này đã rút về sân bay Pusan và Itami ở Nhật. ĐV rút cuối cùng là một đv bảo hành thuộc Không Lục số 5 từng phục vụ cho các chiến đấu cơ TQLC và máy bay vận tải của tướng William Tunner. Trong ngày cuối, máy bay của Tunner đã chỡ đi 3.600 binh sĩ, 196 xe cộ, 1.300 tấn hàng hóa, và vài trăm người tị nạn. 

Cuộc rút quân ngày 18/12 của các đv trách nhiệm sườn trái của tướng Soule tới bờ nam của Sông Songch'on có mục đích ban đầu là trám tuyến của hai trung đoàn của sđ 7 Mỹ vẫn còn trên chu vi phòng thủ. Các lực lượng của Soule xuất phát từ Songch'on đi tới phòng tuyến giai đoạn 2 của quân đoàn vào ngày 19 và trong ngày 19 và 20 đã bung rộng để trám tuyến của trung đoàn 17 và 32. NÓI THÊM: Trước đó, khi tập trung về Hungnam để chuẩn bị di tản, tướng Almond đã lập một chu vi phòng thủ hay perimeter có đường bán kính rất lớn mà tâm là cảng Hungnam. Sau đó ông ông lập các phòng tuyến hay line được thiết kế cho từng giai đoạn hay phase của việc di tản. Tuy kế hoạch di tản này rất chi tiết nhưng đã được các đv mỹ và Nam Hàn thi hành nghiêm chỉnh, gần như ko có sai sót--người dịch. Tướng Almond đã đóng BTL của ông tại cảng Hungnam ngày 20 và dời lên sóa hạm USS Mount McKinley đậu tại cảng, giao quyền chỉ huy các lực lượng trên mặt đất cho tướng Soule. Các cuộc tấn công thăm dò của quan TC và Bắc hàn đã giãm bớt (slacken) đáng kể sau khi sđ 3 và 7 của Mỹ rút về phòng tuyến giai đoạn 1 của QĐ, bùng nổ trở lại ngày 18 và trở nên dữ dội ngày kế, 19/12. Ba sđ quân TC gồm 79, 80 và 81, thuộc QĐ 27, được tin là ở gần khu vực tây của cảng Hungnam, dù chỉ sđ 79 là đụng độ với quân Mỹ. Bắc và đông bắc của Hungnam, một lữ đoàn Bắc Hàn và sđ 3 Bắc Hàn vừa được tái trang bị sau các trận đánh trước đây, đã đụng với quân mỹ, ngoài còn có một lực lượng khác của Bắc Hàn, được phỏng đoán là một trung đoàn cũng tham chiến. Quân CS chỉ tràn ngập một số tiền đồn, và nhanh chóng bị đẩy lui bởi quân mỹ. Cho tới giờ, các hoạt động này chỉ nhằm mục đích thăm dò chu vi phòng thủ. Một số giải thích có thể chấp nhận được về việc tại sao Cộng quân ko thể đánh lớn. Lực lượng chủ lực của quân TC tại Hồ chứa nước Chosin hình như cần thời gian để phục hồi tổn thất từ mùa đông lạnh giá và những trận đánh gần đây. NÓI THÊM: Lính TC phần lớn ở miền nam nước Tàu ấm áp nên ko thích hợp khí hậu giá lạnh ở Bắc Hàn. Các lực lượng CS đều biết QĐ 10 của mỹ rút khỏi Hungnam và họ sẽ có thể vào tp này mà ko cần chiến đấu. Sự thu hẹp của chu vi phòng thủ của QĐ có lẽ đã khiến Cộng quân phải trinh sát liên tục. Hỏa lực của pháo binh, hải quân và yểm trợ dồi dào (ample) của không quân đã ngăn ngừa hữu hiệu Cộng quân tập trung đủ quân để đánh lớn. Dù vì lý do gì, quân TC và Bắc Hàn đã ko thể mở cuộc tấn công qui mô. Dù một đv tăng phái, một trung đoàn của sđ 1 Bắc Hàn, đã được nhận diện gần một căn cứ lớn (anchor) ở đông bắc của chu vi phòng thủ ngày 20/12, các tấn công của Cộng quân đã giảm vào ngày 20 và 21 khi những người lính cuối cùng của sđ 7 mỹ lên tàu và đi về cảng Pusan. SĐ 7 đã hoàn tất việc tái phối trí ngày 27 và chuyển về một khu tập hợp quanh Yongch'on, phía tây của BTL mới của QĐ 10 tại Kyongju. Những tấn công nhỏ nhằm quấy rối sđ 3 mỹ ngày 22/12 khi các trung đoàn 7, 65 và 15 của tướng Soule từ tây sang đông đang bảo vệ phòng tuyến giai đoạn 2 của QĐ. Ba trung đoàn này bảo vệ việc xuống tàu của những đv pháo binh cuối cùng của QĐ và đv đầu tiên của các đv tiếp vận của sđ. NÓI THÊM: trong các sđ mỹ, quân số về hậu cần hay tiếp vận đông hơn quân số ở tuyến đầu, như về kể--người dịch. Vào ngày 23, khi tướng Soule rút những trung đoàn của ông về phòng tuyến giai đoạn cuối của QĐ để chuẩn bị rút toàn diện khỏi Hungnam, một số đạn cối và pháo binh đã rớt xuống chu vi phòng thủ. Người ta ko rõ vì lý do gì liên quân TC-Bắc hàn đã ko thể mở tấn công lớn ngay cả khi chu vi phòng thủ chỉ còn 1 sđ bảo vệ dù trước đó là cả QĐ 10 của Mỹ. Cuộc tấn công bằng pháo cối kể trên ngày 23 là đụng độ cuối cùng giữa hai bên. 

Vào sáng 24, chu vi phòng thủ im lặng và quân mỹ ở ở trong vị trí trong khi thành phần cuối cùng của các đv tiếp vận của sđ 3 lên tàu và trong khi Soule cho áp dụng đoạn hậu. Cứ mỗi trung đoàn có một TĐ ở tại chỗ trên chu vi trong khi các đv bộ binh và pháo binh lên tàu và trong khi TĐ 10 công binh chiến đấu của sđ và những toán phá hủy đạn dược dưới nước của hải quân đã chuẩn bị phá hủy các cơ sở của cảng. Cùng lúc, những đv tiếp vận cuối cùng của QĐ, những đv điều hành cảng, và càng nhiều người tị nạn càng tốt đã được đưa lên tàu. Sau khi tướng Almond của QĐ thanh tra lần chót trên bờ, bảy trung đội đã thiết lập các cứ điểm gần bờ biển để bảo vệ việc lên tàu của thành phần còn lại của những TĐ có nhiệm vụ bảo vệ di tản và phần lớn của TĐ 10 công binh chiến đấu (CBCĐ). Ở những bước cuối, tàu chiến của đô đốc Doyle đã tạo một lưới lửa khoảng 2.4 km từ biển trở vào trong khi những trung đội cuối cùng của lực lượng bảo vệ di tản lên tàu và khi tĐ 10 CBCĐ và những toán trên đây của hải quân đã giật nổ bến tàu trước khi rời bờ trên những chiếc LVT và LCM khoảng sau 14:30 một chút.

Vào ngày Christmas Eve, những người lính cuối cùng và vật liệu đã rời cảng để tiến về Pusan và Ulsan, một cảng nhỏ 48km bắc Pusan. Họ đã ko để lại hàng hóa hay thiết bị còn dùng được. Khoảng 200 tấn đạn, một số lượng tương tự cốt mìn, 500 quả bom 500-cân Anh và khoảng 200 thùng dầu nhớt và xăng đã ko được mang đi, nhưng tất cả thứ này đã đóng góp cho việc phá hủy cảng Hungnam trước khi liên quân TC-Bắc Hàn vào tiếp thu. 

















No comments:

Post a Comment