Wednesday, November 18, 2020

 

TÌNH HÌNH QUÂN SỰ TẠI QUÂN KHU 3 TỪ ĐẦU NĂM 1975 TỚI KHI XẢY RA TRẬN BAN MÊ THUỘT


Tại Quân Khu 3, việc phản công của sđ 18 VNCH nhằm đẩy quân csbv ra khỏi quận Hoài Đức đã tiến triển chậm nhưng chắc, được hỗ trợ dồi dào bởi Không Quân (KQ) VNCH, và tr.đ. 274 csbv đã buộc lòng rút lui và tổn thất gia tăng. Trong khi đó, chỉ để một lực lượng nhỏ ở lại quận Tánh Linh, tr.đ. 812 csbv, bị bầm dập bởi KQ VNCH, đã rút về nơi an toàn ở rừng sâu giữa Tánh Linh và Hoài Đức. Tr.đ. 33 csbv, hàng ngũ đã cạn kiệt (deplete) trong một chiến dịch dữ dội, kéo dài cả tháng, vẫn giữ một số nút chận trên tỉnh lộ (TL) 333, chạy từ Gia Ray ở QL-1 vào quận Hoài Đức, nhưng đã cảm nhận áp lực của các TĐ của sđ 18 VNCH tạo ra từ hai hướng trên TL này. (Vì một tr.đ. của sđ 18 từ phía bắc đánh xuống, một tr.đoàn từ phía nam đánh lên -- Người dịch). Trong tuần cuối của THÁNG GIÊNG 75, quân VNCH đã dẹp sạch mọi chướng ngại trên TL-333 này từ Gia Rai vào Hoài Đức và vào THÁNG HAI đã tái chiếm làng Võ Xu (một làng phần lớn là Công giáo, được lập từ thời TT Diệm -- Người dịch). Chiến dịch Bình Tuy đã chấm dứt. Hai bên đều tổn thất cao, và khu vực xa xôi phía đông của tỉnh, ý nói quận Tánh Linh, vẫn còn trong tay quân CSBV. (Quận Tánh Linh đất đai phì nhiêu, nguyên có nhiều khu dinh điền, phần lớn là dân gốc Quảng Nam, Quảng Ngải, được lập năm 1956 thời ông Diệm, để kềm chế các mật khu của CS ở kế cận. Dân số của Hoài Đức và Tánh Linh tính tới 1975 khoảng 55 ngàn. -- Người dịch). Quân VNCH vẫn còn kiểm soát khu vực đông dân nhứt của tỉnh và đã ngăn ngừa sđ 6 csbv thường chận hai QL quan trọng, QL-20 đi Đà Lạt và QL-1 đi ra miền trung, đi ngang tỉnh Bình Tuy ở phía bắc và nam.

Để ngăn ngừa (forestall) mọi âm mưu tái lập kiểm soát trên những khu vực mà VNCH tái chiếm, tư lịnh (TL) mới của QĐ 3, trung tướng Nguyễn văn Toàn, đã ra lịnh sđ 18 VNCH phải duy trì một lực lượng khá lớn (sizable) tại tỉnh Bình Tuy, nhưng cũng chuẩn bị để triển khai lực lượng này mọi nơi trong QK như TRỪ BỊ của QĐ. Tính tới GIỮA-THÁNG HAI, tr.đ. 43 của sđ 18 đóng dọc theo TL-333 giữa Hoài Đức và Gia Huynh (Gia Rai); BCH tr.đ. 52 và tđ 2/52 đóng ở BTL-SĐ ở Xuân Lộc trong khi tđ 1 và 3 hành quân ở Định Quán và Gia Rai; tr.đ. 48 làm trừ bị của QĐ ở căn cứ Long Bình tỉnh Biên Hòa. Sự thiếu thốn về các lực lượng khả dụng tại QĐ 3 gay gắt đến độ ngay cả vài đơn vị (đv) lớn được chỉ định là trừ bị của QĐ gần như luôn luôn tham chiến. Nhưng điều này ko ngăn tướng Toàn mở những cuộc tấn công định kỳ để quấy rối (spoil) địch tại những khu vực tranh chấp. Một cuộc HQ như vậy xảy ra tháng hai 1975 thực hiện bởi sđ 5 VNCH để tảo thanh QL-13 từ Lai Khê và bắt tay với ĐPQ và BĐQ ở Chơn Thành. Tuy nhiên, sau khởi đầu tốt đẹp (auspicious) này, cuộc tấn công đã ngừng lại (stall), vì như các cố gắng trước đây, đều ko đạt mục tiêu. Bắc quân đã xác định rõ ràng rằng họ cắt đứt QL-13 và hậu cứ (rear area) của họ phải an toàn; hơn nữa, sđ 5 VNCH chắc chắn đã thiếu tinh thần chủ động tấn công hay ngại khó ngại khổ khi phải tổ chức cuộc hành quân đầy tham vọng này. (Tướng Toàn là chỉ huy trưởng binh chũng Thiết Giáp sau khi mất chức TL-QĐ 2. Dù bị cáo buộc tham nhũng, có vẻ (seemingly) tướng Toàn nổi tiếng như một TL giỏi và can đảm. Phước Long thất thủ đã khiến trung tướng Dư Quốc Đống rời bỏ chức TL-QĐ 3, với thủ đô Sài Gòn là trung tâm, cần một TL đầy kinh nghiệm, dám quyết định, và tướng Toàn, là người thích hợp nhứt.)

BĐQ và ĐPQ của QĐ 3 đã thực hiện các hành quân ko hiệu quả mấy ở bắc tỉnh Biên Hòa để ngăn ngừa quân csbv chuyển các dàn hỏa tiển vào tầm bắn vào căn cứ KQ Biên Hòa và làm gián đoạn của hoạt động của sđ 7 csbv chung quanh quận Tân Uyên tỉnh Biên Hòa. Những đột kích (foray) này chỉ đạt kết quả vừa phải vì ko thể ảnh hưởng lâu dài các hoạt động của đối phương.

NGÀY 17 THÁNG GIÊNG, QĐ 3 tổ chức hành quân, dùng sđ 25 VNCH để tái chiếm Núi Bà Đen. Trong khi pháo binh, trực thăng võ trang, và máy bay tấn công các vị trí của csbv, những đv BĐQ đã tìm kiếm các vị trí pháo binh ở những khu rừng phía bắc của núi này. Một cuộc hành quân trực thăng vận được thực hiện, nhưng hỏa lực phòng không và súng nhỏ của csbv đã khiến ko thể đổ quân. Vào ngày 26 THÁNG GIÊNG, việc tái chiếm Núi Bà Đen rõ ràng vượt quá nguồn lực có sẵn của QĐ 3. Tr.đ. 46 thuộc sđ 25 VNCH đã chuyển căn cứ của họ ở Núi Bà Đen về thị xã Tây Ninh và cuộc hành quân chấm dứt. Nhờ đài quan sát rất tốt ở Núi Bà Đen, pháo bịnh csbv tiếp tục bắn hỏa tiển và ĐẠI BÁC 130 LY vào thị xã đến cuối tháng khi trung tâm của thị xã hầu như ko còn bóng người vì đã di tản hết. 

Tình hình yên ả trở lại tại tỉnh Tây Ninh khi lính và dân của nam Việt Nam chuẩn bị đón Tết, đã bắt đầu ngày 11 THÁNG HAI. Nhưng dù cuộc chiến có vẻ giảm, bắc quân tích cực chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn tại Tây Ninh và hai tỉnh Bình Dương và Hậu Nghĩa kế cận. Các thành phần của BA sư đoàn csbv (gồm sđ 5, sđ 3 và sđ 9), hai trung đoàn độc lập, và một số các TĐ độc lập, tất cả được hỗ trợ bởi gần 10 TĐ pháo binh trung bình và nặng, đã chuyển tới những vị trí chung quanh thị xã Tây Ninh. Trung đoàn 6 của sđ 5 csbv và ít nhứt ba TĐ địa phương và một tr.đ. độc lập, đã tập trung ở tây nam, sẵn sàng cắt QL-1 và 22 tại Gò Dầu Hạ. SĐ 3 tân lập csbv , sau chiến thắng ở Phước Long, ở phía bắc của thị xã, trong khi sđ 9 csbv nhiều kinh nghiệm, ở chung quanh Đồn điền Michelin, đang chuẩn bị tấn công Trị Tâm (còn gọi là Dầu Tiếng) ở ranh giới tỉnh Tây Ninh - Bình Dương. Những đoàn xe tải lớn lao của csbv được thấy di chuyển tấp nập.

Đối diện một kẻ thù đáng sợ như vậy ở sườn phía tây của quân khu 3, tướng Toàn đã quyết định thay đổi cách điều quân để đối phó với đe dọa này. Để sđ 25 VNCH, phụ trách một mặt trận bao la từ biên giới Cambodia tới ngoại ô phía tây của Sài Gòn, di động hơn, ông giao trách nhiệm trấn giữ các đồn bót cố định cho ĐPQ tỉnh Tây Ninh. Tám TĐ ĐPQ và bảy đại đội biệt lập nghĩa quân được bố trí dọc theo các tuyến giao thông và những đường tiến sát lớn tới thị xã, trong khi ba tr.đ. của sđ 25 VNCH hành quân lưu động trong những khu vực tuyến đầu. Tr.đoàn 46 ở đông và đông nam thị xã, tr.đoàn 49 ở bắc thị xã, với những TĐ chung quanh Núi Bà Đen; trong khi tr.đoàn 50 ở gần Khiêm Hạnh, ở phía đông nam. Một đ.đ. xe tăng M-41 và hai chi đoàn M-113 làm trừ bị gần thị xã, và một đ.đ. cộng (vì quân số hơn một đ.đ.) của liên đoàn 81 Biệt Cách Dù hành quân thám sát sâu trong Núi Bà Đen và rừng của Chiến khu C, ở bắc của núi này. TL-SĐ, chuẩn tướng Lý tòng Bá, cũng như tướng Toàn, đều là dân thiết giáp và thích thực hiện sự lãnh đạo đầy năng lực ở những khu vực tuyến đầu, đã cổ vỏ binh sĩ năng nổ tấn công vào khu vực tranh chấp ở bắc của thị xã.

Tết đã qua và những ngày đầu năm con Mèo đã qua tháng Ba. Ở phía đông của quân khu, tướng Toàn đã thấy sđ 6 và 7 csbv tiến hành thám sát và chuẩn bị tấn công ở Long Khánh và Biên Hòa. Ở giữa quân khu, sđ 5 VNCH đã ko thành công khi đánh về phía bắc từ Bầu Bàng để bắt tay với BĐQ đánh xuống từ Chơn Thành dọc theo QL-13. Tình hình ngày càng căng thẳng ở tây Bình Dương, ở Trị Tâm và khắp tỉnh Tây ninh, nhưng cách điều quân mới mẻ này của tướng Toàn đã tạo tin tưởng nơi sđ 25 và ĐPQ tỉnh Tây Ninh. Ở đông nam, tại tỉnh lỵ Tân An của Long An, nơi QL-4 đi qua, lữ đoàn 4 tân lập TQLC đã triển khai. Tuy nhiều binh sĩ ít kinh nghiệm, lữ đoàn này đã củng cố tuyến phòng thủ của ĐPQ Long An./.

Dịch từ trang 141- 143 của quyển From Ceasefire to Capitulation của George Weith. 




No comments:

Post a Comment