Monday, October 12, 2020

 

CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHỨT (FIRST INDOCHINA WAR 1945-1954) 

Nguồn: Bài "French Indochina" trên website Gia Vuc Tribute 

Tôi biết nhiều bạn trẻ ko ưa thực dân Pháp, nhưng trước khi trao trả độc lập cho VN năm 1954, vào năm 1950, họ đã bắt đầu thành lập các đv lính VN với sq và hsq Pháp chỉ huy trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ thay thế bằng sq và hsq VN. Các danh tướng như Nguyễn Khoa Nam, Trương Quang Ân, Phạm văn Phú, Nguyễn Khánh, v.v... từng làm trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, v.v... của những đv này. 



"Vào tháng 9/1940, chính phủ Vichy của Pháp đã đáp ứng (grant) yêu cầu của Nhật đc đưa quân vào Bắc Kỳ để đánh nhau với TQ. Ng Nhật đã chiếm Đông Dương thuộc Pháp với lực lượng vượt trội, nhưng vẫn để quân đội và bộ máy cai trị của Pháp điều hành Đông Dương. Sau Trân Châu Cảng, ng Nhật đã ép buộc (coerce) CP Vichy ký 1 thỏa thuận trao quyền cai trị Đông Dương, trên danh nghĩa, cho Nhật. Nhưng khi quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandy và nước Pháp đc giải phóng, Nhật nhận ra rằng họ ko còn dựa vào sự hợp tác của CP Vichy tại Đông Dương và đã quyết định vào ngày 9/3/1945 để loại bỏ cơ cấu thuộc địa và lực lượng quân sự của Pháp tại Đông Dương và đã hành quyết hay bắt giam tất cả lính Pháp cũng như nhiều dân thường. Nhật đã tuyên bố VN độc lập và trao quyền cho hoàng đế Bảo Đại.

Ngày 15.8, Nhật đầu hàng và bị giải giới ở phía bắc VT 16 bởi lính TQ và phía nam bởi lính Anh.

Trong khi đó, HCM, một chiến sĩ CS chống Nhật, được tổ chức OSS của Mỹ hỗ trợ đã tổ chức một phong trào cho VN độc lập, phong trào có tên VM đã chiếm Hà Nội ngày 2/9/45 và tuyên bố VNDCCH. Một chiến dịch khủng bố chống Pháp và các cảm tình viên của Pháp được thực hiện và tại Sai Gòn, tình hình xấu đi với dân Pháp bị tập trung ở một ghetto trung tâm, bỏ đói và bị giết. Một ít lính Pháp vẫn còn bị giam nên ko làm gì được (still imprisoned were powerless). 

Ngày 12/9/1945, một đ.đ. của trung đoàn 5 bộ binh thuộc địa của Pháp (French 5th RIC) và lính Anh đã đc không vận từ Rangoon (Miến Điện) để cố gắng ổn định tình hình và cứu thường dân. Một ngưng bắn đã ko xảy ra cho tới ngày 2/10 sau khi cuộc đổ quân của nhiều lính từ Quân đoàn Viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, gọi tắt là quân đoàn CEFEO (Corps Expeditionnaire Francais d'Extreeme-Orient), chỉ huy bởi Tướng Leclerc. Leclerc đã yêu cầu 500.000 quân, nhưng CEFEO chỉ đc cung cấp 75.000 ng. Tái lập (re-exert) thẩm quyền của Pháp chậm chạp với phần lớn lực lượng hướng về phía Bắc của Sài Gòn. Trung đoàn 5 kể trên đã giải phóng (liberate) Ban Mê Thuột sau một trận đánh dữ dội (fierce) ngày 2/12/1945. 

Vào THÁNG 2/1946, quân Pháp đã trở lại phía bắc VN và vào CUỐI NĂM 1946, các TP lớn đều dưới kiểm soát của Pháp, nhưng phần lớn nông thôn vẫn còn trong tay Việt Minh (VM). 

Ghi chú: Quân đoàn CEFEO, đc thành lập năm 1945 để giải cứu những "Lực lượng Pháp tại Đông Dương" yếu thế trước quân Nhật. Tướng Leclerc đã đc chỉ định làm TL của quân đoàn này vào tháng 6/45 và 15/8, làm TL các Lực lượng Pháp tại Viễn Đông. 

Quân đoàn CEFEO đc thành lập từ lính của quân đội Pháp tự do trong đệ Nhị Thế Chiến (họ kháng chiến chống quân Đức chiếm đóng nước Pháp -- Tài Trần). Toàn bộ tham mưu đều từ mẫu quốc Pháp cũng như các người tình nguyện trong các đv Nhảy Dù thuộc địa (BCP, BCCP). 

Vào NĂM 1048, Pháp bắt đầu xử dụng những quân nhân Dù thiện chiến mới đến và đến CUỐI NĂM 1948, đã thực hiện hơn 40 chuyến nhảy dù.

GIỮA NĂM 1949 quân Liên Hiệp Pháp lên đến 150.000 NGƯỜI với phần lớn phải đóng đồn để bảo vệ dân và đường xá, v.v... (y hệt như quân VNCH sau này đã mắc phải-- Tài Trần).  Phần lớn các cuộc HQ tấn công VM thực hiện bởi lính Dù Pháp với quân số khoảng 7.500 TÍNH TỚI 1950. 

Vào NĂM 1949, chiến tranh đã bắt đầu được xem như một "chiến tranh chống cộng mở rộng" và giúp đỡ tài chánh của Mỹ đã bắt đầu đổ vào. Từ NĂM 1950 VỀ SAU, cố gắng chiến tranh của Pháp đã phần lớn đài thọ bởi Mỹ, nhưng với ĐIỀU KIỆN rằng Pháp sẽ để VN độc lập cũng như thành lập Quân đội Quốc gia VN. Việc thành lập quân đội này ko là vấn đề vì tướng De Lattre đã tiến hành "chương trình vàng hóa" của ông, sẽ nói trong phần khác. Chương trình nhằm:

1/ Nâng quân số để ko cần quân ở mẫu quốc và các thuộc địa

2/ Để có thêm người Việt tham chiến chống VM

Đông Dương đã được tái tổ chức vào NĂM 1950 thành ba chế độ quân chủ (monarchy) là Lào, Cambodia, và Việt Nam, được hưởng độc lập trong Liên Hợp Pháp/LHP. Ảnh hưởng của Pháp vẫn còn mạnh tại VN và lính LHP tiến hành cuộc chiến chống quân xâm lăng CS. 

Cũng NĂM 1950, cuộc chiến đã trở nên hơi giống một chiến tranh qui ước để chống lại sự XÂM LĂNG CS đến từ phía bắc (với giúp đỡ ồ ạt từ TQ). Trong khi đó ở Pháp, chiến tranh Đông Dương vẫn CHƯA được hỗ trợ bởi dân chúng hay bởi những CP thay đổi liên tục (its ever changing goverments)! Nó vẫn còn được xem như một "chiến tranh thuộc địa dơ bẩn" và được ĐCS Pháp gọi là "cuộc chiến dơ bẩn". Trong NĂM 1950, HCM và VM đã được công nhận bởi TQ như chính phủ thực thụ của VN và viện trợ của TQ bắt đầu đổ vào.

Vào THÁNG 9/1950, quân VM của tướng Giáp đã bắt đầu tấn công và tràn ngập (overun) tất cả các đồn Pháp DỌC THEO BIÊN GIỚI với TQ, và BỐN TĐ NHẢY DÙ được thả xuống để cứu lính Pháp đã gần như BỊ QUÉT SẠCH (were virtually wiped out) bởi quân số áp đảo (the shear number) của VM (dù quân Pháp chống cự mãnh liệt) và trận THẢM SÁT trên đường thuộc địa số 4, còn gọi là RC-4, vẫn còn trong tâm trí mọi người. (Đây là tổn thất lớn của quân Pháp, sau đó 4 năm đã lập lại với Chiến đoàn 100 ở đèo Mang Yang -- Tài). NGÀY 17/12/1950, Thống chế De Lattre de Tassigny, một TL nổi tiếng của Pháp trong đệ Nhị TC đã nắm quyền chỉ huy và khôi phục (redress) tình hình này. 

THÁNG GIÊNG 1951, Tướng Giáp đã bị ĐẠI BẠI lần đầu tại VĨNH YÊN (để lại 6.000 CHẾT) , theo sau tại Mạo Khê và Ninh Bình. THÁNG 11 1951, 2.000 lính Dù nhảy xuống và chiếm Hòa Bình, một trung tâm tiếp liệu lớn của VM, các lực lượng bộ binh và giang thuyền (riverine) của Pháp sẽ theo sau. VM đã cố gắng bao vây để tiêu diệt quân Pháp nhưng sông Đà (Black River) và Đường Thuộc địa số 6 (RC-6) vẫn lưu thông được bằng mọi giá đến hết THÁNG 12. 

NĂM 1951 là sự ra đời của chương trình vàng hóa (jaunissement program) của tướng Tassigny - nhằm mục đích thành lập Quân đội Quốc gia VN. Liên Đoàn lính Dù toàn là lính cảm tử, nhiều sắc dân, có tên GCMA (Groupement des Commando Mixtes Aeroportes), cũng được thành lập năm này. Đơn vị này giống như LLĐB Mỹ tại VN sau này với các nhiệm vụ như SOG hay CIDG (Dân sự Chiến đấu). THÁNG NĂM 1951, đã thành lập đ.đ. đầu tiên, có tên là CIPLE (Compagnie Indochinoise Parachutiste de la Legion Etrangere/Đại đội nhảy dù Đông Dương của quân Lê-Dương) - cứ mỗi TĐ Dù Pháp (BEP) có một đ.đ. thứ tư như vậy. Những đ.đ. này đã chiến đấu rất giỏi cho thấy lính VN nếu đc huấn luyện đầy đủ và chỉ huy tốt sẽ ko thua các đv của Pháp (nên nhớ rằng các HSQ và SQ của đ.đ. đều là quân nhân Lê Dương đầy kinh nghiệm). CUỐI NĂM, tướng De Lattre trở về Pháp và chết vì UNG THƯ!

TUẦN THỨ HAI CỦA THÁNG 1/1952, tình hình đã suy sụp với quân Pháp ở Hòa Bình, trong khi VM đã cắt đứt sông Đà rồi Đường thuộc địa số 6. Sau 11 NGÀY chiến đấu dọc đường này, một một đoàn quân tăng viện đã đến TP này rồi sau đó di tản (evacuate) thành công với không quân yểm trợ ồ ạt và với tổn thất CAO do chiến thuật biển người thông thường của VM.

PHẦN CÒN LẠI CỦA NĂM 1952 chỉ thấy các lực lượng Pháp sa lầy (bog down) trong những vị trí phòng thủ với lãnh thổ kiểm soát của họ ngày càng co lại. Chiến thắng ý nghĩa và duy nhứt của Pháp là tại bờ biển sông Hương (có lẽ bãi biển Thuận An gần Huế -- Tài Trần) với 3.000 VM chết trong một hành quân thủy bộ. Vào THÁNG 10, Giáp đã bắt đầu tấn công trên vùng núi đồi xứ Thái, vùng đất chiến lựợc cho "XA LỘ" (high way) của ông đi về phương nam, nghĩa là sông Cửu Long. (Mùa thu NĂM 1952, đ.úy Hentic của Pháp, chỉ huy một đ.đ. biệt kích gồm nhiều sắc tộc, trong đó có dân Hre của Quảng Ngải, trong HAI THÁNG thám sát sâu rộng, đã đi từ Dak To Kontum vào tỉnh Atoppeu của Lào. Trên đường đi, họ đã hủy diệt nhiều căn cứ VM và đặt nhiều bẫy (booby trap) trên các đường mòn của VM. Họ đã khám phá trên đất Lào một mạng lưới rộng lớn với nhiều đường mòn ngụy trang rất kỷ và các khu tập trung quân và nghỉ ngơi của VM, nơi chứa thực phẩm, v.v... Đây là LẦN ĐẦU TIÊN người ta đã thấy đường mòn HCM nổi tiếng! -- Theo bài viết của một cựu binh Mỹ thuộc trại LLĐB Gia Vực)

GIỮA THÁNG 10, TĐ 6 Dù BCP của Bigeard được thả xuống Tư Lệ để cản mức tiến của quân VM và giúp các đồn bót nhỏ trong vùng di tản. 574 LÍNH DÙ đã cầm cự suốt một đêm chống lại SƯ ĐOÀN 312 của VM (10.000 ng) và sau đó trong 72 GIỜ vừa rút quân vừa chiến đấu trong 64.3 km đường rừng mà ko có không yễm do mây thấp. VÀO THÁNG 11, phần lớn núi rừng xứ Thái lọt vào tay VM, nhưng nên nhớ rằng các toán biệt kích của Liên Đoàn GCMA vẫn hoạt động thành công trong khu vực này trong một thời gian dài. Vào CUỐI THÁNG 10, để giảm áp lực này, một cuộc HQ lớn có tên Lorraine được tung ra trong khu vực của VM quanh sông Hồng với 30.000 lính Pháp, họ đã xâm nhập sâu nhưng ko kết quả lớn do quân VM né tránh. Do vấn đề tiếp vận cho mũi nhọn của cuộc HQ, lính Pháp đã bắt đầu rút quân để rồi lọt một ổ phục kích chuẩn bị nên bị thiệt hại nặng. 

THÁNG 11 1952, Tướng Salan quyết định lập một trại chiến đấu khổng lồ tại thung lũng NÀ SẢN phía nam sông Đà để ngăn hai hành lang của VM dùng để tấn công xứ Thái. Trại này chứa 12 TĐ, với một sân bay và pháo binh. Từ NGÀY 2-4 THÁNG 12, VM đã dùng chiến thuật biển người tấn công trại này (ví dụ cứ điểm 21 và 22, bảo vệ bởi 707 lính Lê Dương đã bị 3.000 bộ đội của trung đoàn 209 tấn công nhưng vẫn cố thủ nhờ pháo và không yễm). Sau hai ngày chiến đấu đẫm máu, quân VM rút lui, và (bất hạnh thay) ý tưởng lập căn cứ chiến đấu khổng lồ để dụ và đánh bại địch quân đã thành hình trong BTL tối cao của quân Pháp. 

NĂM 1952, ngân sách chiến tranh của Pháp đã tăng từ 281 TỈ của năm trước lên 399 Tỉ, với Mỹ đài thọ 40/100 với nhiều hình thức khác nhau. 

NĂM 1953, VM đã bắt đầu chuyển lực lượng vào bắc Lào, lực lượng Pháp đã căng tối đa nên ko thể tăng viện cho lực lượng của họ tại Lào và những đồn bót được lịnh phải giữ càng lâu càng tốt. THÁNG 7, tại Trung phần VN, hành quân Camargue, một hành quân phối hợp gồm đổ bộ, nhảy dù, đi bộ nhằm quét sạch VM khỏi "Dãy phố buồn thiêu' (Street Without Joy) - danh xưng mà Pháp đặt cho Đường thuộc địa số 1 (bây giờ là QL-1) ở bắc Huế. Lực lượng Pháp lại lần nửa đã trải mỏng (spread to thin) và cuộc hành quân đã ko đạt mục đích chánh là diệt trung đoàn 95 của VM mà chỉ đánh tan một đ.đ. của trung đoàn này vì địch đã lẩn trốn và đường này đã mở lại. 

Một yếu tố quan trọng trong CUỐI NĂM 1953 là sự ra đời của Chiến đoàn 100 trong đó có một TĐ đã từng chiến đấu ở Triều Tiên trong hàng ngũ sđ 2 bộ binh Mỹ. Cùng năm liên đoàn biệt kích dù GCMA, đã nói ở trên, mang tên mới là Liên đoàn Hổn hợp Can thiệp (Groupement Mixtes d'Intervention/GMI) và có tới 15.000 quân bán chính quy tính tới cuối NĂM 1953. 

NGÀY 20/11/1953, 4.525 QUÂN DÙ được thả xuống để tái chiếm một sân bay cũ của Nhật tại Điện Biên Phủ (ĐBP), và lập một căn cứ hành quân để ngăn chặn và giao chiến với VM, sự bắt đầu của kết thúc đã sắp xảy ra (was about to unfold) - ý nói trận ĐBP. 

Sự thất bại của ĐBP THÁNG 5 1954 đã là một cú đánh lớn vào tinh thần của Pháp nhưng ko là thất bại đáng kể về mặt quân sự. Đạo quân Viễn Chinh của Pháp và các nước trong liên hiệp Pháp chỉ thiệt 15.000 quân, bằng 3.3/100 quân số tổng cộng của họ, so với 25.000 VM chết. Nhưng thất bại này đã tạo một cái cớ cho CP Pháp tìm cách rút chân ra khỏi xung đột Đông Dương tại Hòa đàm Geneva. 

THÁNG 6/1954: quân Pháp rút khỏi châu thổ của Bắc Kỳ và quân VM lại mở tổng tấn công tại Cao nguyên Trung Kỳ (Central Annam). Khi An Khê bị bứt rút (cut off) khỏi Pleiku, TP này đã đc lịnh di tản trong một hành quân có tên "Eglantine". Chiến đoàn 100 và 42 đc lịnh sẽ bắt tay ở KM22 để sau đó cùng tiến về Pleiku. Sau một loạt các cuộc phục kích CĐ này đã gần như bị tiêu diệt vào cuối tháng 6.

Vào 21 THÁNG 7 1954, TT Pierre Mendes-France đã thông báo Quốc hội Pháp rằng ông đã đạt "một giải pháp danh dự" để chấm dứt cuộc chiến Đông Dương đã khiến hơn 300.000 chết. Nhưng điều mà ông đã quên, đó là ông đã đẩy dân VN và các sắc tộc thiểu số (đã ủng hộ nước Pháp) vào một tương lai đen tối và dữ dội (violent and dark future). Sự rút quân của Phắp khỏi Bắc Kỳ sau ngưng bắn cũng sẽ đặt Liên đoàn GMA - gồm toàn những người lính thiểu số và các HSQ/SQ người Pháp của họ đang đánh du kích trong khu vực do VM kiểm soát ở bắc VN và Lào - đi vào chỗ chết. 

Lịnh ngưng bắn thực thi NGÀY 27/7/54. Các điều khoản đã thỏa thuận đã GÂY SỐC khi chia hai đất nước ở vĩ tuyến 17. Quân đội liên hiệp Pháp trong đó có lính VN sẽ rút khỏi miền bắc và quân VM sẽ rút khỏi miền nam trước NGÀY 9 THÁNG 10. VMCS sẽ công nhận Lào và Cambodia là những nước độc lập và đồng ý rút lực lượng của họ ra khỏi hai nước này. Trong vòng 300 NGÀY, dân chúng đc tự do di chuyển và sự chia đôi sẽ kéo dài đến THÁNG 7 1956 khi bầu cử toàn quốc diển ra để quyết định tương lai chính trị của VN. Cho tới thời điểm đó lực lượng CEFEO sẽ tiếp tục bảo vệ VN. Một điều khoản sống còn cho Pháp là VM trao trả 11.000 tù binh từ THÁNG 8-10 1954. Khi lính Pháp đc trao trả, người ta đã sốc trước tình trạng sức khỏe của họ. Nhiều kẻ chỉ trong tay VM từ THÁNG 5 1954 đã giống như tù của trại tù Buchenwald của Đức hay Changi (phía đông Singapore) của Nhật. Các giới chức ko dám phản đối vì sợ ảnh hưởng đến các lần trao trả kế. 

Nhiệm kỳ phục vụ của lính Pháp tại Đông Dương là HAI NĂM và chỉ có lính chính quy được phép phục vụ tại Đông Dương (chỉ nhận lính tình nguyện). Nhiều SQ và HSQ đã phục vụ 3 hay 4 năm và đến cuối cuộc chiến, nhiều quân nhân đã phục vụ nhiệm kỳ thứ 2 hay thứ 3. Trong phần lớn cuộc chiến, quân Pháp vừa thiếu quân vừa thiếu trang bị chỉ có thể hoạt động ở đồng bằng  và khu vực đông dân ở Cambodia, Lào, Bắc và Nam VN, phần còn lại của nông thôn bị VM khống chế trừ những khu có lực lượng biệt kích GMA hay các khu vực có đồn bót của Pháp. 

Không có lính QUÂN DỊCH tại Đông Dương nhưng do tổn thất gia tăng và các lính gốc từ đệ nhị thế chiến chết hay về xứ, nhu cầu về lính mới gia tăng và người ta phải gọi lính từ Ma-Rốc, Al-giê-ri-a, Tu-ni-si-a và Phi Châu. 

Khả năng chiến đấu của họ từ tồi đến thiện chiến tùy theo cấp chỉ huy, bất hạnh thay, do tổn thất cao, các HSQ và SQ trẻ ngày càng giảm, mà những kẻ giỏi thì vào Nhảy Dù hay lính Lê Dương. 

Lực lượng liên hiệp Pháp đã chiến đấu can đảm nhưng thiếu trang bị, không yễm, nhân lực, thiếu sự hỗ trợ từ chính CP của họ cũng như sự ko dứt khoát (indecisiveness và đôi khi sự tin tưởng quá đáng (overconfidence) của BTL tối cao Pháp đã khiến quân Pháp thua trận. 

Một yếu tố khác đóng góp cho sự thua trận này của Pháp do sự ko liên tục trong tám năm chiến tranh với bảy ông TLsáu ông toàn quyền, trong khi VM chỉ có một lãnh tụ HCM và một tổng TL là Võ nguyên Giáp.

Cũng nên nhớ rằng, khi bắt đầu cuộc chiến Đông Dương này, Mỹ đã THÙ NGHỊCH với Pháp và ủng hộ một VN độc lập dân chủ. Họ đã xem cuộc chiến này thuần túy là chiến tranh thuộc địa của Pháp nhưng họ đã thay đổi thái độ sau chiến thắng của mao tại TQ và can dự của họ tại Triều Tiên.

VÀO NĂM 1954, Mỹ đã đài thọ 80/100 chiến phí của Pháp...

Chương trình vàng hóa của Pháp nhằm gia tăng lực lượng chiến đấu và sức mạnh khi thành lập Quân đội Quốc gia VN cũng như kết nạp các lực lượng Việt vào lực lương Pháp.

Mỗi trung đoàn lính Lê Dương có một TĐ hổn hợp (vừa lính Pháp và các sắc tộc khác) và mỗi TĐ lính này lại có một đ.đ. như vậy.

NĂM 1950 có 30.000 lính chính quy VN và 35.000 phụ lực quân, năm 1952 gia tăng thành 54.000 lính chính quy và 58.000 phụ lực quân và hơn 15.000 đang huấn luyện. Bất hạnh thay, phụ lực quân thường ở với vài lính Pháp ở các tiền đồn hẻo lánh mà lại ko được hỗ trợ bởi dân địa phương. 

Các tiền đồn này cũng dễ bị VM tràn ngập và cũng là nguồn cung cấp võ khí và đạn dược cho VM...

=====

Bắt đầu dịch và xong trong ngày thứ hai 12/10/2020.

Nguồn: French Indochina của Gia Vuc Tribute.


No comments:

Post a Comment