Monday, October 12, 2020

 Khi miền nam Trung quốc phát triển , giúp đở của Hoa kiều hải ngoại chuyển hướng, bài 1.

Tài Trần : Hôm rồi tôi viết về tinh thần hướng về quê hương của Hoa kiều hải ngoại, kể cả trước khi TQ mở cửa thời họ Đặng. Và ĐCSTQ đã khéo léo khi có chính sách đãi ngộ như: kêu gọi chủ cũ của các hãng xưởng về nước, cho họ làm PGĐ kỹ thuật, cuối năm chia lời; những ai đóng góp đường xá, trường học lớn nhỏ đều được đặt tên cho cơ sở mà họ hiến tặng, v.v... Nhờ chính sách khéo léo này, TQ mới phát triển như hôm nay. Sau đây là chuyển ngữ từ một bài báo bằng tiếng Anh.
" - Các di dân từng cho tiền để xây trường và đền chùa , nay hướng vào kinh doanh , đầu tư.
Hạ Môn , TQ -- Hoa kiều hải ngoại - đặc biệt ra đi từ nam TQ - đóng một vai trò quan trọng dù thường dấu kín vai trò trong việc mở cửa và đi lên của kinh tế TQ . Con trai và con gái ra đi từ bờ biển này đã di cư tới các bờ biển Thái Bình Dương lân cận , tìm thấy sự thịnh vượng , mở hầu bao , và gửi hàng triệu đô về quê .
Tại tỉnh Phúc Kiến ven biển , mỗi thành phố đều có một cầu , một trường , một nhà thờ hay một đền thờ hiến tặng bởi "Hoa kiều hải ngoại" , những ng đã ra đi , nhưng ko quên . Họ đã hiến tặng nguyên một con đường . ĐH Hạ Môn , một trong những ĐH ảnh hưởng nhứt ở TQ , được bắt đầu vào TN 1950 bởi Chin Jia Geng, một đại gia (tycoon) Singapore, ông đã cho một đại sảnh (hall) , một thư viện , một phòng thí nghiệm khoa học , v.v... Nay , con cháu chắt của ông đã cho tiền để duy trì các công trình này .
Vì TQ phát triển nhiều hơn về sự giàu có của chính quyền và tư nhân , và sự chuyển động xã hội , và vì cộng đồng hải ngoại (diaspora) ngày càng phân tán , tính chất của hiến tặng của hải ngoại cũng đang thay đổi . Hình thức nhân đạo thuần túy là đặc tính của các thế hệ trước đây khi hiến tặng , lúc mà TQ còn nghèo và thường đói , đã chậm chạp thay thế bằng cách tạo lợi nhuận cho ng hiến tặng .
Tuy vậy điều gây ngạc nhiên cho người nước ngoài (ko phải là dân TQ) là sự hiến tặng khổng lồ xảy ra trong thập kỷ qua . Người Hoa ven biển từ lâu đã được nhận dạng là một phần của cộng đồng đi biển rộng hơn của đông nam Á kéo dài hết Thái bình dương - gồm Manila , Jakarta , Kuala Lumpur , Los Angeles , Hongkong và Vancouver .
"Sống gần biển , có thể buôn bán. Đó là một ý tưởng của nam TQ," , ông Chen Yi Meng , cựu quản lý của bảo tàng hoa kiều hải ngoại ở Hạ Môn . Ngay cả trong giai đoạn mãnh liệt của cách mạng , ng TQ vẫn bảo vệ một đặc tính (ethos) mạnh mẽ là kính/coi trọng gia đình và ng già . Sự hiến tặng của họ thường được kể như nhằm nâng cao tinh thần và tiêu chuẩn đạo đức ngay cả trong những ngày đen tối nhứt của Cách mạng Văn hóa , và điều này đã đóng góp cho tinh thần kinh doanh nhiệt tình (gung-ho) của miền nam TQ trong TN 1980 .
"Về sức mạnh kinh tế , Hoa kiều hải ngoại xếp thứ sáu trên thế giới,"một giám đốc Mỹ của một cty có trụ sở ở HK , nói về sự trổi dậy của KT của TQ . "Đó là một cộng đồng đầy thế lực về KT . . ."
Tuy vậy những ngày mà hơn 1/2 những tòa nhà ở Hạ Môn và Phúc Châu (Fuzhou) được xây bởi mạnh thường quân đang thay đổi . Người TQ đã thăm đất nước sau CM văn hóa giữa TN 1970 đôi khi bị sốc bởi sự nghèo khổ , và hiến tặng hậu hỉ (lavishly) . (Chỉ trong tháng này , một tàu chở thực phẩm viện trợ của LHQ đã được bốc dở) .
Ngày nay , sự hiến tặng thường là một trộn lẫn giửa đầu tư kinh doanh chiến lược , gây quỹ (fund) bởi một người tốt nghiệp ĐH (alumi) hay các nhóm cứu trợ; và những phô trương (show) sự giàu có của gia đình , theo một số nguồn . Hoa kiều nào cũng muốn bảo đảm rằng sự giúp đỡ của họ phải tới tay ng nghèo (needy) - chứ ko vào túi của các viên chức vô đạo đức (unscrupulous) - thường cho các tổ chức Phật giáo".
(còn tiếp)
Dịch từ : As south China prospers , aid from overseas Chinese shifts .
Ảnh ĐH Hạ Môn
===
Khi miền nam Trung quốc phát triển , giúp đở của Hoa kiều hải ngoại chuyển hướng , bài 2.
"Ông nội tôi gốc ở Anxi (thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian) - một tỉnh ở đông nam TQ, thủ phủ là Phúc Châu (Fuzhou). -- Tài) nhưng di cư (migrate) tới Malaysia," ông Wellington Lo, một ng bán máy công cụ ở Kuala Lumpur, nói như vậy khi ghé Hạ Môn (Xiamen) trên đường về nước sau khi dự một triển lãm thương mại ở Quảng Châu (Guangzhou). Ngồi trong một trong những tiệm trà ô-long (oolong) nằm trên các con đường của Hạ Môn, ông nói rằng đã cố gắng nhưng ko tìm được bà con ở địa phương. "Chúng tôi đã thường gửi tiền, nhưng nay chúng tôi ko làm nửa. TQ ngày càng mạnh, và giờ đây chúng tôi cạnh tranh với TQ ngay trên nước Malaysia, do đó ko có bạn nào của tôi có thể có tiền để gửi về TQ."
Người ta ko rõ toàn bộ sự giúp đỡ dọc theo bờ biển của TQ lên hay xuống tùy thuộc đầu tư của cá nhân hay ko. Tại các tỉnh như Phúc Kiến hay Quảng Đông, 60 tới 80/100 đầu tư từ cộng đồng hải ngoại, theo ông Zhaung Guoto, GĐ một dự án ở ĐH Hạ Môn từng nghiên cứu Hoa kiều hải ngoại.
Tuy nhiên, sự nhân đạo thuần túy có vẻ ít thịnh hành (still, pure philanthropy seems less prevalent). "Hoa kiều hải ngoại trong TN 1930 và 1940 đã rất rộng rải," cô Chen nói. "Họ đã thấy một ngăn cách lớn về tiêu chuẩn giữa trường tại làng quê, và hải ngoại. Họ đã muốn giúp đỡ. Nay TQ là một thị trường lớn, và giàu có, cảm giác khác đi. Rất nhiều người Hoa hải ngoại có cái nhìn khác về TQ, họ suy nghĩ nhiều trước khi quyết định giúp đở (it takes a long time to decide to give).
"Một lý do để giúp đỡ là xây dựng vốn liếng xã hội (build social capital)," TS Guoto nói. "Nếu bạn gây dựng tên họ của gđ, sẽ tốt cho kinh doanh."
Tất nhiên, những hiến tặng ko có ràng buộc vẫn tiếp tục. Hai năm trước đây, thương gia người Indonesia Wang Zhong Xin đã tặng một cao ốc văn phòng 30-tầng cho Hạ Môn. Những lợi tức từ cao ốc này sẽ chuyển đến các trường.
Cai Yu Si, sống tại Bangkok, mới đây cho ĐH Hạ Môn một tòa nhà, và Chen Yong Zai, lãnh đạo của một cty hàng không (airline executive) tại Philippines, đã cho nhiều triệu cho trường ở làng cũ của mình. Hai anh em người Philippines gốc Hoa, Shi nan Gu và Shi Nan Feng, năm 1997 cấp tiền để xây lại Nhà thờ Tam Tòa (Trinity Church) tại đảo Gulangyu.
Giáo dục vẫn là một mục tiêu phổ biến. Tại Hạ Môn năm 1997, hơn 22 lần chuyển khoản (transfer) với hơn 1 triệu nhân dân tệ được hiến tặng cho kho bạc nhà nước (public coffer). 15 chuyển khoản này dành riêng (earthmark) cho trường, theo sổ sách ở Hạ Môn.
Sự ràng buộc này với bờ biển phía nam của TQ rất độc đáo. Trong một khảo sát thực địa (field study) năm 2003, "Người Hoa ở phía nam tiếp tục giữ quan hệ chặc chẻ với quê cha đất tổ (their home village), trong khi người Hoa ở đông bắc của TQ, một khi đã ở Mỹ, thường ko có quan hệ hay quan tâm gì với quê cha đất tổ của họ," TS Guoto nói.

No comments:

Post a Comment