Friday, September 18, 2020

 LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH QUÂN ĐOÀN III 

(Nguyễn Văn Nam, Khoá 20)

Trong cuộc hành quân Toàn Thắng 1/71 trên lãnh thổ Kampuchea  

(Cuộc hành quân khai diễn vào đầu tháng 2 năm 1971. Các cấp bậc và chức vụ của các vị chỉ huy được nhắc tới đều nằm trong thời gian này. Bài viết do người trong cuộc nhớ và ghi lại, hoàn toàn không tham khảo bất cứ tài liệu nào. Nếu có điều gì sơ sót, xin người đọc niệm tình tha thứ.) 

Cuối năm 1970, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III liên tiếp mở các cuộc hành quân Toàn Thắng 41, 42, 43, 44, 45, 46 cấp Chiến Đoàn Đặc Nhiệm, càn quét và phá tan các căn cứ hậu cần VC dọc theo biên giới VN - Kampuchea thuộc các tỉnh Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Long nhằm vào các mật khu Ba Thu, Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, Mõm Đầu Chó. 

Đầu tháng 2-1971, BTL/ QĐ III mở cuộc hành quân quy mô Toàn Thắng 1/71, đánh sâu vào lãnh thổ Kampuchea đến tận bờ sông Cửu Long thuộc các tỉnh Kompong Cham và Kratié nhằm tiêu diệt Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R), theo tin tức tình báo ghi nhận, đang trú đóng tại đồn điền cao su Chup. 

Lực lượng tham dự hành quân gồm có: Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III; Sư Đoàn 18 và Sư Đoàn 25, luân phiên làm thành phần trừ bị và giữ an ninh lộ trình. 

Lực lượng xung kích Quân Đoàn được tổ chức thành 3 chiến đoàn đặc nhiệm, như sau: 

- Chiến Đoàn 3 do Đại Tá Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ, làm Chiến Đoàn Trưởng: BTL Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh (-2 Thiết Đoàn) + 2 TĐ/ BĐQ (TĐ 52 thuộc LĐ3 + TĐ 30 thuộc LĐ5 BĐQ) +BCH của TĐ46 Pháo Binh (-2 Pháo Đội 105 ly) + Đại Đội cầu nổi Công Binh thuộc TĐ/ Công Binh Chiến Đấu (TT Võ Văn Anh, K13 làm TĐT). 

- Chiến Đoàn 333 do Đại Tá Phạm Văn Phúc, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 3 BĐQ, làm Chiến Đoàn Trưởng: BCH/ LĐ3 BĐQ (-TĐ 52 BĐQ) + 1 Thiết Đoàn Kỵ Binh + Pháo Đội Pháo Binh 105 ly. 

- Chiến Đoàn 5 do Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 5 BĐQ, làm Chiến Đoàn Trưởng: BCH/ LĐ5 BĐQ (-TĐ 30 BĐQ) + 1 Thiết Đoàn Kỵ Binh + Pháo Đội 105 ly. 

Đại Tá Khôi cũng được đề cử chỉ huy trực tiếp Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III. Lực lượng hành quân được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III. 

Các đơn vị vượt tuyến xuất phát từ Xa Mát, thẳng tới QL7, nối liền Kompong Cham đi Snoul, Mimot. Sau khi đặt tiền trạm tại ngã ba Krek xong, các đơn vị cặp theo QL7 tiến thẳng về đồn điền Chup, nằm về phiá Đông tỉnh Kompong Cham. Đến địa phận quận Suong thì đơn vị đi đầu chạm địch mạnh tại đây. Trung Tướng Tư Lệnh sau khi bay quan sát kỹ đã cho trực thăng đáp xuống ngay mặt trận, và cho các chiến đoàn  trưởng xử dụng trực thăng lên quan sát từ trên cao. Trung Tướng Trí nhận định việc thanh toán mục tiêu sẽ khá khó khăn, nhưng ông yêu cầu các đơn vị phải thanh toán cho kỳ được vì nếu không chiếm nhanh chóng Cục R của CS sẽ có thì giờ chạy mất. 

Qua sĩ quan tùy viên (Đ/Ú Tuấn, K19), ông ra lệnh đưa toàn bộ máy bay của QĐ III lên yểm trợ. Đồng thời, ông ra lệnh CĐ 333 tấn công trực diện, CĐ3 bọc lên phiá Bắc mục tiêu, CĐ5 làm thành phần trừ bị. Sau những đợt oanh kích dữ dội của phi cơ chiến đấu và pháo binh cơ hữu, địch bỏ chạy tán loạn về hướng Tây Nam. CĐ5 đã bọc xuống phiá Nam của CĐ 333 để truy kích VC. Sau khi nhanh chóng thanh toán xong mục tiêu ở Suong, cuộc hành quân bắt đầu chuyển hướng tấn công vào đồn điền Chup, từ Nam lên Bắc. 

Đồn điền Chup là một khu vực rộng lớn từ Nam lên Bắc, dài khoảng 14 km. CĐ 333 tiến theo rià phiá Tây đồn điền, dọc bờ sông Mékong; CĐ3 bọc lên phiá Bắc án ngữ; trong khi CĐ5 được chia làm 2 cánh: 

Cánh quân thứ nhất gồm TĐ38 BĐQ do Tr/T Ngô Minh Hồng làm TĐT và ĐĐ5 Trinh Sát Liên Đoàn do Tr/U Nguyễn Văn Nam, khoá 20 VB làm ĐĐT (người viết). Cánh quân nầy có nhiệm vụ đánh xuyên qua đồn điền Chup từ Nam lên Bắc. 

Cánh quân thứ hai gồm CĐ5 (-TĐ38 và ĐĐ TS) cặp theo rià phiá Đông. 

TĐ38 đưa ĐĐ1 (Đ/U Hoàng Công Trác, K16 là ĐĐT), cùng Trinh Sát song song đi đầu. 

Tiến được hơn 5 km thì đơn vị chạm súng với địch, ĐĐ Trinh Sát và ĐĐ1/ 38 nhanh chóng thanh toán và phá huỷ mục tiêu này, vốn là một trung tâm huấn luyện của VC. Tiến thêm 4 km nữa, đơn vị đã phát giác đường dây điện thoại đan chằng chịt, báo hiệu trận đánh khốc liệt sắp bắt đầu. Cắt xong dây điện thoại và tiến thêm được 200m, lực lượng đoạn hậu của Cục R khai hoả quyết liệt, quyết tâm bảo vệ căn cứ chỉ huy  lớn của chúng. Dù bị tấn công mạnh, nhưng được hoả lực yểm trợ đầy đủ, cũng như vẫn giữ được liên lạc tốt với BCH/ CĐ5, ĐĐ TS và ĐĐ1/ 38 vẫn giữ vững vị trí mặc dầu chưa đẩy lui được bọn chúng. 

Cùng ở chung một đơn vị của TĐ30 BĐQ từ lâu, tôi và NT Trác phối hợp tác chiến rất nhịp nhàng và đóng quân qua đêm rất chặt chẽ. Hai đơn vị dùng hoàn toàn lựu đạn đáp trả khi VC bò vào gần, không nổ một phát súng, nên chúng vẫn không xác định được chính xác vị trí đóng quân của chúng tôi. Không đạt được ý định, chúng vòng ra phiá sau tấn công mạnh vào TĐ38 BĐQ. 

Cũng cần nhấn mạnh, hành quân trong đồn điền cao su gặp rất nhiều khó khăn vì trở ngại vô tuyến cũng như yểm trợ bằng pháo binh. Tàn cây to đã khiến đạn pháo binh chạm nổ ngay trên tàn cây, không trực tiếp trúng mục tiêu, cũng như sóng vô tuyến đã bị hấp thụ phần lớn nên việc liên lạc truyền tin khi có, khi không. 

TĐ 38 cầm cự cho tới sáng thì được chúng tôi đánh bọc ngang hông, giải vây. Thu dọn chiến trường, toàn đơn vị đã thu được 50 súng đủ loại, cùng chiến lợi phẩm. Sau khi được tiếp tế đạn dược, tải thương, và tiếp tục đi chưa được 500 m thì chúng tôi bị tấn công dữ dội. Cùng lúc, cánh quân thứ hai của CĐ 5 cũng chạm súng, có lẽ vì thế chúng tôi đã mất liên lạc vô tuyến với chiến đoàn. 

Vì không thể liên lạc trực tiếp với CĐ để nhận lệnh, tôi liền xoay qua tần số không lục và gọi được L19 đang bay bao vùng. Tôi nhờ Không Quân báo cáo về Quân Đoàn xin được yểm trợ khẩn cấp. Sau 15 phút, hai phi tuần Skyraider xuất hiện trên bầu trời tấn công vào vị trí của VC, đã được chỉ điểm bằng súng bắn hỏa hiệu và đánh dấu bằng khói màu. Áp lực địch giảm hẳn nhưng chưa đủ để chúng rút lui. Thay vì tiếp tục tấn công, chúng vây chặt đơn vị của chúng tôi không cho di chuyển. 

 Màn đêm lại xuống. Lần này, TĐ 38 đã rút được nhiều kinh nghiệm về phòng thủ của đêm trước. TĐ đã dùng mìn claylore, cùng cài bẫy bằng lựu đạn. Cả đêm TĐ bị quấy phá, nhưng chúng cũng không tìm ra vị trí chính xác của TĐ. Hôm sau, rạng sáng chúng lại mở nhiều loạt tấn công dữ dội mới. Sau khi quan sát cách di chuyển của bọn chúng, tôi mới thấy bọn VC ở đây được huấn luyện rất kỹ càng về cách chiến đấu trong rừng cao su. Chúng nhảy như sóc từ cây cao su này sang cây cao su khác, cũng như điều động theo từng hàng của lô cao su. Một trở ngại chưa nói đến, trong rừng cao su không có nước nếu trời không mưa, trong khi dân phu cạo mủ lại tập trung sống trong từng làng riêng biệt nên không thể liên lạc để xin nước. 

Trước tình thế bất lợi, liên lạc xin yểm trợ  khó khăn, nước uống không có, tôi quyết định xoay qua tần số đặc biệt để liên lạc với Tiểu Đoàn Trưởng TĐ30 BĐQ đang tăng phái cho CĐ3, Thiếu Tá Phan Văn Sành, K17. TĐ này hiện đang án ngữ về phiá Bắc, cách chúng tôi khoảng 4 km, theo như lệnh hành quân. Tôi và NT Sành tình như thủ túc, anh em nên lúc nào chúng tôi cũng có tần số nội bộ của nhau. 

- 25 (danh hiệu T/T Sành), đây Hoàng Sa. 25, đây Hoàng Sa. Nghe rõ trả lời. Tôi thật bất ngờ khi nghe được giọng nói của ông, - Hoàng Sa, 25 nghe. Mày đang ở đâu vậy? Có gì không? 

(Đến đây người viết sẽ dùng bạch văn lời đối thoại để mọi người cùng hiểu) 

- Đang bị bao vây trong đồn điền Chup. Cách 25 khoảng 4 km. 

- Trong lệnh hành quân chỉ có thằng 38 và 2 đứa con của 33. Sao lại có mày? 

- Tôi thay 2 đứa con của 33 theo đề nghị của Tr/T Hồng, đang bị kẹt và không còn nước để uống, lại không liên lạc được với ông già. 

- Được, tao đang tùng thiết cùng Chi Đoàn M113 của Th/T Ron. Tao sẽ trình lại với Đ/T Khôi rồi cho biết sau. Chờ máy đi nha. Khoảng không đầy 10 phút, tôi nghe tiếng Th/T Sành vang lên trong ống liên hợp truyền tin: 

- Hoàng Sa, đây 25. Đ/T Khôi chấp thuận rồi. Tao sẽ cỡi “cua” (xe thiết giáp M113) vào và đem mày ra. Cho tao toạ độ chính xác. Bao giờ nghe tiếng của M 113 thì hướng dẫn tao. Trực máy 24/24 đi. Tao bắt đầu xuất phát đó. 

- Nhận rõ, 25. Nhớ mang theo nước uống cho anh em tôi. 

Khoảng một tiếng sau, tôi nghe tiếng M113 vang từ hướng Đông Bắc xuống. Tôi liên lạc với Th/T Sành và cho bắn một tràng đại liên M60 về hướng thiết giáp. Đơn vị tiếp viện của Th/T Sành đã nhận ra hướng và đến chỗ phòng thủ của chúng tôi. Bọn VC đã rút lui khi nghe quân tiếp viện của ta đến gần. 

Tới phiên Tr/T Hồng gọi cho tôi báo động. 

- Hoàng Sa (danh hiệu của người viết), mày xem lại cho kỹ. Không lẽ VC có thiết giáp? 

- Yên tâm đi. 78 (danh hiệu của Tr/T Hồng). Tôi vừa liên lạc với TĐ 30. Th/T Sành và một chi đoàn M113 sẽ vào đem mình ra. Không phải VC đâu. 

- Thằng mắc dịch. Sao mày không chiụ báo cho tao biết? Mày liên lạc bằng cách nào? 

 …. 

Sau khi được tiếp tế nước, đạn dược một cách nhanh chóng, chúng tôi đưa kế hoạch rút quân như sau: TĐ30 BĐQ và Chi Đoàn M113 mở đường, TĐ 38 BĐQ đi giữa, và Đại Đội Trinh Sát đoạn hậu. Các đơn vị sẽ tránh giao chiến trực tiếp với địch để làm sao rút ra khỏi rừng cao su trước khi trời tối.

 Nhờ tài mưu lược, dương Đông kích Tây của NT Sành, các đơn vị đã ra khỏi rừng cao su Chup khi trời vừa tối. Sáng sớm hôm sau. Trung Tướng Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III đã đáp trực thăng xuống, khen thưởng sơ khởi các đơn vị, và cho biết Cục R của VC đã chạy trốn về Kratié. 

Hai Chiến Đoàn 3 và 333 tiếp tục giữ nhiệm vụ tiếp tục truy kích địch. Theo kế hoạch, CĐ 3 đi tiên phong. Tiếp theo là CĐ 333. CĐ này sẽ thiết lập căn cứ hoả lực ở phiá Nam đồn điền Damber, yểm trợ hỏa lực cho Chiến Đoàn 3 tiếp tục tiến quân. Sau khi Chiến Đoàn 333 lập xong căn cứ hoả lực, CĐ 5 sẽ được trực thăng vận vào quận Chlong của Kratié, lập đầu cầu chờ 2 chiến đoàn bạn tới sẽ cùng đánh thẳng vào Kratié. 

Mục đích chính của cuộc hành quân Toàn Thắng 1/71 là truy lùng và tiêu diệt Cục R, nên LLXK/QĐ3 điều động thần tốc các mũi tiến quân, thanh toán nhanh các lực lượng VC ra sức ngăn chận, để Cục R không đủ thời giờ đào tẩu. CĐ3 tiếp tục tiến quân vào Dambe. 

Vài ngày sau khi tôi từ giã Th/T Sành, TĐT/ TĐ30 tại Chup, vào giữa khuya tôi nghe được tin ông đã tử trận trong một lần tấn công VC. Tôi chết lặng người. Tôi vừa mới gặp ông ta đây mà! Chuyện này không thể là sự thật. 

Đại Tá Nguyễn Văn Đương đã đến bên tôi từ lúc nào, định báo cho tôi tin sét đánh kia. Khi thấy tôi đang ngồi thừ người, vì biết tôi theo dõi máy và đã biết tin rồi. ông chỉ nhẹ đặt tay lên vai tôi an ủi, nói trong nghẹn ngào, “Sanh ly tử biệt. Nào ai biết được số trời.” Mọi người trong Liên Đoàn đều biết tình cảm thân thiết giữa anh em chúng tôi. Vài hôm sau, tôi lại được tin Th/T Ron, Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn M113, cũng vừa nằm xuống. Thế là chưa đầy một tuần, cả hai vị đàn anh vào cứu chúng tôi đã không còn nữa! 

Lúc tôi mới ra trường và thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 30 BĐQ, Thiếu Tá Phạm Văn Phúc, Khoá 10 phụ (khóa FACS) đang làm tiểu đoàn trưởng. Trong khi đó, Tr/U Phan văn Sành, K17 Đại Đội Trưởng ĐĐ3, kiêm XLTV Tiểu Đoàn Phó. Tôi được bổ nhiệm làm đại đội phó kiêm trung đội trưởng TĐ1/ ĐĐ2 do T/U Lê Triệu Giư, K19 làm ĐĐT. Chúng tôi đã sống chết với nhau trên khắp các mặt trận. Cuối năm 1967, Th/T Phúc được bổ nhiệm LĐT/ LĐ3 BĐQ, Đ/U Sanh được đề cử thay thế làm tiểu đoàn trưởng. Dưới sự chỉ huy linh hoạt và đầy trách nhiệm của Đ/U Sành, TĐ 30 BĐQ đã là một đơn vị nổi bật qua các chiến công đạt được vào dịp Tết Mậu Thân. 

Sau khi NT Võ Văn Bảy K18 tử nạn, Liên Đoàn Trưởng LĐ5 đã chỉ định tôi thay thế làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Trinh Sát. Nhưng Th/T Sành cố tình giữ tôi lại và cho tôi biết rằng anh đã đề nghị đặc cách tôi lên đại úy rồi. Quyết định sẽ về trong nay  mai, anh sẽ dành cho tôi chức vụ TĐP. Nhưng “trâu non còn háu đá”, tôi xin Th/T Sành cho tôi về TS. Bao giờ có cấp bậc mới tôi sẽ xin trở lại TĐ30. 

(ĐĐ5 Trinh Sát là đơn vị TS đầu tiên của Binh Chủng  BĐQ, với một bảng cấp số riêng. Đơn vị này đang được Bộ TTM trắc nghiệm nên tôi rất mê.) Anh đã nói: -“Mày về đó rồi chẳng bao giờ LĐT cho mày đi đâu hết, ráng chờ đi.” Tôi đã chọn TS vì dầu sao anh em vẫn còn cùng chung đơn vị và cũng thường xuyên gặp nhau. Mặc dù không nghe lời ông, chúng tôi vẫn thương mến nhau, và luôn có tần số riêng để liên lạc khi cần thiết. Mọi việc đã xảy ra đúng như ông đã nói, tôi về TS chưa tới hai tháng, quyết định đại úy đã về tới và tôi đã giữ chức vụ ĐĐT/TS 5 đúng 3 năm. Sau đó tôi cũng đã trở về TĐ30 với chức vụ TĐP! Cho tới Iúc đó, ông đang là một Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc và được anh em thương mến nhất LĐ5 BĐQ. Cuộc hành quân vẫn tiếp tục theo đúng kế hoạch. CĐ333 lập căn cứ hỏa lực, bên ngôi miếu nơi NT Sành đã nằm xuống để yểm trợ cho CĐ3 tiếp tục tiến vào Dambe. (Để tưởng niệm sự ra đi anh dũng của một cấp chỉ huy, một người anh, chúng tôi đã đặt tên cho ngôi miếu nầy là miếu ông Sành. Về sau, nhiều người đã gọi là miếu ông Sành, hay chùa ông Sành do không rõ tên thực của ngôi miếu.) 

Cùng lúc CĐ5 được trực thăng vận vào địa phận quận  Chlong thuộc tỉnh Kratié để lập đầu cầu, chờ hai chiến đoàn bạn vào đủ sẽ tiếp tục vào Kratié săn lùng Cục R. Khi TĐ33, của ThT Nguyễn Văn Thiệt, đổ quân xuống được 2 đại đội, và có chạm súng lẻ tẻ, Trung Tướng Tư Lệnh đã ngưng đổ TĐ33 còn lại và thay thế bằng Đại Đội Trinh Sát. Ông ra lịnh trực tiếp cho tôi bung rộng con cái ra giữ an ninh bãi đáp, rồi đáp trực thăng xuống ngay chỗ chúng tôi. Sau đó, ông giao trực thăng chỉ huy lại cho Chiến Đoàn Trưởng CĐ5 để tiếp tục đổ hết quân xuống Chlong. Ông, Đ/U Tuấn tùy viên (K19 ở cùng đại đội B với tôi), và tôi trò chuyện rất thân tình trong suốt buổi chiều hôm đó cho đến khi cuộc đổ quân hoàn tất. Tôi vẫn còn ghi nhớ mãi lời nói của ông: ”Phòng thủ hữu hiệu nhất là tấn công. Chỉ có tấn công liên tục mới tạo cho địch ở thế bị động không có cơ hội tập trung quân để tấn công mình.” Thật oan nghiệt! Sáng sớm ngày hôm sau, khi ông lên trực thăng để bay tới mặt trận Kampuchea thì máy bay bị nổ tung. Tai nạn xảy ra khi trực thăng mới chỉ cất cánh lên chưa quá 100m. Cho đến nay, tai nạn này vẫn còn bị đặt rất nhiều nghi vấn. Khi nghe tin Trung Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn tại mặt trận, tinh thần chiến đấu của các đơn vị bị giao động nặng nề. Tôi chết lặng người, không khỏi xúc động và bàng hoàng, mặc dù bề ngoài cố tỏ ra thản nhiên. Chúng tôi đã mất đi một vị tư lệnh giỏi và can trường, quân đội mất đi một tướng lãnh tài ba. Sự ra đi đột ngột của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuộc hành quân sau này. Nhân đây, tôi muốn trình bày thêm về Trung Tướng Đỗ Cao Trí. Dưới mắt thuộc cấp, Tướng Trí là một “petit Napoléon”, một thiên tài quân sự của Việt Nam, rõ nét nhất qua cách tổ chức lực lượng và điều động quân độc đáo, thần tốc. Ông xuất hiện đúng lúc, kịp thời, linh hoạt trong mọi  trường hợp, tạo cho thuộc cấp một sự tin tưởng tuyệt đối trong lúc hành quân, chạm súng. Với tác phong giản dị và quyết đoán, ông luôn luôn xuất hiện cùng các đơn vị hành quân. Nơi nào chạm địch mạnh, ông đều có mặt ngay từ phút đầu. Lúc cần thiết ông cũng có mặt ngay tuyến đầu để theo dõi tận mắt và khích lệ tinh thần anh em binh sĩ, đưa ra các quyết định đúng lúc, cũng như thúc đẩy tốc độ tiến quân theo kịp với kế hoạch. Sau khi phá nát các căn cứ điạ của VC trong năm 1970 tại Kampuchea, mục tiêu kế tiếp của chiến dịch là truy lùng và tiêu diệt Cục R. Để thực hiện, ông đã xử dụng các đơn vị trừ bị trực thuộc Quân Đoàn III, bao gồm Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ (gồm 3 thiết đoàn), 2 Liên Đoàn 3 và 5 BĐQ (gồm 6 tiểu đoàn), Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh, Tiểu Đoàn Công Binh Chiến Đấu. Để đáp ứng mục đích của cuộc hành quân, ông đã tổ chức thành Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn gồm 3 chiến đoàn đặc nhiệm hùng hậu. Mỗi chiến đoàn gồm có BCH, 2 tiểu đoàn BĐQ, 1 thiết đoàn thiết giáp (bao gồm M113 và tăng M 41), và một pháo đội pháo binh. Các đơn vị này được lệnh hành quân thần tốc, ngày đi đêm nghỉ, đôi khi di chuyển đêm. Nơi nào áp lực địch nhẹ thì thiết giáp cõng BĐQ tràn tới và vượt qua. Nơi nào điạ thế rậm rạp thì BĐQ được thả xuống, lục soát, tiêu diệt VC, trong khi thiết giáp yểm trợ từ phía sau. Với ưu thế di chuyển nhanh và hoả lực vô cùng mạnh của Thiết Giáp cùng cách hành quân linh hoạt và hiệu quả của BĐQ quen đánh trong rừng, cuộc hành quân nhị thức bộ binh-thiết giáp trong giai đoạn này đã được coi như được thực hiện thành công nhất, có hiệu quả nhất. Khi các đơn vị đặc nhiệm vượt qua, các đại đơn vị VC đều bị tan rã và một phần lớn bị tiêu diệt. Có những ngày các đại đơn vị di chuyển đến 20km. Với tốc độ di chuyển nhanh như thế, VC trong giai đoạn này, Đa Hiệu 109 167 không đủ thời gian tái phối trí mà chỉ cố gắng rút lui bảo toàn lực lượng. 

Tr.Tg Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô được bổ nhiệm thay thế chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Vị Tân Tư Lệnh chưa có ý định dứt khoát, do đó LLXK/ QĐ3 án binh tại chỗ chờ lệnh mới. Một tuần lễ sau, chúng tôi được lệnh triệt thoái ngược trở lại bằng đường bộ dọc theo Tỉnh Lộ 7B từ Chlong về QL7, khoảng 50km đường rừng. Trong khi đó, CĐ333 vẫn còn ở căn cứ hỏa lực phía Nam Dambe, CĐ3 nằm giữa đồn điền Dambe, cánh quân đầu gồm Thiết Đoàn KB và TĐ30 BĐQ (Đ/U Võ Mộng Thúy, Khoá 19 (TĐP lên thay thế TĐT) nằm phía Bắc Dambe. CĐ5 triệt thoái quân dọc theo tỉnh lộ 7B băng qua khu rừng già bắt tay được với TĐ30, tiếp tục tiến về Dambe với đội hình 2 tiểu đoàn 30 và 38 tiến song song hai bên liên tỉnh lộ. Đây là khu rừng già, điạ thế hiểm trở, cây cối rậm rạp khó quan sát nhưng dễ phục kích, cũng như không thể khai triển đội hình hành quân rộng. Khi đến một con suối cạn thì gặp ổ phục kích của địch, hai đơn vị này đã đánh lướt qua luôn. Đại đội TS dẫn  đầu BCH/CĐ khi tới vị trí này. * * * Tôi đã trình với Đại Tá CĐT là không thể đánh lướt qua như hai tiểu đoàn đi trước, mà phải nhổ xong chốt rồi mới tiếp tục tiến quân. Tôi đã đề nghị ông cho 2 tiểu đoàn bạn dừng lại tại chỗ chờ đại đội tôi thanh toán mục tiêu đang đóng cản đường. Tôi điều động ĐĐ/ TS tiến lên cố triệt hạ hai ổ đại liên trước nhưng địch đã chận chúng tôi lại bằng súng cối. Tôi quan sát kỹ, sao kỳ lạ vậy? Cối kiểu gì mà chỉ rớt một chỗ? Loại đạn gì mà tôi chưa phân biệt được? Tôi chỉ nghe tiếng nổ, lửa, và bụi khói mù mịt. À thì ra là bê ta (một loại chất nổ đóng thành từng bánh, giống đòn bánh tét) do chúng ném dồn vào một chổ. Tôi đã la lên: - Coi chừng VC ở trên cây quăng bê ta xuống! Thế là toán trinh sát đi đầu chiã họng súng lên các tàng cây cổ thụ, ria từng loạt, hạ hết những tên VC núp trên cây. Xác của chúng bị treo lủng lẳng trên cao vì chân chúng đã bị xiềng vào một chỗ. Đại Đội TS nằm lại cho BCH/ CĐ đi qua, sau đó chúng tôi tiếp tục theo sau để bảo vệ. Sau khi qua khỏi khu vực bị phục kích, hai Tiểu Đoàn 30 và 38 dừng quân và bố trí theo lệnh. TĐ38 tìm được một khu trống đủ bố trí cho tiểu đoàn nên TĐT ra lệnh tổ chức phòng thủ vì trời đã bắt đầu tối, trong khi TĐ30 tạm bố trí kế bên. Khi CĐ gặp 2 Tiểu Đoàn 30 và 38, CĐT định đóng quân qua đêm cùng với TĐ38, nhưng đến nơi tôi thấy vị trí này quá nhỏ chỉ vừa đủ cho một tiểu đoàn. Vả lại điạ thế nơi đây rất ư nguy hiểm vì là một trảng trống nhỏ nằm giữa rừng già rất dễ trở thành điểm pháo kích của giặc. Xem trên bản đồ thấy chỉ còn non 1km nữa là đã ra khỏi khu rừng, tôi liền lên gặp CĐT và hỏi: - Đ/T định đóng quân ở đây sao? Vị trí này quá nhỏ và nguy hiểm dễ làm mồi pháo kích của VC. Chỉ còn chưa đầy 1km là ra khỏi khu rừng nầy rồi tại sao mình không tiếp tục. Đa Hiệu 109 169 - Mày liệu đi được không, trời đã tối rồi. - Cũng phải ráng thôi, đại tá. Mình phải giãn quân ra để tránh thiệt hại khi bị pháo kích. Nếu đồng ý, đại tá cho Tiểu Đoàn 30 đi song song với tôi. Phải gấp rút lên chớ tôi cảm thấy rất dễ bị ăn pháo lắm. - Được rồi. CĐ sẽ đi sau mày và TĐ30. Tao sẽ ra lệnh cho thằng 30. Tôi cho anh em kiểm soát nhanh quân số và phân chia nhiệm vụ cho từng trung đội, bàn thảo kế hoạch chớp nhoáng với TĐT/ TĐ30. Chúng tôi đã xuất phát, điều động thật nhanh ra khỏi vị trí này. Theo kế hoạch của CĐT, tiếp theo BCH/CĐ là TĐ38 và cuối cùng là TĐ33. Khi TĐ38 vừa rời khỏi vị trí thì cơn mưa pháo của VC đã ập xuống TĐ 33, chỉ nhờ vào những hố cá nhân TĐ38 vừa đào còn dở dang mà chịu trận. Qua cơn mưa pháo TĐT 33 chỉ còn đem được hơn 2/3 TĐ ra khỏi vị trí nầy vài trăm thước tránh bị địch tấn công tiếp và đóng quân qua đêm chờ trời sáng. CĐ ra khỏi khu rừng già, đóng quân, xin tái tiếp tế đạn dược, tản thương chờ hôm sau vào tiếp cứu TĐ33. Sáng hôm sau, CĐT ra lệnh ĐĐ/TS tùng thiết cùng chi đoàn M113 vào giúp TĐ33 thu dọn chiến trường và di chuyển hết anh em bị hy sinh và bị thương lên thiết giáp, khoảng 60 người. Quang cảnh còn nặc mùi tử khí, sau khi VC vừa tràn qua thu dọn nhanh rồi rút mất. CĐ5 nhanh chóng rút về Dambe và bắt tay được với CĐ3. BTL/ QĐ đã nhận được tin tức từ BTTM là VC đang di chuyển 3 Công Trường 5, 7, 9 (tên của sư đoàn CSBV) đến Dambe để vây hãm và tiêu diệt 2 CĐ 3 và 5. Vì thế, Quân Đoàn được lệnh triệt thoái gấp LLXK/ QĐ ra nơi này. Theo kế hoạch của QĐ, Đ/TKhôi cho TĐ52 BĐQ và chi đoàn M113 mở đường, đơn vi này bị ngăn chặn không qua được. Qua ngày thứ nhì, vẫn theo kế hoạch QĐ, sau khi B52 trải thảm, ông điều động TĐ 52 và M113 mở đường. Tiếp theo 170 Đa Hiệu 109 là ĐĐTS 5 và TĐ33. Khi TĐ52 và thiết kỵ vừa tiến vào mục tiêu thứ nhì thì lọt ngay vào ổ phục kích. VC đã đồng loạt tấn công tới tấp và tức khắc di chuyển lực lượng trừ bị từ xa tới, buộc hai đơn vị này phải gấp rút lui quân. Trong tình trạng hỗn loạn, ĐĐ/TS 5 quyết định nằm lại yểm trợ cho TĐ 52 rút quân. VC tràn lên như đàn kiến, điên cuồng tấn công dữ dội. Các binh sĩ TS đã không kịp nạp đạn. Do đó, lựu đạn được xử dụng tối đa để chống biển người. Sau khi xử dụng hết lựu đạn, có những nơi phải đánh cận chiến. Tôi báo cáo tình hình và xin yểm trợ khẩn cấp. Th/T Hà Kỳ Danh (K18), Trưởng Ban 3 TĐ, truyền lệnh cho tôi tự quyết định và giao hết máy bay oanh kích và chi đoàn M113 cho tôi trực tiếp liên lạc điều động và xử dụng. Tôi đã dùng hết phi tuần này đến phi tuần khác oanh kích tới tấp vào các vị trí của chúng. Đơn vị đã chận đứng được cuộc tấn công và truy kích của địch. Sau đó, tôi đã nhanh chóng điều động chi đoàn M113 lên yểm trợ, theo thế chân vạc đoạn chiến được với VC. Qua ngày hôm sau Đ/T Khôi báo cáo về QĐ cho ông toàn quyền quyết định tại Dambe, không theo kế hoạch của QĐ. Ông bàn với CĐT/ CĐ5 rằng, - “Bằng mọi giá chúng ta phải ra khỏi Dambe trước khi địch siết chặt vòng vây và tiêu diệt chúng ta bằng pháo kích. Trong khi di chuyển, Thiết Giáp cõng BĐQ, chấp nhận cháy chiếc nào bỏ chiếc ấy. BĐQ lên chiếc khác tiếp tục tiến quân, không thu dọn chiến trường. Không dùng đại đội cầu nổi của TT Anh vì đã bị pháo hư hại, xe bể hết bánh không xử dụng được nữa. ĐĐ/ TS5 được tăng phái cho Thiết Đoàn của Tr/T Đồng, bằng mọi giá lập cho được đầu cầu và đoạn hậu cho toàn bộ lực lượng rút khỏi Dambe.” Bằng uy tín cá nhân, qua cố vấn Mỹ ông nhờ lực lượng Không Quân của Lữ Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ yểm trợ trực tiếp cho cuộc rút quân. Giống như hai ngày trước, ông dàn quân sẵn sàng để nghi binh. Sau khi B52 thả bom xong, ông ra lệnh Đa Hiệu 109 171 cho Thiết Đoàn Tr/T Đồng và ĐĐ/ TS5 bọc qua phía Đông khoảng 500m rồi mới bẻ về hướng Nam dàn quân giữ vững vị trí. Bọn VC vận động bôn tập đuổi theo, “lờ đờ” tràn lên (có lẽ chúng bị uống thuốc kích thích), hò hét, “đốt xe giấy, bắt lính con mèo!” Thật tội nghiệp, chúng đã chịu mũi đạn của hằng ngàn tay súng thuộc 2 CĐ 3 và 5, cũng như hàng đợt oanh kích yểm trợ của SĐ Không Kỵ Hoa Kỳ, vả skyraider của VN. ĐT Khôi quyết định không giao chiến, không thu dọn chiến trường, bằng chiến thuật cuốn chiếu ông đã đưa 2 CĐ 3 và 5 ra khỏi Dambe, bắt tay CĐ 333 tại miếu “ông Sành”… (Còn Tiếp)

No comments:

Post a Comment