Monday, August 31, 2020

Những giống nhau giữa cuộc chiến tại Mã Lai (Malaya)* và VN Ngoài việc ném bom và rải thuốc khai quang, còn có 2 điểm tương tự. 1/ CT tái định cư Nước Anh đã lập chương trình (CT) "tái định cư" đã cung cấp một khuôn mẫu cho CT Ấp Chiến Lược tại VN. Trong cuộc chiến Mã Lai lần đầu, 450 khu tái định cư đc lập và khoảng 470.509 người - gồm 400 ngàn người Hoa - đã ở trong đó. Một biện pháp chiến tranh của Anh là tạo sự trừng phạt tập thể *** đối với làng mà người dân đc cho rằng (deem) giúp đỡ phe nổi dậy. Ở Tanjong Malim tháng 3/1952, Trung Tướng Templer, TL quân Anh ở Malaya thời đó, áp đặt (impose) giới nghiêm 24 giờ**, cấm rời khỏi làng, đóng cửa trường, ngừng dịch vụ xe bus và giảm khẩu phần gạo cho 20 ngàn người. Biện pháp cuối đã khiến Trường Vệ Sinh và Bịnh Nhiệt Đới London viết thư tới VP Thuộc Địa nhận xét rằng "người dân Mã Lai suy dinh dưỡng kinh niên" dẫn đến cái chết. "Biện pháp này ko những chỉ làm gia tăng bịnh tật nhưng cả chết chóc, đặc biệt các bà mẹ và trẻ thơ". Một số người bị phạt vì rời nhà để đi cầu bên ngoài! Một trừng phạt tập thể khác - tại Sengei Pelek vào tháng kế - gồm giới nghiêm, cắt khẩu 40/100 khẩu phần gạo và dựng hàng rào (chain-link) cao 22 yard hay 20,1 m bên ngoài hàng rào kẽm gai (barbed wire) chung quanh làng này. Viên chức giải thích rằng làm như vậy đối với 4.000 dân làng vì "sự tiếp tục tiếp tế lương thực" cho phe nổi dậy và "vì họ ko cung cấp thông tin cho nhà cầm quyền". 2/ Tìm và diệt . Cũng như lính Mỹ tại VN, lính Anh cũng thường đốt những làng bị kết tội tiếp tế cho phe nổi dậy, bắt giữ hàng ngàn người tình nghi là cộng tác với nổi dậy, hầu ko còn chỗ cho phe nổi dậy ẩn náo. Nếu khám phá người dân giúp đỡ phe nổi dậy thì lính Anh sẽ giữ và điều tra họ để biết nơi đóng quân của nổi dậy. Phe nổi dậy có nhiều thuận lợi hơn lính Anh; họ sống gần người dân, đôi khi có thân nhân hay bạn thân trong làng, và họ ko ngại dùng bạo động hay tra tấn hay giết các trưởng làng để làm gương cho kẻ khác, buộc người dân phải giúp họ lương thực và thông tin. Vì vậy lính Anh có đe dọa kép: phe nổi dậy và mạng lưới thầm lặng trong làng, dù muốn dù ko, hổ trợ phe nổi dậy. Trong khi phe nổi dậy ít khi đụng độ với lính Anh, họ lại dùng chiến thuật khủng bố để làm dân sợ và phải giúp đỡ vật chất cho họ. Lính Anh thường mô tả sự kinh hãi (terror) khi đi hành quân trong rừng; ngoài việc để ý/canh chừng quân nổi dậy, họ phải di chuyển trên địa thế khó khăn và tránh động vật và côn trùng nguy hiểm. Nhiều toán phải ở trong rừng nhiều ngày, ngay cả nhiều tuần, ko đụng địch và kế đó, trong khoảnh khắc ngắn ngủi lại lọt ổ phục kích. Lính Anh, ko thể phân biệt bạn thù, phải điều chỉnh với nguy cơ thường xuyên bị phe nổi dậy tấn công. Những tình huống này dẫn đến sự kiện ô nhục (infamous incident) tại Batang Kali khi 24 dân làng ko võ trang bị giết bởi lính Anh . * Hiện nay gọi là Malaysia . ** Áp dụng bên ngoài làng, bên trong làng chỉ giới nghiêm ban đêm. *** Điều này ko có tại VN. Lính Úc, do có kinh nghiệm chiến đấu ở Mã Lai (vì trong khối Liên hiệp Anh), khi đóng quân ở Phước Tuy đã làm chủ tình hình 100/100. Thời đó tỉnh này là yên nhứt trong các tỉnh ở VN. Họ đánh theo lối du kích, ví dụ: tiến quân vào một làng, sau đó rút lui nhưng "ém" lại một trung đội. Lính CS tưởng rút hết, lò mò trở về thì bị phục kích. Theo báo Úc, có lần họ đã cột 1 xác lính CS vào sau xe M-113 để cảnh cáo dân làng "nếu ai theo VC sẽ có số phận như vậy".
Cập nhật ngày Sep 28 2022.

No comments:

Post a Comment