Wednesday, March 13, 2019

HỌ KHÔNG THỂ BỊ LÃNG QUÊN .
A/ Thiếu tá HQ Đặng hữu Thân
(Viết theo lời kể của ng bạn - cùng học trường Võ Tánh , Nha Trang - của TT Đặng Hữu Thân ) .
1/Theo anh bạn học này , vừa là bạn tù ở trại A-30 Phú Yên , thì sau khi bị bắt trong năm 75 , vì tội tham gia tổ chức phục quốc , anh Thân bị kiên giam (cùm liên tục trong nhiều ngày) ngay tại Nha trang . Sau khoảng 2 năm , 1977 , thì chuyển về trại A-30 Phú Yên trong tình trạng bại liệt . (Anh Thân ko đi tù sau 30/4/75 vì năm 74 anh đã giải ngủ để ứng cử vào hội đồng TP Nha Trang) .
Thấy anh như vậy , anh bạn này, cũng là đội trưởng đội tù , đã đề nghị quản giáo cho anh ra đồng để đuổi chim ; nhờ vậy sau 2 tháng dưới ánh sáng mặt trời , anh đi lại bình thường .
Sau đó , anh và 3 bạn tù đã trốn trại , và 2 bị bắt (trong có anh) ; 2 anh kia sau này qua được Nhật bản .Họ bị xử tử trước mặt hàng ngàn trại viên của trại A-30 .
2/ Cứ 3 CA thì bắn 1 tử tội : riêng anh thì ko chết hẳn , tên chỉ huy kê súng vào đầu để bắn phát ân huệ ; đạn ko nổ , tên này lấy súng khác , bắn phát thứ 2 để kết liễu đời anh ,xác được chôn tại trại .
B/ Chú Trần D.
Một ng khác , quen với tôi , trước 75 chỉ là nhân viên Thuế vụ ở quận 1 Sài gòn . Anh chẳng đi học tập vì là cấp nhỏ ; thế mà sau đó đã về Huế rải truyền đơn , viết khẩu hiệu , kêu gọi bãi thị , v.v...
Anh bị bắt và bị kêu án 16 NĂM TÙ . Sau 1 thời gian dài thăm hỏi qua trung gian nhiều người , chỉ mới cách đây vài năm , tôi mới biết địa chỉ của anh . Do ở tù quá lâu , tánh tình anh đã thay đổi . Tuy nhiên tôi vẫn phục hành động này của anh .
Vì lúc bấy giờ , mạng người rất rẻ rúng , CA lập trại giam khắp nơi trong TP . Bất cứ nhà nào bỏ trống cũng có thể biến thành chỗ giam người . . . so với bây giờ , "nhờ" được nhiều nước theo dõi về nhân quyền nên ng CS không mạnh tay như thời đó . . . đó là chưa kể có những người đấu tranh dân chủ "cuội" , nghĩa là họ cũng vào tù ra khám để có điểm tốt (credit) đối với nhân dân trong 1 cuộc bầu cử QH - có thể diễn ra trong tương lai gần hay xa . Đây là điều ko thể tránh khỏi đối với CS vì đang là trào lưu thế giới .
Người CS đã chuẩn bị như vậy để họ có thể "hạ cánh an toàn" vì họ lo sợ một cuộc tắm máu - sau trên 60 năm đã trị dân Việt bằng BÀN TAY SẮT .
Đây là lối suy nghĩ "suy bụng ta ra bụng người" vì như Myanmar là chứng minh cho thấy đã có sự CHUYỂN ĐỔI QUYỀN LỰC rất êm thắm , không tắm máu , không thanh lọc hay trả thù . . .
Cũng có thể do tôi là người thuộc loại khoan dung , độ lượng , dù đã tù gần 6 năm và mất hết tài sản . Chứ ng khác có thể họ ko xử sự như tôi . Và người CS đã suy luận như vậy .
C/ Trung tá HQ Hà Ngọc Lương
. . .
Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương về Phòng Văn Hoá Vụ đúng vào thời điểm đen tối nhất của TTHLHQ. Có lẽ vì việc di tản xuống Cầu Đá để lên chiếc tàu chót quá đông đảo và nguy hiểm vào đêm 31-3-75 nên Trung Tá Lương đã kẹt lại để rồi anh dũng kết liễu đời mình cùng với vợ con.
. . .
Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Lăng Miếu mới bắt đầu được xây cất vào cuối khóa 23, tiếp tục cho đến khóa 25 mới hoàn tất dưới sự chỉ huy điều động của Trung Tá Nhựt và sự đóng góp tích cực của một số SVSQ "kiến trúc sư" như Nguyễn Hữu Tưởng, Âu Dương Xuyên, Phan Thanh Quang, Mai Chính Bình, Đặng Văn Phát v.v.. Trung Tá Nhựt và các sinh viên ngày đêm miệt mài lăn lộn lo thực hiện một công trình vĩ đại, một công tác khó khăn kéo dài hơn cả năm trời, nhưng khi Tượng đài được khánh thành vào cuối năm 1973 nhân dịp mãn khóa 24, tôi để ý nhưng không thấy một bản ghi tên các điêu khắc gia trên đó. . .
9 giờ đêm 31-3-75, Đề đốc Châu ra lệnh hành quân, nhưng mãi đến 10 giờ cả Trung Tâm mới bắt đầu di chuyển xuống Cầu Đá. Tôi và Đại Úy Minh ngồi cùng xe Jeep với Chỉ Huy Phó Nguyễn Nam Thanh có Thượng sĩ Thừa làm tài xế, nhưng sau đó tài xế lặng lẽ rời xe jeep. Khi tất cả quân nhân Trung Tâm Huấn về tạm trú tại trại Yên Thế trước bệnh viện Grall thì mới biết một số quân nhân cơ hữu đã tự đông ở lại. Sau này nghe nói chính Thượng sĩ Thừa là người đứng ra lo chôn cất vợ chồng và hai con Trung Tá Hà Ngọc Lương dưới bãi cát cạnh tượng Đức Thánh Trần trước Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Cầu Đá lúc bấy giờ trông như bãi chiến trường với xác người và súng ống vứt bừa bãi khắp nơi. Chiếc HQ 401 đậu cách cảng khá xa nên thật khó nhọc vất vả lắm mới bám được thành tàu. . .
Đọc đầy đủ ở : 
NAVYGERMANY.GERUSSA.COM

No comments:

Post a Comment