Wednesday, March 15, 2017

Nghị Viện nước Anh (phần 1): Những người Mỹ tại Nghị viện Anh (Yanks at Westminster).
Dịch từ nguồn: National Geographic tháng 8 1946 (trang 225-252); tác giả: Leonard David Gammans, Nghị viên Anh (M.P. of the U.K.)
. .
“Nghị Viện của Anh gồm: Viện của Thứ dân (House of Commons) và Viện của Quý tộc (House of Lords) là những phòng hình thuôn/chữ nhựt (oblong) trong đó phe Cầm quyền ở bên phải của Chủ tịch viện (Speaker) và phe Đối lập ở bên trái, với một khoảng trống rõ ràng ở giữa.
Một những điều kỳ lạ của viện Thứ dân làm du khách thắc mắc là có hơn 600 nghị viên nhưng chỉ có chổ ngồi cho khoảng 400 người.
Khi những dự án cho Viện Thứ dân mới-được thảo luận trong năm 1943, phần lớn tranh cải (argument) xảy ra ở chỗ nên tiếp tục cách sắp xếp này hay ko.
Mới nhìn ai cũng thấy điều kỳ quặc (odd) là 1/3 các nghị viên KHÔNG có chỗ ngồi (nôm na là ko có chổ đặt đít); nhưng, mặt khác, trừ những buổi tranh cải của các vấn đề (occasion) đặc biệt, ít khi các NV có mặt đầy đủ, và một phòng rộng lớn để có thể chứa tất cả các NV sẽ mất sự sự thân tình/gần gũi (intimacy) của các cuộc tranh cải kiểu đánh giáp-lá-cà (cut-and-thrust) thường được ghi nhận tại viện này. 
Vì vậy, hầu như chắc chắn, khi Viện này được xây lại, sẽ vẫn xấp xỉ (approximately) cũng kích thước này. (Viện đã bị sụp đổ ,sau cuộc ném bom của Đức trong 5 giờ vào ngày 10.05.1941. Dù sự đe dọa bị ném bom kéo dài hơn 4 năm, các NV của QH đã từ chối rời London. Phải ít nhứt 5 năm mới xây xong Viện). Trừ sự ưu đãi đặc biệt, không có NV được dành một chỗ riêng. Một NV muốn dành 1 chỗ cho ông ta, phải viết tên mình lên 1 thẻ và để nó, trước giờ CẦU KINH (prayers) trên ghế mà ông muốn ngồi; và ông phải có mặt tại giờ cầu kinh hay quyền được ngồi của ông sẽ mất (lapse).
Tôi ko thể nào làm cho các du khách Mỹ của tôi hiểu được một tòa nhà như vậy chỉ chứa 2/3 thành viên của nó. Một bé trai từ New York đã đặt câu hỏi sinh động, “ý gì khi chọn 1 người vào QH mà ko cho ông này một nơi để ngồi khi ông đến đó ? “

H2: Ngồi thế này làm sao mà ngủ được, thảo nào chỉ có 2/3 NV có mặt!

Hình 3: Viện Thứ dân bị trúng bom trong cuộc ném bom (blitz) kéo dài 5-giờ vào đêm trăng ngày 10.05.1941. Dù những đe dọa bị ném bom kéo dài hơn 4 năm, các NV đã từ chối rời Luân đôn. Để xây lại, phải ít nhứt là 5 năm.

No comments:

Post a Comment