QUAN ĐIỂM CỦA PHILIPPINES VỀ TRƯỜNG SA
Người VN chúng ta thường chỉ biết VN là chủ nhân duy nhất của 2 quần đảo HS và TS từ thế kỷ 19, thời Gia Long. Tuy nhiên, TQ, Phi và 1 số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền ở TS. Về luận điệu của TQ thì nhiều người đã biết rồi, mình không nhắc lại nữa. Ở đây nói về quan điểm của Philippines về Trường Sa, trích từ Tập san Sử Địa của VNCH nên dùng ngôn ngữ thời đó.
Tóm tắt lại là 1 người Phi "khai hoang" được 1 số đảo thuộc TS ở gần Phi, ông ta tuyên bố "chủ quyền" và gửi thư cho chính quyền Phi để công bố rộng rãi. Chính quyền Phi trả lời thư của ông ta đại ý là quần đảo này do Nhật đã từ bỏ chủ quyền vào cuối thế chiến 2 nên coi như nó là "chiến lợi phẩm" của các nước đồng minh đánh thắng Nhật, trong đó có Phi, các nước đồng minh đều được khai thác TS 1 cách bình đẳng. Một số đảo ở đây coi như đảo hoang, chưa ai chiếm hữu nên công dân Phi có quyền khai thác. Một số đảo thuộc TS đúng ra phải thuộc Phi vì ở gần Phi hơn các nước khác.
Hiện tại Phi chiếm 7 đảo phía đông TS, trong đó có đảo Thị Tứ lớn thứ 2 của quần đảo TS. Đảo lớn nhất là Ba Bình do Đài Loan chiếm.
----------------------------------------------
Trong hai năm 1949 và 1950, Tomas Cloma, chủ một đội ngư thuyền và thương thuyền và giám đốc một trường hàng hải (không phải là học viện Phi Luật Tân như nhiều tài liệu cho tới nay vẫn đề cập tới một cách sai lầm đã khám phá thấy một nhóm đảo lớn nhỏ ở cách đảo Palawan của Phi Luật Tân ( một hòn đảo khoảng 4550 dặm vuông ở tây nam thủ đô Manila và bắc Borneo) khoảng 400 dặm về phía tây. Ông hy vọng lập một nhà máy nước đá và một nhà máy đóng đồ hộp ở trên một hòn đảo lớn nhất ở đây, củng như là khai thác phân chim trong những hòn đảo kế cận.
Tuy nhiên mãi tới đầu năm 1956 Cloma mới lại tiếp tục khám phá những hòn đảo này trong một chuyến du hành 38 ngày. Ngày 15.3.1956, chiếc tàu PIM IV – vẫn được dung để huấn luyện các sinh viên trường hàng hải của Cloma – do thuyền trưởng Filemon Cloma, em trai Tomas Cloma điều khiển đã lên đường ra các hòn đảo này chiếm đóng1 . 40 thủy thủ trên tàu, tất cả đều có quốc tịch Phi Luật Tân, đã dựng quốc kỳ Phi Luật Tân trên một hòn đảo và chính thức tuyên bố chiếm hữu đảo này theo tục lệ quốc tế. Tại mỗi hòn đảo họ tới chiếm đóng họ đều niêm yết cáo thị chiếm hữu. Họ đặt tên các hòn đảo ở đây, tất cả có 53 đảo và cù lao với diện tích tổng cộng là 64.976 dặm vuông, là “Freedomland” (đất tự do)
Ngày 15.5.1956 Cloma chính thức thông báo cho phó tổng thống kiêm ngoại trưởng Phi Luật Tân Calos P.Garcia hay là những công dân Phi Luật Tân đã quan sát, trắc lượng và chiếm hữu “một lãnh thổ ở Nam Hải bên ngoài hải phận Phi Luật Tân và không thuộc quyền quản hạt của nước nào”3. Cloma cũng nói thêm là lãnh thổ này đã được Cloma và những đồng sự tuyên bố chiếm hữu.
Mặt khác Cloma đã gửi những tờ cáo thị về viêc chiếm hữu này tới các báo chí trong và ngoài nước, yêu cầu đăng tải theo thủ tục luật quốc tế. Cáo thị này nhấn mạnh là sự tuyên bố này căn cứ vào các quyền khám phá và hay chiếm hữu công khai:
6 ngày sau, ngày 21.5.1956, Cloma gửi một bức thư thứ nhì cho Bộ ngoại giao Phi Luật Tân để thông báo cho chính phủ Phi Luật Tân hay là lãnh thổ mà ông tuyên bố chiếm hữu được đặt tên là “Freedomland”. Kèm theo thư là danh sách các đảo và cù lao.
Trong thư Cloma còn nói rõ thêm là:
“Kính xin lưu ý là sự tuyên bố này do “các công dân Phi Luật Tân” làm chứ không phải là “nhân danh chính phủ Phi Luật Tân” bởi vì chúng tôi không được phép làm như vậy. Tuy nhiên việc này sẽ có hậu quả là lãnh thổ sẽ trở thành một phần của Phi Luật Tân. Vì lý do đó chúng tôi hy vọng và thỉnh cầu chính phủ Phi Luật Tân ủng hộ và bảo vệ sự tuyên bố của chúng tôi và xin cũng đừng đưa ra một tuyên bố nào khác ra Liên Hiệp Quốc để tránh khỏi khuyến khích, xúi giục sự phản đối của các nước khác.”
Sau đó Cloma chính thức tuyên cáo thành lập một chính quyền cho quần đảo “Freedomland” và gửi một bản tuyên cáo về việc thành lập chính quyền này cho ngoại trưởng Phi Luật Tân ngày 6.7.1956. Bản tuyên cáo này cũng yêu cầu Phi Luật Tân cho quần đảo hưởng quy chế “bảo vệ”.
Vấn đề rắc rối thêm khi ngoại trưởng Phi Luật Tân trong thư trả lời Cloma đã viết:
“Về phần bộ ngoại giao, thềm Bộ coi các đảo, cù lao, ám-sa san hô, thiền-than và các bãi cát bao gồm ở trong vùng mà ông mệnh danh là “Freedomland”, ngoại trừ nhóm 7 hòn đảo mà quốc tế thường gọi là quần đảo Spratly, là đất vô chủ, có cái mới nổi lên, có cái đã được ghi chú trên bản đồ quốc tế là chưa thám sát và sự hiện hữu đáng nghi ngờ, và tất cả còn chưa có ai tới chiếm hữu, chưa có ai cư ngụ; nói một cách khác điều đó có nghĩa là mọi công dân Phi Luật Tân có quyền tư do khai thác kinh tế và lập nghiệp như công dân bất cứ quốc gia nào khác, ngày nào mà chính quyền chuyên hữu của bất cứ quốc gia nào trên những đảo này không được thiết lập theo các nguyên tắc vẫn được luật quốc tế chấp nhận hay được cộng đồng các quốc gia thừa nhận.
“Còn về nhóm 7 hòn đảo mà quốc tế thường gọi là quần đảo Spratly, chính phủ Phi Luật Tân coi những hòn đảo này như là ở trong chế độ giám hộ trên thực tế của các quốc gia đồng minh thắng trận thế chiến thứ II do kết quả của hòa ước Nhật Bản ký tại Cựu kim sơn ngày 8.9.1951 do đó Nhật Bản khước từ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi trên quần đảo Spratly và quần đảo Paracel và cho tới nay các quốc gia đồng minh chưa có một vụ dàn xếp đất đai nào về hai quần đảo này.
Do đó ngày nào mà nhóm các quần đảo này còn ở trong tình trạng này, mọi công dân hay nhân viên các quốc gia đồng minh có quyền khai thác kinh tế và lập nghiệp trên căn bản bình đẳng cơ hội và đối đãi về các vấn đề xã hội, kinh tế và thương mại liên quan tới hai quần đảo này.
“ Phi Luật Tân là một trong những quốc gia đồng minh đã đánh bại Nhật Bản trong trận thế chiến thứ II và cũng là quốc gia ký hòa ước Nhật Bản đã nói bên trên.
“Về phương diện vị trí địa dư của những hòn đảo và cù lao bao gồm trong “Freedomland”, vì chúng kế cận biên giới lãnh thổ Phi Luật Tân về phía Tây, vì những quan hệ lịch sử và địa chất của chúng đối với quần đảo Phi Luật Tân, vì giá trị chiến lược lớn lao của chúng tôi với nền quốc phòng an ninh của chúng ta, ngoài tiềm năng kinh tế đáng kể về ngư nghiệp, sản phẩm san hô, hải sản và photphat, chắc chắn là chính phủ Phi Luật Tân không coi thường sự khai thác kinh tế và lập nghiệp của các công dân Phi Luật Tân tại những nhóm đảo và cù lao này ngày nào họ còn theo đuổi những mục đích hợp pháp”
Ngoài ra, trong một buổi họp báo tại Manila ngày 19.5.1956, ngoại trưởng Phi Luật Tân cũng tuyên bố là một nhóm đảo ở Đông Hải kể cả đảo Thái Bình (Itu Aba) và đảo Trường Sa (Spratly) đúng lý ra phải thuộc về Phi Luật Tân vì chúng kế cận nước này.
38
33
Like
Comment
Share
Song Phan
Về đá Hoài Ân ở TS mà Tàu+ căng cờ hồi giữa tháng 4, có thể xem thêm các nét chính về địa lí, lịch sử, pháp lí ở đây: https://www.facebook.com/share/p/1FNMKdppkc/
No comments:
Post a Comment