Sunday, May 25, 2025

 TIỂU SỬ CỦA TRUNG TÁ PETER DEWEY (8/10/1916 - 26/9/1945)

Dịch từ Wikipedia.

...

"Ngày 10/8/1944, Dewey đã nhảy dù xuống miền nam nước Pháp với 1 toán 10 người của OSS Mỹ (ông làm trưởng toán). Hoạt động trong lòng địch khoảng 6 tuần, ông đã gửi các tin về chuyển động của quân Đức. Ông được 1 huy chương cao quý của Mỹ và 2 huy chương của Pháp.

Ngày 4/9/1945, ông đến SG với 1 toán 7 người của OSS để "đại diện quyền lợi của Mỹ" và thu lượm tin tức tình báo.

Làm việc với VM, ông đã thu xếp để hồi hương 4.549 tù binh Đồng minh, bao gồm 240 người Mỹ, từ hai trại của Nhật gần SG, chương trình có mật mã là Project Embankment.

Vì lực lượng chiếm đóng của Anh đến để tiếp nhận đầu hàng của Nhật thiếu quân số, họ đã võ trang các tù binh người Pháp để bảo vệ tp Sài Gòn trước một tấn công tiềm tàng của VM, những lính Pháp này đã nhanh chóng đánh đập hay bắn những người Việt chống cự sự tái lập quyền hành của Pháp.

Dewey đã than phiền sự lạm dụng của quân Pháp với TL của Anh, tướng Douglas Gracey; tướng quân đã phản bác những ý kiến của Dewey và tuyên bố Dewey là người không được chào đón. Tuân theo truyền thống nghiêm ngặt, Gracey cấm bất kỳ ai ngoài các sĩ quan cấp tướng treo cờ trên các phương tiện của họ. Dewey thì muốn treo cờ Mỹ trên xe để VM dễ nhận dạng, vì ông nghĩ rằng VM chỉ quan tâm đến việc tấn công người Pháp. Xe jeep mà ông lái trước khi chết có 1 lá cờ quấn chung quanh 1 cọc nhỏ ở mui xe, nhưng lại khó nhận dạng.

Trong đêm 24-25/9, đại úy Joseph Coolidge IV, 1 thành viên của toán OSS tại SG, trở thành 1 nạn nhân đầu tiên người Mỹ sau thế chiến 2 tại VN khi bị bắn và bị thương nặng trong 1 cuộc phục kích của VM tại Thủ Đức, bên ngoài SG. Ông được cứu bởi người Nhật, điều trị tại 1 bịnh viện dã chiến của Anh và không vận tới đảo Ceyland, nay là Sri Lanka, bởi máy bay của không quân.

Ngày 26/9, vì máy bay đã ko đến sân bay Tân Sơn Nhứt đúng hạn để đón ông, ông đã trở về biệt thự mà OSS dùng làm nơi làm việc; nơi đó có phóng viên chiến tranh Bill Downs và Jim McGlincy đang chờ ông để ăn trưa. Xem chú thích số 1 ở dưới.

Khi ông về gần biệt thự, ông bị VM phục kích, trúng đạn ở đầu. Xe jeep lật, và phụ tá của ông, đại úy Herbert Bluchel, dù bị rượt đuổi nhưng chạy thoát.

VM sau đó đã xác nhận bộ đội đã lầm ông với người Pháp sau khi ông nói với họ bằng tiếng Pháp. Bluchel sau đó nhớ lại rằng trên đường về biệt thự, Dewey đã vung nắm tay và to tiếng bằng tiếng Pháp với các bộ đội VM. Theo sử gia Trần văn Giàu của CSVN, xác của Dewey đã bị ném xuống sông gần đó và ko bao giờ tìm thấy.

Một nguồn tin khác cho biết xác ông đã được dấu trong 1 cái giếng và cải táng trong làng An Phú Đông gần đó. Có tin HCM đã gửi thư chia buồn tới TT Mỹ Harry Truman cùng lúc ra lịnh tìm xác ông.

Peter Dewey đã từng tiên đoán về tương lai của Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt và Chiến tranh VN: "Nam kỳ đang bốc cháy, người Pháp và Anh đang bị tiêu diệt ở đó và chúng tôi buộc phải rút khỏi Đông Nam Á".

Dewey ko có tên trong Đài Tưởng niệm Chiến tranh VN ở Washington D.C. bởi vì Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ công nhận chiến tranh chỉ chính thức bắt đầu ngày 1/11/1955

===

Chú thích số 1.

Theo sách One Last Look Around của Duell, Sloane và Pearce, trang 200-211: "Ngày kế đó, trung tá Dewey đã mời 2 người trong nhóm của chúng tôi, Bill Downs và Jim McGlincy, đến ăn trưa tại trụ sở của OSS ở bắc SG. Hai người đến nơi, ngồi uống rượu ở hiên nhà và chờ Dewey. Năm phút có súng nổ dữ dội ở trên đường, và một sĩ quan Mỹ chạy nhanh về trụ sở. Người sĩ quan này vừa chạy, vừa ngừng lại để bắn trả vài kẻ đuổi theo bởi khẩu súng lục .45 hay 11.43 ly, xem hình súng và đạn. Khẩu súng này súng lục tiêu chuẩn của mọi sĩ quan VNCH, tuy nhiên sau này ở các đv tác chiến, các sq, kể cả đ.đ. trưởng cũng trang bị M-16.



Sáng hôm đó, tôi, đại úy Bluechel, chở trung tá Dewey ra sân bay. Khi tới nơi, sau khi bỏ hành lý xuống đất, Dewey chợt nhớ bỏ quên phiếu hành lý (dog tag) ở phòng tại khách sạn Continental. Chúng tôi trở lại Continental, và trong khi ở đây, chúng tôi hay tin đ.u. Coolidge bị thương nặng. Ông ta đã đi với 1 toán lính Anh lên Đà Lạt để di tản vài gia đình Pháp.
Ông đã bị phục kích và bị thương ở cổ. Chúng tôi phải chở ông tới một bv của Anh.
Nghe tin này, Dewey nổi điên và nói 'điều này có thể xảy ra với chúng ta'. Chúng tôi ở với Coolidge 1 lúc và trở lại sân bay và chờ tới trưa. Máy bay vẫn chưa tới nhưng trung úy Rhodes nói rằng máy bay sẽ đến.
Vì vậy, chúng ta về trụ sở và Dewey cầm lái. Chúng tôi đã rẽ xuống 1 con đường tắt để đến trụ sở của chúng tôi. Tôi nói đường này nguy hiểm vì ko được bảo vệ nhưng Peter trả lời, ban ngày mà sợ gì. Và khi chúng tôi quẹo phải, và chạy thêm khoảng 10 m, thì gặp một chướng ngại vật đã được thiết lập với vài khúc cây, phủ cành lá.
Đường này rất hẹp với hai bên đường là mương nước và song song với sân golf ở bên phải đường; bên kia của mương phải là 1 bờ dậu. nên chúng tôi quẹo phải để vượt qua chướng ngại. Chúng tôi thấy 3 người vn ở mương trái.
Tôi thấy Peter chỉ trỏ và nói tiếng Pháp với họ, mà tôi ko hiểu gì hết.
Súng đã nổ và trúng ót của Peter. Xe jeep tiếp tục và nghiêng qua 1 bên.
Mương sâu khoảng 4 - 5 feet và bên kia mương là bờ dậu (hedge) dầy khoảng 3 feet, có thể cao 6-8 feet. Đạn tiếp tục bắn, nhưng sàn xe đã che chở cho tôi.
Tôi có 1 súng lục 0.45 và 3 băng đạn, tổng cộng 21 viên. Peter có 1 carbine trên xe jeep. Tôi chụp vội khẩu các-bin nhưng kẹt đạn.
Tôi trở lại xe và kiểm tra Peter và thấy ko còn gì để giúp ông ta. Tôi đi vòng bờ dậu, và gặp khoảng 15 - 20 người vn đang bắn tôi. tôi dùng khẩu .45 bắn trả. bên kia là 1 sân golf. Từ bờ dậu, muốn đến biệt thự, tôi phải vượt khoảng 500 yard của sân golf.




Họ tiếp tục bắn, làm rơi nón, xuyên qua quần, nhưng ko trúng tôi. Khi tới biệt thự, tôi gặp đ.u. Frank White và 2 phóng viên chiến trường, đang chờ gặp Peter. Trung sĩ Wicks cũng có mặt. Chúng tôi đã chiến đấu với họ khoảng 1 giờ

No comments:

Post a Comment