Friday, March 26, 2021

 NHIỀU NGƯỜI CHẾT VÌ GIẪM ĐẠP TRONG LÚC CHEN LẤN LÊN TÀU TẠI NHA TRANG VÀ CAM RANH TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU THÁNG TƯ 1975

Tạm dịch vài trích đoạn từ trang 351-356 của sách Black April.
. . .
"Dù những ý định tốt của tướng Phú, sự hỗn loạn (bedlam) ở Đà Nẳng đã tái hiện tại Nha Trang. TP này đang tan rả từng mảnh (come apart at the seams). Khoảng 9 giờ sáng NGÀY MỘT THÁNG TƯ, gần 1.100 quân phạm đang bị giam giữ ở quân lao vì những tội khác nhau đã trấn áp các lính canh và tràn vào tp. Họ đã xông vào nhà cửa và ngôi chợ dọc theo đường chánh (đường Độc Lập) của Nha Trang. Chẳng bao lâu chợ bị bốc cháy. Những tên hôi của đã lấy xe hơi và xe gắn máy, và nhiều kẻ đã cướp bất cứ thường dân nào mà chúng gặp. Dân Nha Trang đã rời bỏ tp để trốn tránh những kẻ tội phạm hung hăn (rampage) này. Một sĩ quan VNCH sau này đã viết, "Quang cảnh hỗn loạn đã hình như liên tục diển ra trước mắt vì. . . hàng ngàn người đổ ra QL-1. . . Cứ đi khoảng 10 mét là dòng người và xe phải ngừng lại. TP Nha Trang, từng được ví như cô gái ở tuổi 16 xuân thì, nay đã mang một dáng vẻ ảm đạm (dismal). Phần lớn các cửa hàng... tan hoang. Một vài tiệm vẫn còn cháy: một số tiệm thì tường đổ xuống, và cửa tiệm đã tan nát hay bị bắn bể do súng đạn. . . đường xá bao phủ bởi rác và cây cối ngả đổ."
Nhiều người đã chạy ra bến tàu của TP, còn gọi là Bến Đá (Stone Pier), để tới tàu của hải quân (HQ) Việt Nam Cộng Hòa. Sau 75, một phụ nữ tên Trần Thị Minh cảnh, từng sống ở Nha Trang, đã viết về những ngày này. Bà đã kể lại về nỗi sợ CS đã khiến họ phải bỏ chạy: "Tối nay chúng tôi đang chạy trong một cơn kinh hoàng tột độ lấn át mọi nhu cầu, mọi cân nhắc khác. Những người khác cũng chạy kế chúng tôi nhưng chúng tôi hầu như ko để ý đến họ trong lúc chúng tôi chạy như điên ra biển. Bạn biến thành thù; láng giềng cũng trở thành kẻ thù vì chúng tôi đổ xô để tìm lối thoát. Biển là nguồn hy vọng duy nhứt của chúng tôi. . . Chúng tôi đã bỏ lại mọi thứ trừ vài túi đựng quần áo và những nữ trang mà chúng tôi có thể dấu trên người để đổi lấy thức ăn hay chỗ ở, hay mạng sống của chúng tôi." Nói thêm: Bà này khi sang Mỹ đã tự xuất bản một quyển sách có tựa "The Book of Canh: Memoirs of a Vietnamese Woman, Physician, CIA Informant, People's Salvation army Commander-in-Chief, and Prisoner of War" (Sách của Cảnh: Hồi ký của một Phụ nữ Việt Nam, Bác sĩ, Người Cung cấp Tin cho CIA, Tổng Tư lịnh Đạo quân Cứu rỗi Nhân dân, và Tù binh Chiến tranh). In tại Milford Connecticut, 1996.
Đối với những người dân chạy loạn này, cơn ác mộng của Huế, Đà Nẳng, và Chu Lai đã tái hiện tại Nha Trang. Tàu LSM Hàn Giang (HQ-401), đậu ở bến này, đã nhanh chóng bị tràn ngập bởi hàng trăm, hàng ngàn dân thường dành nhau lên tàu. Bà Cảnh viết, "Từ nơi nào đó trong nơi sâu kín của ký ức, bản năng thú vật đã lấn át lương tâm con người, và luật của sống còn đã thúc đẩy đám đông này. Kẻ yếu hơn đã ngả xuống và bị đá (kick) qua một bên bởi kẻ mạnh hơn; kẻ chậm hơn đã trở thành con mồi của kẻ nhanh hơn. Tiếng la thét và kêu khóc đã trộn lẫn thành một điệp khúc đơn điệu của nỗi tuyệt vọng của con người. . . (Ở trên tàu), đám đông kinh hãi này đã chuyển động như một khối lượng khổng lồ. . . Hành lý và túi xách đã bị ném qua một bên trong cơn đổ xô điên cuồng để tìm chỗ an toàn. . . Những kẻ yếu sức đã ngả xuống và. . . bị giẫm đạp (stample) tới chết bởi đám đông đang chen lấn. Người ta đã leo lên tàu như kiến bu lên kẹo. Trẻ em bị tuột khỏi tay cha mẹ, và rồi bị đè bẹp hay đẩy rớt xuống biển. Lên được tàu cũng ko khá hơn. Người ta tràn lên càng lúc càng nhiều. Những xác chết bị đá qua một bên như búp-bê hư sau khi đã bị giẫm chết. Không có sự thương xót (mercy); ko ai để ý đến ai hết."
Tàu đầy người nhanh chóng đến nỗi bắt đầu nghiêng (list), buộc thuyền trưởng tách bến. Thấy đám đông thường dân hoảng loạn (clamor), và đầy ắp ký ức về thảm kịch khủng khiếp ở Đà Nẳng, tư lịnh HQ tại địa phương ko cho thêm tàu cặp bến vào Nha Trang. Chẳng bao lâu họ nhổ neo và chạy về Cam Ranh.
. . .
Tàu Pionner Commander từ Đà Nẳng đã tới Cam Ranh NGÀY MỘT THÁNG TƯ. Cam Ranh đã được xem như một nơi rất an toàn cho quân và dân miền Nam đã được chuyên chỡ từ QK-1 bởi BTL Hải Vận Quân sự Mỹ (American Military Sealift Command hay MSC). Dù viên thuyền trưởng con tàu kể trên đã liên tục báo cáo với BCH của MSC về một toán cướp bóc đang khủng bố dân chúng trên tàu, nhưng ko ai ở SG báo động cho Cam Ranh biết. Khi tàu này cặp bến, những tên cướp này đã xuống tàu và làm loạn (rampage). Chúng đã dễ dàng khống chế lính canh của BCH 5 Tiếp Vận, cướp một số xe, và bắn và làm bị thương nặng chỉ huy trưởng của trung tâm tiếp vận này, khi ông này đã cố gắng ko cho chúng cướp các xe của ông. Những tên hôi của này đã lập thành một đội quân và hướng về nam tới Phan Rang.
Chỉ có vài người Mỹ vẫn còn làm việc ở cảng Cam Ranh--có thời rất tấp nập này. Họ được lịnh của MSC để trợ giúp di tản người tị nạn. Vì biết cướp bóc đang hoành hành trên các tàu Pionner Commander và Pionner Contender, MSC ra lịnh cho hai tàu này đổ người từ Đà nẳng xuống Cam Ranh và tiếp tục xuôi nam. Một chiếc tàu khác của MSC, chiếc Sgt. Andrew Miller, sẽ tiếp nhận những người tị nạn này. Tàu đến vào sáng HAI THÁNG TƯ và bắt đầu nhận người. Không có hoảng loạn, và những người tị nạn mệt mỏi ủ rũ (glumly) lên tàu. Sau đó vào buổi chiều, tàu đã tách bến và ra biển. Tuy nhiên, dòng người tị nạn đang chờ đợi, đã tiếp tục dài thêm.
Chẳng bao lâu một chiếc khác của MSC, chiếc Greenville Victory, đã vào cảng, nhưng đã đậu xa bến tàu. Theo lịnh của MSC, họ đã dùng một xà lan, cột vào tàu kéo (tugboat) có tên Chitose Maru để đưa dân tị nạn ra tàu theo nhiều đợt. Tuy nhiên, vì bến tàu cao hơn xà lan 3 mét và vì tàu Greenville Victory đèn rất sáng này đậu xa bờ, khiến dân tị nạn đã bắt đầu hoảng loạn. Trong khi xà lan tiến gần bến, những người tị nạn đã xô đẩy (jostle) làm những người đứng đầu hàng rơi xuống nước, và xà lan cán lên họ. Khi xà lan đã cặp bến, hàng lớp lớp người--người già, người trẻ, phụ nữ và trẻ con--bị xô đẩy từ bến tàu, rơi xuống xà lan ở khoảng cách 3 mét. Tiếng kêu la từ người bị thương và sợ hãi đã nhấn chìm (drown out) tiếng nói của thủy thủ đoàn kêu gọi mọi người giữ trật tự.
Những gì đã xảy ra ở Nha Trang nay xảy ra ở Cam Ranh. Hàng trăm người đã nhảy xuống xà lan. Nhiều người đã bị đè nhẹp bởi sức nặng của quá nhiều người nhảy lên họ. Khi xà lan này đầy người, tàu kéo đưa nó ra chiếc Greenville Victory. Tới đây lại có một nguy hiểm mới. Những thuyền nhỏ của dân tị nạn cố gắng tới sát tàu Greenville Victory đã khiến tàu kéo ko thể tới gần tàu này. Trong khi tàu kéo cố gắng đưa xà lan sát tàu lớn, cơn sóng do nó tạo ra đã lật nhào một số thuyền nhỏ. Tắt máy, tàu kéo từ từ đẩy xà lan sát tàu lớn. Dùng lưới (để bốc dỡ hàng) thả bên hông tàu, người từ xà lan đã bắt đầu leo dây. Người từ những chiếc ghe nhỏ cũng cố gắng lên tàu. Nhiều người tuột tay và rớt xuống biển. Trẻ em và trẻ sơ sinh (infant) được đổ từ lưới xuống tàu Greenville Victory, nhưng nếu ko ai trên tàu chụp được chúng, chúng rơi xuống nước. Nhiều trẻ em và người lớn đã bị nghiền nát giữa hai thân tàu.
Cảnh này đã lập lại suốt đêm. Một người Mỹ có mặt sau này đã viết: "Khi người tị nạn cuối cùng rời xà lan (trong chuyến đầu tiên), chỉ có những mảnh vụng rải rác trên boong của xà lan là bằng chứng của thảm kịch của con người mà cuộc di tản tạo ra. Chúng tôi đã rất đau khổ (agonize) về đau thương và mất mát này của quá nhiều người, và chúng tôi đã dằn vặt rằng chúng tôi đã ko thể kiểm soát được nỗi sợ hãi khủng khiếp đã khống chế người tị nạn. . . Đưa tàu trở lại bến tàu, chúng tôi chỉ có thể thấy lần nữa, hàng đợt người tị nạn, do hoảng loạn, đã rơi, đã chen lấn, đã xô đẩy, và đánh nhau để tìm đường xuống xà lan. Âm thanh hổn độn của động cơ và còi hú của tàu kéo, tiếng người kêu la... đã tràn ngập tai tôi. Cảnh tượng kinh hãi này đã là ác mộng và chỉ chấm dứt khi xà làn đầy người lần nữa." Nói thêm: xà lan đã ra vô nhiều lần để bốc người ở bến tàu. Vào giữa tối, tàu Greenville Victory đã đầy với 9.000 người, và tàu ra khơi. Một tàu khác tiến vào, chiếc American Challenger. Nó tiếp tục nhận người tới lúc bình minh, khi nó được thay thế bởi một tàu khác.
Vào sáng NGÀY BA THÁNG TƯ, thành phần đi đầu của sđ 10 CSBV từ QL-1 tiến vào Cam Ranh. Dù hải quân VNCH đã rút đi, một số lính VNCH còn chống trả. Quân sử của sđ 10 đã viết, "Máy bay địch đã ném bom dữ dội xuống lực lượng chúng ta trong một cố gắng để làm chậm bước tiến. Những túi chống cự dọc theo QL-1 đã tiếp tục nổ súng vào những đv tiền phương." Điều đó đã trở thành vô nghĩa vì 2 g trưa NGÀY BA THÁNG TƯ, quân cảng khổng lồ Cam Ranh đã mất vào tay Bắc quân. Chỉ có những toán nhỏ quân VNCH ở giữa sđ 10 csbv và TP Phan Rang kế đó. Nhưng thay vì ra lịnh cho sđ 10 tấn công TP này, Giáp đã ra lịnh ngừng. Điều này đã chứng tỏ một sai lầm đắc giá.
Ảnh: Tạm dịch:
Đà Nẳng , 1/4/1975- (AP)-Một xà lan đầy ng tị nạn được kéo đến chiếc Pionner Contender vào ngày Chủ nhựt để được di tản khỏi Đà Nẳng sau khi hải cảng này lọt vào tay CS. Nguồn: AP RADIOPHOTO.

No comments:

Post a Comment