Monday, February 22, 2021

 TRẬN ĐÁNH QUYẾT TỬ CỦA 500 CHIẾN SĨ TRUNG ĐOÀN 53

. . .

LỜI NÓI ĐẦU: tp Ban Mê Thuột đã bị tấn công vào sáng sớm ngày 10/3/1975 và mọi kháng cự có tổ chức đã chấm dứt vào ngày 11/3. Tuy nhiên, hậu cứ của trung đoàn 53 sđ 23 đóng tại sân bay Phụng Dực, cách tp này 6,4 km về phía đông, dù bị tấn công trong sáng sớm ngày 10/3 bởi đặc công và các ngày kế bởi trung đoàn 149 sđ 316 csbv, vẫn còn cầm cự bởi 500 chiến sĩ của trung đoàn này. Họ đã chiến đấu trong BẢY NGÀY và tan hàng vào sáng ngày 17/3 khi chỉ còn khoảng 100 tay súng với đạn dược đã hết.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 189-196 của sách Black April.

=====

. . .

"Khoảng chiều ngày 12/3 năm 1975, hai TĐ đầu của trung đoàn 45 sđ 23 VNCH (mà trung đoàn trưởng là  ĐT Phùng văn Quang) được trực thăng đổ xuống bên ngoài Ban Mê Thuột (BMT) và sau đó chiếm Đồi 581, khoảng 1,6 km cách hậu cứ của trung đoàn 53 sđ 23, nơi các chiến sĩ VNCH đang tử thủ. Trung tướng csbv Hoàng Minh Thảo đã lập tức biết tin này. Điều này đã đúng như y tiên đoán: tướng Phú chỉ có thể tái chiếm BMT bằng cách đổ bộ viện binh xuống phía đông của tp và tấn công từ hướng này. Khi hay tin đại đội trinh sát của trung đoàn 45 đang cố gắng bắt tay với trung đoàn của mình, Thảo đã lập tức ra lịnh tấn công hai đv này của VNCH. Nói thêm: Đại đội này đã có mặt tại vùng rừng núi phía tây của BMT trước ngày tp này bị tấn công, sau đó được lịnh tăng phái cho trung đoàn 53 tại sân bay Phụng Dực.-- người dịch. 

Hậu cứ của trung đoàn 53, khoảng 6,4 km ở đông của BMT, nằm trên một mảnh đất bằng phẳng ở giữa QL-21 và một đường khác đi về phía nam. Để bảo vệ một chu vi phòng thủ dài hơn 800 m, chỉ huy trung đoàn 53 chỉ dựa vào khoảng 500 chiến sĩ--gồm TĐ 3/53 và đại đội chỉ huy của trung đoàn. Rất may mắn, các chỉ huy cũ đã chuẩn bị việc phòng thủ rất vững chắc. Trại này được bao quanh bởi bảy vòng rào kẽm gai, một hào chống tăng rất sâu, và, cuối cùng, một thành lũy bằng đất kiên cố với những hầm trú ẩn hay bunker có trang bị súng đại liên. Một số xe M-113 và những toán súng cối tăng cường cho lực lượng phòng thủ. Đây là một phòng tuyến mạnh mẽ (stout), và được chỉ huy bởi trung tá Võ Ân--đã từng đánh bại những đặc công CSBV tấn công trại vào sáng ngày 10 tháng ba. 

Cũng có một cuộc tấn công khác vào ngày 11/3, khi trung đoàn 149 của sđ 316 csbv, tấn công lần đầu vào trại này. Sau khi loạt đại bác mở đường, lính csbv tấn công. Hai giờ sau, hàng chục xác lính csbv nằm rải rác trên chiến trường. Những người lính của trung đoàn 53 vnch đã đẩy lui đợt tấn công lần thứ hai này, nhưng tình hình ngày càng bấp bênh (precarious): người bị thương ko được di tản và đạn dược đang giảm dần (dwindle). Một số đạn dược và lương thực đã đến với họ qua thả dù, nhưng việc này ngày càng khó khăn vì csbv đã cố gắng đưa súng phòng không đến sát trại. Lính trong trại bị tổn thất do pháo kích, cũng như bởi đột kích vào ban đêm của bộ binh csbv. Tin càng xấu hơn vào ngày 13/03 khi một tù binh đã khai là lính của sđ 316 csbv. 

Cuộc tấn công của csbv tại đây chia làm hai mủi: một nhắm vào trại và một nhắm vào sân bay Phụng Dực gần đó. Cũng như phần lớn các căn cứ vnch, căn cứ này của trung đoàn 53 có một điểm yếu quan trọng: ko có chướng ngại vật ở cổng chánh, ý nói  hào sâu để chống chiến xa. Lẽ đương nhiên, đây là nơi bắc quân đã chọn để tấn công. Mỗi mủi có ba xe tăng dẫn đầu, theo sau là một TĐ bộ binh. Do nghĩ rằng tinh thần của quân vnch đã sụp đổ, mủi tấn công có chiến xa dẫn đầu này đã ko có pháo binh dọn đường và bắc quân đã trả giá cho việc này, như mô tả sau đây.

Vào bình minh của ngày 14/3, trung đoàn 149 của sđ 316 csbv, dẫn đầu bởi sáu xe tăng, tấn công doanh trại của trung đoàn 53 và sân bay. Họ đã nhanh chóng phát hiện sân bay ko có ai bảo vệ nhưng mủi tấn công vào doanh trại đã vấp phải chống trả quyết liệt. Một xe tăng đi lạc (got lost), và hai chiếc khác đã lầm lẫn quẹo trái ở cổng chánh, đưa sườn cho các tay súng của trung đoàn 53. Một xe tăng bị tiêu diệt, và đv bộ binh tùng thiết bị thiệt hại nặng. Chiếc kia tiếp tục đi qua căn cứ và cũng đi lạc (also got lost). 

Dù bị thất bại trong lần tấn công thứ ba, bắc quân vẫn ko nhụt chí (undetered). Chỉ huy trung đoàn 149 xin viện binh và cần thời gian để tấn công lần nữa. Tướng Thảo từ chối: ông ra lịnh trung đoàn 149 phải chiếm căn cứ này vào tối ngày 13/3 bằng mọi giá. Thảo tăng cường thêm năm xe tăng cho bốn xe tăng đã tham chiến vào buổi sáng. Đợt tấn công mới này sẽ gồm một mủi vào cổng chánh của căn cứ, cùng với một mủi thứ hai từ hướng tây nam, trong khi ba xe tăng sẽ yểm trợ cho mủi ở phía bắc và sẽ bắt đầu vào buổi chiều. 

Điểm yếu của bắc quân là thiếu linh hoạt. Họ chỉ xuất sắc khi nghiên cứu chiến trường và tập dượt kỹ lưỡng. Khi họ ko có yếu tố này, họ dễ thất bại. TĐ bộ binh đi theo mủi tây bắc đã ko đến đúng giờ, những đv khác cũng vậy. Thấy mặt trời sắp lặn, vị trung đoàn trưởng csbv ra lịnh tấn công. 

Cánh quân đánh vào cổng chánh đã nhanh chóng sa lầy (bog down) bởi hỏa lực dữ dội (withering fire) của lính vnch. Lính bắc quân ngồi trên xe tăng đã rơi rụng do đại liên của lính phòng thủ. Tệ hơn nữa, khi trời trời tối, các xe tăng này chạy lung tung. Một chiếc đã rơi xuống hào sâu chống tăng và trúng hỏa tiển M-72. Nòng súng của một chiếc khác đâm vào một thân cây. Chiếc thứ ba vướng vào kẽm gai và phải ngừng lại. 

Mủi tấn công khác cũng ko tốt hơn: Một xe tăng bị trúng đạn và những chiếc khác đã ko thể vượt qua chu vi phòng thủ. Dù cuối cùng bộ binh cũng tới, nhưng trời đã tới. Do ko có thám sát trước, lính csbv gặp bối rối và bị kềm chân bởi hỏa lực mạnh. Lúc nửa đêm, trung đoàn trưởng csbv ra lịnh rút lui vì bị thiệt hại nặng. 

Hân hoan trước tin này, tướng Phú đã thăng cấp đại tá cho trung tá Võ Ân và nói ông này giữ vững tinh thần, và tiếp viện đang tới. Chẳng bao lâu máy bay thả tiếp tế cho lực lượng phòng thủ, các oanh tạc cơ tấn công các vị trí tình nghi của bắc quân, và Phú ra lịnh cho lực lượng đặc nhiệm của ĐPQ trên Ql-21 phá vỡ các nút chận bằng mọi giá. 

Trong khi trung đoàn 53 đã đẩy lui các tấn công này của bắc quân, tướng Thảo lập kế hoạch tấn công hai tđ của trung đoàn 45 tại đồi 581. Trung đoàn 45 được xem như trung đoàn giỏi nhứt của sđ 23, nhưng ở đồi này, thực tế đã trái ngược với trung đoàn 53. Lý do chánh là họ ko có hệ thống phòng thủ kiên cố và lính bỏ đơn vị để tìm gia đình. Trung đoàn 24 sđ 10 csbv, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi thiết giáp và một TĐ phòng không, đã bí mật di chuyển tới vị trí vào đêm 13 tháng ba. Trong khi các máy bay hỏa long C-119 bay liên tục trên vị trí của trung đoàn 45, thả hỏa châu và bắn vào các nơi nghi ngờ bắc quân tập trung quân, bắc quân đã vào vị trí để chờ lịnh tấn công (jump-off position). 

Lúc 7 g sáng ngày 14 tháng ba-- khi tướng Phú bay tới Vịnh Cam Ranh để gặp TT Thiệu--Bắc quân đã tấn công. Một TĐ VNCH đã giữ được đồi, trong khi TĐ thứ hai đang tái phối trí ở cách đó 800 m. Hỗ trợ cho họ chỉ là một pháo đội gồm sáu khẩu 105 ly của ĐPQ gần đó, và yễm trợ ko thường xuyên của không quân. Khi thấy bộ binh và xe tăng csbv tràn lên Đồi 581 để tấn công, lính vnch tản mát ra. Sau khi chiếm đồi, bộ binh và xe tăng bắc quân tràn xuống mặt bên kia của đồi và giao chiến với TĐ thứ hai của vnch. Súng phòng không đã hạ thấp nòng để phối hợp với hỏa lực của T-54 tấn công lính vnch. Lúc 11 g sáng, bắc quân đã đè bẹp TĐ thứ hai này và đổ xuống QL-21.  

Chẳng bao lâu họ đã tới cây cầu đầu tiên ở đông của BMT. Một đại đội đpq giữ cầu, nhưng khi thấy xe tăng, lính phá cầu và rút lui. Lính công binh của sđ 10 nhanh chóng lập một cầu ngầm (ford) để xe tăng tiếp tục đuổi theo. Sau khi qua cầu cạn này, bắc quân đã gặp một pháo đội đpq ở cách cầu khoảng 600 m. Thiết giáp nổ súng và bắc quân chiếm 4 khẩu 105 ly và hàng trăm đạn đại bác. 

Bắc quân tiếp tục trên ql-21, nơi họ tấn công một tđ đpq bảo vệ một tp nhỏ. Tính đến trưa ngày 14 tháng ba, sđ 10 csbv đã đánh tan 3 TĐ, giết 200 lính vnch và bắt sống nhiều tù binh và tịch thu hàng trăm vũ khí. Tóm lại, trong một trận chiến ngắn ngủi, trung đoàn thứ hai, ý nói trung đoàn 45, của sđ 23 đã bị thiệt hại nặng, và bàn đạp chánh của Phú để tái chiếm BMT đã thất bại. 

Trong khi đó, TL của sđ 23, chuẩn tướng Tường, ra lịnh cho những thành phần còn lại của trung đoàn 45 phải bắt tay với liên đoàn 21 bđq tại làng Nông Trại nằm trên ql-21, khoảng 19 km đông của BMT. Nói thêm: Làng này có tên là Nông Trại, vì có lẽ là nông trại của phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ, còn được gọi là Rẫy Ông Kỳ--người dịch. Bất hạnh thay, bắc quân đã nghe được lịnh này. Họ liền gửi trinh sát để theo dỏi các cố gắng của vnch lập một phòng tuyến quanh Nông Trại. Cách đó khoảng 8 km về phía đông là quận lỵ Phước An, nơi đặt BTL tiền phương của sđ 23 vnch. 

Trong khi Tường cố gắng tập hợp những đv còn lại, kế hoạch của Phú lại lần nữa bị gián đoạn do trục trặc kỹ thuật của các trực thăng khổng lồ CH-47: số máy bay khả dụng ngày càng ít hơn. Tin tưởng của Phú rằng ông có thể thực hiện việc vận chuyển theo kiểu Mỹ một trung đoàn giờ đây đã sai lầm. Dù có trực thăng tăng phái từ các quân khu khác, tính tới chiều 14/3, chỉ có trung đoàn 45, đã kể ở trên, một TĐ và BCH của trung đoàn 44, của trung tá Ngô văn Xuân, được thả xuống. Theo ĐT Xuân, đó là một TĐ và đại đội trinh sát của trung đoàn--người dịch. Trung đoàn 44 được thả gần Phước An. Phần còn lại của trung đoàn này sẽ được vận chuyển vào ngày kế; nhưng điều này ko xảy ra vì các trực thăng được dùng để tải BTL của QĐ 2. Hai TĐ còn lại của trung đoàn này sau đó đã tan rả trên TL-7-- người dịch.  

Tình hình còn tệ hại hơn khi csbv đã tạo nút chận trên ql-21 giữa Phước An và bờ biển khiến phải tiếp tế bằng trực thăng. Với số chuyến bay ngày càng giảm do hạn chế xăng dầu và thiếu phụ tùng, không quân ko thể chỡ xe tăng và pháo binh. Hơn nữa, thời tiết xấu và đe dọa thường trực từ hỏa tiển SA-7 đã giảm thiểu hoạt động của máy bay. Lính VNCH giờ đây đã chiến đấu ko có yểm trợ của không quân và pháo binh. 

Sau thất bại của trung đoàn 45, Phú nhận ra rằng tình hình quanh BMT đã thay đổi đột ngột (dramatically). Dù có lịnh mới của TT Thiệu, tướng Phú đã quyết định rằng sẽ vô ích nếu định tái chiếm BMT mà ko phá vỡ các nút chận trên ql-21. Ngày 15/3, Phú ra lịnh cho Tường ko phản công. Thay vào đó, Tường sẽ đánh các nút chận này từ phía tây trong khi đpq đánh từ phía đông. Phú cũng hủy bỏ việc vận chuyển phần còn lại của trung đoàn 44 và dùng số trực thăng này để chuyển BTL của QĐ về Nha Trang. 

Tuy nhiên, Hoàng minh Thảo, ko để cho Phú củng cố lực lượng. Trung đoàn cuối cùng của sđ 10 đang ở Đức lập, phía tây của BMT, được lịnh tiến về BMT và đến vào sáng 15/3. Hai trung đoàn khác, trung đoàn 24 và 66, được lịnh tiến ở phía bắc và nam của ql-21 và gặp nhau ở Nông Trại. Họ phải đi bộ 24 km xuyên núi rừng vào cuối mùa khô để tới vị trí. Trời nóng, địa thế hiểm trở, thiếu nước uống gây khó khăn cho bắc quân, nhưng giúp họ tránh được máy bay vnch. Mủi tấn công chánh gồm một TĐ bộ binh, có thiết giáp và một TĐ phòng không, sẽ đánh vào phòng tuyến vnch tại Nông Trại. 

Vào sáng 16/3, sđ 10 tấn công. Mây mù che phủ khu vực đã khiến máy bay gặp khó khăn. Thiết giáp csbv chạy nhanh trên ql-21 và dễ dàng xuyên thủng phòng tuyến của trung đoàn 45. Hai gọng kèm này của bắc quân đã tràn vào Nông Trại. Lính VNCH đầu hàng và một số rút chạy về phía sau và thiết giáp csbv tiến về Phước An. Đến khi trời ko còn mây mù, máy bay VNCH đã xuất hiện và bắn cháy vài xe tăng và giúp cho các đv VNCH tại Phước An rút lui kịp thời. 

Sau đó, trong khi bay gần mặt trận, tướng Tường đã bị thương nhẹ trên mặt bởi mảnh đạn phòng không bắn trúng máy bay. Ông bay về bịnh viện ở Nha Trang. Phú nổi giận. Ổng khiển trách Tường hèn nhát , và cất chức y . Kế đó, ông bay tới phòng tuyến đang tan rả gần Phước An. Ông chỉ định ĐT Lê hữu Đức, phụ trách về bình định của QĐ, chỉ huy sđ 23. Đến chiều 16/3, sđ 10 csbv đã hoàn toàn kiểm soát Phước An. 

Vì các phần tử của sđ 23, ĐPQ của tỉnh Darlac và liên đoàn 21 bđq đều thất bại, Phú lần nữa ra lịnh cho ĐT Lý bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa dẹp bỏ nút chận trên ql-21. Ông chỉ thành công phần nào: dù ông đã dẹp nút chận ở phía nam của ql-21, vị trí chánh ở Chu Cúc vẫn còn trong tay trung đoàn 25 csbv. Cuộc tấn công này của tỉnh Khánh Hòa đã bị trở ngại vì một TĐ trưởng ĐPQ của tỉnh là nội tuyến cs. 

ĐT Đức đã nhận một nhiệm vụ gần như bất khả thi. Đêm đó, 5.000 dân tị nạn từ BMT đã tới phòng tuyến vnch ở đông Phước An. Khi xuống kiểm tra các đv, ông phát hiện quân số giảm nghiêm trọng, hoặc do địch hay do đào ngũ vì lính bỏ đv tìm gia đình. Nói thêm: trung đoàn 45 và LĐ 21 BĐQ có trại gia binh ở BMT nên khi được lịnh tiến về BMT, họ đã tự động bỏ đv để tìm gia đình.--người dịch. LĐ 21 BĐQ chỉ còn chưa tới 240 người trên quân số bình thường là 1.000 (LĐ chỉ có 2 TĐ). Trung đoàn 45 chỉ còn khoảng 200 người trên 2.500. BTL sđ chỉ có 42 người. Phần lớn các đv như truyền tin, vận tải, công binh đã tan rả. Chỉ có một TĐ của trung đoàn 44 còn đầy đủ quân số. Nói thêm: lính của trung đoàn 44 có trại gia binh ở Sông Mao Bình Thuận--người dịch.

Với cuộc phản công của VNCH bị phá sản, Thảo ra lịnh phải tiêu diệt căn cứ của trung đoàn 53 ở Phụng Dực, phía đông BMT. Ông gửi thêm 4 xe tăng và thêm pháo, và rút trung đoàn 66 sđ 10, từ Nông Trại tăng cường cho trận đánh này. Họ chia thành hai mủi: trung đoàn 66 từ phía bắc và trung đoàn 149 sđ 316 từ phía nam. Pháo binh bắn mãnh liệt để mở đường, kế đó công binh dùng chất nổ để mở lổ hổng trên các hàng rào kẽm gai. 

Lúc 3 g chiều ngày 16/3, pháo bắn dọn đường. Trong 90 phút, đạn rơi như mưa xuống phòng tuyến, phá hủy xe cộ và khiến căn cứ bốc cháy. Lúc 4:30 chiều, xe tăng tiến sát và bắn vào các bunker trên thành lũy bằng đất của căn cứ. Kế đó, công binh tiến vào hàng rào, dùng chất nổ để tạo lối đi cho bộ binh tiến vào. 

Dù đã bị pháo kích dữ dội, ngay khi công binh csbv xuất hiện, lính vnch đã dùng đại liên và cối chống trả. Hai mủi tấn công này của csbv bị thiệt hại, và sau khi cố gắng xuyên phòng tuyến VNCH, họ hết chất nổ. Thiết giáp cũng sa lầy. Một xe tăng trúng hỏa tiển M-72, chiếc khác rơi vào hào chống tăng. Sau CHÍN GIỜ, hai mủi tấn công đều ko chọc thủng thành lũy bằng đất này. Dù bị thiệt hại càng lúc gia tăng, bắc quân tiếp tục tấn công. 

Khi đêm xuống, các xe tăng tiến sát thành lũy này của trung đoàn 53. Suốt đêm họ bắn vào các vị trí vnch, bắn vào bất cứ gì chuyển động hay bắn trả. Trong lúc đó, lính hậu cần chuyển đạn và chất nổ ra tuyến đầu. Sau khi mở một con đường qua các hàng rào kẽm gai trong đêm, vào lúc bình minh, công binh đã phá vỡ bức tường đất này. Xe tăng tràn vào căn cứ, theo sau là bộ binh. Lúc 8 g sáng 17/3, ĐT Ân cùng với khoảng 100 LÍNH MỞ ĐƯỜNG MÁU, rút về Phước An. Tóm lại họ đã tử thủ trong BẢY NGÀY chống lại các tấn công của csbv có pháo binh bắn ồ ạt và xe tăng mở đường; họ đã hạ NĂM xe tăng và hạ hàng trăm bắc quân. Vào ngày 24/3, Ân và 30 binh sĩ đã tới Nha Trang. 

Trên QL-21, tư lịnh của sđ 10 tập họp bộ tham mưu để dứt điểm sđ 23 vnch. Họ chỉ còn phải tiêu diệt đv còn lại và cuối cùng của sđ 23, đó là trung đoàn 44. Trung đoàn 28 sđ 10 sẽ thay thế trung đoàn 24 quá mệt mỏi. Một TĐ hỗ trợ bởi thiết giáp và phòng không tiến theo ql-21. Hai TĐ sẽ bao vây và vây chặt trung đoàn 44. 

Sáng sớm ngày 17/3, trung đoàn 28 tấn công. Dù trung đoàn 44 có kháng cự phần nào, bắc quân đã chọc thủng phòng tuyến và tiếp tục về hướng đông. Trong tuyệt vọng, Phú lập tức chuyển trung đoàn 40 của sđ 22, đang là trừ bị ở Bình Định, tới quận lỵ Khánh Dương để lập phòng tuyến mới. Phú đã gọi Thiệu và cầu khẩn viện binh. Lữ đoàn 3 Dù, đang xuôi nam từ quân khu 1, đã đổ bộ lên Nha Trang và lập phòng tuyến ở Đèo M'Drak, nằm giữa Khánh Dương và bờ biển. Vào trưa 18/3, sđ 10 đã tới sát Khánh Dương và bắt sống hơn 2.000 quân chủ lực và đpq. SĐ 23 đã bị tiêu diệt và ko thể phục hồi. Nói thêm: sđ này ko thể bổ sung quân số và vũ khí để tiếp tục chiến đấu như sđ 22, cũng của quân đoàn 2. Vì sau đó, sđ 22 đã được gửi tới Long An và chiến đấu tới ngày 30/4, khi có lịnh đầu hàng của Dương văn Minh.-- Người dịch.

Dịch từ trang 189-196 của sách Black April.

San Jose ngày 22 tháng 2 2021. 

Tài Trần

No comments:

Post a Comment