Monday, October 26, 2020

 

TÁC HẠI CỦA BỊNH ĐÁI ĐƯỜNG

"Vào một buổi tối tại bv sau một tuần đặc biệt mệt mỏi (grueling) khi bs Foluso Fakorede, bs duy nhứt về tim tại quận Bolivar ở bang Mississippi, bước vào phòng 336. Ông Henry Dotstry nằm trên giường. Bs đã trải nghiệm mùi này - một mùi ôi thiu thoáng nhẹ (rancid whiff), như chuột chết. Ông yêu cầu một y tá mở vết thương trên chân trái của Henry và mang găng để khám nghiệm tổn thương. Bắp chân (calf) của y đã sưng lên gần bằng đùi của y. Đầu của các ngón chân tối xậm; bàn chân vàng và rỉ nước (ooz). Bs Fakorede xúc động, và nghĩ, bàn chân này đã thối rửa (rotten).
Ông tháo găng tay và đọc bịnh án treo ở đầu giường: BN 67 tuổi, ko bao giờ hút thuốc. Siêu âm cho thấy máu đến chân ko đầy đủ. Bịnh đái đường nếu ko kiểm soát, hình như đã làm hẹp (constrict) lượng máu đến chân, và nhiễm trùng sẽ ko lành. Một bs đã ghi lời khuyên vào bịnh án, bắt đầu với hàng chữ: "Ông Dotstry có những lựa chọn rất hạn chế."
Ở tuổi 38, bs Fakorede là một người nhanh nhẹn, có váng dấp của một lực sĩ. Ông thấy bên giường của bịnh nhân có một chân giả (prosthesis) - màu y như chân người. "Làm thế nào ông đã mất chân kia?" bs Farorede hỏi. BN mệt mỏi trả lời chậm chạp vì một TBMN đã làm giảm trí nhớ. Bịnh đái đường mới đây đã lấy mất chân phải, dưới đầu gối. Nếu chân trái bị cưa, ông phải dùng xe lăn.
Bs Fakorede giải thích rằng ông ko phải là bs mổ xẻ. Ông tới đây vì ông có thể xét nghiệm về tuần hoàn máu, ông giúp máu lưu thông, và cố gắng ngăn ngừa cắt chân nếu điều đó ko cần thiết. Ông ghét những bs trước đây đã ko khám kỹ ông Henry - khi ông này bị TBMN hay mất chân. "Chân của ông giống như một cặp sanh đôi, điều gì xảy ra ở chân này sẽ xảy ra ở chân kia," ông nói.
Henry cần gấp một ANGIOGRAM (chụp hình các mạch máu) để có thể thấy những tắt nghẽn (blockage) ở các động mạch. Y cũng cần một giải pháp có tên "revascularization" nhằm phục hồi giòng máu chảy tới tim hoặc cơ quan khác sau khi các động mạch bị tắt nghẽn bởi các vẫy bám vào thành động mạch; bs sẽ dùng một ống dò (catheter) để cạo đi các vẫy và dùng những quả bóng nhỏ để mở rộng mạch máu. Bs nghĩ rằng chân của y đang bị hủy hoại.
Bịnh đái đường khiến 130.000 ng bị cưa chân mỗi năm. Khoảng 34 triệu ng Mỹ bị đái đường và con số cao nhứt ở bang Mississippi. Đại đa số bị đái đường loại 2; cơ thể của họ kháng với insulin hay tuyến tụy ko sản xuất đủ insulin, khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Di truyền đóng một vai trò trong bịnh này, nhưng mập phì và dinh dưỡng cũng có: các bữa ăn nhiều chất béo, thực phẩm nhiều đường, và ko đủ xơ (fiber), cộng với ít tập thể dục, làm gia tăng nguy cơ. Nghèo khổ cũng tăng gấp 2 nguy cơ đái đường, và cũng có nguy cơ cưa chân. Một nghiên cứu khắp Cali cho thấy các khu có lợi tức thấp nhứt bị cưa chân gấp 10 lần khu giàu nhứt!
...
Một khi bịnh đái đường ko đc kiểm soat vì ko đủ insulin, hoặc khi tế bào của bạn ko thể dùng insulin đúng cách, đường sẽ vào máu. Nó sẽ tạo những mảng/vẩy (plaque) trên thành của mạch máu, làm chậm lượng máu chảy tới mắt, mắt cá chân (ankle) và ngón chân. Mù có thể xảy ra sau đó, hoặc các mô bị hoại tử. Nhiều người ko thể cảm nhận nỗi đau của những tay chân bị thiếu máu - vì bịnh đã hủy hoại dây thần kinh. Nếu động mạch bị tắt nghẻn ở cổ, nó có thể gây TBMN. Nếu động mạch bị tắt ở tim, thì gây NMCT. Và nếu động mạch ở chân bị tắt, đó là hoại thư (gangrene).
...
Các bs chuyên về mổ xẻ tổng quát có lợi ích tài chánh khi cưa chân: họ sẽ ko đc trả tiền mổ nếu họ khuyên ko nên cưa chân BN! Và nhiều bv cũng ko ra lịnh cho bs phải làm angiogram - một hình chụp đáng tin cậy cho thấy rất chính xác nơi mạch máu tắt nghẽn, để bs quyết định có cần cắt chân và cắt bao nhiêu. Các hãng BH cũng ko đòi hỏi phải làm angiogram. Theo bs Fakorede, điều này giống như cắt bỏ vú của một phụ nữ sau khi bà ta cảm thấy một cục bướu (lump) mà ko cần chụp quang tuyến vú (mammogram)!.
...
Tạm dịch từ : Saving Henry' Last Leg đăng trên Reader's Digest tháng 10/2020.
SJ ngày 26 oct 2020
Ảnh: để dở căng thẳng sau khi đọc căn bịnh quái ác này, tôi đăng hình một phụ nữ Mỹ bản địa (Native American).

No comments:

Post a Comment