Monday, October 26, 2020

 

TRẬN ĐÁNH TẠI TRẠI LLĐB A SHAU NGÀY 9-10/03/1966.

Lời nói đầu: Trại A Shau đã đc người Mỹ biết tới nhiều khi một trận đánh ác liệt được mang tên Đồi Thịt Bầm (Hamburger Hill) vào năm 1969 ở núi Động Ấp Bia, phía bắc của trại này, xem bản đồ: đây lần đầu tiên những đv CSBV đã chấp nhận giao chiến với quân Mỹ - mà ko lẩn tránh như trước đây. Theo tin tình báo và tù binh csbv cho biết, sở dĩ họ làm được như vậy vì có những căn cứ lớn ở bên kia biên giới Lào-Việt khiến họ có an toàn khu để rút lui và dưỡng quân và sau đó lại đưa quân rất sung sức qua biên giới để giao chiến với quân Mỹ. Sau trận Đồi Thịt Bầm, BTL Mỹ đã khuyến cáo các đv trưởng Mỹ nên dùng phi pháo để diệt địch quân thay vì dùng bộ binh như trong trận đánh này - vì trong trận này Mỹ cũng thiệt hại nhiều dù rất thấp so với tổn thất của csbv. 


Trận A Shau

"Tổn thất lớn nhứt cho LLĐB trong năm 1966 là tại thung lũng A Shau tỉnh Thừa Thiên. Thung lũng xa xôi này nằm trên rìa của biên giới tây bắc của VN là một trong những dẻo đất nguyên sinh nhứt và cũng ít ai dám tới (forbidding primeval) nhứt của vùng đất nhiệt đới của Đông nam Á. Sông Rào Lao (rào là tiếng dân tộc để chỉ sông - gần đó có Rào Trăng, nơi đây sau 1975 chính quyền xây đập thủy điện và mới đây bị sạt lở, thuộc quận Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -- người dịch (ND), với nhiều nhánh chảy qua thung lũng giống như lưởi của một con rắn, và đổ vào rừng sâu của Lào. Giòng suối nhỏ màu trắng bạc chảy ngang những hòn đá của thung lũng, bị ép giữa những núi cao tới 5.000 bộ hay 1524 m. Các đám mây luôn lững lờ bao quanh các đỉnh núi, cũng khiến vùng đất phía dưới tối tăm và tạo sương mù dày đặt. Những trận gió mùa vào mùa đông đã tạo lũ lụt khắp thung lũng.

Tầm nhìn hạn chế, kể cả dùng ống dòm, ngay trong thời tiết mùa xuân. Những dốc núi với rừng cây ba từng nằm kế những cánh đồng cỏ voi cao gấp hai con người. Vào tháng 3/1966, trại LLĐB A Shau tồi tàn hình tam giác đã có ở cuối thung lũng được 3 năm. Những cấu trúc bằng thiếc  và những giao thông hào đầy bùn bị bao trùm bởi kẽm gai rỉ sét; và tất cả gần như bị vùi lấp phân nữa bởi cỏ cao mọc từ bãi mìn. Tình báo của LLĐB đã phát hiện một lượng quân csbv đã tập trung trong khu vực. Nói thêm: trại cách biên giới Lào vài km, xem bản đồ, khiến người và chiến cụ từ các căn cứ của csbv trên đất Lào đưa vào VN rất dễ dàng, trong khi liên quân Việt-Mỹ ko đc vượt biên giới để tấn công các an toàn khu này.-- ND). Cũng vì vậy mà hai tiền đồn khác của LLDB là A Lưới và Tà Bạt trên thung lũng này đã bị dẹp bỏ (raze) kể từ 8/12/1965. Trại Ashau, chỉ huy bởi Toán A-102 của đ.u. John D. Blair, là trại LLĐB còn lại tại thung lũng này. Trại là một trong chiến lược của liên quân Việt Mỹ trong suốt chiến tranh Đông Dương lần 2, nhưng sự hiện diện cuả LLĐB đã bị quét sạch (was swept out) trong chưa tới 50 giờ vào ngày 9 và 10/3/1966. 

Đ.u. Blair đã yêu cầu tăng viện, và 1 đ.đ. Nùng thiện chiến từ Mike Force ở Nha Trang, do đ.u. Tennis H. Sam Carter đc gửi tới A Shau ngày 7/3/1966. Trại quá nhỏ ko thể chứa thêm hai đ.đ. lính Nùng mà liên đoàn LLDB Mỹ đã đề nghị. LL phòng thủ gồm 17 lính LLDB Mỹ, 6 lính LLDB VN, 143 lính Nùng, 210 dân sự chiến đấu (DSCĐ) hay CIDG, 7 thông dịch, 51 công nhân và các cô làm cho cửa hàng PX hay quân tiếp vụ của trại. Trong số người VN có một số người bị kết án (convict) đc gửi đến đây để thọ phạt, và đ.đ. 141 DSCĐ bị tình nghi là vc. Trong trại có ba đ.đ. DSCĐ gồm các đ.đ. 131,141 và 154.

Trại đã trải qua hai đêm thức trắng là 8-9/3/1966 vì báo động sẽ bị tấn công. Trại đã cho nổ mìn claymore và bắn M-79 vào bóng tối mỗi khi nghe tiếng đào đất  và cắt kẽm gai (snapping wire). Lúc 3:50 sáng, trại bị pháo dữ dội trong 2 giờ rưởi bởi cối làm nhiều kiến trúc của trại bị hư hại và tạm thời gián đoạn truyền tin. TS nhứt Raymond Allen đã chết vì cối trúng vào trung tâm của trại và TS chuyên môn (S.Sgt.) Billie A. Hall, y tá trưởng của đ.đ. Nùng, bị đứt hai chân (had both legs torn off). Hall đã đc đưa tới bịnh xá, nơi mà ông bình tỉnh chỉ dẫn các y tá khác chữa trị ng bị thương tới khi ông ngất xỉu và chết. 

Trung đoàn 95 csbv đã gửi hai đ.đ. thăm dò hàng rào phía nam lúc 4:30 nhưng đã nhanh chóng bị đẩy lui. A Shau nằm ngoài tầm pháo của bạn và tùy thuộc không yểm. Mây thấp và sương mù nhiều vào buổi sáng đã khiến máy bay ko thể quan sát trại kể cả ban ngày. Bom đc thả trên mây và lính trong trại điều chỉnh bằng cách nghe bom nổ. Gần trưa, một máy bay quan sát nhẹ đã đáp dưới hỏa lực rất nặng nề của địch và cứu được TS nhứt (M.Sgt.) Robert D. Gibson. Một chiếc Hỏa Long AC-47 bị trúng đạn phòng không và rơi vào lúc chiều. Từ đó đến tối, đạn dược, tiếp liệu, và nước đc thả dù xuống trại, nhưng một lượng đáng kể đã rơi ngoài hàng rào kẽm gai. Những toán lính đã liều mạng ra khỏi trại dưới hỏa lực địch để thu hồi các các hàng tiếp tế quý giá. Ngay trước khi trời tối, vài trực thăng đã đáp để cứu thương binh bị thương nặng. Một trực thăng UH-34 đã rơi bên trong trại. 

Trại lại bị tấn công dữ dội và chính xác bởi cối lần thứ hai lúc 4:00 sáng ngày 10/3, và phần lớn những kiến trúc còn lại đã tan tành. Một giờ sau đó, một đợt tấn công BIỂN NGƯỜI ồ ạt đã tràn qua phi đạo của trại, xuyên qua cỏ cao, và tiến vào hàng rào phía nam. Vào lúc đó đ.đ. 141 DSCĐ đã ồ ạt bỏ chạy về phía vc. Phần lớn vũ khí cộng đồng bị bắn nát bởi súng không giựt 57 ly, một viên đã giết chuyên viên bậc 5 (Sp. Fifth Class) Phillip T. Stahl. Hỗn độn và chiến đấu ác liệt xảy ra khắp trại, vị chỉ huy toán LLDB của VN của trại, thiếu úy Linh văn Dung, tìm một chỗ để trốn và chen chúc (huddled) trong sợ hãi với toán của ông trong suốt trận đánh. Có một ngoại lệ, trung sĩ ban 3 tên Yang đã chiến đấu anh dũng. Sau ba giờ vật lộn và cận chiến, các lính llđb Mỹ và DSCĐ đã buộc phải rút về hầm truyền tin và hàng rào phía bắc. TS Owen F. Mccan đã chết trong lúc này. 

Một đợt tấn công quyết định (determined) của csbv vào hầm truyền tin lúc 8:30 sáng đã bị ngăn chặn bởi hỏa lực suy yếu (wither) của LL phòng thủ. Một tđ khác của csbv đang vượt qua phi đạo đã bị hai chiếc B-57 Canberra, do Úc sản xuất, tấn công trực diện bằng bom CBU khiến đội hình tan nát. Hai quả bom bi loại chống người này đã cản đà (momentum) tấn công của quân csbv. Đạn dược đã đc phân phối cho LL phòng thủ. Đ.u. Carter, vài TS LLDB Mỹ, và lính Nùng đã phản công để tái chiếm hàng rào phía nam, nhưng tổn thất rất nặng, và các lính DSCĐ mất tinh thần: nhiều kẻ thu mình lại (cower) trong hố cá nhân và ko chiến đấu.

TS nhứt Victor C. Underwood, phụ trách tình báo của Mike Force, và Vernon Carnahan, y tá trưởng của toán, đã gom những lính Nùng còn lại dọc theo hàng rào phía bắc của trại. Hai TS này đã chỉ huy khoảng một chục lính sắc tộc này để mở cuộc phản công trong tuyệt vọng bằng súng trường và lựu đạn. Nhóm này đã xung phong xuyên qua những đổ vở kế hầm truyền tin và bịnh xá, nơi mà vài lính vẫn còn kháng cự. Nhóm này đã bị đánh tan tác bởi hỏa lực dày đặc của lính bv đang cố thủ trong các giao thông hào mới chiếm. Cả hai TS này đều bị thương nặng, và cuộc phản công này bị đập tan. Đ.u. Blair đã hướng dẫn máy bay ném bom và bắn phá toàn trại. Một A-1E Skyraider bị trúng đạn và đáp bụng xuống phi đạo nhưng một chiếc khác đáp xuống lập tức sau chiếc này và nhanh chóng đưa phi công ra khỏi chỗ chết. (Theo báo Mỹ, phi công này đã cứu phi công kia trong lúc quân cs có mặt chung quanh phi đạo. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhứt trong lịch sử chiến tranh VN khi một phi công lái Skyraider đáp xuống phi đạo để cứu chiến hữu dưới làn đạn địch. Phần lớn những cấp cứu khác, dù nguy hiểm cở nào, chỉ có thể thực hiện bằng trực thăng - như chúng đã biết.-- ND). 

Giờ đây quân BV đã phá hủy những công sự còn lại với súng liên thanh và không giựt, và đ.u. Blair ra lịnh di tản. Lính phòng thủ đã lập phòng tuyến cuối cùng dọc theo bên ngoài của hàng rào phía bắc, đã đầy lính chết và bị thương. Khi chiếc trực thăng đầu tiên của TQLC Mỹ (có lẽ là trực thăng lớn loại CH-47 Chinook hay CH-53 Jolly Green -- ND) hạ cánh lúc 5:20 chiều, viên thiếu úy của toán LLDB VN đã gây một dẫm đạp lên nhau (stampede) trên chiếc máy bay này với toán và lính DSCĐ của ông. Đám đông hỗn loạn và kích động (hysterical rabble) này đã vất bỏ vũ khí, đạp lên ng bị thương, và tranh nhau lên máy bay. Ng bị thương phải bò lên máy bay và ngả loạng choạng (stagger). Phi hành đoàn và lính LLĐB Mỹ đã bắn vào (open fire on) đám này để ngăn ngừa máy bay quá tải. Trong lúc đó, lính ở hàng rào phía bắc, ko biết đến hỗn độn ở bãi đáp trực thăng, đã bắn dữ dội để kềm chân địch quân trong trại. 

Súng liên thanh của csbv đã bắn vào trực thăng khi chiếc này cất cánh với 73 lính của trại - chưa kể phi hành đoàn, thường là 4 ng. Chiếc trực thăng chỉ huy toán cấp cứu bị trúng đạn ở cánh đuôi và rớt; do đó trung tá tqlc Charles House và phi hành đoàn đã nhập vào lính phòng thủ. Một chiếc UH-34 khác cũng bị rơi và người bị thương trên máy bay đã chết cháy. Nhiều máy bay khác, gồm ba chiếc Phantom F-4 B và hai A-4 Skyhawk của tqlc cũng bị thiệt hại vì trúng đạn phòng không. 

Thiếu úy Louis Mari và TS nhứt (SFC) Bennie F. Adkins đã khiêng TS nhứt James Taylor bị thương nặng đi dưới giao thông hào, đã giết những lính bv chận đường và leo một cách khó khăn (clamber) qua cổng của hàng rào phía bắc. Khi tới bãi đáp, họ mới biết trực thăng đã đi hết. Taylor sau đó chết vì thương tích, và đc dấu ở bụi rậm nào đó mà ko ai nhớ. Vẫn còn vài lính llđb Mỹ cố thủ ở hầm truyền tin. Họ đã lao nhanh xuyên qua lửa đạn của địch để về cổng phía bắc, và tất cả bị thương. TS Pointon chạy tới bãi đáp với hai tay bị xé nát vì vết thương ở phổi phập phồng (gape), nhưng trực thăng đã đi hết. Một trực thăng UH-1B của tqlc thấy Pointon, bỏ bớt bó hỏa tiển (rocket pod) và đáp xuống cứu ông. 13 người bị thương khác cũng chen chân lên và trực thăng cất cánh. 

Những kẻ sống sót còn lại chạy trốn vào rừng trong đêm 10/3. Đoàn ng này đã đc trực thăng thấy trưa 11/3, nhưng máy bay ko thể đáp do rừng cây dầy đặc. Họ đã thả dây xuống. Lính dscđ đã dành nhau sợi dây khiến lính Mỹ và Nùng đánh họ bằng bá súng để duy trì trật tự. Ngày 12/3, chuyến di tản cuối cùng đc thực hiện, và lính DSCĐ lại dành nhau lên trực thăng. Lần này, lính DSCĐ bắt đầu bắn nhau, và việc lộn xộn chỉ ngừng sau khi một lựu đạn bị ném bởi một dscđ đã nổ giữa đồng đội của y. Suốt ngày các trực thăng đã bay xuyên đám mây dầy đặc và cứu những toán rải rác gồm phi công và lính của trại. 

Ngày 18/3, Trung tá Kenneth B. Facey của toán C-1 đã cầm đầu một đoàn máy bay đến trại thu lượm xác chết. Lính bv đã rút hết, và 200 xác chết chưa chôn rải rác khắp trại. Dân thiểu số Katu hay Vân Kiều ở chung quanh trại ko dám vào trại vì sợ ma. Cỏ cao 9 tấc trên những kiến trúc bị tàn phá, và các hố đạn cối đầy nước bùn. Các xác người đã biến thành bộ xương, với chút đỉnh thịt xương dưới đồng phục và giày hư hỏng. Các hài cốt lính Mỹ chỉ còn xương (osseous remains), tay nắm chặt súng lục P-38, trên cổ tay đồng hồ còn chạy, đã đc bỏ vào bao đựng xác. Cấp dưới của Facey đã quan sát phòng chứa võ khí và phát hiện rằng vài kẻ anh hùng cuối cùng đã hủy tủ sắt - đựng giấy tờ tối mật - bằng lựu đạn cháy. Không còn gì để kiểm tra và mưa khiến họ sớm lên đường. Lúc 0132 pm, các trực thăng đã cất cánh và LLDB đã từ bỏ trại này vĩnh viễn. 

Dịch từ trang 118-122 của quyển Green Berets at War của Shelby Stanton.

Một số hình ảnh về trận Ashau, bao gồm không ảnh và những huy chương của Bernie Fisher.

                                



Ba huy chương cao quí nhứt dành cho Hải, Lục và Không quân Mỹ. 

Số huy chương của ông trong đó có Medal of Honor do TT Mỹ trao tặng
               Chiếc A1-H của ông bị rơi khi đáp xuống sân bay Pleiku.   


























                                    








No comments:

Post a Comment