Saturday, October 31, 2020

TRẬN CHIẾN ÁC LIỆT TRÊN QL-19 CỦA SƯ ĐOÀN 22 VNCH THÁNG 3/1975

Bài chuyển ngữ này nhằm mục đích ghi ơn những chiến sĩ của SĐ 22 bộ binh, đặc biệt là trung đoàn 47, đã hy sinh trong trận đánh giữa đầu đèo phía đông của đèo An Khê và Bình Khê; dù cái chết của họ đã không cứu vản VNCH sụp đổ trước sự xâm lăng của quân CSBV, nhưng chiến công của họ để bảo vệ khu vực trách nhiệm sẽ lưu danh thiên cổ.-- Tài Trần, một cựu quân nhân của trung đoàn 10 sư đoàn 7 bộ binh - một sđ đã có hai vị danh tướng đã tuẩn tiết trong ngày 30.4.75 vì đã không thể cưởng lại số phận nghiệt ngã của dân tộc. 

- Lời nói đầu: trước khi trận Ban Mê Thuột bùng nổ ngày 10/3/75, ngay từ NGÀY 4/3/75, TĐ 1 và 2 của trung đoàn 47 sđ 22, bảo vệ đầu đèo phía đông của ĐÈO AN KHÊ trên QL-19 đã đẩy lui nhiều cuộc tấn công của trung đoàn 2 và 141 thuộc sđ 3 csbv. Chỉ trong 9 ngày chiến đấu ác liệt với địch quân vượt trội về quân số và vũ khí, tính tới ngày 13/3, chỉ riêng TĐ 1/47 đã có BỐN tiểu đoàn trưởng anh dũng hy sinh. Sau đó tđ phải về hậu cứ SĐ để bổ sung quân số vì thiệt hại 50/100 do chết và bị thương. 

. . . 

"TRONG KHI CHIẾN SỰ ác liệt tại tỉnh lỵ Ban mê Thuột và các khu vực lân cận, và ba sđ csbv đã tấn công sđ 23 VNCH, vừa yếu về hỏa lực và quân số (out-gunned and out-manned); sđ 22 VNCH, dưới quyền chuẩn tướng Phan đình Niệm, vẫn tiếp tục chiến đấu tại tỉnh Bình Định. Dù sđ 22 ko thể phá vở áp lực của sđ 3 csbv trên Đèo An Khê nằm trên QL 19, các chiến sĩ bộ binh, pháo binh, và các cuộc không kích của VNCH đã gây thiệt hại nặng cho địch. Trong những ngày đầu của cuộc chiến, tướng Niệm đã nghĩ rằng với những thiệt hại nặng nề này, ko sớm thì muộn sđ 3 csbv sẽ rút lui. Nhưng bất hạnh thay, ông đã ko dự đoán được tình hình đã thay đổi quá đột ngột (precipitous turn of events) ở phần còn lại của Quân khu (QK) 2, đã khiến, những chiến thắng của sđ 22 tại Bình định trở nên vô ích.  


1. QL-19 VỚI CÁC TRẬN ĐÁNH TẠI ĐÈO AN KHÊ BÌNH KHÊ: ta thấy quân CSBV đã cản đường ở phía tây Đèo Mang Yang và phía đông của Bình Khê

               2 : PHÍA ĐÔNG CỦA BÌNH KHÊ 

3. ĐÈO AN KHÊ VỚI ĐÈO MANG VỚI KHÚC QUẸO CÙI CHỎ Ở NÚI CÂY RUI. 

      

                4. QUỐC LỘ 19 VÀ BÌNH KHÊ 

Cuộc tấn công đầu tiên của sđ 3 csbv tại ĐÈO AN KHÊ và BÌNH KHÊ, xem bản đồ số 1, đã thành công khiến các đv phòng thủ, phần lớn là ĐPQ, đã rút khỏi các vị trí - từng giúp họ kiểm soát đèo này hay giữ các cầu trên QL-19. Trong vài trường hợp, ĐPQ đã rút lui chỉ sau một thời gian chiến đấu ngắn ngủi. Đến lúc tướng Niệm có đủ cả ba TĐ để có thể phản công, csbv đã khai thác những thành quả ban đầu và đã có những thành phần lớn của cả ba trung đoàn của sđ 3 csbv - 2, 12 , và 141 - cộng với các đv đặc công, pháo, và địa phương, tập trung ở đầu của THUNG LŨNG VĨNH THẠNH, giữa Đèo An Khê và Bình Khê, xem bản đồ 1.

NGÀY 10/3, khi sđ 320 csbv tiến vào Ban Mê Thuột, tướng Niệm đã có BA trong bốn trung đoàn phụ trách khu vực giữa ngã ba AN NHƠN, nơi tiếp giáp giữa QL-19 và QL-1, và ĐẦU PHÍA ĐÔNG của ĐÈO AN KHÊ, xem bản đồ số 1. TĐ 1 và 2 của trung đoàn 47, ở đầu đèo phía đông của Đèo An Khê, đã đẩy lui nhiều đợt tấn công của trung đoàn 2 và 141 csbv. NGÀY 11/3, TĐ 3/47 được không vận đến quận lỵ BÌNH KHÊ, để cho trung đoàn 47 có đủ 3 TĐ. LIÊN ĐOÀN (LĐ) 927 ĐPQ vẫn còn giữ những vị trí trong đèo này nhưng ko thể kiểm soát con đường đi qua đèo. TĐ 209 của LĐ này đã bị tràn ngập ngày 11/3, và TĐ 218 cũng của LĐ, với các đ.đ. đóng rải rác trong đèo, ko phải là đối thủ của địch quân.

TRUNG ĐOÀN 42 bộ binh của ĐT NGUYỄN HỮU THÔNG, với BCH đặt tại Bình Khê, đã tấn công về hướng tây dọc theo QL-19 nhằm bắt tay với hai TĐ của trung đoàn 47 đã mất sức vì đụng độ liên miên. TRUNG ĐOÀN 41 bộ binh, đã tiến từ BỒNG SƠN ngày 8-9/3 để tới AN SƠN trên QL19, nhằm bảo vệ tuyến phòng thủ (line of communication) ở phía tây tới BÌNH KHÊ và bảo vệ SÂN BAY PHÙ CÁT. 

TRUNG ĐOÀN THỨ TƯ của sđ 22, trung đoàn 40, vẫn ở bắc Bình Định, giữ đường vào thung lũng AN LÃO và giữ Đèo PHÙ CỦ trên TL-506 bắc PHÙ MỸ. 

NGÀY 11/3, TĐ 1 và 2 của trung đoàn 2 csbv BỊ THIỆT HẠI NẶNG bởi pháo và không quân VNCH. TĐ 7 trung đoàn 141 csbv, bị đẩy lui khỏi hợp lưu của Sông Côn và Sông Đông Phổ với hai đ.đ. gần như tan rả. TĐ 3 trung đoàn 2, và TĐ 5 trung đoàn 12 cũng bị thiệt hại nặng. Những xe tải chở đạn và quân mới tinh xuất phát từ thung lũng Vĩnh Thạnh và sau đó chở lính chết và bị thương về lại căn cứ này của csbv phía bắc của Vĩnh Thạnh. 

NGÀY 13/3, một đại diện của cơ quan DAO thăm một tiền đồn của sđ 22. Báo cáo của ông này phản ảnh sự tin tưởng của tướng Niệm và lạc quan tại BTL của tướng Niệm. Những cuộc tấn công dữ dội của năm TĐ CSBV chống lại TĐ 1 và 2/47 VNCH, đã bị đẩy lui, dù BỐN TĐ TRƯỞNG CỦA TĐ 2 LẦN LƯỢT TỬ TRẬN KỂ TỪ 4/3. Nay được chỉ huy bởi một đại úy, TĐ này chỉ còn 1/2 quân số và rút về hậu cứ sđ để bổ sung. Dù ko có TĐ 2, trung đoàn 47 đc lịnh tấn công địch ở chân đèo phía đông của đèo An Khê, và bắt tay với ĐPQ ở trong đèo. LĐ 927 ĐPQ, dưới quyền của trung đoàn 47, có BCH ở phía tây đèo An Khê với các đ.đ. của ba TĐ thiếu quân số gồm tđ 209, 217 và 218 - giữ các tiền đồn dọc theo đèo. Khi bch của TĐ 218 đpq và một đ.đ. của TĐ bị tràn ngập ngày 12/3, trung đoàn 47 VNCH có vẻ ko thể vượt qua đèo kịp thời để bắt tay với các đv ĐPQ. TĐ 218 ĐPQ đã tái bổ sung, vẫn giữ một số vị trí ở đầu đèo phía tây, nhưng ngày 17/3, tđ bị tấn công bởi tđ 5/12 csbv. 

Cuộc chiến diển ra ác liệt ở đầu đèo phía đông và Bình Khê từ 15-17/3.  Trung đoàn 42 VNCH định đẩy lui 3 tđ của sđ 3 csbv đang chiếm cao điểm gần đầu đèo phía đông. Dù giết gần 500 ĐỊCH QUÂN TRONG HAI NGÀY, trung đoàn 42 ko có tiến triển đáng kể. ĐT Thông, BỊ THƯƠNG HAI LẦN nhưng ko tản thương. Trong khi đó, trung đoàn 41 chuyển về nam quận lỵ Bình Khê.

Tướng Niệm đã rút hai TĐ còn lại của trung đoàn 47 và gửi họ lên bắc Bình Định để thay thế tđ 2 và 3/40, đã được lịnh về Khánh Dương tỉnh Khánh Hòa. Sau khi tđ 2/47 bổ sung quân số tại hậu cứ SĐ, ông gửi lên phía bắc để thay thế tđ 1/40, giờ làm trừ bị cho SĐ. 

Với chỉ có hai trung đoàn khả dụng và ko có trừ bị, ngày 17/3 tướng Niệm đã quyết định rằng sẽ ko thông thương đèo An Khê và ra lịnh các tđ đóng tại chỗ. Dù vài ngàn dân thường và vài trăm lính ĐPQ tại An Khê ko thể rút về Qui Nhơn, ông thấy ko có lý do gì để tiếp tục tấn công. Trong khi đó, cuộc di tản đang diển ra ở LTL-7B.

NGÀY 19/3, csbv đã kiểm soát đèo và tiến về phía tây, tới gần ngoại ô của An Khê. Ngày 22, tđ 5/12 csbv đã vào An Khê. Mọi kháng cự của QLVNCH đã chấm dứt, và hơn 5.000 người đã di tản trong hoảng loạn về phía nam trên các đường làng và đường mòn để cố gắng tới Qui Nhơn. Ngày 24/3, tr.đ. 42 rút lui dọc theo QL-19, phía đông Bình Khê, và tr.đ. 41 giữ nhiệm vụ bảo vệ Bình Khê. 

Cùng ngày,cuộc tấn công của csbv vào Bình Khê bắt đầu, và tr.đ. 41 và 42 đã BỊ KHÓA ĐUÔI (were cut off). SĐ 3 csbv cho trung đoàn 141 và 12, trừ TĐ 5 vẫn còn ở An Khê, tiến hướng đông về sân bay Phù cát. Trong khi đó, tr.đ. 95 của mặt trận B3, từ Pleiku đi theo QL-19, hợp lực với tr.đ. 2 để tiếp tục tấn công tr.đ. 42 đông Bình Khê.

Nhưng tr.đ. 41 và 42 ko chờ đợi cuộc tấn công này. Thay vào đó, ngày 27/3, họ phá vòng vây và đánh về hướng đông để tiến về Qui Nhơn, mang theo hơn 400 lính ĐPQ - được trực thăng cứu ngày hôm trước từ khu vực An Khê. Trong khi tr.đ. 41 và 42 đang cố thủ bảo vệ Qui Nhơn, lịnh từ Sài gòn ra lịnh cho sđ 22 phải di tản. QK 2 gần như đã mất. 

Khi quân csbv tấn công sân bay Phù Cát ngày 31/3, KQ VNCH đã mang đi khoảng 32 máy bay, để lại khoảng 58 chiếc, phần lớn hư hỏng hay hủy diệt trên mặt đất. Ngày 1-2/4, khoảng 7.000 binh sĩ của sđ 22 và đpq tỉnh Bình Định đã lên tàu hải quân tại Qui nhơn đi Vũng tàu. Xe tăng và bộ binh csbv đã tiến vào Qui nhơn.

...

Dịch từ: "From cease-fire to capitulation" (Từ ngưng bắn đến đầu hàng) của cựu ĐT Le Gro thuộc cơ quan DAO. 

Bản đồ số 1 từ sách đã dẫn, các bản đồ còn lại lấy từ mạng. 

Đọc thêm: https://quanvan.net/cac-tran-danh-nam-1975-36-binh-dinh-di-tan/#.X5914ZCSk2w


5 VÀ 6:  THÀNH PHỐ AN KHÊ 

                                   

7. ĐÈO MANG YANG





No comments:

Post a Comment