Saturday, October 31, 2020

 


Đại tá Nguyễn Hữu Thông

~  Lê Bá Hùng sưu tầm  ~


(có nhấn mạnh vài chổ bằng dấu gạch ở dưới


hay đổi màu)


*****

image001


Đại Tá Nguyễn-hữu-Thông

 (1937 – 1975)

“Trước mối hiểm nguy sẽ bị địch tràn ngập, Quân Khu II đã bắt buộc phải ra lệnh cho Sư đoàn 22 Bộ binh, đơn vị duy nhất vẫn còn giữ được khả năng chiến đấu, phải tránh đối đầu địch hầu rút về Qui Nhơn. Trong ngày 30 tháng 3, Trung đoàn 41 và 42 chiếu theo lệnh, rút bỏ Bình Khê. Vị chỉ huy của Trung đoàn 42 là Đại tá Nguyễn Hữu Thông,  đã quá ư là phẫn uất; ông đã năn nỉ vị sư đoàn trưởng đừng rút . . . Nhưng lúc đó thì cũng đã quá trể rồi. Khi hai trung đoàn về tới Qui Nhơn vào lúc đêm đã xuống thì tức khắc đã bị các lực lượng địch, mà đã chuẩn bị kiên cố xong rồi ngay trong thành phố,  chận đánh. Lúc đó thì đa số dân cư cùng lực lượng phòng thủ thì cũng đã bỏ trốn chạy đi mất rồi. Bến tàu thì cũng đã bị chúng chiếm đóng; cũng như là đa số các tòa cao ốc. Qui Nhơn đang thật sự nằm dưới quyền kiểm soát của Sư đoàn 3 Bắc cộng. Sau hai ngày chiến đấu thì hai Trung đoàn 41 và 42, với hải pháo hổ trợ, đã giải tỏa được một bãi để di tản ở hướng  Nam của thành phố và cùng nhau tụ tập lại tại một bãi biển cách hải cảng bốn dặm Anh. Lúc 2 giờ khuya ngày 1 tháng 4 thì ba tàu hải quân đã đón được lên tàu các quân nhân còn lại của Sư đoàn 22. Vị Chỉ huy của Trung đoàn 42 đã khước từ di tản và quyết định tự tử”.


theo


Đại Tướng CAO VĂN VIÊN, trong Sụp Đổ Tan Hàng Vào Lúc Cuối (The Final Collapse), https://lehung14.wordpress.com/ts-lewis-sorley-gioi-thieu/dai-tuong-vien-viet-ve-lan-tan-hang-cuoi-cung-2/


 *****

image016

1/

http://www.k16vbqgvn.org/butky-NguyenHuuThong.htm


ĐẠI TÁ THÔNG K16

Lê Đình Thọ K28



REPORT THIS AD


Thưa Quý Niên trưởng và Quý Bạn,


image005


Nhân dịp ngày 2 tháng 4, một số cựu Quân nhân của một đơn vị QLVNCH, đã làm lễ giỗ một cấp chỉ huy của họ. Cấp chỉ huy ấy là Trung đoàn trưởng từng là SVSQ trường VBQGVN.


Thưa Quý vị,


Trong văn hoá Việt Nam chúng ta, hằng năm đến ngày cúng giỗ Ông Bà, Cha Mẹ là bổn phận con cháu phải làm theo truyền thống hiếu nghĩa của dân tộc.  Đó là chuyện tất nhiên ở bất cứ gia đình Việt Nam nào còn giữ được tinh thần lễ giáo. Trừ trường hợp đặc biệt là những vị Anh hùng dân tộc từ các đời vua nước Việt. Những vị đã có công bảo vệ biên cương mà được ghi vào những trang sử oai hùng và mặc nhiên đuợc toàn dân Việt ghi nhận không nói làm gì. Ở đây, những thuộc cấp, những người lính còn sống ở trong nước, họ tổ chức lập bàn thờ, thờ cúng vị Trung Đoàn Trưởng của họ như thờ cúng Cha Mẹ vậy. Đó là điều đáng nói.



REPORT THIS AD


image007


Hằng năm ở trong nước họ vẫn quy tụ lại làm lễ giỗ; còn ở tại San Jose thì một số cựu Quân nhân từng là thuộc cấp của vị trung Đoàn trưởng ấy ngồi lại với nhau cũng bày biện thức ăn, hoa quả, hương đèn để tưởng nhớ về một Trung Đoàn trưởng. Đó là Cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông K16 VBQG, Trung Đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 BB, QLVNCH.


Theo lời kể của một ĐĐT trinh sát; những ngày cuối tháng 3 năm 1975, SĐ 22 BB rút về Qui nhơn. Trên đường lui binh Trung đoàn 42 vừa lui, vừa đánh giạt, hay tiêu diệt gọn nhiều đơn vị quân Bắc Việt suốt dọc đường QL19 khi ra khỏi Pleiku di chuyển về đồng bằng, qua khỏi sông Côn thuộc Quận Bình Khê, tỉnh Bình định.



REPORT THIS AD


Sáng ngày 2 tháng 4 năm 1975, Trung đoàn 42 về gần đến Qui nhơn thi phân làm hai ngả để tiến vào thành phố.


Một ngả là cải lộ tuyến (gọi là xa lộ Quang Trung) cũng từ trục QL19 tách theo hướng tây nam giữa 2 triền núi, đi vào phía nghĩa trang khu 6 rồi chạy về trung tâm thành phố hay ra biển Qui nhơn.

Một ngả vào là trục lộ 19 có Cầu đôi đi vào thành phố theo hướng đông bắc. Ngay gần Cầu đôi, có một tháp Chàm quen gọi là Tháp đôi nhìn ra đầm Thị Nại, biển Qui nhơn, Cộng quân đã xâm nhập từ ven biển thuộc lãnh thổ quận Tuy phước và đã chiếm giữ điểm cao này nhằm khống chế Thành phố Qui nhơn, nhưng lập tức đám giặc Cộng này bị một đơn vị Trung đoàn 42 tiêu diệt.


image009


Trung đoàn 42 đi vào Qui nhơn và ra biển để chờ lên tàu Hải Quân VNCH đang neo tại đây để di chuyển vào Nam. Trong khi hầu hết ba Tiểu đoàn đã lên tàu thì còn một tiểu đoàn khác đang giao tranh đì đùng với Cộng quân ở khu vực nghiã trang hướng tây nam của Thành phố chạy dài xuống hướng trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật nằm trên đường Nguyễn Huệ, sát biển.

Tuy đã lên tàu HQ, Đại tá Thông vẫn cố gắng liên lạc những Tiểu đoàn thuộc quyền.

Một Tiểu đoàn bị mất liên lạc!

Trong khi đại liên vẫn nổ dòn giã cùng những tiếng M79 nghe rất gần, đã khiến ĐT Thông không thể nào yên tâm đứng trên tàu mà bỏ đi, trong khi chiến hữu của ông còn đang anh dũng chiến đấu với giặc Cộng. Vì quá nóng lòng, ông đã nhảy xuống tàu và bơi trở lại bờ cát, biển Qui Nhơn. Trên khoảng cách từ tàu Hải quân đến bãi biển cũng hơi xa,một phần vì mất ngủ thiếu sức, vì nhiều ngày đêm rút quân từ Tây nguyên về Qui nhơn vừa đánh vừa rút; nên bơi không được nhanh. Khi Đại tá Thông bơi đến gần đến bãi cát thì ông bị pháo giặc. Một số chiến hữu của ông còn trú ẩn trên bờ biển gần đó nhào ra cứu ông nhưng ông cũng đã tắt thở trong cảnh xô bồ của dân chúng đang hỗn loạn.

Những binh sĩ dưới quyền của Đại tá Thông khóc ông như khóc người anh ruột của mình!

Sinh thời còn là Trung Đoàn trưởng Trung đòan 42, Đại tá Thông luôn luôn sống gần gũi, sát với chiến hữu thuộc cấp. Đại tá Thông lo chu đáo cho đời sống của từng người lính và gia đình. Ông đi sát từng tiểu đội để lo về sức khoẻ cho họ. Hỏi về các tiêu chuẩn quân trang, quân dụng như giày trận, poncho. Ai đã lãnh ai, chưa đuợc lãnh? Ai đã đi phép, ai chưa có phép? Lương hướng của từng chiến binh lãnh ra chi tiêu bao nhiêu, còn gởi về cho vợ con được bao nhiêu? Ông buộc lính phải tiêu hạn chế, và gởi lương về cho vợ con từng tháng trông chờ.

Có lẽ đây là một cách an dân của cấp chỉ huy để người lính thuộc quyền yên tâm mà đánh giặc. Có lẽ vì cách sống có nghĩa có tình với thuộc cấp của ông đã khiến những người lính suốt đời thương mến ông.

Sau nhiều năm từ khi mất nước, 1975, lòng thương mến ấy đã khiến lính và thuộc cấp, dù ở trong nước hay lưu lạc tại San Jose này, hàng năm họ ngồi lại với nhau cúng giỗ và tưởng nhớ Đại tá Nguyễn Hữu Thông như một người anh, hay như cha mẹ.

Sự thương mến kính trọng thể hiện việc thờ phượng, cúng giỗ hàng năm như một bổn phận này của những người chiễn hữu thuộc quyền đối với cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông, cựu SVSQ K16 trường VBQG, quả là hiếm.


image011

Đây chỉ là tình cờ được ăn giỗ và nghe thuật lại về cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông. Chắc có thể không được khách quan. Nếu Quý Niên trưởng nào từng chiến đâu dưới quyền Cố Đại tá Thông thấy những chi tiết kể thiếu khách quan về trường họp cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông nên điều chỉnh. Riêng tôi nhìn thấy lòng mến mộ của lính đối với Đại tá Nguyễn Hữu Thông như thế này thì suy nghĩ rằng, Ông quả là người lãnh đạo chỉ huy giỏi và đạo đức nên mới được một kết quả tốt để an ủi Anh Linh của ông.

Lê Đình Thọ K28

*****

2/

https://www.facebook.com/CONGHOATHOIBAO/posts/1713813218857166


Cộng Hòa Thời Báo


April 3, 2016


Đại-tá Nguyễn Hữu Thông được an táng dưới cột cờ Trung Đoàn Trưởng 42 BB – SĐ 22 BB

Tự sát 31-3-1975 tại Quy Nhơn.Thêm một mộ tập thể 47 tử sĩ VNCH những ngày cuối cuộc chiến.

QUY NHƠN – Trong những ngày cuối của cuộc chiến, có một vị đại tá trung đoàn trưởng đã không chịu xuống tàu chạy loạn mà chịu ở lại với lính, và dùng súng tự sát. Xác ông được chôn trong một ngôi mộ tập thể khổng lồ, dưới chân cột cờ bên ngoài Quân Y Viện Quy Nhơn, trong đó có 47 thi hài tử sĩ. Câu chuyện này được một hạ sĩ quan pháo binh kể lại, đồng thời gợi lại ký ức đau buồn nơi một vị bác sĩ hiện đang hành nghề ở New York.


Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42/SÐ 22BB, tự sát vào cuối tháng 3, 1975 bị chôn trong nấm mộ tập thể tại Quy Nhơn.


Vào đầu năm 1975, anh Dương Công An nguyên là một hạ sĩ quan Pháo Binh thuộc tiểu đoàn 223 Pháo Binh, nay anh đang sống tại Ðức. Anh An cho biết, vào những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, đơn vị của anh bị tan hàng trên bờ biển Quy Nhơn, anh và một số anh em binh sĩ khác đã lẩn trốn nhiều ngày trong Quân Y Viện Quy Nhơn.


Ở đấy, khi đó chỉ còn có một bác sĩ duy nhất, là Trung Úy Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ hiện là bác sĩ quang tuyến tại một trường đại học ở New York. Khi tin về nấm mộ tập thể tại Quân Y Viện Quy Nhơn được tôi đưa lên net, nhiều người đã điện thoại cho Bác Sĩ Trứ. Những cú điện thoại này nhắc nhở cho ông quá nhiều chuyện kinh hoàng trong quá khứ, khiến ông nhiều đêm mất ngủ.


Sau nhiều lần gọi và nhắn trong máy là chúng tôi sẽ gọi lại, Bác Sĩ Trứ mới bốc máy. Ông kể, vào những ngày sau cùng, một buổi sáng ông được tiếp Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42 đi trực thăng đến thăm Quân Y Viện.


Thấy tình cảnh y chỉ còn một bác sĩ và hằng trăm thương binh trong tình trạng thiếu ăn, thiếu thuốc, cũng như nhiều thương binh chết chưa được chôn cất, Ðại Tá Thông đã khóc trước mặt Bác Sĩ Trứ.


Và chỉ một ngày sau đó, Quân Y Viện tiếp nhận một tử thi nữa, và đó chính là tử thi Ðại Tá Thông. Binh sĩ đưa xác ông tới, và cho biết ông đã tự sát. Nhiều nguồn tin sau này cho biết, Ðại Tá Thông đã từ chối xuống tàu vì binh sĩ dưới quyền ông còn kẹt lại quá nhiều, không di tản được.


Khi đó, tại quân y viện này, có cả hàng trăm bệnh nhân cho một mình Bác Sĩ Trứ. Ðồng thời cũng có rất nhiều binh sĩ tử trận được mang về nằm từ trong nhà xác và rải rác ra khắp hành lang. Các thi hài tại nhà xác QYV đã bốc mùi, và chó đã vào nhà xác ăn, gặm các tử thi này, nên Bác Sĩ Trứ đã nhờ khoảng 20 anh em quân nhân còn sức khỏe phụ với Bác Sĩ Trứ đào một huyệt mộ rất lớn dưới cột cờ, gần khu quân xa của Quân Y Viện.


Ở đây gần biển các nên việc đào đất tương đối dễ dàng. Ðầu tiên là những tử sĩ đã được khâm liệm trong quan tài có phủ quốc kỳ được sắp xuống trước, tiếp theo là những người chết nằm trên băng ca được đặt lên trên những quan tài, cứ thế mà sắp xếp. Tất cả là 47 thi hài tử sĩ, trong số này có Ðại Tá Thông, là cấp chỉ huy trực tiếp của anh An.


Lúc bấy giờ Saigòn chưa thất thủ, ngay cả sinh mạng của anh em binh sĩ bại trận cũng không biết sẽ ra sao nên sự việc chôn cất anh em tử sĩ lúc đó chỉ được thực hiện rất sơ sài hầu như là lén lút và vội vàng. Sau đó vài ngày tất cả bị bắt làm tù binh.


Anh An cho biết câu chuyện đã đeo đuổi theo anh suốt bao nhiêu năm nay, tâm nguyện của anh là ước sao, có ai đó, có khả năng để cải táng được ngôi mộ tập thể này, đó cũng là dịp mà mình an ủi được phần nào linh hồn của những tử sĩ này, nhưng những hy vọng càng ngày càng bị thu nhỏ lại, vì qua tin tức báo chí đất đai ở Việt Nam đã bị lạm dụng xây cất bừa bãi, hay khu đất này thuộc phạm vi của bộ đội Cộng Sản thì không thể làm gì được.


Khi VC vào Quy Nhơn, họ bắt Bác Sĩ Trứ. Nhưng ông không chỉ bị bắt làm tù binh, mà còn bị buộc tội làm việc cho CIA vì mọi người đi hết sao chỉ còn một mình Bác Sĩ Trứ ở lại.


Trong Quân Y Viện lúc ấy, có một lính Việt Cộng bị thương được một đơn vị đem gởi điều trị, nhưng lại bị khóa tay vào thành giường, Bác Sĩ Trứ không có chìa khóa mở còng nên nhóm VC càng căm thù Bác Sĩ Trứ.


Ông bị tù 4 năm 11 tháng, ra tù ông vượt biển đến Mỹ từ năm 1981, lúc còn độc thân, hiện nay đã có ba con theo học đại học….


Trong những ngày qua, có nhiều điện thoại hỏi đến ông về câu chuyện cũ gần 36 năm về trước khiến cho ông có nhiều đêm bị mất ngủ vì những cơn ác mộng.


Bác Sĩ Nguyễn Công Trứ nói rằng ông đã làm theo lương tâm và với tình đồng đội, đã chôn 47 tử sĩ dưới chân cột cờ của Quân Y Viện. Ông đã nhiều lần về lại Quy Nhơn, qua lại trước khu Quân Y Viện cũ, ngày nay đã là doanh trại của bộ đội Cộng Sản, mà không thể làm gì hơn.


Tin về ngôi mộ tập thể cũng đến tai bà quả phụ cố Ðại Tá Thông, nhũ danh Phùng Ngọc Hiếu. Liên lạc được qua điện thoại hôm Thứ Năm, bà cho biết mấy ngày hôm nay, nhiều bạn bè đã chuyển cho bà về tin tức ngôi mộ tại Quân Y Viện Quy Nhơn, cũng là nơi yên nghỉ của Ðại Tá Thông.


Từ 35 năm nay, bà cũng nghe nhiều tin tức về chồng và bà cũng có nghe tin ông tự sát. Bà cũng đã về Quy Nhơn tìm kiếm nhưng không có tin tức, và không biết xác ông được chôn cất ở đâu. Bà kể, trước khi mất liên lạc, Ðại Tá Thông có liên lạc với vợ và than phiền rằng trung đoàn của ông đang chiến thắng, vì sao lại có lệnh rút bỏ Pleiku.


Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông sinh năm 1937, nguyên quán tại Thạch Hãn, Quảng Trị, tốt nghiệp khóa 16 Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ông được vinh thăng đại tá năm 1972. Hiện nay bà quả phụ cố Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông cư ngụ tại Sacramento và ông bà có 5 người con đã thành đạt.


*****

3/

http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5904_15-2/


Anh-hùng, tướng thần Nguyễn-hữu-Thông

 (1937 – 1975)

Thần Việt Điện_Thập Bát Đại Thần Tướng Việt Nam


image014 


Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần,


Sinh ra là Tướng chết đi thành thần,


Thế, Đông, Ân, Thanh, Đạt, Vinh, Thà, Phúc, Tùng, Thông, Hiếu, Long, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn,


Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.


***


Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo; Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính

(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)


10/ Anh-hùng, tướng thần Nguyễn-hữu-Thông (1937 – 1975)

 


Anh-hùng Nguyễn-Hữu-Thông nguyên Đại tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Sư đoàn 22 Bộ binh QLVNCH.


Ông sinh năm 1937, xuất thân khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.


Trong cuộc rút quân của Trung đoàn 42, SĐ 22 BB, thành công đưa gần trọn vẹn Trung Đoàn 42 BB lên tàu của Hải quân VNCH ở Qui Nhơn. Chỉ huy trưởng cuộc rút quân ở Qui-Nhơn kiêm Tư lịnh Vùng 2 Duyên Hải, tư lịnh mặt trận Qui-Nhơn là Phó đề đốc Hoàng-cơ-Minh.


Tuẫn-quốc ngày 02-04-1975 trên bờ biển Qui-Nhơn thuộc Vùng 2 Duyên Hải.


Lúc còn sống, là một vị chỉ huy xuất sắc, tài đức vẹn toàn được toàn thể binh sĩ thuộc quyền kính trọng thương yêu.


Tài đức vẹn toàn, phong độ chỉ huy xuất sắc, ông được tôn xưng là vị tướng thần thứ mười trong mười tám vị tướng thần lớn của Việt-Nam thời cận đại.


Trúc-Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc


*****

TIN VỀ HUYỆT MỘ 47 TỬ SĨ TRONG Quân Y Viện QUI NHƠN – Liên quan đến anh hùng Nguyễn Hữu Thông – ĐIỆN ĐÀM VỚI BÀ Đại Tá Nguyễn Hữu Thông.


Tôi (Lý trung Tín) vừa điệm đàm với Chị Phùng Thị Ngọc Hiếu, phu nhân của cố Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, chị cho biết: sau ngày 30.04.1975, rất nhiều nguồn tin về Đại Tá Thông, nhưng hoàn toàn không có tin về việc Đại Tá Thông được chôn cất trong QYV Qui Nhơn, Chị Thông đã ra tận Qui Nhơn hỏi thăm tin tức và không ai biết gì cả, sau đó Chị đã cho con vượt biển tìm tự do, đến năm 1990, Chị đoàn tụ với các con tại Hoa Kỳ. Chị có 5 mặt con với Đại Tá Thông, 4 trai, 1 gái, cả 5 cháu đều thành đạt trên đất Mỹ. Đại Tá Thông xuất thân khóa 16 VBQGVN, là một SQ tác chiến nổi tiếng tại Vùng 2. Cá nhân tôi cũng có những liên hệ với các đàn anh khoá 16 Đà Lạt, “ông thầy“ Nguyễn Duy Sự (Nam Cali) là Đại Đội Trưởng của tôi trong Trường SQTĐ, anh Nguyễn Minh Chánh (Nam Cali), đương kim Tổng Hội Trưởng BĐQ, và Anh Vi Kim Sinh (Floria) là anh rể tôi. Chị nói với tôi, Anh Chị lấy nhau tại Quảng Trị, họ hàng nhà chồng đông lắm, hơn nữa đời chiến binh, nay đây mai đó nên không còn nhớ BS Nguyễn Công Trứ nữa, và Chị cũng không biết bà con với anh Thông như thế nào? Tôi thuật lại lời BS Trứ: „Mẹ ĐT Thông là Chị của Ba BS Trứ (ANH EM Cô Cậu), Chị Thông sẽ liên lạc ngay với BS Trứ để có những dữ kiện chính xác về ĐT Thông cũng như HUYỆT MỘ trong QYV Qui Nhơn.


Ước nguyện cuối cùng của Chị Thông là, cải táng Anh và thiêu, rồi đem tro cốt về Mỹ vì con cháu anh Nguyễn Hữu Thông sống tại Hoa Kỳ.


Tôi cũng cho chị hay, anh Dương Công An, đang sống tại Đức, là một trong 20 Anh Em Quân Nhân phụ với BS Trứ đào huyệt chôn cất 47 tử sĩ, trong đó có thi hài Đại Tá Thông, Trung Đoàn Trưởng TĐ 42, SĐ 22BB, thà chết chứ không để rơi vào tay quân thù.


Tôi làm công việc này như là một nén nhang đốt lên để tưởng niệm đến 47 chiến hữu của tôi đã nằm xuống, may mắn được đồng đội chôn cất nhưng từ hơn 35 năm nay, không một nén nhang, không một lời cầu nguyện, ngày nay chúng tôi đã tìm được thân nhân của „Đại Bàng“ các Anh, hy vọng trong những ngày tới, các Anh sẽ được về với thân nhân, gia đình…


 


Germany, 30 tháng 12 năm 2010


Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn,


Lý Trung Tín


(Quân nhân QL/VNCH)


 image016


*****

 


 


 


 


 


 


Quảng cáo



==========================

Đại tá Nguyễn Hữu Thông

~  Lê Bá Hùng sưu tầm  ~

(có nhấn mạnh vài chổ bằng dấu gạch ở dưới

hay đổi màu)

*****

image001

Đại Tá Nguyễn-hữu-Thông

 (1937 – 1975)

“Trước mối hiểm nguy sẽ bị địch tràn ngập, Quân Khu II đã bắt buộc phải ra lệnh cho Sư đoàn 22 Bộ binh, đơn vị duy nhất vẫn còn giữ được khả năng chiến đấu, phải tránh đối đầu địch hầu rút về Qui Nhơn. Trong ngày 30 tháng 3, Trung đoàn 41 và 42 chiếu theo lệnh, rút bỏ Bình Khê. Vị chỉ huy của Trung đoàn 42 là Đại tá Nguyễn Hữu Thông,  đã quá ư là phẫn uất; ông đã năn nỉ vị sư đoàn trưởng đừng rút . . . Nhưng lúc đó thì cũng đã quá trể rồi. Khi hai trung đoàn về tới Qui Nhơn vào lúc đêm đã xuống thì tức khắc đã bị các lực lượng địch, mà đã chuẩn bị kiên cố xong rồi ngay trong thành phố,  chận đánh. Lúc đó thì đa số dân cư cùng lực lượng phòng thủ thì cũng đã bỏ trốn chạy đi mất rồi. Bến tàu thì cũng đã bị chúng chiếm đóng; cũng như là đa số các tòa cao ốc. Qui Nhơn đang thật sự nằm dưới quyền kiểm soát của Sư đoàn 3 Bắc cộng. Sau hai ngày chiến đấu thì hai Trung đoàn 41 và 42, với hải pháo hổ trợ, đã giải tỏa được một bãi để di tản ở hướng  Nam của thành phố và cùng nhau tụ tập lại tại một bãi biển cách hải cảng bốn dặm Anh. Lúc 2 giờ khuya ngày 1 tháng 4 thì ba tàu hải quân đã đón được lên tàu các quân nhân còn lại của Sư đoàn 22. Vị Chỉ huy của Trung đoàn 42 đã khước từ di tản và quyết định tự tử”.

REPORT THIS AD

theo

Đại Tướng CAO VĂN VIÊN, trong Sụp Đổ Tan Hàng Vào Lúc Cuối (The Final Collapse), https://lehung14.wordpress.com/ts-lewis-sorley-gioi-thieu/dai-tuong-vien-viet-ve-lan-tan-hang-cuoi-cung-2/

 *****

image016

1/

http://www.k16vbqgvn.org/butky-NguyenHuuThong.htm

ĐẠI TÁ THÔNG K16

Lê Đình Thọ K28

REPORT THIS AD

Thưa Quý Niên trưởng và Quý Bạn,

image005

Nhân dịp ngày 2 tháng 4, một số cựu Quân nhân của một đơn vị QLVNCH, đã làm lễ giỗ một cấp chỉ huy của họ. Cấp chỉ huy ấy là Trung đoàn trưởng từng là SVSQ trường VBQGVN.

Thưa Quý vị,

Trong văn hoá Việt Nam chúng ta, hằng năm đến ngày cúng giỗ Ông Bà, Cha Mẹ là bổn phận con cháu phải làm theo truyền thống hiếu nghĩa của dân tộc.  Đó là chuyện tất nhiên ở bất cứ gia đình Việt Nam nào còn giữ được tinh thần lễ giáo. Trừ trường hợp đặc biệt là những vị Anh hùng dân tộc từ các đời vua nước Việt. Những vị đã có công bảo vệ biên cương mà được ghi vào những trang sử oai hùng và mặc nhiên đuợc toàn dân Việt ghi nhận không nói làm gì. Ở đây, những thuộc cấp, những người lính còn sống ở trong nước, họ tổ chức lập bàn thờ, thờ cúng vị Trung Đoàn Trưởng của họ như thờ cúng Cha Mẹ vậy. Đó là điều đáng nói.

REPORT THIS AD

image007

Hằng năm ở trong nước họ vẫn quy tụ lại làm lễ giỗ; còn ở tại San Jose thì một số cựu Quân nhân từng là thuộc cấp của vị trung Đoàn trưởng ấy ngồi lại với nhau cũng bày biện thức ăn, hoa quả, hương đèn để tưởng nhớ về một Trung Đoàn trưởng. Đó là Cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông K16 VBQG, Trung Đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 BB, QLVNCH.

Theo lời kể của một ĐĐT trinh sát; những ngày cuối tháng 3 năm 1975, SĐ 22 BB rút về Qui nhơn. Trên đường lui binh Trung đoàn 42 vừa lui, vừa đánh giạt, hay tiêu diệt gọn nhiều đơn vị quân Bắc Việt suốt dọc đường QL19 khi ra khỏi Pleiku di chuyển về đồng bằng, qua khỏi sông Côn thuộc Quận Bình Khê, tỉnh Bình định.

REPORT THIS AD

Sáng ngày 2 tháng 4 năm 1975, Trung đoàn 42 về gần đến Qui nhơn thi phân làm hai ngả để tiến vào thành phố.

Một ngả là cải lộ tuyến (gọi là xa lộ Quang Trung) cũng từ trục QL19 tách theo hướng tây nam giữa 2 triền núi, đi vào phía nghĩa trang khu 6 rồi chạy về trung tâm thành phố hay ra biển Qui nhơn.

Một ngả vào là trục lộ 19 có Cầu đôi đi vào thành phố theo hướng đông bắc. Ngay gần Cầu đôi, có một tháp Chàm quen gọi là Tháp đôi nhìn ra đầm Thị Nại, biển Qui nhơn, Cộng quân đã xâm nhập từ ven biển thuộc lãnh thổ quận Tuy phước và đã chiếm giữ điểm cao này nhằm khống chế Thành phố Qui nhơn, nhưng lập tức đám giặc Cộng này bị một đơn vị Trung đoàn 42 tiêu diệt.

image009

REPORT THIS AD

Trung đoàn 42 đi vào Qui nhơn và ra biển để chờ lên tàu Hải Quân VNCH đang neo tại đây để di chuyển vào Nam. Trong khi hầu hết ba Tiểu đoàn đã lên tàu thì còn một tiểu đoàn khác đang giao tranh đì đùng với Cộng quân ở khu vực nghiã trang hướng tây nam của Thành phố chạy dài xuống hướng trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật nằm trên đường Nguyễn Huệ, sát biển.

Tuy đã lên tàu HQ, Đại tá Thông vẫn cố gắng liên lạc những Tiểu đoàn thuộc quyền.

Một Tiểu đoàn bị mất liên lạc!

Trong khi đại liên vẫn nổ dòn giã cùng những tiếng M79 nghe rất gần, đã khiến ĐT Thông không thể nào yên tâm đứng trên tàu mà bỏ đi, trong khi chiến hữu của ông còn đang anh dũng chiến đấu với giặc Cộng. Vì quá nóng lòng, ông đã nhảy xuống tàu và bơi trở lại bờ cát, biển Qui Nhơn. Trên khoảng cách từ tàu Hải quân đến bãi biển cũng hơi xa,một phần vì mất ngủ thiếu sức, vì nhiều ngày đêm rút quân từ Tây nguyên về Qui nhơn vừa đánh vừa rút; nên bơi không được nhanh. Khi Đại tá Thông bơi đến gần đến bãi cát thì ông bị pháo giặc. Một số chiến hữu của ông còn trú ẩn trên bờ biển gần đó nhào ra cứu ông nhưng ông cũng đã tắt thở trong cảnh xô bồ của dân chúng đang hỗn loạn.

REPORT THIS AD

Những binh sĩ dưới quyền của Đại tá Thông khóc ông như khóc người anh ruột của mình!

Sinh thời còn là Trung Đoàn trưởng Trung đòan 42, Đại tá Thông luôn luôn sống gần gũi, sát với chiến hữu thuộc cấp. Đại tá Thông lo chu đáo cho đời sống của từng người lính và gia đình. Ông đi sát từng tiểu đội để lo về sức khoẻ cho họ. Hỏi về các tiêu chuẩn quân trang, quân dụng như giày trận, poncho. Ai đã lãnh ai, chưa đuợc lãnh? Ai đã đi phép, ai chưa có phép? Lương hướng của từng chiến binh lãnh ra chi tiêu bao nhiêu, còn gởi về cho vợ con được bao nhiêu? Ông buộc lính phải tiêu hạn chế, và gởi lương về cho vợ con từng tháng trông chờ.

Có lẽ đây là một cách an dân của cấp chỉ huy để người lính thuộc quyền yên tâm mà đánh giặc. Có lẽ vì cách sống có nghĩa có tình với thuộc cấp của ông đã khiến những người lính suốt đời thương mến ông.

Sau nhiều năm từ khi mất nước, 1975, lòng thương mến ấy đã khiến lính và thuộc cấp, dù ở trong nước hay lưu lạc tại San Jose này, hàng năm họ ngồi lại với nhau cúng giỗ và tưởng nhớ Đại tá Nguyễn Hữu Thông như một người anh, hay như cha mẹ.

Sự thương mến kính trọng thể hiện việc thờ phượng, cúng giỗ hàng năm như một bổn phận này của những người chiễn hữu thuộc quyền đối với cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông, cựu SVSQ K16 trường VBQG, quả là hiếm.

REPORT THIS AD

image011

Đây chỉ là tình cờ được ăn giỗ và nghe thuật lại về cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông. Chắc có thể không được khách quan. Nếu Quý Niên trưởng nào từng chiến đâu dưới quyền Cố Đại tá Thông thấy những chi tiết kể thiếu khách quan về trường họp cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông nên điều chỉnh. Riêng tôi nhìn thấy lòng mến mộ của lính đối với Đại tá Nguyễn Hữu Thông như thế này thì suy nghĩ rằng, Ông quả là người lãnh đạo chỉ huy giỏi và đạo đức nên mới được một kết quả tốt để an ủi Anh Linh của ông.

Lê Đình Thọ K28

*****

2/

https://www.facebook.com/CONGHOATHOIBAO/posts/1713813218857166

REPORT THIS AD

Cộng Hòa Thời Báo

April 3, 2016

  • Đại-tá Nguyễn Hữu Thông được an táng dưới cột cờ Trung Đoàn Trưởng 42 BB – SĐ 22 BB
  • Tự sát 31-3-1975 tại Quy Nhơn.Thêm một mộ tập thể 47 tử sĩ VNCH những ngày cuối cuộc chiến.

QUY NHƠN – Trong những ngày cuối của cuộc chiến, có một vị đại tá trung đoàn trưởng đã không chịu xuống tàu chạy loạn mà chịu ở lại với lính, và dùng súng tự sát. Xác ông được chôn trong một ngôi mộ tập thể khổng lồ, dưới chân cột cờ bên ngoài Quân Y Viện Quy Nhơn, trong đó có 47 thi hài tử sĩ. Câu chuyện này được một hạ sĩ quan pháo binh kể lại, đồng thời gợi lại ký ức đau buồn nơi một vị bác sĩ hiện đang hành nghề ở New York.

Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42/SÐ 22BB, tự sát vào cuối tháng 3, 1975 bị chôn trong nấm mộ tập thể tại Quy Nhơn.

Vào đầu năm 1975, anh Dương Công An nguyên là một hạ sĩ quan Pháo Binh thuộc tiểu đoàn 223 Pháo Binh, nay anh đang sống tại Ðức. Anh An cho biết, vào những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, đơn vị của anh bị tan hàng trên bờ biển Quy Nhơn, anh và một số anh em binh sĩ khác đã lẩn trốn nhiều ngày trong Quân Y Viện Quy Nhơn.

REPORT THIS AD

Ở đấy, khi đó chỉ còn có một bác sĩ duy nhất, là Trung Úy Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ hiện là bác sĩ quang tuyến tại một trường đại học ở New York. Khi tin về nấm mộ tập thể tại Quân Y Viện Quy Nhơn được tôi đưa lên net, nhiều người đã điện thoại cho Bác Sĩ Trứ. Những cú điện thoại này nhắc nhở cho ông quá nhiều chuyện kinh hoàng trong quá khứ, khiến ông nhiều đêm mất ngủ.

Sau nhiều lần gọi và nhắn trong máy là chúng tôi sẽ gọi lại, Bác Sĩ Trứ mới bốc máy. Ông kể, vào những ngày sau cùng, một buổi sáng ông được tiếp Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42 đi trực thăng đến thăm Quân Y Viện.

Thấy tình cảnh y chỉ còn một bác sĩ và hằng trăm thương binh trong tình trạng thiếu ăn, thiếu thuốc, cũng như nhiều thương binh chết chưa được chôn cất, Ðại Tá Thông đã khóc trước mặt Bác Sĩ Trứ.

Và chỉ một ngày sau đó, Quân Y Viện tiếp nhận một tử thi nữa, và đó chính là tử thi Ðại Tá Thông. Binh sĩ đưa xác ông tới, và cho biết ông đã tự sát. Nhiều nguồn tin sau này cho biết, Ðại Tá Thông đã từ chối xuống tàu vì binh sĩ dưới quyền ông còn kẹt lại quá nhiều, không di tản được.

Khi đó, tại quân y viện này, có cả hàng trăm bệnh nhân cho một mình Bác Sĩ Trứ. Ðồng thời cũng có rất nhiều binh sĩ tử trận được mang về nằm từ trong nhà xác và rải rác ra khắp hành lang. Các thi hài tại nhà xác QYV đã bốc mùi, và chó đã vào nhà xác ăn, gặm các tử thi này, nên Bác Sĩ Trứ đã nhờ khoảng 20 anh em quân nhân còn sức khỏe phụ với Bác Sĩ Trứ đào một huyệt mộ rất lớn dưới cột cờ, gần khu quân xa của Quân Y Viện.

REPORT THIS AD

Ở đây gần biển các nên việc đào đất tương đối dễ dàng. Ðầu tiên là những tử sĩ đã được khâm liệm trong quan tài có phủ quốc kỳ được sắp xuống trước, tiếp theo là những người chết nằm trên băng ca được đặt lên trên những quan tài, cứ thế mà sắp xếp. Tất cả là 47 thi hài tử sĩ, trong số này có Ðại Tá Thông, là cấp chỉ huy trực tiếp của anh An.

Lúc bấy giờ Saigòn chưa thất thủ, ngay cả sinh mạng của anh em binh sĩ bại trận cũng không biết sẽ ra sao nên sự việc chôn cất anh em tử sĩ lúc đó chỉ được thực hiện rất sơ sài hầu như là lén lút và vội vàng. Sau đó vài ngày tất cả bị bắt làm tù binh.

Anh An cho biết câu chuyện đã đeo đuổi theo anh suốt bao nhiêu năm nay, tâm nguyện của anh là ước sao, có ai đó, có khả năng để cải táng được ngôi mộ tập thể này, đó cũng là dịp mà mình an ủi được phần nào linh hồn của những tử sĩ này, nhưng những hy vọng càng ngày càng bị thu nhỏ lại, vì qua tin tức báo chí đất đai ở Việt Nam đã bị lạm dụng xây cất bừa bãi, hay khu đất này thuộc phạm vi của bộ đội Cộng Sản thì không thể làm gì được.

Khi VC vào Quy Nhơn, họ bắt Bác Sĩ Trứ. Nhưng ông không chỉ bị bắt làm tù binh, mà còn bị buộc tội làm việc cho CIA vì mọi người đi hết sao chỉ còn một mình Bác Sĩ Trứ ở lại.

ADVERTISEMENT
REPORT THIS AD

Trong Quân Y Viện lúc ấy, có một lính Việt Cộng bị thương được một đơn vị đem gởi điều trị, nhưng lại bị khóa tay vào thành giường, Bác Sĩ Trứ không có chìa khóa mở còng nên nhóm VC càng căm thù Bác Sĩ Trứ.

Ông bị tù 4 năm 11 tháng, ra tù ông vượt biển đến Mỹ từ năm 1981, lúc còn độc thân, hiện nay đã có ba con theo học đại học….

Trong những ngày qua, có nhiều điện thoại hỏi đến ông về câu chuyện cũ gần 36 năm về trước khiến cho ông có nhiều đêm bị mất ngủ vì những cơn ác mộng.

Bác Sĩ Nguyễn Công Trứ nói rằng ông đã làm theo lương tâm và với tình đồng đội, đã chôn 47 tử sĩ dưới chân cột cờ của Quân Y Viện. Ông đã nhiều lần về lại Quy Nhơn, qua lại trước khu Quân Y Viện cũ, ngày nay đã là doanh trại của bộ đội Cộng Sản, mà không thể làm gì hơn.

Tin về ngôi mộ tập thể cũng đến tai bà quả phụ cố Ðại Tá Thông, nhũ danh Phùng Ngọc Hiếu. Liên lạc được qua điện thoại hôm Thứ Năm, bà cho biết mấy ngày hôm nay, nhiều bạn bè đã chuyển cho bà về tin tức ngôi mộ tại Quân Y Viện Quy Nhơn, cũng là nơi yên nghỉ của Ðại Tá Thông.

Từ 35 năm nay, bà cũng nghe nhiều tin tức về chồng và bà cũng có nghe tin ông tự sát. Bà cũng đã về Quy Nhơn tìm kiếm nhưng không có tin tức, và không biết xác ông được chôn cất ở đâu. Bà kể, trước khi mất liên lạc, Ðại Tá Thông có liên lạc với vợ và than phiền rằng trung đoàn của ông đang chiến thắng, vì sao lại có lệnh rút bỏ Pleiku.

Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông sinh năm 1937, nguyên quán tại Thạch Hãn, Quảng Trị, tốt nghiệp khóa 16 Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ông được vinh thăng đại tá năm 1972. Hiện nay bà quả phụ cố Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông cư ngụ tại Sacramento và ông bà có 5 người con đã thành đạt.

*****

3/

http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5904_15-2/

Anh-hùng, tướng thần Nguyễn-hữu-Thông

 (1937 – 1975)

Thần Việt Điện_Thập Bát Đại Thần Tướng Việt Nam

image014 

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần,

Sinh ra là Tướng chết đi thành thần,

Thế, Đông, Ân, Thanh, Đạt, Vinh, Thà, Phúc, Tùng, Thông, Hiếu, Long, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn,

Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

***

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo; Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

10/ Anh-hùng, tướng thần Nguyễn-hữu-Thông (1937 – 1975)

 

Anh-hùng Nguyễn-Hữu-Thông nguyên Đại tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Sư đoàn 22 Bộ binh QLVNCH.

Ông sinh năm 1937, xuất thân khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Trong cuộc rút quân của Trung đoàn 42, SĐ 22 BB, thành công đưa gần trọn vẹn Trung Đoàn 42 BB lên tàu của Hải quân VNCH ở Qui Nhơn. Chỉ huy trưởng cuộc rút quân ở Qui-Nhơn kiêm Tư lịnh Vùng 2 Duyên Hải, tư lịnh mặt trận Qui-Nhơn là Phó đề đốc Hoàng-cơ-Minh.

Tuẫn-quốc ngày 02-04-1975 trên bờ biển Qui-Nhơn thuộc Vùng 2 Duyên Hải.

Lúc còn sống, là một vị chỉ huy xuất sắc, tài đức vẹn toàn được toàn thể binh sĩ thuộc quyền kính trọng thương yêu.

Tài đức vẹn toàn, phong độ chỉ huy xuất sắc, ông được tôn xưng là vị tướng thần thứ mười trong mười tám vị tướng thần lớn của Việt-Nam thời cận đại.

Trúc-Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc

*****

TIN VỀ HUYỆT MỘ 47 TỬ SĨ TRONG Quân Y Viện QUI NHƠN – Liên quan đến anh hùng Nguyễn Hữu Thông – ĐIỆN ĐÀM VỚI BÀ Đại Tá Nguyễn Hữu Thông.

Tôi (Lý trung Tín) vừa điệm đàm với Chị Phùng Thị Ngọc Hiếu, phu nhân của cố Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, chị cho biết: sau ngày 30.04.1975, rất nhiều nguồn tin về Đại Tá Thông, nhưng hoàn toàn không có tin về việc Đại Tá Thông được chôn cất trong QYV Qui Nhơn, Chị Thông đã ra tận Qui Nhơn hỏi thăm tin tức và không ai biết gì cả, sau đó Chị đã cho con vượt biển tìm tự do, đến năm 1990, Chị đoàn tụ với các con tại Hoa Kỳ. Chị có 5 mặt con với Đại Tá Thông, 4 trai, 1 gái, cả 5 cháu đều thành đạt trên đất Mỹ. Đại Tá Thông xuất thân khóa 16 VBQGVN, là một SQ tác chiến nổi tiếng tại Vùng 2. Cá nhân tôi cũng có những liên hệ với các đàn anh khoá 16 Đà Lạt, “ông thầy“ Nguyễn Duy Sự (Nam Cali) là Đại Đội Trưởng của tôi trong Trường SQTĐ, anh Nguyễn Minh Chánh (Nam Cali), đương kim Tổng Hội Trưởng BĐQ, và Anh Vi Kim Sinh (Floria) là anh rể tôi. Chị nói với tôi, Anh Chị lấy nhau tại Quảng Trị, họ hàng nhà chồng đông lắm, hơn nữa đời chiến binh, nay đây mai đó nên không còn nhớ BS Nguyễn Công Trứ nữa, và Chị cũng không biết bà con với anh Thông như thế nào? Tôi thuật lại lời BS Trứ: „Mẹ ĐT Thông là Chị của Ba BS Trứ (ANH EM Cô Cậu), Chị Thông sẽ liên lạc ngay với BS Trứ để có những dữ kiện chính xác về ĐT Thông cũng như HUYỆT MỘ trong QYV Qui Nhơn.

REPORT THIS AD

Ước nguyện cuối cùng của Chị Thông là, cải táng Anh và thiêu, rồi đem tro cốt về Mỹ vì con cháu anh Nguyễn Hữu Thông sống tại Hoa Kỳ.

Tôi cũng cho chị hay, anh Dương Công An, đang sống tại Đức, là một trong 20 Anh Em Quân Nhân phụ với BS Trứ đào huyệt chôn cất 47 tử sĩ, trong đó có thi hài Đại Tá Thông, Trung Đoàn Trưởng TĐ 42, SĐ 22BB, thà chết chứ không để rơi vào tay quân thù.

Tôi làm công việc này như là một nén nhang đốt lên để tưởng niệm đến 47 chiến hữu của tôi đã nằm xuống, may mắn được đồng đội chôn cất nhưng từ hơn 35 năm nay, không một nén nhang, không một lời cầu nguyện, ngày nay chúng tôi đã tìm được thân nhân của „Đại Bàng“ các Anh, hy vọng trong những ngày tới, các Anh sẽ được về với thân nhân, gia đình…

 

Germany, 30 tháng 12 năm 2010

Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn,

Lý Trung Tín

(Quân nhân QL/VNCH)

 image016

*****

 

 

 

REPORT THIS AD

 

 

 

Quảng cáo
REPORT THIS AD

No comments:

Post a Comment