Friday, July 6, 2018

Chiến trường An Lộc Bình Long 1972, Bài thứ 9. By Duongtiden.
AUGUST 27, 2014
tags: AN LOC tran danh, tự truyện TMD
Chiến trường An Lộc Bình Long 1972, Bài thứ 9: cuối tháng năm qua đầu tháng 6, 1972.
.
The An Loc and Binh Long Battle, 1972, Vietnam War. By duongtiden.
.
(nhấn mouse vào hình sẽ ra hình lớn hơn)
.
Trước khi vào bài này, tôi viết lại phần ghi chú bài viết của Tướng Ngô quang Trưởng mà tôi đọc được trên Website của Biệt động Quân ở bài trước đây, được ông Kiều công Cự chuyển dịch từ bản Anh Ngữ. Khi đọc, tôi đã nghi ngờ về chi tiết Biệt Cách Dù phản công tiến lên tàn sát 1 Trung Đoàn VC, cho nên tôi đã cố tìm ra được nguyên bản tiếng Anh của Tướng Trưởng. Ông Cự này phiên dịch cũng không chính xác cho lắm, lại phịa thêm những đoạn chữ mà nguyên bản tiếng Anh không có:
Nguyên bản tiếng Anh của TrTướng Trưởng:
“ The tide of the battle turned in our favor as B-52’s began their strikes at 0900 hours, when the intensity of enemy tank-infantry attacks were at a peak. Thirty strikes were conducted during the next 24 hours and their devastating power was stunning. By noon, the enemy’s attack had been completely broken. Fleeing in panic, enemy troops were caught in the open by our tactical air; several tank crews abandoned their vehicles. By early afternoon, no enemy tank was seen moving. Those that remained in sight were either destroyed or abandoned, several with motors still running. In one area, an entire enemy regiment which had attacked the 81st Airborne Ranger Group was effectively eliminated as a fighting force. “
.
.
Bản dịch tiếng Việt của ông Cự:
“”
Chiều hướng của trận chiến đã nghiêng hẳn về phía ta khi những pháo đài bay B52 bắt đầu xuất trận lúc 0900 G, đúng vào lúc Cộng quân xua toàn bộ lực lượng bộ binh và thiết giáp của chúng vào cuộc tấn công. 30 phi xuất B52 đổ lửa xuống vùng chiến trận trong 24 giờ liên tiếp và khả năng tàn phá thật khủng khiếp. Đến trưa cuộc tấn công của Cộng quân đã hoàn toàn bị bẻ gãy. Tất cả kinh hoàng bỏ chạy, nhiều đơn vị bị những đợt B52 đánh ngay đội hình, nhiều chiếc tăng địch mà nhân viên phải bỏ xe. Đến xế trưa không còn một chiếc tăng nào di chuyển. Những chiếc còn lại bị phá hủy hay bỏ lại, có chiếc máy vẫn còn nổ. Trong khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát. “”
.
“Trong khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát..” là phần dịch của ông Cự ở bài trước.
.
Đúng như câu chót tiếng Anh ở trên: “Ở một khu vực, nguyên một trung đoàn quân địch mà đã tấn công Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù đã được hiệu qủa loại trừ ra khỏi khả năng làm lực lượng tác chiến” phải được dịch “đại khái” như trên, chứ LĐ81 không có xông lên tàn sát hết trung đoàn VC, còn “phía đông bắc” thì ông Cự này hoàn toàn bố lếu láo phịa ra, vì nguyên bản tiếng Anh không có ….. Thành ra tướng Trưởng không có hề viết thiếu giá trị như vậy. Chỉ có ông Cự phịa ra, “bị loại khỏi khả năng chiến đấu”, không phải là bị “ xông lên tàn sát,” chỉ có VC xông vào, rồi ôm đầu máu kéo ra, không còn khả năng chiến đấu. Còn BCD vẫn giữ nguyên vị trí không có “xông lên”. Đã nghi ngờ như vậy cho nên tôi phải kiếm ra cho được nguyên bản Anh Ngữ.
.
.
Tôi vẫn để nguyên văn bài viết trước để cho thấy, những tài liệu về An Lộc đang được lưu truyền trên Web, không phải tài liệu nào cũng có giá trị, và “chuyển ngữ” là chữ do VC dùng, còn trước 75 của VNCH là “phiên dịch” hay “thông dịch” hay “dịch thuật”
.
.
AL-phao-21BB-chonthanh
.
.
.
AL-sd21BB
.
.
Về phía Nam thị xã An Lộc, quân VNCH vẫn cố gắng giải tỏa từ hướng Chơn Thành lên An Lộc, đoạn đường chừng dưới 30 cây số, trước đó, đầu tháng Tư Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã tiến tới khu vực Tầu Ô bên QL13, quần thảo nhiều ngày với SĐ7 VC đóng chốt kiềng tại đây, nhưng sau đó QĐ3 VNCH đổi chiến thuật tăng viện cho AL, rút Nhẩy Dù ra, cho nhẩy thẳng vào khu vực Đồi Gió, ở Đông Nam An Lộc, rồi tiến vào thị xã cùng với Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Khi LĐ 1 Nhẩy Dù rút ra để nhẩy vào An Lộc, bỏ trống chiến trường vùng QL13 này thì VC lại lục tục kéo trở lại đóng nhiều chốt trên QL13 từ phía Bắc Lai Khê, Bầu Bàng, Bầu Lòng tới gần quận lỵ Chơn Thành. Trung đoàn 43/SĐ 18 ở đây cùng với LĐ1 ND chỉ giữ an ninh được vùng quận Chơn Thành, đường 13 từ Lai Khê đến Chơn Thành vẫn bị VC quấy nhiễu.
.
.
Phía Nam, bây giờ Quân Đoàn 3 giao lại chiến trường giải tỏa QL13 phần chính cho SĐ 21 Bộ Binh và Trung Đoàn 18 của SĐ 7 Bộ Binh đều là quân của miền Tây đã di chuyển tốc hành lên khoảng giữa tháng Tư, thêm vào đó Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù cũng nhập cuộc hơn một tuần sau đó. Cuộc chiến ở mặt Nam tỉnh Bình Long diễn tiến rất gay go, tuy nhiên không có trận đánh nào nổi bật lên như các trận tấn công trên thị xã An Lộc. SĐ 21 lại phải đi giải tỏa từ bắc Lai Khê lên Chơn Thành, đoạn đường này gần như bỏ trống sau khi LĐ1 Nhẩy Dù từ Chơn Thành nhẩy vào An Lộc, chỉ còn Trung Đoàn 43 của SĐ 18 bộ binh giữ an ninh từ Lai Khê lên và giữ Quận Lỵ Chơn Thành, lại có các đơn vị nhỏ VC ra quấy phá, đóng chốt QL 13 về phía Nam của Chơn Thành.
.
.
AL-ql13refugee
.
Từ Bắc Chơn Thành lên Tầu Ô, từ đây SĐ 21 và Trung Đoàn 15/SĐ9 chậm chạp tiến trong vùng từ Tầu Ô lên Tân Khai, Tân Khai nằm trên nửa đường từ Chơn Thành đến An Lộc, qua được TK thì tới Xa Cam, từ XC chỉ có hơn cây số nữa là tới bìa Nam của thị xã An Lộc. Nơi này có SĐ7 VC và các đơn vị tăng viện, phòng không dầy đặc bịt đường lên thị xã An Lộc. Hai bên cầm chân nhau trong suốt thời gian dài bằng nhiều trận đụng độ dai dẳng. Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà gồm có 3 Trung Đoàn, 31 do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm (giai đoạn đầu), Trung Tá Nguyễn Văn Xuân (giai đoạn sau) chỉ huy, 32 do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, chỉ huy (giai đoạn đầu), Trung Tá Đoàn Cư (giai đoạn sau), 33 do Trung Tá Nguyễn Viết Cẩn chỉ huy.
.
.
0al-anloc5-72
.
.
0al-chonthanh72-north
.
.
Trong thời gian này, Thiếu Tướng Nguyễn vĩnh Nghi là tư lệnh sư đoàn 21 BB với ba trung đoàn cùng các thiết đoàn chiến xa M113 và chiến xa nhẹ M41, Trung đoàn 15 của sư đoàn 9 tăng viện do Trung Tá Hồ ngọc Cẩn chỉ huy. Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù do Trung Tá Trương vĩnh Phước chỉ huy gồm TĐ1ND do Trung Tá La trịnh Tường làm TĐT; Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù do Trung Tá Lê văn Mạnh làm TĐT và TĐ3ND do Thiếu Tá Trần văn Sơn làm TĐT, được đưa vào chiến trường ngày 25 tháng Tư sau khi được rút về từ chiến trường Tây Nguyên vùng 2 Chiến Thuật.
.
.
Nhẩy Dù và Bộ Binh được trực thăng vận lên khu vực Tân Khai mở căn cứ hỏa lực tương tự nhu khu Đồi Gió trước đây để đặt pháo yiểm trợ cho chiến trường chung quanh. Trong khi đoạn QL13 từ Tầu Ô lên Tân Khai vẫn chưa được khai thông. Hai mặt quân tiếp viện đánh lên từ Tầu Ô, Từ Tân Khai đánh xuống để nhổ hết các chốt kiềng của VC đã nằm bịt kín khu vực này từ những ngày đầu khởi sự trận chiến An Lộc đầu tháng Tư cho tới trung tuần tháng Năm. Các chốt kiềng này bao gồm nhiều hầm nối nhau bằng giao thông hào, khi bị tràn ngập thì pháo VC tầm xa như 130 mm sẽ bắn chụp lên đầu quân tiến công, trong khi quân VC rút xuống hầm tránh pháo. Nếu chốt kiềng bị nhổ, mà quân VNCH không trấn giữ, chỉ tiến qua, thì trong những ngày sau, VC lại mò ra tìm cách chiếm lại và cố thủ. Chiến thuật VC là khi quân VNCH tiến qúa mạnh qua, băng qua để tiến vào An Lộc, thì VC sẽ bỏ chạy rút ra hai bên, lùi sâu về mặt Tây đường 13, sau đó khi trống quân VNCH thì VC lại tiến ra, chiếm cứ chốt kiềng lại, lại cố thủ bịt kín lại đường 13.
.
.
AL-phaoDU
.
.
SĐ 7 hay Công Trường 7 của VC và các đơn vị giải tỏa của QĐ3 cứ quần thảo nhau qua nhiều ngày trong khu vực chỉ dài chừng 10km, ngang 3 km, bị tổn thất khá nhiều, nên VC không còn dư quân để biển người tràn ngập các căn cứ hỏa lực yiểm trợ pháo của Nhẩy Dù hay Bộ Binh, như VC đã dứt điểm Đồi Gió với 6 khẩo pháo của Nhẩy Dù trước đây. Khi Nhẩy Dù tấn công mạnh, thì VC lại dãn ra cho ND đi qua, sau đó khép lại đi theo phía sau để quấy phá, cách phá rối này làm cho quân giải tỏa không nối quân liền nhau được để tiến lên An Lộc. Chiến trường khu vực này cứ chia ra từng khoanh chiến trường nhỏ lớn lẫn lộn hai bên làm chủ.
.
.
.
Tuy nhiên, nhờ vậy mà quân VC cũng bị giữ chân không thể tăng viện lên phía Bắc để đồng tấn công mạnh vào mặt Nam thị xã An Lộc vì phải chia quân chận tăng viện, phải xa quần chiến ở chiến trường vùng Tầu Ô lên Tân Khai. Quân VNCH, dù không vượt qua khỏi xa hơn Tân Khai, chỉ còn cách An Lộc trên 10 km, tuy nhiên cũng đã cầm chân rất nhiều quân VC ở đây để giảm áp lực cho AL, VC không tấn công thẳng vào An Lộc mạnh mẽ từ mặt Nam lên được. Cả hai bên đều bị thiệt hại rất nặng nề ở đây. Tuy nhiên có điều lạ lùng ngay từ ngày đầu trận chiến là các oanh tạc cơ chiến lược B52 không được không quân Mỹ dùng trong vùng này. Có lẽ là không muốn tàn phá quốc lộ 13 chăng. Cũng không đúng, chỉ cần tránh xa hai bên QL13 chừng vài trăm mét, còn trống hàng cây số vuông chung quanh, nhất là về hướng Tây, bộ vùng này không phải là các địa điểm tập trung pháo của VC dùng bắn yiểm trợ, hay là vùng tập trung quân của VC cho chiến trướng mặt Nam thị xã An Lộc chăng. Các toán BCD 81 (các toán còn ở bên ngoài vì không về kịp cùng lữ đoàn vào AL trước đó) ở đâu, sao không thả các toán Biệt Kích đi lùng địa điểm tập trung pháo, tiếp liệu của VC vùng mặt trận này để gọi không lực Việt Mỹ đến oanh kích và nhất là pháo đài bay B52 đến trải thảm, tiết kiệm xương máu cho quân giải tỏa và kết thúc chiến trường An Lộc nhanh hơn.
.
.
0al-chonthanh
.
.
Không thấy có phi vụ B52 nào được bộ tư lệnh hỗn hợp Viêt-Mỹ, hay do QD3 VNCH yêu cầu BTL KL Mỹ cho B52 đánh ở mặt Nam, hay sườn Tây của QL13, chỉ cần chừng một hai phi vụ B52 trải từ Tầu Ô lên Nam Xa Cam về hướng Tây QL13 là tiêu diệt hết quân VC ở vùng này, chưa kề vùng này không có quân VNCH hay dân cư. Hay vùng này toàn là cây cao su, HK không muốn tàn phá đồn điền?. Nhiều câu hỏi căn bản chiến lược rất giản dị như vậy không được trả lời. Nếu kết thúc được chiến trường An Lộc nhanh, cũng là tiết giảm được thiệt hại nhân mạng cho các cố vấn và phi công Hoa Kỳ tham chiến. Khi chiến trường An Lộc tạm ngưng về sau, đã có trên 50 quân nhân Mỹ tử thương trong vùng mặt trận An Lộc, hầu hết là sĩ quan không quân, trong đó có một chuẩn tướng (Richard Tallman), vài trung tá, thiếu tá tử thương vì VC pháo khi viếng thăm chiến trường An Lộc vào ngày 9 tháng 7, 1972, sau khi coi như chiến trường đã kết thúc. Không lẽ muốn cứu vớt các khu rừng cao su không bị thiệt hại, cũng không còn khai thác được vì toàn bộ các khu vực trồng cao su ngút ngàn đã bị thiệt hại do các mảnh bom đạn nhỏ hay không còn an toàn để khai thác cho tới sau khi chiến tranh VN được kết thúc vào tháng 5/75. Mà B52 không được Mỹ dùng tới trong khu vực này?
.
.
.
.
AL-C130USAIRFORCE
.
.
Khi lực lượng từ miền Tây lên tăng viện, thì trung đoàn 43 được rút ra đi xuống phần Lai Khê làm trừ bị cho QĐ3 và tỉnh Bình Dương. Phần chiến trường mặt Nam An Lộc vùng Tầu Ô lên Tân Khai không được nhắc đến nhiều như chiến trường bên trong Thị Xã An Lộc, tuy nhiên cường độ cũng rất khốc liệt giữa hai bên với đủ loại vũ khi. Ở vùng này, đường xe lửa gặp QL13, bên phía Đông QL trống trải kéo dài ra các con suối, bên mặt Tây QL thì gần sát các rừng Cao Su của đồn điền Xa Cát, kéo dài lên Xa Cam.
.
Đường tiếp viện chính của quân VC là từ mật khu Lưỡi Câu bên đồn điền Mimot ở Cam Bốt, tiến sâu xuống Tây Ninh, chuyển qua mặt Tây Tỉnh Bình Long vào hướng Tây QL13, từ đây tiếp tế và bắn pháo tầm xa 130 ly yiểm trợ cho quân VC đang đóng chốt kiềng. Quân VNCH lại chuyển qua khoảng trống bên phía Đông QL13 để tiến lên, cố nối liền Tầu Ô và Tân Khai, nhưng VC cũng dễ dàng chuyển quân qua đây để chận đánh và pháo dồn dập do không hề thiếu đạn.
.
.
0al-anloc-maỵ72
.
.
Trở lại mặt trận phía Nam Bình Long, Tầu Ô và Tân Khai, khoảng ngày 12 tháng 5, có thay đổi nhiều trong các cấp bực chỉ huy cao cấp của Quân Lực VNCH. Tướng Ngô quang Trưởng, tư lệnh vùng 4 Chiến Thuật ra thay tướng Hoàng xuân Lãm chi huy vùng 1 Chiến Thuật. Tướng Nguyễn vĩnh Nghi tư lệnh SĐ21 đang tham chiến ở nam An Lộc về làm tư lệnh vùng 4, Chuẩn Tướng Hồ trung Hậu, phó tư lệnh sư đoàn Nhẩy Dù lên thay làm tư lệnh SĐ 21 BB. Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù, sau khi bị thiệt hại nặng mất trên hai đại đội tại Đồi Gíó trước đây, một đại đội lui vào nhập chung LĐ1 ND trong An Lộc, tiểu đoàn chỉ còn khoảng một đại đội đuợc bốc ra về hậu cứ, tái bổ xung, tập luyện tân binh, sĩ quan mới tăng phái tới, và lại được đưa lên mặt trận Tân Khai, sửa soạn tấn công lên, vào An Lộc về với đơn vị mẹ là Lữ Đoàn 1 ND đang tử thủ bên trong An Lộc.
.
.
Đây là một tinh thần truyền thống cao và cách tổ chức chuyên nghiệp của SĐ Nhẩy Dù, chỉ cần còn các sĩ quan chỉ huy kinh nghiệm chiến trường cao và hăng say còn sống sót lại, chỉ trong thời gian ngắn vài tuần cho tới một tháng thì các đơn vị bị thiệt hại nặng, lại có đủ quân số lên đường ra mặt trận với các tân binh tình nguyện, các sĩ quan tình nguyện, có các sĩ quan tình nguyện được chuyển qua ND từ các binh chủng khác. Sau này trong một lần nhẩy “chuồng cu” tôi có gặp các sĩ quan Nhẩy Dù mang lon cao từ thiếu úy trở lên mới đi học nhẩy dù lần đầu, tôi có thắc mắc, mới được biết, do nhu cầu chiến trường cấp tốc, có các sĩ quan chuyển Binh Chủng qua Dù, chưa được huấn luyện Nhẩy Dù, sau này khi có dịp mới lại đi học nhẩy lần đầu tiên.
.
.
AL-t54-namanloc
.
.
Trung Tá Nguyễn viết Cần chỉ huy Trung Đoàn 33 SĐ 21, là một cựu tiểu đoàn trưởng Nhẩy Dù chuyển qua Bộ Binh sau khi liên quan đến chuyện hạ sát hai quân cảnh Mỹ trong lần đụng chạm tại một vũ trường trong Chợ Lớn, khi mang trung đoàn từ Tân Khai cố tiến lên về Xa Cam trong khoảng ngày 18, 19 tháng 5 đã bị pháo của VC bắn dồn dập gây tử thương cho ông vào đêm 21 tháng 5. Nói chung là chiến trường vùng này rất khốc liệt, từ ngày đầu đã có Đại Tá Trương hữu Đức, chỉ huy trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh cũng bị bắn tử thương trên trực thăng từ những tuần đầu tháng tư. TrTá Cần là bào đệ của Tướng Nguyễn Viết Thanh tử trận vài năm trước ở miền Tây.
.
Nói chung, ở vùng Nam tỉnh Bình Long, VC cũng thành công chận đứng quân tiếp viện trong thời gian dài, có khả năng di động cùng phòng không và pháo binh đã bắn chính xác, gây tử thương cho các sĩ quân cao cấp nhất của VNCH trên chiến trường. Về phần thiệt hại của quân VC thì về phía họ, VC không dùng tên tuổi thật, không có mang dấu hiệu chức vụ tên tuổi trên quân phục, nên không hề biết thiệt hại rõ ràng của các cấp chỉ huy VC trên chiến trường. Ngoài ra khi bị bắt hay hồi chánh, không thể nào biết chính xác đơn vị hay cấp bậc của họ, vì không được ghi trên quân phục. Quân VC đã học thuộc lòng những lời khai gian khi bi lọt vào tay của đối phương, đó là hệ thông tổ chức của VC. Kể cho đến ngày nay, nếu họ tự công bố ra, cũng không có gì để kiểm chứng có đúng sự thực hay không. Còn các tên tuổi chỉ huy, và thiệt hại của bên VNCH, là xứ có tự do báo chí, nên tin tức chiến trường, tên tuổi các sĩ quan cao cấp tử trận đều được cập nhật, công bố tới một gìới hạn rất nhỏ nào đó. Ngoài ra gia đình các sĩ quan VNCH này được tự do loan tin trên báo chí và được lo an táng công khai theo nhu cầu của gia đình giòng họ.
.
.
Sau cuộc tấn công mạnh nhất trong suốt thời gian bao vây An Lộc ngày 11 tháng năm vừa qua. Hy vọng chiến thắng chiếm An Lộc của VC càng gấp hơn vì sắp đến ngày 19 tháng Năm, sinh nhật của HCM, phía VC hy vọng có thể ra mắt chính phủ MTGPMN, dùng An Lộc làm thủ đô, thực ra nếu dự đoán như vậy thì cũng chưa chắc đúng vì B52 vẫn có thể trải bom lên đầu An Lộc theo nguyện vọng “ hãy bắn lên đầu chúng tôi … “ của quân trú phòng mỗi khi bị VC tràn ngập trên nhiều chiến trường từ xưa. Tuy nhiên, theo tài liệu bắt được khi toán biệt kích từ căn cứ Tống lê Chân rải ra phục kích ngoài vùng liên lạc từ An Lộc về hậu cần VC ở Mimot, thì VC cần phải gom viện quân từ Cam Bốt qua, tập trung ở vùng này để cố dứt điểm An Lộc vào ngày sinh nhật HCM. Cuộp tập trung quân và tiếp liệu này không xẩy ra được vì B52 đã được thả vào khu vực này, gây thiệt hại cho quân tập trung VC. Do đó ngày 19 tháng năm, không có trận đánh khốc liệt vào An Lộc như đã dự tính.
.
.
AL-T54-dauNAM
.
.
.
Dù không tổ chức được trận tấn công vào ngày sinh nhật của HCM như dự tính bằng quân tiếp viện mới, chiến trường sát ranh thị xã chỉ còn toàn là bị pháo của VC rót vào và những chạm trán lẻ tẻ ở lằn ranh hai bên. Cả hai bên đã rất mệt mỏi sau những trận tấn công và phản công kinh hoàng, chiến trường đầy những thiệt hại nặng của hai bên. Tuy nhiên VC vẫn phải làm gì cho ngày sinh nhật của HCM cho dù trễ, ngày 23 tháng 5, VC cũng tung số lượng quân không có tầm vóc là bao nhiêu và hầu như toàn bộ chiến xa còn xót lại, chỉ lẻ loi tiến lên từ mặt Nam An Lộc, từ đồn điền cao su Xa Cam đi ra QL13, tiến vào khu phòng thủ của LĐ1 ND, tiểu đoàn 8, tiểu đoàn 5 Dù, đó là một mũi tấn công vào đêm 23 rạng sáng đi lên hướng Bắc tấn công vào mặt Nam của AL, một mũi chỉa xuống Nam phía Tân Khai đi tấn công về vùng của quân tiếp viện đang đánh lên để nối với AL của SĐ 21BB, cùng Trung đoàn 15/SĐ 9 và Tiểu Đoàn 6 Dù vừa tái tân lập lại.
.
.
ALB6-NDcaptain
.
.
Hai mũi quân VC này không tiến được bao xa thì lần lượt bị phi cơ oanh kích, bắn hạ hầu hết các chiến xa VC, xác tăng xác chiến xa dồn ụ bên rừng cao su Xa Cam dọc QL 13. Từ đó cho tới cuối tháng 5, VC không còn có các trận tấn công nào mới, chỉ còn trận tiến công của quân VNCH từ mặt Bắc Tân Khai, tiến lên nối với Xa Cam. Bằng các trận đánh khốc liệt, dưới yiểm trợ mạnh mẽ của không quân Việt Mỹ và pháo binh từ các căn cứ hỏa lực mới thiết lập ở Tân Khai.
.
.
AL-T54-BDQtaithuong
.
.
Ngày 4 tháng 6, Trung Tá Nguyễn văn Đỉnh lại dẫn TĐ6 Nhẩy Dù được trực thăng vận lên phía bắc Tân Khai, tăng viện, hợp chung với trung đoàn 15 / SĐ9 đánh thúc mạnh lên An Lộc, tuy nhiên cũng gặp nhiều công sự phòng thủ rất vững chắc của VC, quần thảo vài ngày ở gần mặt Nam Xa Cam. Không Quân VN phải oanh tạc dữ dội để giải quyết các hầm hố kiên cố này, sau khi KQ Mỹ từ chối đánh bom vùng hầm VC ở Xa Cam. Cuối cùng thì Tiểu Đoàn 6 Dù và Tiểu Đoàn 8 Dù bắt tay với nhau qua hai Đại đội Trưởng Đại Uý Ngô xuân Vinh ĐĐ62/TĐ6 từ Tân Khai lên và Đại Úy Trương ngọc Ni ĐĐ81/TĐ8 đang phòng thủ mặt Nam của thị xã An Lộc. Coi như Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã nối kết lại với đầy đủ 3 tiểu đoàn, 5,6 và 8 sau lần đổ quân trước xuống đồi Gió vào trung tuần tháng Tư.
.
.
AL-SD-21bb
.
.
Tôi có đọc một hồi ký của một sĩ quan chiến đấu kiêm sĩ quan chiến tranh chính trị của Trung Đoàn 15 phàn nàn là đúng ra cấp trên phải để cho tiểu đoàn BB của trung đoàn 15 này đánh đoạn chót nối tay với Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù mới đúng vì TrĐ 15 / SD BB này đã chịu nhiều tổn thất nặng và đã đánh ròng rã ở mặt này từ trên cả tháng, đến khi tiến được vào An Lộc thì lại để dành cho TĐ6 Nhẩy Dù vì SĐ Nhẩy Dù danh tiếng hơn. Tôi thì nghĩ TĐ 6 Dù cũng từng bị đánh tan hàng ở đồi Gió, đáng nhẽ cứ từ từ ở hậu cứ dưỡng thương cũng được, trái lại, lại lên lại để vào An Lộc, mà trước đây họ đã đến chỉ cách AL hơn 3 km trước đó. Ngoài ra khi đánh cận chiến thúc ép VC vào giữa từ hai mặt Nam lên, Bắc xuống, thì chắc chắn là hai tiểu đoàn Dù, cùng đơn vị mẹ Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù sẽ làm ăn nhịp nhàng cùng chiến thuật cao hơn vì họ đã từng đánh hợp đoàn cùng tác chiến chuyên môn với nhau qua nhiều năm nhiều lần, có cùng một tư lệnh chiến trường là Đại Tá Lưỡng, nên BCH quân đoàn 3 sắp xếp cho họ nối tay là chuyện thường, vã dĩ nhiên ai cũng biết là chiến trường An Lộc Bình Long thành công là do máu xương tất cả của mọi binh chủng, cho tới Nhân Dân Tự Vệ, trong đó không quân Việt Mỹ cũng ít được nhắc tới, không mấy ai nhắc tới các cấp chỉ huy không quân đã trực tiếp tử trận trên vùng trời An Lộc, chính ra các sĩ quan không quân Viêt Mỹ đã phải hy sinh nhiều nhất nếu tính theo cấp số lượng sĩ quan trên binh sĩ tham chiến ở mặt trận vùng An Lộc.
.
.
.
Lúc nào trên chiến trường An Lộc đều có các thám thính cơ, nhiều nhất là 02, bay 24/7 để điều động các phi vụ yiểm trợ, theo dõi chiến trường, lúc nào cũng có các phi vụ yiểm trợ hỏa lực trên không của AC-130 Spectre, hay Hỏa long AC-119 túc trực thay phiên nhau 24/7 bắn phá các vị trí VC, các chiến xa VC, theo sự yêu cầu yiểm trợ của quân bộ chiến bên dưới hay do các thám sát cơ phát hiện ra các vị trí của quân VC. Đó mới là nguyên nhân chính mà chiến trường An Lộc đứng vững được, cho tới ngày quân tăng viện và quân trú phòng bắt tay nhau ở Xa Cam ngày 8 tháng 6, đánh dấu, chấm dứt các cuộc cường tập của VC vào An Lộc, đánh dấu rằng VC đã thất bại trong cố gắng tiến chiếm An Lộc. Chiến trường An Lộc đã đánh dấu sự thất bại của đại quân VC sau hai tháng bị bao vây. Bây giờ chiến trường An Lộc đổi qua khúc quanh mới.
.
.
AL-Cessna02WING
.
.
Trong khoảng thời gian này, không biết chính xác vào ngày nào, Tướng Lê văn Hưng, Chuẩn Tướng Nhiệm Chức tư lệnh SĐ5, chỉ huy trưởng của chiến trường trên Thị Xã An Lộc được thăng chức lên Chuẩn Tướng Thực Thụ. Đồng thời tất cả quân nhân trên chiến trường này cũng được thăng thưởng lên một cấp bậc. Tuy nhiên, cũng có một số chỉ huy, theo tôi, cần phải bị khiển phạt vì thiếu thu tập về tình báo, thiếu chuẩn bị, cho nhẩy các toán thám kích, biệt kích lấy tin như thế nào mà không biết trước được VC đã chuyển quân bao vây Lộc Ninh, cả trăm xe tăng, xăng dầu, lương thực tiếp tế cho một đại quân có đến gần 50 ngàn lính, tấn công bao vây An Lộc suối hai tháng, cắt đứt QL 13 xuống gần tới cạnh Lai Khê, mà cho đến khi VC nổ súng tấn công, lúc đó mới biết. VC đã tài tình cất dấu cả trăm chiến xa, hàng ngàn tấn kho tàng đạn được bắn tới ¼ triệu qủa đại pháo và đủ lương thực suốt mấy tháng chuẩn bị trước để tấn công An Lộc, mà VC không hề có không quân tiếp liệu hay tải thương. Từ du kích chiến vài năm trước, nay bước qua trận địa chiến, tấn công với đủ thứ đại pháo, tới hỏa tiễn phòng không cầm tay bắn rơi đủ loại máy bay của không quân Việt Mỹ, đó là một thành qủa lớn của VC, dẫn tới chiến thắng toàn miền Nam sau này., khi quân VNCH không còn nhận được tiếp liệu và yiểm trợ của Không Quân Hoa Kỳ, nhất là không còn B52 vào trận chót năm 1975.

No comments:

Post a Comment