Thursday, May 3, 2018

Thursday, may 3, 2018
Monday, December 12, 2011

Tình hình chiến sự tại tỉnh Long An trong tháng 4.1975 .

Nguồn : 1/ Vietnam from cease-fire to capitulation (VN từ ngưng bắn đến đầu hàng) của ĐT William E. Le Gro , từng chỉ huy văn phòng tùy viên quân sự Mỹ/Defense Attache Office (DA0) tại Sài Gòn từ tháng 12.1972 tới 29.4.1975 .
2/ Final Collapse của đại tướng Cao văn Viên .

Thưa các bạn ,
Trước đây , trên blog này , tôi có hai bài về trận đánh của Tr.đoàn 12 SĐ 7 bộ binh VNCH tại Long An . Bài thứ nhứt của Paris-Match phỏng vấn ĐT Đặng phương Thành , chỉ huy Tr.Đ này và bài thứ hai của trung tá Trần văn Lưu (đồng khóa thiếu sinh quân với ĐT Thành) . Là một người nghiên cứu theo khoa học , tôi vẫn chưa vừa lòng với những thông tin của hai bài trên . Nay , dựa theo hai nguồn trên đây , tôi có thêm một số thông tin mới về Tr.Đ 12/7 BB và lực lượng của TK Long An trong trận chiến bảo vệ QL 4 trong tháng 4.75 . Hóa ra , ĐPQ của TK này trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước , cũng đã lập nhiều chiến công ko thua kém các đơn vị chủ lực quân .

. . . Một trận đánh quan trọng đã xảy ra tại Long An , khi SĐ 5 CSBV , di chuyển từ tỉnh Svay Rieng , Cambodia , đã xử dụng Tr.Đ 275 tấn công gần Tân An vào ngày 9.4.1975 . ĐPQ tỉnh Long An đã chống trả mãnh liệt và đc tiếp viện bởi Tr.Đ 12/7 BB . Với tổn thất nhẹ , TĐ 2/12 đã hạ trên 100 lính của Tr.Đ 275 , buộc vị tư lịnh của họ phải xin viện binh . Ngày kế , bắc quân đã tấn công phi trường Cần Đót tại tỉnh lỵ Tân An và , sau khi cắt đứt QL 4 , đã bị đẩy lui với tổn thất nặng bởi ĐPQ của Long An . Trong hai ngày sau đó (subsequent) , ba TĐ ĐPQ 301 , 322 và 330 của Long An đã đụng độ dữ dội , hạ trên 120 địch quân và bắt sống 2 . Trong khi đó , Tr.Đ 12/7 BB , đánh nhau với hai Tr.Đ. của SĐ 5 CSBV , hạ trên 350 và bắt sống 16 . Bộ TTM VNCH đã đưa 1 TĐ của SĐ 22 bb – vừa mới đc hồi phục – vào vùng này vào ngày 12.4 và sau đó thêm 2 TĐ . Để thống nhứt chỉ huy , bộ TTM đã điều chỉnh ranh giới của QK 3 và 4 , giao chiến trường Tân An cho QK 4 .
. . . Ở phía tây của Sài Gòn , mặc dù các lực lượng diện địa (ĐPQ và NQ) và Tr.Đ.12/7 bộ binh vẫn giử đc Long An , pháo binh CSBV đã tới gần Sài Gòn đến độ pháo kích vào đài radar Phú Lâm bằng hỏa tiển 122 ly ngày 18.4 . Hai dảy nhà chứa gia đình binh sĩ ở đài này bị phá hủy . Cuộc tấn công này chỉ cách phi đạo của Tân sơn Nhứt và vp Tùy viên Quân sự /DAO có 7 km , nói lên sự đe dọa nghiêm trọng cho SG .
Tại tỉnh Long An , SĐ 5 CSBV tiếp tục tấn công mạnh dọc theo ranh giới cũ giửa QK 3 và 4 , nhưng ngày 15.4 đã buộc phải rút về tây bắc .Tr.Đ 12/7 bb đã gây tổn thất nặng cho Tr.Đ. 6 và 275 csbv gần tỉnh lỵ Tân An . Vào lúc này , những đv nhỏ , trang bị yếu của 2 Tr.Đ 41 và 42/22 bb – đang trong giai đoạn hồi phục – đc triển khai tại Bến Lức và Tân An . Nhưng địch quân ngày càng mạnh . Các đv bắc quân có mặt tại Long An và tây nam Hậu Nghĩa gồm năm SĐ : 3 , 5 , 8 và 9 và 27 đặc công . Thêm vào đó , Tr.Đ 262 và LĐ 71 phòng không đã có mặt tại ranh giới Long an-Hậu nghĩa .

Các đường màu xanh là năm mặt trận bảo vệ Sài gòn : Bình Dương ở phía bắc , Biên Hòa ở phía đông bắc , QL 15 ở phía đông nam , Long An ở phía tây nam và Củ Chi ở phía tây bắc .
Còn theo quyển Final Collapse của đt Cao văn Viên thì :

Tình hình tại QK 4 .

Tương phản với 3 vùng còn lại , tình hình tại QK 4 đã tương đối yên trừ những trận đánh liên tục nhưng ko có tính quyết định giửa SĐ 9 và công trường 5 của CSBV tại khu biên giới giữa Kiến Tường và Svay Riêng , Cambodia . Địch quân phần lớn nhắm vào các tiền đồn của ĐPQ và NQ , đặc biệt ở Chương Thiện và Kiên Giang . Nhưng giửa tháng 3 1975 và tiếp tục đến đầu tháng 4 , địch đột ngột gia tăng các cuộc tấn công . Giờ đây , họ lại nhắm vào các cơ sở tiếp vận cũng như các tiền đồn ĐPQ dọc theo ql4 , con đường huyết mạch từ SG xuống vùng châu thổ .
Sau một thời gian dài bổ sung quân số và trang bị , công trường 5 tiến vào khu phía tây bắc Tân An , và tấn công quận lỵ Thủ Thừa , do ĐPQ và NQ bảo vệ , xem bản đồ số 11 . Địch mưu toan , nếu chiếm được Thủ Thừa , sẽ cắt ql 4 đoạn giửa Tân An , tỉnh lỵ của Long An , và Phú Lâm , ngoại ô của SG ; cũng như ngăn chặn SĐ 7 tiếp viện cho SG . Nhưng âm mưu đã bị bẻ gẩy ; lực lượng tại Thủ Thừa đã đẩy lui địch quân và gây cho địch nhiều thiệt hại . Một mủi tấn công của địch nhằm vào quận lỵ Bến Tranh , nhưng tại đây lần nữa , cuộc tấn công bị bẻ gẩy bởi lực lượng phối hợp của SĐ 7 và 9 bb VNCH. Sau một ngày giao tranh , địch phải buộc rút lui , để lại gần 200 xác và hàng trăm vũ khí , bao gồm đại bác và súng phòng không . khoảng 20 địch quân bị bắt . Một nút chận khác của địch ở nam Tân An và khu vực Bến Tranh đã được dẹp tan . Kết quả , lưu thông trở lại bình thường từ SG đi Mỹ Tho . . .

No comments:

Post a Comment