Friday, August 16, 2024

BA NGÀY SAU KHI BỊ THƯƠNG, MỘT PHI CÔNG MỸ LẠI TIẾP TỤC BAY, ĐỂ RỒI CHẾT VÌ MỘT VIÊN ĐẠN 12.8 LY XUYÊN QUA ĐẦU.

TRẬN ĐỨC LẬP 1968, THEO TƯỜNG TRÌNH SAU TRẬN ĐÁNH CỦA CỐ VẤN MỸ. 

Lính DSCĐ và nón cối và chất nổ bangalore. Trung sĩ Mike Dooley, một họa sĩ truyện tranh, đã trực trong đêm xảy ra trận đánh. Ba ngày sau đó, xác y nằm sóng sượt trong 1 giao thông hào bằng bao cát. Y đã chết vì đạn bắn sẻ trúng đầu. Trong tranh, người tù binh CSBV nói với lính Mỹ: Tôi bị cưởng bách đi lính.



Bản tường trình này lập bởi thiếu tá Billy Biberstein, trưởng ban Quân sử số 13; đại úy Joe Meissner, trưởng ban Quân sử số 21; và thiếu tá Lamar Peyton, trưởng ban Quân sử số 45. 

Những người được chúng tôi phỏng vấn gồm:

a/ ĐT Rex Sage, cố vấn trưởng của sđ 23 bộ binh.

b/ Trung tá Charles Harrison, sq liên lạc không quân của sđ 23 bộ binh.

c/ Thiếu tá Robert Mize Jr, cố vấn phòng 2 của sđ 23.

d/ Thiếu tá Anthony Nieves, cố vấn trưởng chi khu Đức Lập, thuộc toán 32.

e/ Đại úy Wyne Arnold, tiền sát viên, đã bay hơn 50 giờ và điều khiển hơn 60 cuộc không kích trong trận đánh, người bên phải trong ảnh.

f/ Trung úy William Harp, trưởng toán 239 và cố vấn của toán 119 LLĐB VN tại trại Đức Lập, người bên trái trong ảnh.

g/ Đại úy Phúc, quận trưởng Đức Lập.

Và một số sq, HSQ khác.

A. Quân số tham chiến: 

a/ Ngày 23.8.1968.

1/ Tại chi khu Đức Lập:

Ngoài toán cố vấn 32 của chi khu còn có:

(a)   Đ.đ. 379 ĐPQ

(b)  Trung đội 21 nghĩa quân (NQ)

(c)  Trung đội  24 NQ

2/ Tại Trại DSCĐ Đức Lập hay Dak Sak có:

(a) Toán A-239 LLĐB Mỹ

(b) Toán LLĐB VN

(c)  Đ.đ. 561 DSCĐ

(d)  Đ.đ. 562 DSCĐ

(e)  Đ.đ. 563 DSCĐ

(f)  Đ.đ. 564 DSCĐ

(g) Đ.đ. 202 Mike Force

(h) Đ.đ. 204 Mike Force

(3) Đ.đ. 411 Thám kích của sđ 23

(4) Tiền đồn Bon Sar Pa của đ.đ. 281 ĐPQ.

b/ Ngày 24.8.1968

(1) Tại Chi khu có: TĐ 2 (trừ) của trung đoàn 45 thuộc sđ 23 VNCH. 

(2) Tại Trại DSCĐ có: Đ.đ. 203 Mike Force

c/ Ngày 25.8.1968: Tại trại Đức Lập, có đ.đ. 201 Mike Force thay thế đ.đ. 204 Mike Force. Có đ.đ. 3 và 5 Mike Force từ Nha Trang tăng cường. 

d/ Ngày 26.8.1968: ko thay đổi. 

e/ Ngày 27.8.1968: Tại chi khu, tăng cường đ.đ. 285 ĐPQ và TĐ 1/45 của sđ 23 VNCH. 

f/ Ngày 28/8/1968: đ.đ. 410 Thám kích thay thế 411 Thám kích.

Ba ngày kế ko thay đổi.

B. Các lực lượng yểm trợ: 

a/ Đ.đ. 155 trực thăng tấn công.

b/ Pháo đội A TĐ 4/42 pháo binh Mỹ

c/ Đ.đ. C thuộc TĐ 4/503 của lữ đoàn 173 Dù, bảo vệ CCHL.

Về không quân có: 

1/ Phi đoàn 6 hành quân đặc biệt dùng toàn Skyraider

2/ Phi đoàn 14 hành quân đặc biệt dùng toàn trực thăng UH-1B

3/ Các Phi đoàn 3, 31, 35, 37, 366 không quân chiến thuật, dùng toàn F-100

4/ Phi đoàn 12 không quân chiến thuật, dùng toàn Phantom F-4

5/ Các phi đoàn 3 và 4 dùng toàn AC-47 Spooky

C. Tình báo: 

Trong 7 tuần trước trận tấn công vào BCH chi khu Đức Lập và trại DSCD Đức Lập hay Dak Sak ngày 23/8/1968, người ta đã dự đoán một tấn công vào Ban Mê Thuột (BMT), tỉnh lỵ của Darlac và những căn cứ chung quanh bao gồm Đức Lập. 

Địch quân đã tập trung lớn lao chung quanh khu vực Nam Lyr của Cam-bốt, đã được chúng tôi thường xuyên theo dỏi. Đv lớn đang được chỉnh trang và huấn luyện tại khu vực Dak Dam là sư đoàn 1 csbv, đang tạo 1 đe doạ thường xuyên cho khu vực Đức Lập vì khu vực này chỉ cách biên giới 7 km. Trong suốt tuần lễ trước cuộc tấn công, nhiều toán nhỏ của địch đã di chuyển theo hướng tây đông đã được phát hiện chung quanh khu vực Ban Mê Thuột (BMT). Người ta đã dự đoán csbv sẽ dùng một con đường ở nam Đức Lập để chuyển tiếp liệu và người vào khu vực tập kết để chuẩn bị tấn công Ban Mê Thuột (BMT). Hoạt động duy nhứt của địch trước khi tấn công là lúc 2100 ngày 11/8/68 khi một lực lượng địch ko rõ quân số đã tấn công Ấp Đức Minh I toạ độ YU 864756, thiệt hại của bạn ko có và của địch ko rõ. Lúc 1200 ngày 17.8.68, địch đã tập hợp dân để tuyên truyền tại một địa điểm 3 km nam Đức Lập và yêu cầu dân cung cấp tin tức về quân chánh phủ trong khu vực. Các đv ĐPQ của chi khu đã hành quân thám sát khu vực trong tuần lễ trước cuộc tấn công nhưng ko gặp địch.

Trong bản tin tình báo hàng tuần từ 11-17/8, in bởi Toán Cố vấn 32 của Tỉnh Quảng Đức, đã kết luận:

" Những báo cáo liên tục về các đv cấp trung đoàn trong khu vực biên giới, các hoạt động đáng kể trên các đường mòn, phát hiện 1 đường mới đang xây ở phía bắc Quận Đức Lập, tin mật báo của các cảm tình viên, ghi nhận của các máy điện tử gài trên đường mòn (APD) và sự khan hiếm (dearth) các đụng độ với địch dù nhỏ nhặt hình như đã chỉ rõ địch chủ yếu dùng Tỉnh Quảng Đức làm HÀNH LANG XÂM NHẬP. Các đường xâm nhập có vẻ thường đi ngang đặc khu hành chánh (special district) Duy Xuyên và kế đó vào phía nam Tỉnh Darlac; đi ngang phía nam Quận Đức Lập và phía tây Quận Khiêm Đức để vào Tỉnh Lâm Đồng; và đi ngang phía đông Quận Kiến Đức để vào Tỉnh Phước Long và Quân khu 3.

"Ngoài khu vực Đức Lập, ko có chỉ dấu về bất cứ tập trung quân địch cho 1 cuộc tấn công khác. Có 1 số truyền đơn nói rằng địch sẽ tấn công 1 số căn cứ trong khu vực của tỉnh lỵ Gia Nghĩa, nhưng ko có dấu hiệu rõ ràng. Chi khu và trại Đức Lập vẫn luôn luôn là mục tiêu của địch trong quá khứ do gần các căn cứ lớn của địch bên kia biên giới.

Nên lưu ý rằng ko có bất cứ tin tức nào về địch sẽ tấn công Đức Lập vào đêm 23/8. Một cuộc phỏng vấn vào ngày 4/9 với chuyên viên bậc 6 James Griffin, một HSQ phụ trách về tình báo của tỉnh (vì cố vấn về tình báo của tỉnh là đại úy Donald Grant đã bị thương trong trận đánh và đã di tản) đã phát hiện rằng 30 ngày trước trận đánh đã có 15 báo cáo về các đv lớn của địch gần biên giới chung quanh Đức Lập và trong khu vực núi Nam Lyr. Các máy điện tử đánh hơi người (sniffer) đã ghi nhận đông đảo địch ở 30 km đông Đức Lập.

Tin tức về tập trung quân lớn lao của địch trong khu vực vẫn được ghi nhận trong lúc chúng tôi viết bản tường trình về trận đánh này. Ngày 3.9, một chủ đồn điền trong khu vực Đức Lập đã báo cáo chi khu rằng khoảng ba sđ csbv (28.000 người) đã đi ngang khu vực hai km tây bắc của BCH chi khu. Dù tin tức ko thể xác nhận nhưng phi pháo được gọi. 

Lực lượng tấn công vào ngày 23.8 đã xâm nhập Nam VN, phần lớn dọc theo các con đường đã vẽ trên overlay ở đính kèm số 5.                              


Dựa vào cường độ của trận đánh và tổn thất của địch, người ta ước tính khoảng 4.000 người đã tham chiến trong trận đánh này trong 4 ngày tại Đức Lập. Dựa vào tài liệu và cung từ của tù binh người ta biết có trung đoàn 320, trung đoàn 95C, còn gọi là trung đoàn E2 và TĐ 8 của trung đoàn 66, cả ba đều thuộc sđ 1 csbv.

Tất cả võ khí tịch thu đều tình trạng tốt, một số mới tinh. Hai súng phun lửa tịch thu có vẻ trong tình trạng tốt nhưng ko ai thấy họ dùng súng nầy. Các tù binh đều khoẻ mạnh và chỉ có 1 trong 4 người bị sốt rét. Tuổi trung bình là 25, đều bị động viên và đã ở lính từ 9 tới 13 tháng. Có 2 người là đoàn viên Thanh niên. Thỉnh thoảng họ ăn cơm với cá tươi hay cá hộp. Họ sợ nhứt là B-52 vì các đv của họ đã bị B-52 đánh bom 2 tới 5 lần. 

Khả năng xâm nhập của địch vào trại khoảng hai tiểu đội đặc công có thể giải thích dựa theo một xét duyệt các hoạt động trong quá khứ của các đv đóng trong BCH chi khu. Theo một phỏng vấn với thiếu tá Harris, cố vấn của ĐPQ/NQ tỉnh, khoảng 3 tháng trước trận đánh, đã xảy ra đụng độ giữa lính Thượng và lính VN trong đ.đ. 379 ĐPQ, khiến khoảng 50/100 quân số đ.đ. bị thay thế. Lúc đó đ.đ. này được xem như 1 trong những đ.đ. ĐPQ giỏi nhứt tỉnh. Vì có ba trong bốn lính gác ở các nơi mà địch xâm nhập vào BCH chi khu vẫn còn mất tích, người ta có thể nghĩ rằng tình trạng thù nghịch giữa lính Thượng và VN vẫn còn trong các đv ĐPQ/NQ ở Đức Lập. Địch đã biết những khu vực quan trọng trong BCH chi khu cũng như tòa nhà của toán cố vấn chi khu để ném chất nổ hay bắn cối, đã khiến một cố vấn chết và 6 bị thương, xem hình. 


Thời tiết của khu vực Đức Lập trong 10 ngày trước trận đánh có đặc điểm mây thấp, mưa, sương mù, và rất xấu cho máy bay hoạt động. Nhiệt độ trong 10 ngày này từ giữa 60 độ F vào ban đêm tới gần 80 độ F vào buổi chiều. Trong những giờ sáng sớm, thường có mưa phùn (drizzle), lác đác sương mù sát đất, 90-100/100 mây che và trần mây từ 300 đến 1.000 bộ. Sương mù tan biến và trần mây gia tăng vào buổi trưa. Thỉnh thoảng có những cơn mưa vào buổi chiều và những cơn mưa nặng hột buổi tối. Ngày 23/8, thời tiết tốt và trong 6 ngày hoạt động của không quân ko trở ngại. Những người được phỏng vấn đều đồng ý thời tiết tốt, cho phép không yểm tiếp cận, là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thất bại của đối phương.
Địa thế của khu vực là đồi với rải rác đồn điền trà và cà phê. Do là mùa mưa nên các suối đều có nước. Trong khu vực có nhiều đồi, và cây cối rậm rạp, đã giúp địch có nhiều đường tiếp cận, đặc biệt khi trời tối. 
Lúc đầu, khi trận đánh xảy ra, người ta nghĩ rằng đây là chiến thuật nghi binh, để thu hút quân đồng minh rời xa Ban Mê Thuột. Điều này ko sai khi nhiều đv lớn và nhỏ của địch hoạt động khắp khu vực.
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chánh của các đv NQ/ĐPQ, DSCĐ và Thám kích là bảo vệ chi khu. Trong đêm 23/8, họ là 1 trong những đv bảo vệ BCH chi khu. 
Quan niệm hành quân:  Cuộc hành quân bảo vệ thành công khu vực Đức Lập được mô tả ở phần Thực hiện dưới đây.
Thực hiện: Trận Đức Lập đã bắt đầu khi địch tấn công BCH chi khu (CK) lúc 0105 ngày 23.8. Cùng lúc, địch cũng tấn công tiền đồn của đ.đ. 411 thám kích ở 1 km tây bắc chi khu (CK). Chúng bắn B-40, cối 60 ly, cối 82 ly, và cối 120ly, và theo sau bởi đặc công tấn công vào các vị trí quan trọng của chi khu (CK). Theo các cố vấn, đặc công, khoảng hai tiểu đội, đã vào từ cạnh tây nam và đông nam của phần tam giác của BCH CK, xem hình, do NQ trấn giữ, bằng cách dùng kèm cắt kẽm gai của Mỹ, để mở đường xuyên qua hàng rào kẽm gai thả rối hai lớp bao quanh BCH CK. (Nói thêm: Theo tác giả Hà Quế Linh, "... đây là một binh chủng chỉ dành riêng quân khu 2 với 13 đại đội thám kích (TK), được chia cho sư đoàn 22 sáu đại đội từ 401 TK đến 406 TK và sư đoàn 23 từ 407 TK đến 413 TK ... Các đại đội này được hưởng trợ cấp nguy hiểm binh chủng, như nhảy dù, biệt động quân, hay TQLC. Khi mới thành lập từ sĩ quan đến binh sĩ phần đông sắc tộc cao nguyên, sau này các sĩ quan người Kinh được lần lượt thay thế. Trước năm 1970 các đại đội TK được cố vấn bởi các sĩ quan LLĐB Mỹ đảm trách. Để bảo vệ an ninh phòng thủ cho BTL sư đoàn 22, đồn trú tại Bà-gi gồm có hai đại đội thám kích 401 ,405 và đại đội 22 trinh sát. Ba đại đội biệt lập này dưới sự điều động của phòng Nhì và phòng Ba sư đoàn, nó là những con cưng và đơn vị tôi 405 TK được vinh hạnh trong nhóm này" -- ND)
                               

Sau đó đặc công ném chất nổ vào nhà của toán cố vấn, 1 hố súng cối 60 ly, máy phát điện và xe của cố vấn. Chất nổ đã lập tức làm bị thương 5 cố vấn. Mọi cố vấn, trừ trung úy Kenneth Reed, cố vấn phó CK, và thiếu tá Tony Nieves, cố vấn CK, đều núp dưới giường. Thiếu tá Nieves và trung úy Reed chạy tới bunker của CK trưởng. Nhưng vừa ra khỏi cửa, cối và B-40 đã khiến Nieves lao xuống đất, nhưng trung úy Reed tử trận do trúng miểng.  
Các cố vấn còn lại phóng nhanh đến một bunker có nắp kế nơi ở của họ. Sau đó Nieves chạy tới. Ngoài cố vấn, còn có 2 thông dịch và một đầu bếp VN ở trong bunker này.                           
Trung sĩ William Collier Jr, HSQ ban 3 và ban 2, liên lạc với trại Dak Sak, thông báo bị tấn công, và xin giúp đỡ. Trại Dak Sak bắn cối chiếu sáng để giúp CK. Chỉ trong vài phút, trại này cũng bị tấn công bằng súng nhỏ và súng đại liên. Một lực lượng phản ứng rời trại để giúp CK nhưng bị chận đánh ở cổng chánh của trại và phải rút lui. TS Collier, gọi tỉnh Quảng Đức nhưng ko được, nên gọi TTHQ của sđ 23 ở Ban Mê Thuột để xin gunship và AC-47.
Gunship thuộc đ.đ. 155 trực thăng tấn công đặt tại BMT đã có mặt sau 30 phút, và sau đó 15 phút là AC-47 hay Spooky. Máy bay cho TS Collier biết cối và B-40 đặt chung quanh trại trong khoảng cách từ 200 tới 2.000 m. Spooky vừa bắn chiếu sáng và đại liên 6 nòng chung quanh trại. Khẩu cối 107 ly của ĐPQ đặt tại CK đã tiếp tục phản pháo.
Trung úy Nguyễn như Phúc, quận trưởng kiêm CK trưởng Đức Lập, dù bị thương nhưng ko chịu tản thương. Ông đã thăng cấp đại úy bởi TT VNCH vào ngày 30.8.1968. Trung úy Phúc, Trung úy Phạm Mạnh, và Chuẩn úy Lê Hồng Điềm đều được tuyên dương vì chiến đấu dũng cảm trong những giờ phút đầu tiên của ngày 23.8. Họ đã liên tục di chuyển trên giao thông hào để động viên binh sĩ hay thay thế những chỗ mà binh sĩ đã chết. Do vậy cả ba được trao tặng huy chương Bronze Star with "V" device bởi trung tướng William R Peers, TL của lực lượng 1 Dã chiến vì tinh thần chiến đấu anh dũng.
Cối và B-40 tiếp tục rơi xuống BCH CK tới khoảng 1 giờ trước khi sáng tỏ. Đặc công, ngoài lựu đạn TC và LX, còn dùng mìn bangalore và chất nổ C4 để phá những vị trí trong bch CK. Khi trời vừa sáng tỏ, đã có 11 xác lính csbv trong CK. Hai tên khác tử thủ trong một nhà kho, và bị ĐPQ giết lúc 0800. 
Lúc 0700, các bunker của cố vấn đều bị cháy nên 8 cố vấn, trong đó 6 bị thương, di chuyển tới khu vực đông bắc của chu vi để chống trả. Lúc 0830, một bch đặt tại cổng CK.
Các vị trí đại liên của địch đặt chung quanh CK cho thấy địch rất rành các đường tiếp cận hay tiến sát của máy bay. Lúc 0700, một gunship bị bắn rơi ở 75 m tây bắc của CK, làm bị thương trung úy Fred O. Pratt, phi công và một phi hành đoàn. Các cố vấn nhanh chóng chạy tới trực thăng, lôi kẻ bị thương và đưa họ vào CK. Ba ngày sau, dù còn thương tích, trung úy Pratt tình nguyện đi bay. Lần này máy bay bị bắn rơi lần nữa và Pratt bị 1 viên phòng không 12.7 ly xuyên qua và chết trên đường đến bịnh viện. 
Lúc 0900, một L-19 từ trung tâm phối hợp tác chiến của sđ 23 gửi tới và bay trên đầu của CK. Trước đó, ĐT Sage, cố vấn trưởng, tướng Ân, TL của sđ 23 và trung tá Charles Harrison, sq liên lạc không quân đã tổ chức 1 trung tâm tác chiến. (Tướng Ân và ĐT Sage đã chết do trực thăng rơi ngày 8/9/68 tại khu vực Đức Lập). Trung tâm tác chiến này được điều hành bởi không quân Việt-Mỹ, phòng 3 sđ và cố vấn của họ. 
Máy bay đã can thiệp kịp thời và tiếp tục suốt trận đánh. Lúc đầu, máy bay tấn công vào các làng bị CS chiếm quanh Đức Lập và sau đó là các mục tiêu khác trong khu vực. 
Suốt ngày 23.8, địch tiếp tục pháo vào tiền đồn với cối, B-40, súng nhỏ và tự động. Gunship và chiến đấu cơ và cối của CK đã phản pháo.
TS y tá Peel, và TS nhứt Morris White, cùng với y tá của CK, đã điều trị và lựa thương và sắp xếp di tản. Do băng cứu thương và thuốc bị phá hủy do đặc công nên y tá đã dùng giẻ rách và quần áo để băng bó vết thương và cầm máu. 
Cối, B-40 và súng tự động của địch gia tăng từ 1800 đến 2100, và lúc 2200 một tấn công bằng bộ binh từ phía tây nam của CK. Nhờ Spooky và gunship, quân phòng thủ vẫn cầm cự.
Trại Dak Sak của toán A-239 bị tấn công bằng cối, B-40 và súng nhỏ suốt những giờ đầu của ngày 23. Lúc 1200, đ.đ. 202 Mike Force, đến từ Pleiku, đã đổ xuống chân một ngọn đồi bắc đông bắc của trại. Khi tấn công đồi này, do địch chống trả dữ dội nên 202 phải rút lui về LZ hay bãi đáp. Lúc 1500, đ.đ. 204 Mike Force được thả xuống cùng bãi đáp. Sau khi bắt tay, cả hai đ.đ. tiến về hướng tây và lập 1 vị trí qua đêm trên cao điểm ở tọa độ YU 905703. Các cố vấn của Mike Force gọi máy bay và gunship để tấn công địch.
Bắt đầu từ 2100, địch tấn công trại Đức Lập với hỏa lực dữ dội của cối và B-40, sau đó là bộ binh. Đồi bắc của trại bị tràn ngập. (Trại có 2 đồi: đồi bắc nhỏ hơn, ko có quân nhân LLĐB Mỹ và VN, đồi nam lớn hơn, có lính LLĐB Mỹ và VN). Có khoảng 60 lính Thượng ở đồi bắc với vợ con. Phần lớn họ đã rút lui an toàn đi qua yên ngựa để về đồi nam. Một hiệu thính viên người Kinh, trốn trong bunker ở đồi bắc và tiếp tục báo cáo suốt đêm 23 với sq LLĐB VN. Y nói địch ở đầy đồi bắc và lập công sự phòng thủ. 
Trong lúc bay thám sát trên Đức Lập vào ngày 23, trung tá Metcalf, cố vấn trưởng của Quảng Đức, báo cáo với BCH của lực lượng 1 dã chiến rằng CK bị áp lực từ mọi phía và trại Dak Sak thì đụng nặng. Tổn thất là 1 Mỹ và 11 VN chết, 2 Mỹ và 35 VN bị thương.
Lúc 0300 ngày 24.8, địch tấn công lần nữa vào cổng chánh CK, nhưng thất bại. Trong cuộc tấn công 30 phút này, địch đã nằm giữa làn đạn của CK và đ.đ. 411 thám kích, đóng bên kia đường. 
Trong ngày 24, CK đã bị tấn công lai rai bởi cối, B-40 và súng đại liên, đặc biệt mỗi khi trực thăng tản thương hay tiếp tế. Suốt trận đánh, lính đpq/nq đã cố thủ dù bị thiệt hại vừa phải. Trong vài trường hợp, vợ lính đã nạp đạn vào súng hay chạy đến kho đạn để lấy đạn cho chồng.
Trong cuộc họp lúc 1015 ngày 24 tại TOC của sđ 23 ở Ban mê Thuột, có mặt tướng Ân của sđ 23 VNCH, tướng Stone của sđ 4 bộ binh Mỹ, và ĐT Sage, cố vấn trưởng của sđ 23, tướng Peers của 1 dã chiến đã ra lịnh điều động TĐ 4/503 Dù từ Tuy Hòa tới BMT và đặt dưới quyền của sđ 4 bộ binh. Cuộc họp cũng cho phép dùng trực thăng võ trang ở phía bắc của điểm chuẩn (grid line) 77 trong khi một cuộc oanh kích của B-52 dự trù lúc 1115 chỉ để yểm trợ cho 411 Thám kích. Tướng Peers cũng chỉ thị sq liên lạc không quân phải bảo đảm rằng các L-19 chỉ xử dụng cho khu vực phía bắc của điểm chuẩn 77, khi có yêu cầu của 411 thám kích. (Nói thêm: chỉ khi nào 411 Thám kích yêu cầu, trực thăng mới có thể hoạt động phía trên điểm chuẩn 77 -- ND). 
Tướng Peers cũng ra lịnh tướng Stone phải chuyển pháo vào khu vực cách các tiền đồn 6.000 mét. Pháo đội A của TĐ 4/42 pháo binh Mỹ chuyển đến tọa độ YU 885722. Ba vị tướng cũng bàn về việc tăng viện cho CK bằng hai TĐ của trung đoàn 45 thuộc sđ 23 vì họ thông thạo khu vực. Do trung đoàn này giữ đường ở khu vực nam của BMT, tướng Stone thay thế họ bằng thiết đoàn 1/10 của Mỹ. TĐ 2/45 thả xuống tọa độ YU 845763, tấn công về phía đông bắc và lập vị trí qua đêm. TĐ 2/45 phải tấn công địch quanh CK vào sáng sớm ngày 25.
Để bảo vệ BMT, TĐ 2/47 của sđ 22 đưa từ Phú Yên về BMT để thay TĐ 2/45. TĐ 4/503 Dù sẽ từ Tuy Hòa tới BMT và TĐ 1/41 chuyển tới Phú Yên để thay TĐ 2/47. 
Đến sáng 24.8, đồi bắc đã nằm trong tay địch. Người hiệu thính viên ở đồi bắc đã im tiếng. Đồi nam bị đe dọa; bắc quân đã xâm nhập 1 số bunker ở chu vi phía bắc của đồi chánh, nhưng quân phòng thủ vẫn giữ vững phần còn lại. 
Đ.đ. 203 Mike Force, được trực thăng vận từ BMT xuống một bãi đáp hay LZ ở gần một LZ đã được 202 và 204 Mike Force dùng. Ba đ.đ. này đã tiến về trại theo ba mủi. Gặp địch cố thủ trong công sự gần trại, họ ngừng lại và gọi phi cơ tấn công đồi bắc. Họ tiếp tục tiến với đ.đ. 202 dẫn đầu. Đại úy Sawyer, dù bị thương, dẫn đ.đ. 202 vào trại. Hai đ.đ. còn lại bị đẩy lui bởi cối và súng tự động, và sau khi rút lui về giao thông hào và bị tổn thất nặng, cấp chỉ huy buộc phải rút quân về vị trí đóng quân đêm cũ lúc 1700 để nhận tiếp tế và tải thương.  
Đ.đ. 202 Mike Force, sau khi vào trại đã lập tức chiếm giữ các bunker đối diện với đồi bắc. Đ.đ. 204 bị tổn thất nặng ở cổng trại Đức Lập và một số lính thất lạc. Theo yêu cầu của cố vấn Mike Force, chỉ huy của liên đoàn 5 LLĐB Mỹ, đã trích xuất đ.đ. 204 Mike Force vào ngày 25.8 và đưa thêm ba đ.đ. khác gồm 207 từ Pleiku và đ.đ. 3 và 4 từ Nha Trang.
Trại Dak Sak và BCHCK bị tấn công bằng cối và B-40 từ trung bình đến nặng suốt đêm 24.8.
TĐ 2/45 (trừ) của VNCH đã đổ xuống một LZ tại YU 863765 khoảng 1906 ngày 24.8. Trong lúc đổ quân, hai chiếc trực thăng chở lính hay slick đã bị bắn rơi gần YU 860768. Tấn công về bắc và tây tới cao điểm ở YU 865788, TĐ 2/45 bị hỏa lực mạnh mẻ gây 3 chết 10 bị thương, do vậy phải dừng để phòng thủ qua đêm. 
Năm phi xuất B-52 đánh vào khu vực này ngày 24.8, xem hình.
      
Trại Dak Sak, CK và TĐ 2/45 đều bị tấn công sáng sơm 25.8. CK bị tấn công lúc 0400 từ tây nam và trong thời gian ngắn. Quân ĐPQ/NQ, từ 118 lúc ban đầu, chỉ còn 61 tay súng cầm cự. Ngày 25.8, thiếu tá cố vấn Nieves của CK, báo cáo sẽ ko thể cầm cự trước 1 đợt tấn công khác nếu ko viện binh. Địch tiếp tục quấy rối họ suốt ngày bằng cối, B-40 và súng nhỏ.
Lúc 0525 đồi nam của Dak Sak bị tấn công mạnh bằng bộ binh. Địch đã chọc thủng chu vi bên trong của trại để chiếm 4 bunker ở chân của đồi nam, nằm sát bên ngoài của chu vi này. Khi địch tràn lên sườn đồi bị che khuất của đồi bắc, chúng bị đại úy Ira Horton, cố vấn của đ.đ. 204 trông thấy, từ vị trí của ông YU 905763. Ông gọi pháo tấn công. 
Lúc 0900, dưới áp lực càng gia tăng của địch, DSCĐ của Dak Sak bắt đầu rút lui từ chu vi bên trong của trại, mang theo vợ con, để lên đỉnh đồi. Trong 30 phút, lính LLĐB Mỹ đã cố gắng thuyết phục, xô đẩy và đe dọa họ; cuối cùng đã khiến họ về chu vi bên trong và cố thủ. 
Lúc 0940, hai đ.đ. Mike Force từ Nha Trang đổ xuống một LZ. Áp lực của địch tại Dak Sak lúc này nặng đến nỗi chỉ huy trại, khi thấy địch chuẩn bị công sự chung quanh chu vi, đã báo cáo rằng nếu ko có viện quân, trại sẽ thất thủ.
Hỏa lực lớn lao và liên tục của AC-47, gunship và L-19 vào ban đêm và chiến đấu cơ và B-52 vào ban ngày đã giúp rất nhiều quân phòng thủ trong các ngày 23, 24, và 25. Các L-19, ngoài việc hướng dẫn phi pháo, còn là đài tiếp vận giữa các đv dưới đất và cấp trên của họ. Trong 1 số trường hợp, địch đã ngừng ở hàng rào phòng thủ của trại hay chu vi phòng thủ của TĐ 2/45 nhờ AC-47, hay pháo bắn cận phòng hay gunship, thường hoạt động cùng lúc ở các khu vực chỉ định chung quanh chu vi. Trong thời gian từ 23-31 tháng 8, không quân Mỹ bay 314 phi xuất và B-52 chín phi xuất trong khu vực. (Cứ 1 máy bay xuất kích là 1 phi xuất).
Tin tức tình báo đầu tiên thu thập từ tù binh do CK gửi đi ngày 25.8. Y nói thuộc đ.đ. 3, TĐ 81 thuộc trung đoàn 156 và nói họ vào vùng với 4 ngày lương. 
Lúc 1000 ngày 25.8, TĐ 2/45 chạm súng với khoảng 2 đ.đ. csbv khoảng 2 km đông bắc trại Dak Sak trong lúc lục soát. Gunship và phi pháo cũng yểm trợ tối da và kịp thời cho CK Đức Lập. Đụng độ với khoảng 1 TĐ ở một km bắc ở YU 855774 lúc 1530 và với 1 đ.đ. ở gần đó lúc 1610. 
Ở Dak Sak, hai đ.đ. của Nha Trang tấn công từ tây nam đã vào trại lúc 1300. 
Trong cuộc họp lúc 1330, trại trưởng, và đại úy Tremble của Mike Force quyết định: đ.đ. 3 Mike Force của Nha Trang sẽ vào vị trí ở mặt bắc của đồi nam và bắn vào đồi bắc để nghi binh. Trung đội 3 và 4 của đ.đ. 5 Mike Force sẽ tấn công đồi bắc trong khi trung đội 1 và 2 sẽ bọc sườn và tấn công mặt bắc của đồi bắc. Trước khi đánh, đồi bắc sẽ được dọn bãi kỹ lưỡng bằng phi pháo từ 1400 đến 1430. 
Trong lúc đó đại đội 201 sẽ được đổ xuống để thay 204 bị thiệt hại nặng, và sau đó tiến về trại. 
Sau khi dứt bom, đ.đ. 3 và 5 Mike Force, đã bắt đầu tấn công lúc 1430, đ.đ. 201 vượt ngang phi đạo của trại, xuyên qua cổng của đồi bắc, và bắt tay với trung đội 1 và 2 của đ.đ. 5. Thiếu úy Norman Baldwin trong khi dẫn quân lên đồi đã bị hỏa lực nhẹ của địch bắn trúng tử thương. Chuyên viên bậc 4 Robert Skinner đã bị thương khi bắn che cho Balwin; và TS y tá Brucker, đã chết khi định giúp Skinner. Chuyên viên bậc 5 Paul Severson và TS 1 James Cooper dẫn quân tiến tới. Severson đã chết khi y hạ hai lính cbv trang bị AK-47. TS Cooper hạ thêm hai lính địch và tiếp tục tấn công. 
Bị Mike Force tấn công, địch đã rút lui qua hàng rào phía đông của đồi bắc. Một trung đội địch khi vượt ngang đồng trống đã bị tiêu diệt bằng M-60 và M-79.
Theo đúng kế hoạch, sau khi bọc sườn, trung đội 1 và 2 của thiếu úy Harold Martin, đã tìm cách đánh bật quân địch còn sống ở đồi bắc sau khi phi pháo dọn bãi. Thiếu tá Rohland Greenwood, sq cao cấp nhứt của Dak Sak, đã bị thương và tải thương.
Trận đánh đồi bắc đã xong lúc 1900. Mike Force lục soát đồi, các bunker và hầm hào, và di tản thương binh. Các vị trí phòng thủ được sửa sang để chờ đợi địch. Lúc 2300, địch ném lựu đạn vào 1 bunker làm một lính Mike Force chết và 2 bị thương.
Ngày 25.8 pháo đội A của TĐ 4/42 pháo binh Mỹ đựơc thả xuống một CCHL 6 km nam của CK. Đ.đ. C của TĐ 4/503 dù được thả xuống để bảo vệ pháo đội này.
Trong đêm 25 và ngày và đêm của 26/8, dù bị bắn lai rai bằng cối và B-40, TĐ 2/45 và Dak Sak và CK, có vẻ ko còn nguy cơ bị tấn công dữ dội hay tràn ngập.
Sáng sớm 26/8, khi ra khỏi vị trí đóng quân đêm chưa tới 1.000 mét, TĐ 2/45 đã đụng khoảng 1 TĐ, phải rút lui và gọi phi pháo. Đụng độ dữ dội tiếp tục suốt ngày 26/8 ở kế YU 855664. 
Một gunship của Đ.đ. 155 trực thăng tấn công bị bắn rơi bởi phòng không 12.8 ly lúc 1345 ngày 26. Phi công Pratt tử thương bị đạn xuyên đầu, trưởng cơ bị thương và chiếc UH-1C bị phá hủy. (Ông Pratt 3 ngày trước bị thương, nhưng hôm đó xin tiếp tục bay -- ND). Một gunship khác bị trúng đạn khi bốc phi hành đoàn này.
Lúc 1900 ngày 26/8, địch bắn 12 hỏa tiển 122 ly và 120 đạn cối 82 ly vào CK Đức Lập, sau đó là tấn công bộ binh. Các người lính ĐPQ dũng cảm, với giúp đỡ của Spooky AC-47, giữ vững trận địa. Trại DSCĐ, mặc dầu ko bị tấn công, bị pháo bằng cối 82 ly và 75 không giựt suốt đêm.
Giờ đây ở trại Dak Sak có tổng cộng sáu đ.đ. Mike Force -- 5 đ.đ. trong trại đêm 25/8 trong khi một đ.đ. ở bên ngoài chu vi. Ba đ.đ. lục soát bên ngoài trại đêm 26/8. Con số thương vong của csbv vào ngày 26.8 ở Dak Sak khoảng 350 người. 
Ngày 27/8 lúc 0615 địch lần nữa tấn công CK bằng bộ binh, mở đường bởi cối và hỏa tiển. Spooky, gunship và oanh tạc cơ đã trợ giúp ĐPQ/NQ và tấn công đã ngừng lúc 0700. 
100 lính của đ.đ. 285 ĐPQ từ Gia Nghĩa được đổ xuống CK Đức Lập lúc 1315 để tăng viện cho đ.đ. 379 ĐPQ. Phần còn lại của đ.đ. sẽ tới ngày kế. quân tăng viện được chào đón bằng nhiều đạn cối 82. Trong ngày 27, CK nhận tiếp tế. 
Một L-19 thấy một đv lớn của địch tiến về CK lúc 1145 từ phía tây bắc và tây nam. Phi pháo can thiệp kịp thời và địch đã ko tấn công CK.
TĐ 2/45 lục soát khu vực này và báo chỉ đụng độ nhẹ cho tới 1635. Khi đến 1 km bắc của CK, TĐ bị tấn công bởi súng nhỏ, súng tự động và hỏa tiển. TĐ chống trả và gọi phi pháo Mỹ. Trận đánh kéo dài tới 1830, với sáu binh sĩ chết và 10 bị thương. Đếm được 42 xác địch. Nhiều dấu máu chứng tỏ địch bị thiệt hại nhiều hơn.
Lúc 1540 ngày 27/8, để tăng viện cho TĐ 2/45, việc đổ quân của tđ 1/45 đến từ BMT bắt đầu. Ba đợt hay "lift" đầu vô sợ; một trận bão đã khiến hủy bỏ lift 4 và 5. TĐ 1/44 di chuyển từ kế cận tọa độ BN 234564 tới BMT để thay TĐ 1/45.
Từ 1905 tới 2030 ngày 27, yểm trợ bởi hỏa tiển 122 và 3 súng 57 ly không giựt, địch định tấn công bằng bộ binh vào CK. Spooky đã giúp phá vỡ cuộc tấn công.
Lúc 2030, tiền đồn Bon Sar Pa ở YU 806727 bị địch tấn công bằng cối và bộ binh, nhưng chúng thất bại vì Spooky. Lúc 2140, đ.đ. thám kích 411, chỉ cách CK một con đường, bị tấn công bằng cối, súng nhỏ và tự động, nhưng địch thất bại vì Spooky.
Từ 28 tới 31/8, địch giảm tấn công, chỉ pháo lai rai bằng cối và rocket vào các tiền đồn. TĐ 1/45 lục soát khu vực trách nhiệm lúc 0900 ngày 28, bắt hai tù binh ở YU 850782, ba tù binh ở YU 853787 hai giờ sau đó và giết 30 địch khi đụng khoảng 1 đ.đ. ở YU 855783 giữa 0900 và 1235.
Lúc 1210 ngày 28, một L-19 thấy khoảng hai đ.đ. địch khoảng 5 km tây bắc Đức Lập ở YU 818778 và gọi pháo binh.
Đ.đ. 410 Thám kích từ BMT thay thế đ.đ. 411 thám kích, quá mệt mỏi, lúc 0830 ngày 28.
Lúc 1650 ngày 28, đồn Bon Sar Pa bị tấn công bằng cối và bộ binh, pháo binh yểm trợ; kết quả 5 binh sĩ chết và 15 địch chết.
Ngày 29/8 lúc 1000, kế cận YU 856775, các thành phần của tđ 2/45 khám phá kho súng có 90 cân Anh chất nổ plastic, 3 thùng đạn 7.62, 5 lựu đạn, 5 ba-lô, hai đạn B-40, và 2 mặt nạ hơi cay.   
TĐ 1/45 đụng với khoảng 1 tđ ở YU 866778 lúc 1330 ngày 29; kết quả 2 chết 13 bị thương và 8 địch chết. TĐ đoạn chiến và lùi lại để phi pháo tấn công hệ thống hầm hào địch lúc 1730.
Lục soát chung quanh trại Dak Sak và CK tiếp tục với đụng độ nhẹ tới nặng từ 30-31/8. B-52, không quân chiến thuật, gunship và pháo đã được dùng rộng rãi trên các vị trí đã biết và nghi ngờ của địch. Ban đêm có Spooky. 
Ngày 30, từ 1945 tới 2030, địch bắn 30 đạn cối vào CK. Cũng ngày này, tđ 2/45, đã đụng khoảng 1 tđ ở gần YU 865800, với 2 chết 3 bị thương, và 2 địch chết trước khi lui binh để gọi phi cơ.
Cả hai tđ lục soát khu vực tới 1315 ngày 1/9 khi tđ 2/45 được về BMT. Tính tới 31/8, khi bảng tường trình này kết thúc, đụng độ ở khu vực này vẫn còn cũng như địch bắn cối và rocket vào vị trí bạn.

KẾT QUẢ:  
Thương vong được đúc kết cho giai đoạn 23/8 đến 1/9/1968. Chưa thể tính những thương vong do trận chiến còn diễn ra.
a. Tại CK Đức Lập: bao gồm đ.đ. 411 thám kích:

(1) BẠN: 41 chết (40 VNCH, 1 Mỹ), 141 bị thương (132 VN, 9 Mỹ).

(2) ĐỊCH: 304 chết, 1 tù binh, 56 súng bán tự động (SA hay Semi-Automatic), 11 vũ khí cộng đồng (CSW hay crew- served weapon).

b. Trại Dak Sak:

(1) BẠN: 43 chết (36 DSCĐ, 1 LLĐB VN, 6 LLĐB Mỹ)
                96 bị thương (77 DSCĐ, 6 LLĐB VN, 13 LLĐB Mỹ), 1 mất tích (LLĐB VN).

(2) ĐỊCH: 279 chết, 95 súng bán tự động, 47 súng cộng đồng.

c. Khu vực trách nhiệm của Trung đoàn 45: 

(1) TĐ 2/45 (trừ):
(a) BẠN: 20 chết, 32 bị thương, 2 mất tích.
(b) ĐỊCH: 99 chết, 1 tù binh, 9 súng bán tự động, 1 súng cộng đồng.

(2) TĐ 1/45: 
(a) BẠN: 10 chết, 14 bị thương.
(b) ĐỊCH: 33 chết, 5 tù binh, 12 súng bán tự động, 4 súng cộng đồng.

d. TỔNG CỘNG
(1) BẠN: 114 chết, 283 bị thương, 3 mất tích.
(2) ĐỊCH: 715 chết, 7 tù binh, 172 súng bán tự động, 63 súng cộng đồng.

e. Tính tới 1100 ngày 9/9/68, tổng số tử trận trong khu vực Đức Lập của địch là 839 địch, của bạn là 127.

13. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TIẾP VẬN. 
a. Tiếp tế: Tiếp tế cho trại được thực hiện bởi máy bay C-7 Caribou và trực thăng vào sáng 23.8. Dù chiến sự ác liệt, việc tiếp tế luôn thành công và ko có lúc nào trong trận đánh lại bị thiếu trầm trọng về đạn, khẩu phần hay nước. 
quân csbv trang bị ak-47 và phần lớn mang theo lựu đạn lx hay tq. họ được hỗ trợ bởi b-40, hỏa tiển 122 ly, hỏa tiển 157 ly và súng phòng không. phần lớn túi đeo đạn đều mới. phần lớn họ mang 4 ngày ăn. 
b. Bảo trì: Phần lớn các trang bị (xe, máy phát điện, và máy truyền tin) đã bị phá hủy vào đêm 23.8.
c. Điều trị thương binh và tải thương. Việc băng bó thương binh tại CK lúc đầu bằng giẻ rách hay bất cứ phương tiện nào có sẵn. Việc tiếp tế vào sáng ngày 23 đã giảm nhẹ vấn đề. Tải thương về BMT bằng trực thăng. Có lúc, do trận chiến ác liệt, việc tải thương ko thể thực hiện kịp thời vì phi công bị thương khi tìm cách tải thương. 
Trong ngày 2 và 3/9, có 16 thương binh của tđ 1/45 tải thương từ CK dù trận chiến đang xảy ra. Mọi thương binh được mang tới BCH CK, và nếu nặng, chăm sóc bởi hai y tá Mỹ. Mọi tản thương yêu cầu bởi cố vấn và chỉ mất khoảng 1 giờ rưởi tới 2 giờ từ giờ yêu cầu tới giờ máy bay tới. Khoảng ba giờ từ lúc người lính bị thương tới bịnh viện tại BMT. 
d. Chuyên chở : Mọi chuyên chở đều bằng trực thăng. 
e.  Truyền tin: Mọi trang bị truyền tin tại CK đều bị hư trừ một máy ANPRC 25. Truyền tin tới TOC của sđ 23 ở BMT được chuyển tiếp qua L-19 trong khu vực Đức Lập. 
14. NHỮNG TRANG BỊ ĐẶC BIỆT VÀ KỸ THUẬT: 
a. ĐỊCH: 
(1) Trong lúc bộ binh tấn công, cối và rocket của địch tiếp tục bắn để yểm trợ. Trong một số chỗ, dù ko thành công, họ tiếp tục tấn công vào các vị trí phòng thủ vững chắc cho tới khi chết. Có hai súng phun lửa bị tịch thu dù chưa thấy dùng.
(2) Vị trí đặt súng phòng không ban đầu của địch tại hướng đông nam do họ nghĩ rằng quân tăng viện sẽ từ tỉnh lỵ Gia Nghĩa, thay vì BMT.
(3) Tin tình báo cho thấy những đv tham dự tại Đức Lập dự định tấn công BMT như họ đã tập dượt cũng như được lịnh tấn công một số mục tiêu bên trong và chung quanh BMT. Họ được lịnh hủy diệt các tiền đồn, mở rộng vùng giải phóng.
b. BẠN: Ko kỹ thuật và trang bị đặc biệt được dùng bởi quân đồng minh. 

15. PHÂN TÍCH CỦA CÁC CỐ VẤN VÀ CHỈ HUY.

a. Yểm trợ của Spooky thì kịp thời và hữu hiệu. Một vấn đề đã vượt qua bởi kiên nhẩn và khả năng của các phi công là sự yểm trợ các tiền đồn mà ko có cố vấn Mỹ. Các phi công của Spooky đã liên lạc với 1 trung đội trưởng người Thượng mà tiếng Anh chỉ là "Number One" và "Number Ten" và đã tác xạ dựa theo hướng dẫn bởi những người Thượng. Nên có một thông dịch viên ngồi trên Spooky trong những trường hợp như vậy.

b. Các cố vấn thiếu huấn luyện về điều chỉnh phi pháo. Khi được hỏi ông đã học điều chỉnh phi pháo lúc nào, TS Collier của CK trả lời, "Ngày 23/8". Huấn luyện về điều chỉnh phi pháo nên có trong giáo trình của cố vấn tại Fort Bragg bang North Carolina. 

c. Cố vấn Mỹ thường ngủ trong 1 nhà của toán bên trong doanh trại của quân VNCH. Điều này đã dẫn đến 1 chết và 5 bị thương. Từ nay về sau ko nên ở trong doanh trại của quân bạn. 

d. Có 547 gia đình tổng cộng 2.415 người bị mất nhà do trận Đức Lập. Trong 15 ấp của quận, có sáu bị phá hủy. Các viên chức Mỹ-Việt từ Gia Nghĩa đã đến kịp thời, mang theo quần áo và lương thực có sẵn trong kho, cộng thêm phẩm vật từ Sài Gòn.

e. Lính ĐPQ/NQ đã cố thủ, dù thiếu thốn quân số và võ khí. Đây là 1 chỉ dấu sự cải thiện về khả năng chiến đấu của những người lính thường bị chỉ trích và ít được khen ngợi. Sự có mặt của vợ con họ trong doanh trại là một khích lệ rõ ràng cho họ ở CK và trại Dak Sak.

f. Sự trao tặng các huy chương Mỹ cho các đv đồng minh đã nâng cao tinh thần chiến đấu của họ. Ngày 1/9, các sq và hsq và binh sĩ đã hãnh diện nhận các huy chương Bronze Star do tướng Peers trao. Trung úy Phúc, quận trưởng, thăng cấp đại úy vào ngày 30.8 bởi TT Thiệu đã giúp nâng cao tinh thần quân nhân ở Đức Lập.



No comments:

Post a Comment