Sunday, July 11, 2021

 PHONG THỦY CỦA TP SÀI GÒN

. . . 

"Trong ngày cuối tại Sài Gòn, tôi đã thăm thày Siêu Hoàn. Ông là một thày về phong thủy, một nhánh của Lão giáo nhằm giúp ta thích ứng tốt nhứt với phong cảnh chung quanh. Những manh mối (clue) của tương lai, có thể tìm thấy ở địa lý của Sài Gòn.

Tôi (tác giả bài viết) đã nghe rằng tên Sài Gòn có nghĩa "nơi của cây gòn (boxwood)".

"Vâng," ông nói. "Nhưng nó cũng có nghĩa khác." Ông đã cho tôi xem hai chữ Tàu: "Trong tiếng Quảng Đông, Tsai Con, lại có nghĩa là 'Tây cống'--như một chư hầu triều cống cho nước lớn ở phương Tây. Năm 1862, Nước Pháp đã yêu cầu có một nơi để làm thuộc địa, và người Việt Nam đã cố tình cho họ một chỗ xấu. Hãy nhìn."

Ông mở ra một bản đồ và chỉ đường cong trên Sông Sài Gòn, xem bản đồ. "Đường cong này giống như hai tay, ở thế cầu xin-- Sài Gòn đang cầu xin vùng quê bên kia sông." Không chế độ nào, Việt Nam hay nước ngoài, có thể kéo dài quá 10 năm tại Sài Gòn. Chế độ độc tài của Ngô Đình Diệm kéo dài 9 năm rưởi.

Chẳng phải Người Pháp đã kéo dài gần 100 năm?

"Vâng, bởi vì họ cũng đã có Hà Nội, một điểm tốt, để đối trọng (counterbalance) với Sài Gòn."

Điều gì xảy ra nếu một cây cầu được xây, và tp này sẽ mở rộng ngay trên khúc cong xui xẻo này của sông? Điều đó có thể tốt. Nhưng nên nhớ, sức mạnh hay tác động (force) của Trời Đất không quyết định tất cả. Tác động của con người cũng phải đóng một vai trò, để hài hòa với thiên nhiên. Điều tốt sẽ xảy ra khi con người có đức độ."

     "Người ta được cái gì mà họ xứng đáng"

Tôi vẫn còn nghi ngờ khi Việt Cộng vừa mới tấn công một xã trưởng trong một địa điểm tốt bên kia sông, 500 mét từ khách sạn của tôi?

Thày Siêu Hoàn chăm chú nhìn tôi. 

"Giả sử một kẻ nhận một 'ton' (= 2.000 pound = 907.185 kg) bạc nén. Nhưng đạo đức của y ko xứng đáng nhiều như vậy. Y chỉ xứng đáng 100 'pound'. Vậy điều gì xảy ra khi y nhận một 'ton'? Y sẽ bị đè bẹp. Người ta chỉ nhận những gì họ đáng được hưởng."

(còn tiếp)

Dịch từ bài Saigon: Eye of the Storm by Peter White trên National Geographic June 1965, trang 872.  



No comments:

Post a Comment