Monday, March 30, 2020

SỰ TRỔI DẬY CỦA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING, BÀI HAI.
Đăng trên nguyệt san National Geographic tháng 12 , 2005 (từ trang 92 – 108) .
Tác giả : Perry Garfinkel
Hình ảnh : Steve McCurry
Chuyển ngữ : Trần anh Tú .

Có một đạo Phật mới trên khắp thế giới ngày nay. Triết lý của đạo này hiện được áp dụng vào các cách điều trị về sức khỏe tâm thần và thể chất và vào những cải cách về chính trị và môi trường. Các lực sĩ dùng triết lý này để trau dồi các môn thi đấu của họ. Triết lý này giúp các nhà điều hành xí nghiệp quản lý stress tốt hơn. Cảnh sát cũng trang bị cho họ triết lý này để tháo ngòi nổ những tình huống dể bùng nổ . Những người đau khổ vì bịnh kinh niên áp dụng triết lý này như là một sự xoa dịu. Sự thích ứng hiện thời này đang tạo nên một sự phục sinh của đạo Phật – ngay tại những nước như Ấn độ, nơi mà đạo này hầu như là biến mất, và tại Trung quốc, nơi mà đạo này đã từng bị đàn áp.





Để tìm hiểu về tình trạng vô gia cư (homeless), ông Jim Bastien đã tham gia một khóa thiền trong ba ngày bằng cách sống ko có đồng xu dính túi trên các đường phố của TP New York. "Tôi đã cảm nhận thế nào là vô hình (vì ko ai biết mình là ai - Tài)", ông Bastien nói; là một người điều hành của một công ty, ông thường là tâm điểm của mọi chú ý (xem hình dưới). Người Phật tử nhấn mạnh tính thống nhứt của cuộc đời. "Ảo tưởng của sự chia ly/chia cắt," ông nói, "là nguồn gốc của tất cả đau khổ của con người."
                             
Đạo Phật hiện không chỉ dành cho các nhà sư hay các người ở phương Tây có thời giờ hay lợi tức dư dả để học hỏi những gì từ phương Đông. Các tín đồ Thiên chúa giáo và Do thái giáo thực hành triết lý này. Những người Mỹ gốc Phi châu ngồi thiền bên cạnh các người Mỹ gốc Nhật. Chỉ riêng tại nước Mỹ, một vài chuyên gia ước lượng rằng, có gần ba triệu người theo đạo Phật. Và theo một khảo sát năm 2004, hơn 25 triệu người Mỹ tin tưởng rằng triết lý của đạo Phật đã có ảnh hưởng quan trọng trên đời sống tâm linh của họ.
Chương trình Dưỡng lão Thiền (Zen Hospice Project) là một ví dụ của “đạo Phật phụng sự xã hội”, một thuật ngữ tạo bởi sư ông Thích Nhất Hạnh, đã rời Việt nam từ thập niên 1960 vì những hoạt động phản chiến bất bạo động. Vẫn còn dấn thân ở tuổi 79, ông đã về thăm quê hương ba tháng trong năm nay – kỷ niệm 30 năm ngày Cộng Sản làm chủ Việt nam – để truyền bá triết lý đạo Phật tại nơi mà ông từng là khất sĩ (pariah).
Tại miền Tây Nam nước Pháp, ở trung tâm thiền của Làng Mai, ông thường xuyên mời nhiều nhóm trong đó có các nhóm người Palestine và Do thái dự các buổi hội thảo để tìm giải pháp cho xung đột và hòa đàm. Những buổi hội thảo này thường bắt đầu với sự thù nghịch (animosity), sư ông nói với tôi, và thường kết thúc bằng những ôm hôn.
“Những cuộc hội thảo này khởi đầu bằng một câu châm ngôn cổ: 'Không làm điều gì hết, chỉ ngồi đó thôi', “sư ông nói với giọng nhẹ nhàng. Dáng người mảnh khảnh với tai to và mắt sâu, sư ông ngồi trên hành lang của ngôi nhà tranh nhìn ra vườn nho giống Bordeaux xanh rì, “Với công tác phụng sự xã hội này, đầu tiên bạn phải học những điều Phật dạy, là để tâm yên tỉnh. Kế đó, bạn đừng hành động gì cả; hành động sẽ cuốn hút bạn.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama) - sinh năm 563 và chết năm 483 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi - người sau này được biết như là đức Phật, đã ra đời vào khoảng 500 năm trước Công nguyên gần chân rặng núi Hy mã Lạp sơn, là con của một vị vua trong khu vực. Trong những thế kỷ sau khi ngài qua đời, khi tiếng tăm ngày càng phát triển, sự thật và huyền thoại bện vào nhau, và nhiều truyền thuyết về đức Phật đã ra đời. Theo một truyền thuyết, đức Phật đã khoan thai bước ra từ hông của mẹ ngài khi mới sinh và đi bảy bước trong bốn hướng, với hoa sen xuất hiện dưới chân.
Tuy nhiên, phần lớn các truyền thuyết đồng ý ở điểm, ở độ tuổi 29, vị hoàng tử đã có vợ này, thoát khỏi ảo tưởng về sự giàu có của mình, mạo hiểm rời bỏ lâu đài và lần đầu tiên thấy được sự già lão, bịnh tật, và chết chóc. Sau khi thấy được những thực tế đau khổ của cuộc đời, ngài quá xúc động đến độ ngài đã rời tòa lâu đài tiện nghi để tìm cách chấm dứt sự đau khổ của con người. Trong sáu năm, ngài đã chịu đựng những thiếu thốn mà những người tầm đạo như ngài đã áp dụng – như nhịn đói, chiêm nghiệm sự tỉnh lặng, sống một mình trong một cái hang – cho tới khi ngài nhận ra rằng ngài đã ko tìm thấy cái mà ngài muốn.
Phải là một con đường khác , ngài nghĩ như vậy, một “con đường ở giữa “ lối tu quá sung sướng và lối tu quá khắc khổ. Ngài đã quyết định ngồi thiền định (meditation) dưới một trong những bóng cây đa lớn – mọc rải rác trên bình nguyên sông Hằng cho tới khi tìm câu trả lời. Ngài đã xem xét những ý tưởng của ngài để khám phá làm thế nào và tại sao con người thường tạo ra sự đau khổ về tâm thần của chính họ. Từ dưới bóng cây này, ngài đã trở thành Phật, với nghĩa đơn giản là “người đã giác ngộ”. (Cây này , tên khoa học là Ficus religiosa, hiện nay được biết như cây đồ đề/bodhi tree). Cho tới khi ngài chết ở tuổi 80, đức Phật đã đi lại theo hành lang mà nay là các bang Bihar và Uttar Pradesh của Ấn độ, và chia sẻ những hiểu biết của ngài với tất cả những ai muốn nghe.
Những tư tưởng của ngài đã ko dựa vào niềm tin, như trong các tôn giáo khác, nhưng dựa vào sự quan sát qua kinh nghiệm, đã bắt đầu có từ khi ngài đi ra khỏi hoàng cung. Ngài đã tìm ra Tứ Diệu Đế (Four Noble Truths):
Có đau khổ trong thế giới này, hoặc là tinh thần hay là thể chất.
Đau khổ xảy ra khi người ta bám víu/gắn bó với dục vọng của họ (too great an attachment to one's desires).
Khi triệt tiêu nguyên nhân này – sự bám víu/gắn bó - bạn có thể triệt tiêu đau khổ.
Có một phương pháp để triệt tiêu nguyên nhân này, được gọi là Bát Chánh Đạo (Eightfold Path), một hướng dẫn để có được hành vi và tư tưởng “đúng”. Bát Chánh Đạo là một kim chỉ nam về tinh thần đưa ta tới: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.
(Chú thích của người dịch: muốn tìm hiểu thêm về Bát Chánh Đạo, xin vào :http://www.lesyminhtung.net/index.php… . )
Một trong những thực hành quan trọng của Bát Chánh Đạo là thiền định. Dù cho kỹ thuật này khác nhau giữa các giáo phái – ngồi một mình hay trong một nhóm, nhìn vào tường (diện bích) hay người hướng dẫn về thiền, mắt nhắm hay mở hé, trong im lặng hay tụng kinh – các cách thức đều bắt đầu bằng cách chú ý sát sao từng hơi thở của mình. Không có bất cứ cái gì thần bí hay thuộc về thế giới bên kia (mystical or other-worldly) trong điều này, không có sự lơ lửng trên không, không có kinh nghiệm xuất hồn (out-of-body experience). Với mỗi hơi thở ra và vào sự nhận thức/quán chiếu của chúng ta trở nên tinh tế hơn, tập trung hơn.
Khi thở vào … bạn sẽ nhận thức được các cảm giác của cơ thể bạn, và bộ phận dễ sao lảng nhứt của bạn, đó là ý nghĩ/tinh thần/niệm. Khi thở ra … bạn cảm nghiệm sự căng thẳng của cơ thể bạn được nhả ra/phóng thích, và bạn cố gắng để đưa cái ý nghĩ/tinh thần/niệm đang lang thang của bạn trở vào hơi thở. Khi thở vào … không khí mơn trớn đầu mũi của bạn. Khi thở ra … cơn đau ở đầu gối của bạn giảm đi, nhưng ý nghĩ/tinh thần/niệm vẫn còn đi lang thang. Khi thở vào …tôi có nên làm điều gì hữu ích hơn trong lúc này không? Khi thở ra … ai là ”tôi” trong ý nghĩ vừa rồi? Khi sự thiền định này càng tinh tế hơn, dù có lúc bạn đau đớn hay vui sướng, nhưng cuối cùng bạn sẽ nhận ra điều mà đức Phật đã nhận thức được. “Bạn là cái mà bạn suy nghĩ,” ngài nói.
Đức Phật đã ko hề muốn ý tưởng của ngài thành một tôn giáo; thực tế ngài đã khuyên chúng ta ko nên đi theo bất cứ con đường hay sự hướng dẫn nào mà ko tự mình thử nghiệm . Những lời cuối cùng của ngài trước khi chết , được kể như sau: “ Bạn hãy tự mình đốt đuốc soi đường cho chính bạn.” Tuy nhiên, trong vòng vài trăm năm sau khi ngài qua đời, những lời dạy cũa đức Phật ngày càng có nhiều người theo. Ngày nay, với 379 triệu tín đồ, Phật giáo là tôn giáo đứng hàng thứ năm trên thế giới, sau Thiên chúa giáo với 2,1 tỉ tín đồ, Hồi giáo với 1,3 tỉ, Ấn độ giáo với 870 triệu , và tôn giáo cổ truyền cũa Trung Hoa (Khỗng giáo) với 405 triệu.

                    
Mọi người tụ họp ở nhà ông Paul Pryde tại Washington, D.C., để thực hành Soka Gakka, một trong những giáo phái xuất phát từ nguồn của đạo Phật: đó là những lời dạy từ 2.500 năm trước của Sĩ đạt ta Gau Ta Ma. "Bạn có hạnh phúc hay không, đều do nhận thức của bạn đối với hoàn cảnh/tình huống; chứ không phải là từ những hoàn cảnh/tình huống này (Whether you're happy or not has less to do with circumstances than with how you perceive them), ông Pryde nói. "Đạo Phật cung cấp cho bạn một phương thức/chế độ để bạn sống một cuộc sống hạnh phúc hơn."
                                 
Tranh thủ giờ nghỉ từ một thế giới bận rộn , các người dân New York này đến Trung tâm Thiền Shambhala để thiền tập thể.
                                   
Thực phẩm đóng hộp, sô-cô-la, ngay cả chip khoai tây - hầu như mọi tặng phẩm làm từ đồ chay đều được đón nhận bởi các vị sư của tu viện Shasta ở bắc California (gần ranh giới với bang Oregon). Đổi lại, họ sống đơn giản và cố gắng đè nén những dục vọng khiến con người sa ngã.
Một số người đã chỉ rõ/chứng tỏ rằng Phật đã đúng, rằng ta không nên xem đạo Phật là một tôn giáo nhưng nên là một triết học hay một dạng tâm lý học. Sau cùng, ko như các tôn giáo khác, ko có nhân vật tối thượng, và đạo Phật khuyên bạn nên đặt câu hỏi/chất vấn – hay thách thức – giáo quyền/giáo hội/authority .
Có nhiều người trong thế hệ của tôi, trưởng thành từ nửa sau của thế kỷ 20, đã bị lôi cuốn bởi những điểm trên của đạo Phật. Đạo Phật ko giáo điều (chúng tôi ko tin vào giáo quyền); đạo Phật chỉ dựa trên bằng chứng mà bạn có thể kiểm tra với chính giác quan của bạn (chúng tôi đang ở thời đại mà khoa học là thượng đế mới); đạo Phật gợi ý rằng bạn, chứ ko phải quyền lực bên ngoài bạn, quyết định về hạnh phúc của bạn (chúng tôi là những người ở tuyến đầu của thập niên 1970 , còn được gọi là Me Decade); đạo Phật đã xem ý tưởng/tinh thần của chúng ta vừa là chướng ngại vừa là chìa khóa để thực sự hiểu về chính chúng ta (chúng tôi xử dụng phân tâm học hay bác sĩ Freud) .
Trong khi nhiều người Âu châu hay Mỹ bị lôi kéo những lễ nghi hoa mỹ và phức tạp của Phật giáo Tây tạng hay Thiền của người Nhật, những người khác hình như thích sự đơn giản của Phật giáo Tiểu thừa (Theravada Buddhism) của vùng Đông Nam Á. Từ truyền thống này, tôi thực hành vipassana , thiền định “chánh niệm”. Điều này tuy ko giúp tôi đạt được giác ngộ – nhưng đã giúp tôi có cái nhìn rõ hơn đối với các câu hỏi sau đây – mà tôi vẫn còn thắc mắc: Tôi là ai ? Tại sao tôi lại ở đây ? Làm thế nào tôi có thể đạt được hạnh phúc lâu dài ?
Để minh chứng cho tính thích ứng của đạo Phật, kỹ thuật thiền định mà tôi đang áp dụng đã trở thành một chương trình cải tổ lao tù đầy sáng tạo đang phát triển khắp Ấn độ.
“Tôi ko ở tù, mà đang thực hành vipassana (thiền định chánh niệm), “ tù nhân Hyginus Udegbe nói. Đã chờ đợi 4 năm rưởi để chờ kêu án về tội sở hữu cocaine, anh Hyginus , người Nigeria, bị giữ tại Tổ hợp Lao tù Tihar ở New Delhi. Đây là một trong những trại tù lớn nhứt Á châu, với gần 13.000 tù nhân, hơn hai lần khả năng cũa nó. Cuộc sống quá chật chội , điều kiện vệ sinh ko đầy đủ, và một ban giám thị đôi khi phải dùng đến trấn áp và đối xử độc ác các tù nhân đã biến trại này thành một địa ngục sống với nhung nhúc tù nhân .
Nhưng đối với Hyginus và hàng ngàn tù nhân khác ở Ấn độ, thực hành thiền định chánh niệm đã biến đổi trại tù này thành một ốc đảo đễ tự suy gẩm (self-reflection) và phục hồi. Cứ hai tuần thì có khóa học vipassana trong mười ngày ở một khu biệt lập và im lặng thuộc Trại tù số 4. Tù nhân có thể tham dự khóa học mỗi ba tháng và nhiều người đã tham gia .
“Tôi bị áp huyết cao và mất ngủ,“ anh Hyginus , một người ngực to, đầu hói, cao sáu bộ Anh (1,83 m) có dáng dấp một đấu thủ hơn là một người học thiền. Sau lưng chúng tôi, được vẽ trên một bức tường cao là một bánh xe màu vàng, biểu tượng truyền thống của giáo lý của Phật, hay dharma (pháp). “Sau khóa thiền đầu tiên ở đây,“ Hyginus nói, “áp huyết tụt xuống, và tôi đã ngủ 10 giờ mỗi tối. Trước kia, tôi thường nóng nảy; nay tôi cảm thấy mình giống như bồ câu, rất hiền; tôi rất hạnh phúc.“
Tôi còn ngạc nhiên hơn khi nói chuyện với một người 14 năm làm giám thị trại tù Tihar. Ông ta đã dự ba khóa thiền ở đây, hoàn toàn tự nguyện.“ Tôi muốn tự tôi trải nghiệm những điều mà tôi nghe nói về vipassana, “ông ta kể cho tôi. “Trước khóa thiền này, tôi thường đánh tù nhân. Tôi đã căng thẳng đến độ đã biến mình thành một quái vật. Sau khóa thiền, tôi cảm thấy mình nhân đạo hơn. Giờ đây, nhiều tù nhân đến với tôi để hỏi ý kiến (for counseling).
"Chúng ta đều là tù nhân – của ý tưởng/tinh thần của chúng ta," ông Satya Narayan Goenka, một doanh gia người Miến điện 80 tuổi nay trở thành một thày dạy thiền ở Ấn độ; ông là người dẫn đầu sự trổi dậy của vipassana ở Ấn độ. “Có nơi nào để nhận ra điều này tốt hơn là sau chấn song sắt ?“ Thật vậy, trên các trại tù trên toàn thế giới, các nhóm thiền nay thường xuyên gặp nhau. Thực hành các kỹ thuật này, các khảo sát cho thấy, tù nhân sẽ giảm bớt nỗi đau khổ của họ và ít gây sự với tù nhân khác.
“Tôi ko thuyết giảng đạo Phật,“ Goenka nói với tôi một cách dứt khoát khi tôi gặp ông tại nhà ở Mumbai. Ông ta là một người to nhưng thanh nhả, với một giọng trầm oang oang. “Tôi ko có ý chuyển đổi một người từ đạo này sang đạo khác. Tôi chỉ quan tâm chuyển đổi người ấy từ đau khổ sang hạnh phúc, từ trói buộc sang giải thoát, từ độc ác sang sự thương cảm .
“Không có gì bí ẩn trong vipassana,“ ông ta tiếp tục với tiếng cười khúc khích với cái bụng to lắc lư. “Vipassana có nghĩa " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát ". Sau khi theo dõi hơi thở trong vài ba ngày, bạn bắt đầu để ý đến các cảm giác cũa bạn. Bạn nhận ra một cách nhanh chóng rằng bạn đã bị ám ảnh bởi những sự thèm muốn – thực phẩm , sự nồng hậu , tất cả mọi loại thèm muốn – và ác cảm với những điều mà bạn ko thích. Rồi bạn nhận ra tất cả đều là vô thường. Mọi sự đều thay đổi. Từ những nhận thức đơn giản này, được khám phá bởi mọi người bắt đầu từ đức Phật, một triết lý cuối cùng được mở ra. “ 
(Còn tiếp)
San Jose ngày thứ hai 10 Sep 2012 lúc 0938 pm, sau ba ngày liên tiếp bỏ công sức để dịch  bài báo này.
Hiệu đính ngày Oct 1 2020.

No comments:

Post a Comment