Thursday, January 18, 2018

Thursday, september 22, 2011
Để có được kiến thức như hôm nay , tôi đã trải qua rất nhiều chông gai vì tôi đã gần như hoàn toàn TỰ HỌC .
- Trong Gia ngữ , đức Khỗng tử đã dạy như sau :
Người quân tử có ba điều phải nghĩ :
a . Lúc nhỏ nếu ko học , đến lúc lớn ngu dốt , ko làm được việc gì .
b . Lúc giàu mà ko biết bố thí , đến lúc khốn cùng chẳng ai cứu giúp .
c . Lúc già , nếu ko đem những điều mình biết để dạy kẻ khác , lúc chết chẳng ai thương tiếc .
- Trồng đậu thì được đậu , trồng khoai thì được khoai (tư tưởng Phật giáo) . 
- Những gì , mà bạn có được hay xảy ra đến với bạn , đều có cội nguồn sâu sa . Có thể bạn ko thấy được cội nguồn này nhưng tôi có thể nói chắc với bạn rằng chúng ko đến với bạn một cách ngẫu nhiên (kinh nghiệm của bản thân) .
Thưa các bạn trẻ ,
Tôi viết bài này để nói lên sự phấn đấu không ngừng của tôi , dù cho bịnh tật triền miên từ nhỏ . Tôi được ông bà nói rằng : " ở đời ko gì khó hơn học chữ " ; bởi vậy tôi muốn khuyên các bạn trẻ phải ko ngừng học tập ; vì trong cuộc đời này , khi bạn đứng lại tức bạn đã thụt lùi , vì kẻ khác sẽ vượt qua bạn . Bạn ko nên nghĩ rằng cứ học tà tà rồi củng vượt qua ; kinh nghiệm cho thấy , học giỏi ở trung học chưa chắc đã giỏi ở đh : một số hs của tôi chỉ học hết lớp 12 rồi nghỉ vì nói đh Mỹ quá khó , học ko vô !
Chỉ có những em có năng khiếu hay có cha mẹ có trình độ ĐH kèm cặp mới vửng tiến vào con đường đh . Trong cuộc đời này không có phép lạ đâu , các bạn trẻ ơi ! Bạn đừng bao giờ trông chờ cây cam trong vườn nhà bạn sẽ cho trái ngọt nếu bạn ko thường xuyên tưới nước , chăm bón cây đó .
Khoảng 12-13 tuổi gì đó (tôi nhớ ko rõ lắm) , tôi bị sốt cao , nằm mê man , muốn đi lại phải vịn vào thành giường . Từ đó về sau , tôi thường xuyên bị ốm đau . Người ta thì "lê gót khắp các sàn nhảy ở Sài gòn " , còn tôi thì 'lê gót khắp các phòng mạch BS và bịnh viện' . Do bịnh nên thân thể ốm yếu , tay tôi hay bị rung nhẹ , ko thể làm những việc đòi hỏi sự khéo léo (dexterity) . (Sau này qua Mỹ mới biết đó là hội chứng đường hầm cổ tay (carpal tunnel syndrome) . Phản xạ lại quờ quạng , do vậy sau này , lúc ở quân trường , các đồng đội ít cho tham gia các bài trung đội tấn công ngày , v.v...vì họ sợ cả trung đội bị phạt vì có 1 ' con vịt đẹt' .
Thuở nhỏ , vì quá dở , nên tôi đã không vào nỗi đệ Thất trường công . Tôi đã học các trường tư như Kiến thiết , Hàn thuyên , Hưng đạo và Bồ đề . Tôi chọn Pháp văn là sinh ngữ chánh , Anh văn phụ .
Tôi còn nhớ , lúc ở đệ Thất thì học l'Anglais Vivant , sau đó học các giáo trình như Practice Your English , v.v...tôi chưa học quyển American Streamline , có lẻ sách này dành do các học sinh chọn Anh văn làm sinh ngữ chánh .
Khoảng lúc học đệ Ngũ/đệ Tứ gì đó , ba tôi có thuê 1 gia sư/tutor , đã từng ở Pháp , về dạy Pháp văn cho tôi và người em kế của tôi ; do đó tiếng Pháp của tôi khá hơn các bạn đồng lớp . Lại nữa , lại có chú Trần T. (lúc đó đang học kỹ sư điện tại Cao đẳng Phú thọ) , ở trọ nhà tôi , khuyên tôi nên đọc các sách toán bằng tiếng pháp của Lebossé và Une Réunion de Professeurs .
Nhưng tiếng Anh đã đến với tôi qua một con đường rất ĐẶC BIỆT . Số là từ khi người Mỹ có mặt ở Sài gòn , khoảng đầu thập niên 1960 , rải rác ở vỉa hè các con đường lớn như Lê lợi , Lê văn Duyệt , v.v... đã xuất hiện các nguyệt san như National Geographic , Life , v.v...tôi đặc biệt đam mê các tạp chí National Geographic (NGS) vì chúng có nhiều hình ảnh , giúp ta hiểu biết những đất nước xa lạ . Thế là thỉnh thoảng tôi mua 1 cuốn ; khi đọc tạp chí này , chữ nào ko biết thì tra tự điển Anh-pháp Pháp-anh .
Có một lần , khoảng năm 66-67 , trong khi đi dạo bên hông bộ Công chánh VNCH , tôi thấy có bày bán nhiều tạp chí này . Anh chủ , một người cụt tay , hỏi tôi muốn mua trọn bộ ko ? Tôi đồng ý . Thế là tôi đã ĂN CẮP tiền của cha mẹ để mua 1 bộ NGS từ năm 1948 đến 1967 , bao gồm bản đồ , phải dùng xe ba gác chở về nhà .
Học hết đệ Tam thì do bịnh quá nên tôi rời ghế nhà trường để ở nhà , học đệ Nhị qua hàm thụ . Học ba năm liên tiếp , khó khăn lắm tôi mới có Tú tài 1 vào năm 66 . Vì ko thể đậu Tú tài 2 để vào ĐH nên tôi đã nhập ngũ SQ vào tháng 8 năm 1968 .
Ra trường năm 1969 , tôi phục vụ tại một đơn vị gần thủ đô và sau đó làm tại ban Thông tin Báo chí Biệt khu Thủ đô . Nhiệm vụ của tôi là đọc báo chí bằng tiếng Việt hay Anh hay Pháp . Nếu có bài nào nói đến quân đội VNCH hay thủ đô Sài gòn thì dịch và trình trung tướng tư lịnh . Vốn sẵn khá 2 ngoại ngữ nên tôi rất thích hợp với công việc .
Đến năm 73 , tôi phục vụ tại 1 đơn vị tác chiến thuộc sđ 7 bộ binh . Tôi dặn người nhà , mỗi tháng ra sạp báo lấy cho tôi 1 quyển NGS . Ngoài ra , tôi đọc các tạp chí như Life , Paris-Match , Historia , v.v.. Tóm lại , lúc đó tôi đã là mọt sách/bookworm rồi .
Thời gian đi tù sau 1975 , tôi hay chơi môn 'scrabble' rất xuất sắc với các anh bạn tù - là giảng viên văn hóa của Võ bị Đà lạt và có học đh tại Mỹ . Môn này đòi hỏi phải có ngữ vựng phong phú về tiếng Anh .Vì kiến thức tổng quát quá nhiều , tôi còn được một số bạn tù gọi là "tự điển sống ".
Ra tù năm 1981 , tôi dạy AV cho 1 đứa cháu đang học thêm để lấy chứng chỉ quốc gia về AV . Tôi đã giúp nó làm bài đặc sắc đến độ thày giáo sinh nghi và hỏi cháu tôi như sau " ai đã giúp trò làm các bài này ?"Cháu tôi trả lời đó là bác tôi , mới ra tù .
Thời gian sau đó , tôi có vài ba năm trong nghề xây dựng ; nhưng đam mê chánh vẫn là đọc sách (bằng tiếng Anh và Pháp) về đủ mọi đề tài như khảo cổ , tử vi , y khoa , vật lý , điện , cơ học , kiến trúc , xây dựng , cơ khí xe hơi , v.v... Lúc bấy giờ lại có thêm sách KHKT từ Liên xô đưa qua , vừa tiếng Anh và Pháp . Do đó , tuy chưa bao giờ lái một chiếc Honda Dame 50 phân khối vì ko quen sang số ; thế mà khi người em rể đưa cuốn manual của chiếc moto mấy trăm phân khối mới tinh , nhờ tôi dịch giùm , tôi dịch rất trôi chảy .
Tôi đọc sách báo , đôi khi gặp từ nào ko hiểu , thay vì tra tự điển hay tự điển ko có sẵn , tôi dựa vào ý nghĩa/context của cả câu mà đoán nghĩa của từ đó . Cũng có lúc , gặp chổ nào ko hiểu , tôi bỏ qua và đọc đoạn kế tiếp . Sau này , đọc sách mới biết đó cũng là một phương pháp đúng để học ngoại ngữ . 
Có lẻ có bạn thắc mắc tại sao tôi thích đọc sách y khoa . Vì quá nhiều bịnh , thường xuyên uống thuốc nên tôi đọc sách y khoa để tìm hiểu về bịnh lý củng như cách trị liệu . Tóm lại , ngữ vựng về y khoa của tôi cũng khá , mặc dù ko thể nào so sánh với các bs , đã học hành có bài bản .
Từ năm 1990 -1994 , tôi làm thông dịch viên cho một người Pháp - làm việc cho 1 tổ chức phi chính phủ (ONG) . Tôi nói tiếng Pháp ko bằng dân J.J.Rousseau hay Marie-Curie nhưng được dùng vì kiến thức rộng rải .
Qua mỹ , được 1 tháng , tôi giúp một người thi nghành nail qua việc dịch những bài về cơ thể học (anatomy) .
Năm 96 , tôi đậu vào trường đh cộng đồng West Valley ở San Jose với hạng cao , nhưng ko học vì lý do sức khỏe .
Năm 98 , vì bà con của một gia đình vn mới qua Mỹ năn nỉ quá , tôi đã dạy toán và Anh văn cho năm em của gia đình này . Tuy chỉ có 5 em nhưng trình độ khác nhau nên coi như tôi dạy năm lớp . HS có lúc lên tới 11-12 vì có bạn bè của các em này . Tôi dạy rất trôi chảy ; mặc dù đã hơn 30 năm ko ngó ngàn tới môn đại số và hình học thời trung học .
Sau đó , tôi bắt đầu nghiên cứu Lý thuyết Số/LTS (Numerology) , một khoa tử vi xuất phát từ cổ Hy lạp 9 (có trước Công nguyên) . Sở dỉ tôi tin và truyền bá LTS đến bạn bè và bà con vì nó đã nói chính xác về tính tính và số mạng của tôi và một số người khác . Qua LTS , tôi đã biết ba người đưa đến sự sụp đổ của VNCH (TT Thiệu , TT Khiêm và tướng Phú ) đều có tên bằng số 13 và những ảnh hưởng của số này đối với nước VN .
Khoảng năm 2001-2002 , vì nhà gần thư viện nên tôi tập tành xử dụng máy tính . Mãi đến cách đây vài năm tôi mua được 1 máy tính hiệu HP , chạy Windows XP . Máy này đã hư nhiều lần trước khi đến tay tôi . Vì máy hay bị hư , tôi tập sửa bằng cách vào thư viện ,và tìm trên mạng cẩm nang (manual) của máy này và in lại nhửng đoạn chỉ dẫn cách mở máy , cách thay thế ổ cứng (hard drive) , memory module , optical drive , bộ nguồn (power supply) , thẻ âm thanh (sound card) , v.v... Tôi đã từng tháo tung cái HP này , sau đó ráp lại , máy vẫn chạy .
Sau đó , một học trò có 1 laptop hiệu Gateway bị hư và cho tôi . Khi xách về nhà , tôi cứ nghĩ là xách 1 khúc củi vì tôi chưa bao giờ biết xử dụng laptop và cũng chẳng có manual . Thế là vào thư viện , in lại các đoạn chỉ cách thay pin , v.v...sau đó , đặt mua AC adapter . Cả tháng sau máy mới chạy vì tôi chờ cái adapter này gửi về .
Sau đó , bạn bè có PC hay laptop hư nhờ tôi sửa . Tôi sửa ko lấy tiền và còn cho đồ phụ tùng như keyboard , wireless mouse , wireless adapter , USB flash drive , USB hub , print server (gần 40 đô) , v.v...
Khi sửa máy , chổ nào ko biết tôi đọc sách hay đặt câu hỏi , bằng tiếng Anh , trên mạng . Thông thường có đến gần chục câu trả lời . Tôi áp dụng từng câu vào trục trặc của máy mình ; nếu ko được thì áp dụng câu thứ hai và các câu kế tiếp . Để thay thế 1 phụ tùng của laptop , tôi vào mạng tìm manual hay service guide để biết cách mở laptop , v.v. . . Nguyên tắc của tôi là nếu ko sửa được phụ tùng đó , thì cũng ko nên làm hư bất cứ một phụ tùng khác ; tránh nạn ' trâu lành thành trâu què' . Có nhiều laptop ko có manual hay có mà ko đầy đủ , tôi phải tìm trên mạng 1 laptop có cấu trúc tương tự để áp dụng vào máy đang sửa .
Tôi đã từng sửa các laptop hiệu Gateway , Dell , Lenovo , HP , Fujitsu , Toshiba , Acer , v.v...
Thỉnh thoảng tôi giúp bạn bè điền đơn từ bằng tiếng Anh ; trước kia tôi còn đi thông dịch nhưng nay do răng giả lỏng quá , nói tiếng Anh khó nghe nên ko làm . Tuy nhiên , ai cần học vi tính thì tôi sẵn sàng dạy .
Những người nhờ tôi sửa máy , có người rất giỏi tiếng Anh , trình độ đại học nhưng họ lại gần như mù tịt khi máy bị hư . Một số khác là hs trung học tại Mỹ , tiếng Anh nói như gió , chơi game rất giỏi , lướt mạng nhanh như chớp , khi gỏ máy thì dùng cả 10 ngón . (Còn tôi thì chỉ dùng 1 ngón ; nhưng nhờ quen mặt phím nên tôi gỏ chữ củng nhanh ). Nhưng các em chỉ biết xử dụng mà ko biết sửa ; bởi vì nếu các em biết sửa thì ngày nay tôi đã không làm chủ 1 pc và ba laptop - mà ko phải mua . Còn 1 laptop thứ tư chỉ hư màn hình ; chỉ cần bỏ ra 80 đô là có màn hình mới .
Tôi có thể kết luận : mặc dù thể chất yếu đuối , bịnh tật triền miên từ nhỏ , chỉ ngồi ghế nhà trường hết năm đệ Tam , nhưng do học tiếng Anh bằng cách đam mê đọc sách , đặc biệt về khkt , tôi đã : - sánh vai cùng những anh chị em tốt nghiệp đại học tại Mỹ về ngử vựng tiếng Anh - dạy toán và Anh văn - giúp bạn bè làm đơn từ - giúp bạn bè học vi tính - biết sửa chữa pc và laptop , mà ko qua trường lớp nào .
Nói thêm : theo 1 tài liệu , để nói được tiếng Anh với những đề tài thông thường , bạn chỉ cần biết khoảng 5 ngàn từ ; để viết được tiếng Anh , bạn phải biết khoảng 100 ngàn từ ; và để đọc được tiếng Anh , ban phải biết gần nữa triệu từ . Tài liệu này được công bố khi computer và internet còn phôi thai ; với hai kỹ thuật này , ngữ vựng tiếng Anh , mỗi ngày mỗi nhiều , ko còn đứng ở con số nữa triệu nữa . Năm 1994 , khi mới sang Mỹ , tôi đả gặp nhiều sq , đã học hết bậc trung học khi ở VN ; lúc qua Mỹ , họ ko thể đọc nỗi một nhựt báo bằng tiếng Anh ! Thành ra , họ xoay qua làm assembler về electronics , hay đi bỏ báo , v.v... Chỉ có nhửng sq nào , có căn bản Anh văn từ ở VN , thì mới có thể thi đậu vào các ĐH cộng đồng ; nhưng họ chỉ học thêm một số ngữ vựng liên quan đến nghành học của họ . Có một số rất ít , do phấn đấu đặc biệt , đã leo lên những chức vụ cao hơn .
San Jose ngày 23/09/11 lúc 0022 am .

No comments:

Post a Comment