Một người đàn ông trên một đường phố ở Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 11 năm 2015. (Greg Baker / AFP / Getty Images)
Một người đàn ông trên một đường phố ở Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 11 năm 2015. (Greg Baker / AFP / Getty Images)
Trung Quốc có lẽ đang mong chờ năm mới tết đến. Một sự khởi đầu tươi sáng vào ngày 08 tháng 2 (mồng Một âm lịch), sẽ để lại đằng sau tất cả sự hỗn loạn của đồng tiền tệ Trung Quốc.
Điều đó có thể vẫn còn là mơ tưởng khi mà các sự kiện ngày càng trở nên xấu đi – và ngày 6 tháng 1 không phải là ngoại lệ.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm 0,6% – đó là quá nhiều đối với một đồng tiền lớn – xuống còn 6,55 (USD/NDT), mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2011. Các thương nhân đã bán phá giá đồng Nhân dân tệ sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc một lần nữa phá giá chính thức, ấn định giá trị của nó với 0,22% thấp hơn trước.
Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2015, và sau đó đã can thiệp trên thị trường với một nguồn lực lớn để giữ giá trị của nó tương đối ổn định, bằng việc đã bơm ra 255 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ của mình vào cuối tháng 11.
Quảng cáo
China's foreign exchange reserves as of Nov. 30, 2015. (Bloomberg)
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính đến ngày 30 tháng 11, năm 2015. (Bloomberg)
Sau khi Quỹ Tiền tệ quốc tế đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ các đồng tiền dự trữ của mình trong tháng 11, Bắc Kinh đã giảm bớt việc tiêu tốn dự trữ, và để cho đồng tiền trôi xuống từ từ.
Bắc Kinh cũng đã thẳng thắn cảnh báo thị trường khi họ cho biết sẽ lập chỉ số giá trị của đồng Nhân dân tệ so với các đồng tiền của rổ tiền tệ, không chỉ so với đồng Đô la Mỹ.
Giá trị đồng Nhân dân tệ so với Đô la Mỹ đã giảm trong năm 2015, nhưng nó đã tăng so với rổ gia quyền thương mại. Điều này cho phép Bắc Kinh biện minh tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ so với đồng Đô la Mỹ.
(Capital Economics)
(Capital Economics)
“Trung Quốc sẽ phải phá giá đồng tiền của mình một cách đáng kể” ông Kyle Bass, người đứng đầu (công ty quản lý quỹ) Hayman Capital Management LLC nói với Tạp chí tuần phố Wall (Wall Street Week). Ông Kyle cho rằng sự phá giá có thể lên đến 20%.
Vì vậy, các nhà đầu tư đã chú ý đến và đang thoát khỏi đồng Nhân dân tệ một cách nhanh nhất mà họ có thể. Xét cho cùng, tại sao lại phải loanh quanh để mất tiền vào một đồng tiền đang mất giá. Vấn đề là: hành vi bầy đàn này, vâng, như bạn dự đoán, sẽ khiến đồng Nhân dân tệ giảm giá.
Và trong khi nhà quản lý Trung Quốc có thể ngăn chặn mọi người bán bừa bãi đồng tiền của Đại lục (CNY) bằng việc kiểm soát vốn, không một ai có thể ngăn chặn họ bán đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài được tự do mua bán (CNH), chủ yếu được giao dịch tại Hồng Kông.
Đồng tiền CNH giảm 1,1% so với đồng USD, giao dịch ở giá thấp là 6,7 (USD/NDT), mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2010. Sự chênh lệch giữa đồng tiền Nhân dân tệ ở Đại lục và ở nước ngoài cũng được mở rộng, đạt mức kỷ lục 2,5%.
(Bloomberg)
(Bloomberg)

Dòng vốn ra khỏi Trung Quốc

Đằng sau những động thái trong tiền tệ, là sự dịch chuyển kiến tạo trong các dòng vốn. Cho đến năm 2014, Trung Quốc đã thu hút được vốn, khiến cho tỷ giá đi lên. Bây giờ vốn được di chuyển ra ngoài, khiến cho tỷ giá đi xuống.
“Mọi người đã trải qua, từ một giai đoạn mà ở đó họ đã đánh cuộc có một chiều – đồng tiền sẽ tăng giá, dòng vốn chảy vào (Trung Quốc) – đến (một giai đoạn mà mọi thứ đều) ngược lại. Đây là giai đoạn mà mọi người dân đều muốn đa dạng hóa vào một cái gì đó khác” giáo sư Carmen Reinhart của trường Harvard chia sẻ.
Giáo sư nghĩ rằng Trung Quốc đang đối mặt với “một cuộc khủng hoảng nợ trong nước đáng kể”, đó là lý do tại sao các công dân trong nước và các nhà đầu tư quốc tế đang chuyển tiền của họ ra ngoài.
“Mọi người có một sự chuyển dịch trong các dòng vốn, và trong thực tế sự dịch chuyển đó cũng đã đẩy nhanh việc mua bất động sản ở London, ở Boston, ở New York. Mọi người thấy rằng nó không chỉ là trái phiếu chính phủ. Chúng ta thấy điều đó ở Trung Quốc và chúng ta thấy điều đó ở Nga” giáo sư nói.
Hãng Bloomberg ước tính có khoảng 367 tỷ USD vốn đã rời khỏi Trung Quốc trong 3 tháng cuối cùng của năm 2015. Trước đây Epoch Times ước tính luồng vốn ra là 850 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2015, như vậy tổng số vốn có thể là hơn 1,2 ngàn tỉ USD, giống như ước tính trong trường hợp xấu nhất của Societe Generale.
Thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc là lý do Trung Quốc đã không phải bán nhiều hơn dự trữ ngoại hối, nhằm giữ cho tiền tệ khỏi sụp đổ.

Tại sao phá giá

Bản thân Trung Quốc thực chất không thể làm gì để chống lại dòng vốn, ngoại trừ việc cải cách hoàn toàn nền kinh tế của mình.
Trung Quốc có thể can thiệp vào thị trường bằng cách bán dự trữ ngoại tệ của mình để ngăn chặn tỷ giá hối đoái sụp đổ. Đối với đồng Nhân dân tệ trong nước, họ cũng có thể thực thi việc kiểm soát vốn chặt chẽ hơn, và điều đó cũng đã được thực hiện, nhưng nó trái với những cải cách mà họ đã hứa hẹn.
Tuy nhiên, do chỉ có các lựa chọn tồi, quản lý việc mất giá dần dần của đồng Nhân dân tệ ở trong nước và ở nước ngoài, thực sự là sự lựa chọn tốt nhất của những cái xấu nhất.
Các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong quá khứ, như việc phá giá đồng bảng Anh vào năm 1992, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997, và gần đây là vụ đổ vỡ của đồng Rúp, cho thấy giá trị của đồng tiền sẽ luôn rơi vào trạng thái cân bằng của nó – cho dù một quốc gia có chi ra nhiều bao nhiêu để can thiệp vào thị trường.
Vì vậy, nếu đồng tiền phải giảm giá trị, Trung Quốc ít nhất có thể giữ an toàn cho phần lớn dự trữ ngoại hối của mình mặc dù sau đó những người hoài nghi có thể hỏi rốt cuộc nó tốt cho cái gì.
“Dự trữ ngoại hối chỉ là những đồng tiền nước ngoài. Nó không phải là đồng Nhân dân tệ [RMB]; Nó không phải là đồng tiền để có thể được mang tiêu trong nước”, ông Fraser Howie, tác giả của cuốn “Tư bản đỏ” nói.
Ở một khía cạnh khác, một đồng tiền yếu hơn sẽ hỗ trợ ngành xuất khẩu của cả nước, và điều này, do chi phí đất đai và lao động tăng cao, sẽ không còn cạnh tranh như đã từng trước đây. Ông Kyle Bass cho rằng việc phá giá sẽ giúp Trung Quốc “trở lại mức độ cạnh tranh nào đó đối với phần còn lại của thế giới”.
Trung Quốc cần cạnh tranh không phải để tạo ra tăng trưởng, như nhiều người nghĩ. Mặc dù Viện Hàn lâm Khoa học Bắc Kinh đã ước tính GDP sẽ chỉ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 (dưới mục tiêu chính thức là 7%) – chính việc làm và cảm nghĩ của người dân mới là quan trọng nhất đối với chế độ Trung Quốc.
Ngành xuất khẩu vẫn đóng góp khoảng 10% cho tổng số việc làm.
Ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ đang đón đợi Trung Quốc” nói: “khi mà mọi người ở chỗ bạn đều ốm và buồn chán, đặc biệt khi hệ thống không còn mang lại sự thịnh vượng. Khi bạn có vấn đề kinh tế thực sự nghiêm trọng, tôi nghĩ mọi người sẽ nói ‘Quá mức chịu đựng rồi đấy’.
Cho đến lúc đó, đồng Nhân dân tệ sẽ lại tiếp tục phá giá nhiều hơn nữa.

Chia sẻ bài viết này