Thursday, May 4, 2023

 BÀI 1: TRẬN MẬU THÂN 1968 TẠI BAN MÊ THUỘT.

- Người giỏi đánh, địch ko biết đâu mà giữ. Người giỏi giữ, địch ko biết đâu mà đánh -- Tôn Tử (thiên Thực Hư). 

Lời nói đầu

Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, vì thấy tầm quan trọng chiến lược của tỉnh Darlac, TT Ngô Đình Diệm đã đặt Tòa Đại biểu Chánh phủ Cao nguyên Trung phần tại tỉnh lỵ Ban Mê Thuột để quản lý vùng đất sau này là Vùng 2 Chiến thuật. Về kinh tế, tỉnh có nhiều tài nguyên giá trị như cao su, cà phê, trà, gỗ quí, các cây ăn trái như mít, v.v... vì trồng trên đất ba-zan màu mỡ. (Đây là một loại đá magma phun trào từ núi lửa, được hình thành từ sự làm nguội nhanh của dung nham ba-zan khi tiếp xúc rất gần bề mặt của trái đất).

Trong trận Mậu Thân 1968, nhằm gây tiếng vang về chính trị, CSVN đã cố gắng chiếm giữ thành phố này trong 4 ngày trước khi bị đẩy lui. Nhưng năm 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa, thành phố này đã ko bị tàn phá như Kon Tum hay bị pháo kích như Pleiku--nơi đặt BTL của Quân đoàn 2. Cũng vì vậy mà lực lượng bảo vệ TP này rất yếu, thường chỉ có hai tiểu đoàn thuộc sđ 23 bộ binh, dù nơi đây là hậu cứ của sđ này cũng như của thiết đoàn 8. 

Do đó, thay vì tấn công Pleiku nơi có BTL quân đoàn 2 hay Kontum, năm 1975 CS đã chọn Ban Mê Thuột vì ở đây phòng thủ yếu, chung quanh lại là rừng rậm và địa thế phần lớn khá bằng phẳng, nên đại quân của họ dễ dàng tiến sát mà ko bị phát hiện. Trước đó họ đã cưa các cây lớn trên các đường tiến sát về Ban Mê Thuột, nhưng các cây ko được cưa đứt nên chiến xa chỉ cần đụng nhẹ là đổ ngã. 

Trong khi đó, chung quanh Pleiku hay Kontum ko có nhiều đồi núi và rừng rậm bao la nên đại quân của họ khó tiến sát mà ko phát hiện, chưa kể rất nhiều đv lớn của VNCH đang bảo vệ hai tp này. 

Sau đây là chuyển ngữ từ trang 294-298 của sách Staying The Course Oct 1967 to Sep 1968 của Erik Villard.

. . .

"Không như tướng Chu huy Mân được lịnh tấn công hơn 12 thành phố ở bờ biển của vùng 2 chiến thuật, tướng Hoàng minh Thảo chỉ có 4 mục tiêu lớn ở Mặt Trận B3, cho phép y có thể tập trung lực lượng nhiều hơn Mặt Trận B1 của tướng Mân. Trận tấn công bắt đầu vào đêm 29-30/1/1968, khi Thảo gửi bốn trung đoàn bộ binh, bốn TĐ đặc công, ba TĐ quân địa phương, hai TĐ pháo, và ít nhứt chín đại đội quân địa phương tấn công các tỉnh lỵ của cao nguyên miền Trung gồm tp Kontum, tp Pleiku, và tp Ban Mê Thuột. Y đã ra lịnh cho trung đoàn 66 và 174 của sđ 1 tiếp tục bao vây trại LLĐB Ben Het và căn cứ hỏa lực 25, và tấn công thị trấn Tân Cảnh gần đó để nhằm cắt đứt QL14 giữa Dak To và Kontum.

Tỉnh lỵ của tỉnh Darlac, Ban Mê Thuột, từ lâu vẫn được xem là chốt để giữ bánh xe vào trục (lincpin), một thành phần rất quan trọng của hệ thống phòng thủ của VNCH tại phía nam cao nguyên trung phần. Một cộng đồng người Thượng và Việt Nam khoảng 67 ngàn người sống ở gần cuối QL14, cách biên giới Cambodge khoảng 40 km. (Đây chỉ là dân số của tỉnh lỵ Ban Mê Thuột, vì theo bản đồ tỉnh Darlac của VNCH mà tôi có, thì dân số của quận Ban Mê Thuột tính tới tháng 12/1970 là 149.994 người, và dân số của cả tỉnh là 230.475--người dịch). Các đồn điền trà và rừng rậm (scrub forest) che phủ khu vực chung quanh thành phố, trên một địa thế phần lớn bằng phẳng (flat landscape). QL14 đi ngang rìa cuối của thành phố này, theo hướng đông bắc tây nam. Ngay phía bắc tp, QL21 xuất phát từ QL14, chạy về hướng đông ra biển và cuối cùng chấm dứt ở quận lỵ Ninh Hòa.                 

Bản đồ khu vực Ban Mê Thuột, Đức Lập, Kiến Đức, xuống tới Đồng Xoài của quân khu 3.

Tướng Trương Quang Ân, TL của sđ 23 của Nam quân, trách nhiệm bảo vệ tỉnh lỵ này. BTL đặt ở rìa phía nam của tp. TP này cũng có hậu cứ của trung đoàn 45 của sđ này và Thiết đoàn 8 cũng như doanh trại của MACV địa phương. (Nói thêm: MACV là viết tắt tiếng Anh của BTL Yểm trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam, có mặt tại tất cả các tỉnh hay thành phố lớn của VN, nhằm giúp đỡ trong lãnh vực quân sự-- người dịch). 

Doanh trại của MACV tại Ban Mê Thuột và trại Coryell và sân bay trực thăng cùng tên ở phía sau.

Doanh trại của MACV tại Mỹ Tho, cố vấn cho sđ 7 bộ binh VNCH

BCH tiểu khu Khánh Hòa bên trái hình, và doanh trại của MACV, bên phải tại Nha Trang.

Lính của lữ đoàn 2 sđ 9 bộ binh Mỹ đổ bộ lên bờ sông. Các cây trong ảnh có lẽ là cây dừa bị cụt ngọn


Một sân bay có tên
Trại Coryell nằm ở phía đông của tp, nằm ở phía bắc của QL14. Tại đây có đại đội 155 trực thăng tấn công của Mỹ, gồm các gunship và Cobra.  
Các viên chức ở Ban Mê Thuột đã ko nhận bất cứ tin tức tình báo rõ ràng nào về địch có thể tấn công TP nhân dịp Tết. Do đó tướng Ân đã ko rút bất cứ TĐ nào của trung đoàn 45 về giữ tp, và ông đã cho phép 2/3 quân nhân các đv trong tp được đi phép. 
Cuộc tấn công đã bắt 1:30 g sáng ngày 30/1/68 khi bốn TĐ của trung đoàn 33 CSBV, hai TĐ 301 và 401 quân địa phương, và 4 đại đội quân địa phương--tất cả khoảng 3.000 người--tràn vào tp từ hướng nam. 

Tại Ban Mê Thuột, mục tiêu chánh của CS là BTL của tướng Ân, một căn cứ pháo binh ở phía tây của tp, tòa hành chánh tỉnh, và BCH cảnh sát quốc gia của tỉnh. Địch quân chỉ chiếm được tòa hành chánh và BCH cảnh sát, kho bạc (treasury office) và biệt điện của vua Bảo Đại, và đã dùng các nơi này làm nơi xuất phát để tấn công trong suốt trận chiến.

Trong lúc đó, một TĐ của trung đoàn 33 csbv được lịnh chuyển mục tiêu vào đài phát thanh của tp, nằm ở tây nam. Lính ĐPQ bảo vệ đài chỉ cố thủ trong vài giờ trước khi bị tràn ngập. Hỏa lực rất mạnh của địch đã khiến một nhóm lính DSCĐ từ một trung tâm huấn luyện của lính Thượng gần đó không thể kéo về tp. Sau khi chiếm đài, địch đã ra lịnh cư dân phải ra khỏi tp. Sau đó, chúng phá hủy đài và bao vây trung tâm huấn luyện kể trên.

Suốt buổi sáng, xe tăng nhẹ M-41 và thiết vận xa (TVX) M-113 của thiết đoàn 8 đã nhiều lần xuất kích để phản công. Bốn xe đã bị hư hại hay phá hủy bởi súng B-40, B-41, nhưng các kỵ binh Nam VN đã giữ vững tay súng cho tới khi các TĐ 2 và 3 của trung đoàn 45 kéo vào tp khoảng 12 g trưa. Cuộc phản công của Nam quân đã gia tăng sức mạnh vào cuối ngày khi các đại đội 23, 44, 45 và 53 trinh sát và một đại đội ĐPQ kéo vào tp. Khi màn đêm rơi xuống, địch quân chỉ còn kiểm soát vài khu phố quanh kho bạc và biệt điện Bảo Đại.

Chiến trận ác liệt vẫn tiếp tục suốt ngày kế, 31/1/1968, khi kho bạc và biệt điện đã đổi chủ vài lần, với địch quân làm chủ vào buổi tối. Lo âu vì phản công chậm chạp, tướng Ân đã yêu cầu tướng Vĩnh Lộc, TL của QĐ, tăng thêm quân.

TĐ 23 BĐQ đã được trực thăng vận xuống trại Carrol, nơi có sân bay, vào khoảng sau 12 g đêm và tham gia cuộc phản công khi hừng đông. Dù thêm quân, nhưng phản công vẫn chậm chạp. Lính bắn sẻ của địch có vẻ ở mọi nơi, đôi khi xuất hiện ở nơi từng được coi là an toàn. Quân CS có vẻ còn nhiều đạn liên thanh và B-40. Nam quân ít khi dùng vũ khí nặng, do sợ gây thêm thiệt hại ko cần thiết cho tp này. 

Địch quân đã tung lá bài cuối cùng (make a last bid) để lấy lại thế thượng phong vào sáng 2/2/1968, khi tấn công một trại pháo binh nam quân bằng lựu đạn cay và bộ binh. Lúc 3g sáng, một toán địch đã vượt qua hàng rào phòng thủ. Trực thăng Mỹ đã tấn công chúng bằng đại liên M60 dưới ánh sáng của hỏa châu và lửa từ các đám cháy. Địch đã rút lui sau 20 phút.

Cuộc tấn công của địch vào tp đã bắt đầu tan vỡ vào ngày 3/2. Quân của tướng Ân đã tái chiếm đài phát thanh, biệt điện Bảo Đại, và kho bạc. Địch đã bắt đầu phân tán mỏng (filter out) để rút lui. Cán cân quân sự càng cải thiện hơn vào buổi chiều khi TĐ 1/503 của lữ đoàn 173 nhảy dù Mỹ đổ xuống sân bay. Buổi sáng ngày kế, quân dù Mỹ đã lục soát tp trong khi địch rút về phía nam; họ đã tìm thấy một nơi đóng quân của địch với nhiều thiết bị. 

Trận đánh 4-ngày này đã tàn phá rất nhiều tp Ban Mê Thuột, làm hư hay hủy hoại 3.300 căn nhà, và khiến khoảng 20 ngàn, hơn 1/3 dân số, tạm thời ko có chỗ ở. Khoảng 560 dân chết và 800 người bị thương. Nam quân có 74 chết. Địch có khoảng 900 chết hay bị thương nặng".

. . .

============

BÀI 2: TRẬN MẬU THÂN 1968 TẠI PLEIKU.

. . .

"Mục tiêu thứ 2 của tướng Thảo là Pleiku, tỉnh lỵ của tỉnh Pleiku (theo bản đồ của tỉnh này mà tôi có, tính tới tháng 12/1970, dân số của toàn tỉnh là 200.767 người--người dịch). Với dân số khoảng 33 ngàn gồm Thượng và Kinh, tỉnh lỵ Pleiku ở giao điểm của QL14 và 19, và là trung tâm quân sự quan trọng nhứt ở cao nguyên. BTL của QĐ 2 của tướng Vĩnh Lộc đặt tại phía bắc tp, kế cận nhiều doanh trại Việt Mỹ như sân bay mới của Pleiku, căn cứ chánh của liên đoàn 52 pháo binh Mỹ, BCH của liên đoàn 2 BĐQ VNCH, một trung tâm huấn luyện lính Thượng, và một căn cứ của LLĐB Mỹ. Lữ đoàn 3 kỵ binh VNCH đặt ở đông của tp, và kế đó là Trại Holloway, đây là một sân bay lớn có BCH của TĐ 52 không quân Mỹ và bốn đại đội trực thăng tấn công (gồm đại đội 119, 170, 179, và 189). Đơn vị bộ binh Mỹ gần nhứt là Trại Enari, nơi đặt BTL của sđ 4 bộ binh Mỹ.

Quân đồng minh đã nhận nhiều chỉ dấu suốt tháng rằng địch quân sẽ tấn công tp trước Tết. Tuy nhiên, TL của quân đoàn 2, tướng Vĩnh Lộc đã về Sài Gòn. Người trách nhiệm bảo vệ TP Pleiku là thiếu tá Lê Thân, phó tỉnh trưởng nội an, đã coi trọng những cảnh báo này. Ông cho ĐPQ và TĐ 11 BĐQ (mà người hùng trung úy Vương Mộng Long, trong bài "Mậu Thân Hưu Chiến" chỉ huy đại đội 1--người dịch) đặt trong tình trạng báo động, và bố trí chiến xa của thiết đoàn 3 quanh BTL quân đoàn. Cố vấn trưởng của quân đoàn, đại tá John Barnes, cho một chi đội chiến xa của chi đoàn 1/69 thiết kỵ, đang đóng ở trại Holloway làm lực lượng trừ bị. 

90 phút quá nửa đêm của những giờ đầu ngày 30/1/1968, TĐ K31, và trung đoàn 40 pháo, đã nổ súng vào 2 sân bay, căn cứ hỏa lực, và doanh trại BĐQ. Cuộc tấn công của bộ binh đã diển ra 90 phút sau đó khi các đặc công VC thăm dò trung tâm huấn luyện của lính Thượng ở bắc của tp. Chẳng bao lâu cả tp và hai sân bay đã bị tấn công bởi TĐ 408 đặc công, phân nửa của TĐ H15 địa phương, các thành phần của TĐ 407 đặc công, một đại đội của TĐ 28 đặc công, và hơn 100 du kích địa phương. Nhờ đã báo động và chuẩn bị kỹ, ko có nơi nào ở Pleiku lọt vào tay địch. Một số nhỏ đặc công đã cố gắng vào nhà tướng Vĩnh lộc, đã bị lính gác đẩy lui. Thiết đoàn 3 VNCH, giống như lính chữa cháy, đã chứng tỏ đặc biệt xuất sắc khi bẻ gẫy mủi tấn công của địch, dù đã bị tổn thất 3 chiến xa M-41 và hai M-113 trong vài giờ đầu của trận đánh.

Quân đồng minh đã phản công khi trời vừa sáng. Lúc 0715, hai đại đội DSCĐ đã bắt đầu tiến quân từ trung tâm huấn luyện vào trung tâm tp. Cùng lúc, một chi đội (platoon) chiến xa Mỹ từ trại Holloway tới căn cứ pháo binh đông nam của tp để chắc chắn đại bác ko lọt vào tay đối phương. Ba mươi phút sau, TĐ 11 BĐQ đã tiến vào trung tâm tp từ hướng đông trước khi bắt đầu lục soát từng nhà một. Sau đó vào buổi sáng, TĐ 22 BĐQ và BCH của liên đoàn 2 bđq vào tp từ hướng tây để tham gia lục soát trung tâm tp. Khi trời sắp tối, hai đại đội của tđ 4 công binh Mỹ được đổ xuống ở ngoại ô phía nam để ngăn địch rút từ hướng này.

Khi trời tối, phần lớn VC đã rút về góc tây nam, nơi quân đồng minh dàn mỏng. Một số trốn trong những tòa nhà đổ nát để chờ cơ hội trốn thoát, trong khi số khác, bỏ võ khí và mặc đồ dân sự để giả thành dân thường. Do đó đã khiến quân VNCH đã phải lục soát lần nữa các nơi họ đã lục soát.

Quân đồng minh đã tiếp tục siết chặc vòng dây để tìm bắt đặc công csbv và lính vc đến sáng 31/1. Lực lượng của TĐ 4 công binh Mỹ, khi lục soát trường học chánh ở Pleiku đã giết 21 địch. Khi màn đêm rơi xuống, phần lớn địch quân đã rút. Cuộc lục soát kéo dài sang ngày kế, nhưng chỉ bắt được một ít địch quân.

Vào sáng 2/2, tưởng rằng trận chiến kết thúc, quân đồng minh lại phát hiện vài đại đội của TĐ H15 địa phương đang đào công sự ở ngoại ô phía tây tp. Hóa ra chỉ có một phần của TĐ này vào được tp để tham chiến; số còn lại, bao gồm TĐ trưởng vẫn còn ở ngoài.

Sáu trực thăng võ trang Mỹ đã tấn công họ, sau đó là các chiến xa M-41 và M-113 của thiết đoàn 3. Chỉ trong 1g, đơn vị vc này đã bị quét sạch. Tổng kết địch có 606 chết và 156 bị bắt trong đợt 1 của Mậu Thân 1968 tại Pleiku, phe đồng minh chết 28". 

. . . 

======

BÀI 3: TRẬN ĐỨC LẬP THÁNG 8/1968.

Lời mở đầu.

- Người giỏi đánh, kẻ địch ko biết chỗ nào mà giữ; người giỏi giữ, kẻ địch ko biết chỗ nào mà đánh.-- Tôn Tử (thiên Hư Thực).

Trước 1975, Đức Lập là một quận ở tây bắc của tỉnh Quảng Đức của VNCH, có vị trí rất quan trọng về quân sự vì nằm sát biên giới Cambodia và cũng nằm trên các đường tiến sát hướng đông bắc tới Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ của tỉnh Darlac--một thủ phủ rất quan trọng về kinh tế và quân sự của VNCH, xem bản đồ của hội địa lý quốc gia Mỹ in tháng 2/1967. Vì nằm trên QL14, Đức Lập cũng là cửa ngõ đi xuống tỉnh Phước Long và Vùng 3 Chiến thuật. 

Sau năm 1973, khi CS đã xây xong phần lớn đường Trường Sơn Đông, nên nếu họ chiếm được quận lỵ Đức Lập, sẽ khai thông QL14 đi về Vùng 3 Chiến thuật, ko cần phải đi trên đường mòn Trường Sơn Tây chạy trên đất Cambodia. QL14 đã có từ thời Pháp bắt đầu từ Chơn Thành, Đồng Xoài, đi về phía bắc qua Đức Phong, Bù Đăng, Kiến Đức, Tuy Đức, Dak Song, Bon Sar Par, Đức Lập, Ban Mê Thuột, Buôn Hô, Pleiku, Kontum, Dak To, Dak Peh, Khâm Đức, Thượng Đức, xem bản đồ. Từ đây có tỉnh lộ 4, chạy dọc sông Vu Gia tới Điện Bàn trên QL1. 


Sau chính biến 1963, do an ninh suy sụp, đoạn đường từ Dak Peh tới Thượng Đức ko thể xử dụng. Sau khi ký HĐ Paris 1973, CS đã sửa chữa đoạn Thượng Đức Dak Peh và nối dài với những hương lộ, có từ thời Pháp, xuất phát từ QL9 ở Quảng Trị để chuyển quân vào nam. 

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 658 - 662 của quyển Staying The Course.

. . . 

"Tại quân đoàn (QĐ) 2, cuộc tổng tấn công đợt ba đã bắt đầu ngày 18/8/1968 khi một TĐ của trung đoàn 101D tấn công trại LLĐB Dak Seang ở tây bắc tỉnh Kontum. Các người lính Thượng đã đẩy lui cuộc tấn công, giết chết 35 địch, và bắt sống 11. Ngày kế, pháo của quân CSBV đã nả vào trại ít nhứt 125 viên đạn cối và không giựt. Xa hơn về phía nam, pháo địch đã bắn vào một tiền đồn Mỹ gần Dak To với 21 hỏa tiển. Trận chiến đã lan tràn tới tỉnh Pleiku vào 20/8 khi một TĐ của trung đoàn 24 tấn công một căn cứ hỏa lực (CCHL) của Nam quân, nằm trên QL-14 khoảng 22 km bắc tỉnh lỵ. Quân trú phòng đã đẩy lui cuộc tấn công thiếu phối hợp này, giết 87 địch trong khi chết 9. 

Cuộc tấn công đã lan khắp quân khu (QK) 2 vào đêm 23-24/8 khi cối địch và hỏa tiển đã rơi vào hơn 30 địa điểm, trong đó có An Khê, Bồng Sơn, Phan Thiết, và Phan Rang. Buổi tối 24/8, trung đoàn 66 của sđ 1 và TĐ 20 đặc công và vài đơn vị (ĐV) vũ khí nặng đã tấn công Đức Lập, một làng nhỏ ở phía tây Quảng Đức, cách biên giới Cambodia khoảng 7km. Trung đoàn 320 của sđ này lập một nút chặn trên QL14, ở đông bắc Đức Lập để ngăn viện quân từ Ban Mê Thuột. Trung đoàn 95C vẫn ở gần biên giới Cambodia với BTL của sđ và các đv hỗ trợ. 


Bản đồ trận tấn công vào trại LLĐB Đức Lập từ 24-25/8/1968. Đường đỏ đứt đoạn là phòng tuyến của địch. Khu vực có sọc đỏ do địch kiểm soát. Nguồn: từ sách Staying The Course.

Ở khoảng 5km đông nam của ấp lớn nhứt của làng Đức Lập là trại LLĐB Dak Sak (có cao độ 722 m, tên trên bản đồ là Yok R'Looung -- theo bản đồ), được bảo vệ bởi hai đại đội Mike Force, một toán LLĐB của Nam Việt Nam, toán A-239 của LLĐB Mỹ, và vài cố vấn Úc.
                                 

 (Nói thêm: Theo quyển Green Berets at War, trại này được lập tháng 11 1966 gần địa điểm cũ của Bon Sar Par, đã bị đóng cửa sau vụ nổi loạn của FULRO. Trại Đức Lập nằm trên 2 ngọn đồi gồm một đồi nhỏ ở phía bắc và đồi lớn ở phía nam, nhìn xuống một cao nguyên rộng rãi, phì nhiêu cách biên giới 9 dặm, và vị trí chiến lược này bao phủ những đường tiến sát đông bắc tới Ban Mê Thuột. Những người lính DSCĐ gốc Rhade và Mnong này sống với gia đình của họ trong những hầm trú ẩn và hang ở sườn đồi, ngay dưới giao thông hào. Có 2 đại đội DSCĐ ở đồi bắc nhưng ko có các cố vấn LLĐB Mỹ và VN chỉ huy).
QL14 đã tách đôi khu vực này, một hướng chạy về tây nam tới biên giới và một hướng về đông bắc tới Ban Mê Thuột. Bên trong ấp lớn này của làng là BCH của chi khu Đức Lập-một doanh trại không lớn hơn một sân đá banh, bảo vệ bởi khoảng 6 cố vấn LLĐB Mỹ và một đại đội ĐPQ. (Theo sách đã dẫn, BCH chi khu cách trại Đức Lập 4 dặm-người dịch). Một đại đội ĐPQ khác giữ tiền đồn Bon Sar Par, cách trại 3 km về phía tây nam trên một ngọn đồi nhìn xuống QL14. 

Cuộc tấn công đã bắt đầu vào sáng sớm ngày 24/8 khi 2 tiểu đội của TĐ 20 đặc công đã len lỏi vào BCH chi khu Đức Lập sau khi cắt vài lớp kẻm gai phòng thủ mà lính gác ko biết. Họ đã tấn công doanh trại (compound) và bắt đầu ném các túi chất nổ, trong khi một đại đội bộ binh csbv ở bên ngoài hàng rào bắn yễm trợ. Một túi chất nổ đã làm sập một phần nơi ở của cố vấn Mỹ, làm 5 cố vấn bị thương khi đang ngủ. Khi họ phóng ra ngoài để tập hợp lính Thượng, hỏa lực mạnh của địch đã giết chết một cố vấn và đẩy lui họ. 

Các cố vấn của chi khu đã gọi trại Dak Sak cứu viện, nhưng ở đây cũng bị tấn công. Quân csbv đã xuyên qua hàng rào và chiếm một phần đồi bắc của trại Dak Sak. Tuy nhiên, trại Dak Sak đã hứa sẽ gửi một đại đội Mike Force giúp chi khu khi trời sáng. Trong khi đó, một máy bay Hỏa Long AC-47 đã tới để khống chế các vị trí cối và liên thanh của địch nằm ngoài tầm bắn của quân phòng thủ.

Tại BTL của tướng Ân tại Ban Mê Thuột, TL đã gặp tướng Peers-tư lịnh sđ 4 bộ binh mỹ và tướng Stone để thảo luận việc cứu viện Đức Lập và an ninh cho tỉnh lỵ. (Nói thêm, 14 tháng sau, tướng Peers thăng trung tướng, chỉ huy 50 ngàn quân Mỹ thuộc lực lượng 1 dã chiến, trong đó có các đv như sđ 1 không kỵ, sđ 101 nhảy dù và lữ đoàn 173 nhảy dù -- người dịch). Để bảo vệ Ban Mê Thuột, Peers đã ra lịnh cho tướng Allen, chỉ huy của lữ đoàn 173 dù, không vận TĐ 4/503 nhảy dù từ Tuy Hòa lên Ban Mê Thuột để tham gia lực lượng đặc nhiệm SPOILER vừa mới thành lập. Chỉ huy bởi đại tá McChrystal, lực lượng này gồm lữ đoàn 2 của sđ 4 bộ binh, chi đoàn 1/10 thiết kỵ, hai chi đội của chi đoàn 7/17 không kỵ, và bảy pháo đội. Tướng Ân đã rút một TĐ của trung đoàn 47 từ Phú Yên về Ban Mê Thuột. Quân đội Nam Hàn sẵn sàng tham chiến nếu tình hình đòi hỏi.

Để cứu Đức Lập, tướng Ân đã gửi hai TĐ của trung đoàn 45 thuộc sđ 23 đang bảo vệ QL14 và 21 gần Ban Mê Thuột. Tướng Stone đã ra lịnh cho chi đoàn 1/10 thiết kỵ bảo vệ các quốc lộ này trong lúc 2 đv trên vắng mặt. Tướng Ân cũng xin phép quân đoàn để dùng vài đại đội Mike Force từ vùng duyên hải. Họ và 2 TĐ trên đây sẽ được yểm trợ trực tiếp từ pháo binh 105-ly của lữ đoàn 2 sđ 4 bộ binh. Sau khi lập CCHL mới ở 3km tây nam trại Dak Sak, đại tá McChrystal đã lập lực lượng đặc nhiệm LANCE gồm pháo đội A của TĐ 4/42 pháo binh, và hai trung đội của TĐ 2/35 bộ binh. Để yễm trợ cho Đức Lập, Peers cũng xin 5 phi xuất B-52, ném bom những đồi chung quanh vào cuối ngày đó.

Vào buổi sáng 24/8, trực thăng Mỹ đã bốc một đại đội Mike Force vào Đức Lập, đổ họ xuống bên ngoài hàng rào của đồi nam hay đồi chánh của trại Dak Sak. Vừa đánh vừa tiến tới Dak Sak, những đv người Thượng này đã tấn công ngọn đồi nhỏ hơn mà địch quân chiếm giữ ở phía bắc trại Dak Sak. Cuộc tấn công thất bại với thiệt hại nặng. Trực thăng Mỹ đã cố gắng đáp xuống sân bay, xem hình, để tải thương hàng chục lính Thượng, nhưng súng của quân csbv trên đồi đã bắn rơi bốn chiếc, làm trì hoản cuộc hành quân.

Tình hình ở Đức Lập đã bắt đầu cải thiện vào chiều khi trực thăng đổ TĐ 2/45 bộ binh VNCH, vào một bãi đáp gần BCH chi khu trong làng Đức Lập. Dù 2 chiếc bị bắn rơi, nhưng cả TĐ đã xuống đất trước khi trời tối. Vào khoảng nhá nhem tối, trực thăng đã đổ 2 đại đội Mike Force vào một khu rừng thưa 3 km nam của trại LLĐB này, làm an ninh cho địa điểm mà lực lượng đặc nhiệm LANCE sẽ tới ngày kế. 

Ngày 25/8 đã chứng tỏ là bước ngoặt của trận Đức Lập. Bắc quân đã tiếp tục tấn công chi khu Đức Lập, mà quân số chỉ còn 61 so với 118 lúc ban đầu, nhưng quân phòng thủ đã cố thủ tới khi TĐ 2/45 tới. TĐ này sau đó đã tấn công về phía bắc nơi bắc quân còn cố thủ và đẩy lui họ hoàn toàn ra khỏi làng Đức Lập. 

Tình hình ngày hôm đó tại trại Dak Sak bấp bên hơn. Quân csbv chiếm hoàn toàn ngọn đồi nhỏ khống chế phía bắc của trại, khiến quân phòng thủ gồm ba đại đội Mike Force đã cạn kiệt quân số và võ khí với cố vấn Mỹ, Việt và Úc -- phải rút tới ngọn đồi thứ hai, lớn hơn ở phía nam trại, nơi có BCH chánh và phần lớn nhà ở của cố vấn.

Viện quân đã tới kịp thời. Một khi pháo đội của lực lượng đặc nhiệm LANCE được triển khai ở bãi đáp chỉ định ở 3km phía nam của Dak Sak, nơi hai đại đội Mike Force đã bảo vệ vị trí này vào đêm trước, khi họ bắt đầu tiến về phía bắc để tới trại Dak Sak khoảng 1g trưa 25/8. Lính Thượng đã phá vở cuộc tấn công của csbv khi đánh vào cạnh sườn lúc địch quân vượt phi đạo để tiến về đồi nam. Sau khi đẩy lui địch về đồi bắc, hai đại đội này, phối hợp với một đại đội vừa đến từ Pleiku, chờ phi pháo dọn bãi trước khi xung phong lên đỉnh đồi. Bắc quân đã bắn gục hàng chục lính Thượng, giết 3 cố vấn LLĐB Mỹ, nhưng thành phần còn lại đã chiếm được đỉnh đồi. Lúc 7g tối, trại Dak Sak đã được tái chiếm.

Cường độ của trận đánh đã giảm trong ngày 26/8. TĐ 2/45 của nam quân đã tiếp tục đánh nhau với địch quân trên những ngọn đồi ở phía bắc, sát với BCH chi khu, nhưng trung đoàn 66 csbv đã ko còn tiếp tục vây hãm trại LLĐB Dak Sak. Vào ngày 27/8, cuộc khủng hoảng tại khu vực Đức Lập có vẻ đã qua. Tướng Ân đã đưa thêm TĐ 1/45 vào vùng, nhưng quân chánh phủ đã tìm thấy rất ít dấu vết của sđ 1 csbv trong những ngày sau đó.

Tổn thất của liên quân Việt Mỹ ở trận Đức Lập là 114 chết và 238 bị thương. Có bảy cố vấn Mỹ chết. Lực lượng 1 Dã Chiến đã ước lượng hơn 700 lính csbv đã chết, phần lớn do phi pháo. Sau này các TL Việt-Mỹ đã biết rằng sđ 1 csbv đã chấm dứt trận đánh trước dự tính do tân binh mới bổ sung thiếu kinh nghiệm, thiếu lương thực, bịnh tật gia tăng do mùa mưa, cũng như khan hiếm vũ khí đạn dược. 

Các TL Mỹ đã khen ngợi thành tích chiến đấu của Nam quân tại Đức Lập. Tướng Peers đã đặc biệt khen ngợi TĐ 1 và 2 của trung đoàn 45 đã "chứng tỏ tính chuyên nghiệp và một tinh thần chiến đấu ko thua bất cứ đơn vị nào trong lịch sử chiến tranh VN." Tướng Abrams, TL quân đội Mỹ tại VN đã gọi thành tích của Nam quân  "tuyệt vời" và rằng tướng Ân đã chỉ huy (handle) trận Đức Lập "với tài năng tuyệt vời" (consummate skill). Bất hạnh thay, một tai nạn máy bay đã cướp đi cuộc sống của ông và phu nhân vào ngày 8/9/1968. Ông đã được truy thăng thiếu tướng và trao tặng huy chương cao quý nhứt của QLVNCH."

. . . 

San Jose ngày 4 tháng 5 2023.

Tài Trần


















No comments:

Post a Comment