Wednesday, April 7, 2021

CÁC CHIẾN SĨ ĐPQ VÀ NQ NÀY ĐÃ ANH DŨNG ĐÁNH TRẬN CUỐI CÙNG ĐỂ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Trong tinh thần “luôn luôn nhớ ơn những người lính đã ngả xuống để bảo vệ cho chế độ VNCH”, hôm nay tôi xin giới thiệu chiến công anh dũng của ĐPQ và NQ của quận lỵ Trị Tâm và Bến Cầu thuộc tỉnh Tây Ninh. Hai chiến công này dễ đi vào quên lãng vì nó xảy ra vào lúc Ban Mê Thuột đã bị tấn công và thất thủ—đã thu hút dư luận trong nước và quốc tế. Hai chiến công này đáng ghi nhớ khi ở BMT, sau hơn một ngày, mọi chống cự có tổ chức đều chấm dứt dù vẫn có những ổ kháng cự lẻ tẻ; trong khi đó tại hai quận lỵ này cuộc kháng cự của người lính ĐPQ và NQ kéo dài BA NGÀY.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 243-252 của quyển Black April.

 . . . 

“Ở phía Bắc, sđ 9 CSBV với ba trung đoàn cơ hữu sẽ tấn công quận lỵ Trị Tâm, nằm trên TL-239 ở rìa của đồn điền cao su Michelin rộng mênh mông. Sau đó họ sẽ quét sạch các vị trí của ĐPQ ở đông quận lỵ này cho tới sông Sài Gòn. CSBV đã chọn Trị Tâm thay vì An Lộc hay Chơn Thành vì nơi đây phòng thủ bởi ĐPQ, trong khi An Lộc và Chơn Thành được bảo vệ bởi các đv thiện chiến BĐQ. Họ cũng hy vọng nếu chiếm Trị Tâm sẽ cô lập hai TP kể trên và sau cùng VNCH sẽ bỏ hai TP này. Ở phía nam, sđ 303 CSBV sẽ chiếm quận lỵ Bến Cầu và sẽ quét sạch mọi tiền đồn ĐPQ từ sông Vàm Cỏ Đông tới biên giới Cambodia. Ba tiểu đoàn du kích tỉnh Tây Ninh sẽ cắt đứt (sever) TL-22, chạy từ QL-1 vào tỉnh lỵ Tây Ninh, để ngăn quân VNCH dùng đường này để tăng viện hay rút lui. Nếu thành công, phần lớn của tỉnh này sẽ lọt vào tay CSBV. Tỉnh lỵ Tây Ninh, một địa điểm có tính biểu tượng cao của VNCH sẽ bị bao vây. 

Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) có những lý do rõ ràng để chọn những mục tiêu này. Trị Tâm ở một vị trí quan trọng gần TL-22. Nếu ai chiếm nó sẽ ngăn việc chuyển quân từ Tây Ninh đến tỉnh Bình Dương hay chuyển quân về nam dọc sông Sài Gòn xuống vùng Tam Giác Sắt ở bắc của Củ Chi. Bến Cầu khống chế con đường đi vào khu vực đầm lầy. Các tiểu đoàn ĐPQ và trung đội NQ đã phòng thủ kỹ lưỡng hai quận lỵ này với xạ trường thuận lợi và nhiều lớp hàng rào phòng thủ. Do vị trí, Trị Tâm đã được phòng thủ mạnh mẻ nhứt. Trị Tâm đã có ba tiểu đoàn ĐPQ và chín trung đội NQ với hàng chục tiền đồn và nút chận trên các lộ và rải rác chung quanh. Tóm lại cả hai là những cứ điểm quan trọng của Nam VN.

Theo kế hoạch của tướng Trà, một lực lượng hùng hậu gồm sđ 9 csbv tăng cường bởi trung đoàn 16 biệt lập, vài đại đội xe tăng, hai tiểu đoàn phòng không, và hàng chục đại bác, bao gồm ba khẫu 130 ly, chẳng bao lâu đã bắt đầu tập trung ở Bắc Trị Tâm. Ngày 10/3, cùng ngày nổ súng vào Ban Mê Thuột, ba tiểu đoàn quân du kích Tây Ninh mở màn trận đánh. Họ đã tấn công suốt chiều dài của TL-22 từ giao điểm ở Gò Dầu Hạ, nơi QL-1 và TL-22 gặp nhau ở nam tỉnh lỵ tới gần Tây Ninh. Trong khi ĐPQ đẩy lui quân CS ở nhiều chỗ, một đoạn của TL này gần tỉnh lỵ bị chiếm giữ trong vài ngày.

Sau đó là tới Trị Tâm. Lúc 5:00 sáng ngày 11/3, hai trung đoàn của sđ 9 CSBV mở cuộc tấn công chính. Với ba xe tăng dẫn đầu, dù bắc quân đã xuyên thủng hàng rào ngoài cùng, nhưng với yểm trợ của pháo binh, ĐPQ đã chống trả dữ dội. ĐPQ đã mở các cống nước gần đó để gây lụt lội, tạo khó khăn cho xe tăng. 

Bị chống trả dữ dội, sđ 9 đã rút lui và tấn công mạnh hơn vào ngày 12/3. Quân sử của sđ này đã viết: “Các chiến sĩ đã chiến đấu giành giựt từng nhà và từng bờ mương. Sđ đã gửi thêm xe tăng ... và súng 85 ly để yểm trợ trực tiếp cho bộ binh. Cùng lúc sđ đã dùng pháo binh do quân đoàn tăng phái để trấn áp các vị trí pháo của địch. Lúc 9 giờ sáng chúng ta đã chiếm hầm truyền tin, và đã dùng chất nổ để phá hủy hầm ngầm ở đó, vị trí cố thủ cuối cùng của địch. Chiến sĩ trung đoàn 2 đã treo cờ trên BCH chi khu lúc 9:40 sáng. Trong khu vực của đồn hình tam giác, địch quân yểm trợ bởi M-113 và pháo đã tiếp tục chống cự. Vào sáng ngày 13/3, sau khi nhận thêm viện binh, trung đoàn 2 mở cuộc tấn công mới đã tràn ngập phòng tuyến cuối cùng của địch...Mọi lính tráng trong khu vực, trên 2.000 người, đã bị tiêu diệt hay tan rả tại chỗ. Chúng ta bắt 929 tù binh.”

Dù quân CSBV khoe khoang (boast), tổn thất cả hai phía đều cao. Theo nam VN, họ đã bắn cháy 10 tăng và hàng trăm Bắc quân chết hay bị thương. Tuy nhiên 1/2 lính phòng thủ bị chết, bắt sống hay mất tích. 1.000 người khác thoát được. Trị Tâm là quận lỵ THỨ NĂM bị mất trong năm ngày. Nằm ở 43.5 km tây bắc của Sài Gòn, đây cũng là quận lỵ gần SG nhứt bị mất.

Chẳng bao lâu sau Trị Tâm, quận lỵ Bến Cầu bị tấn công bởi sđ 303 gồm các trung đoàn 201, 205, và 271 và tăng cường bởi trung đoàn 3 của sđ 5 CSBV, một tiểu đoàn phòng không và bảy xe M-113 mới chiếm được. Khác với Trị Tâm, địa thế ở Bến Cầu bằng phẳng trống trải, với nhiều kinh mương ngang dọc, lợi thế cho phòng thủ. Tại quận lỵ có 600 lính ĐPQ, trong khi 500 quân bảo vệ vòng ngoài của quận. 

Lúc hừng đông của ngày 12/3, pháo của quân CSBV đã bắn tập trung vào Bến Cầu. Sau đó bộ binh xung phong. Tuy nhiên các người lính ĐPQ đã chống trả với yểm trợ của pháo binh và không quân, và Bắc quân đã ko thể xuyên thủng phòng tuyến. Họ đã rút lui để tập trung vào việc quét sạch mọi vị trí ở vòng ngoài và mang súng 85 ly về phía trước để chống bộ binh. Lúc 2 giờ chiều, vài trung đội NQ của nam VN  đã buộc phải rút lui, và thòng lọng đã thắt chặt quanh Bến Cầu. Lúc 5 giờ chiều, bắc quân đã mở đợt pháo mới nặng nề vào quận lỵ này, và lần nữa Bắc quân xung phong.Lần nữa họ đã ko đẩy lui ĐPQ anh dũng. Quân sử của sđ 303 sau này viết: “ Địch đã chống trả điên cuồng (insane). Pháo địch đã bắn dữ dội vào đội hình chúng ta, và bộ binh địch đã tung ra những đợt phản công quyết tử (deaf-defying). Khi trời hoàn toàn tối, các đv đã buộc phải tạm thời ngừng tấn công.” Những cuộc tấn công của sđ 303 vào ngày 13/3 đã ngừng do hỏa lực yểm trợ và chống trả ngoan cường của ĐPQ. 

Đối diện với những trở ngại (setback) này, trong tối 13/3, tư lịnh của sđ 303 đã buộc phải suy nghĩ lại về chiến lược của ông: “ Trong tất cả các khu vực được chỉ định, các đv của chúng ta đã chiếm một số tiền đồn và giết và bắt sống nhiều lính địch, nhưng chúng ta đã ko thể chiếm các mục tiêu chánh. Đối diện với thực tế của tình hình này, ban lãnh đạo sđ đã gặp các trung đoàn trưởng. . . và đã quyết định rằng mỗi khu vực nên để lại một lực lượng đủ để bao vây và tạo áp lực lên địch quân còn chủ lực của sđ sẽ rút về phía sau để học tập kinh nghiệm và chỉnh trang quân số và nhận tiếp liệu cho trận tấn công tới.”

Vào sáng ngày 14/3, sđ 303 đã tung ra đợt tấn công thứ tư vào Bến Cầu và các tiền đồn trên QL-1. Vượt trội về quân số và hỏa lực cuối cùng đã làm suy yếu (wear down) lực lượng phòng thủ, và vào xế chiều sđ 303 đã kiểm soát Bến Cầu. Chiến đấu suốt đêm đó, Bắc quân đã quét sạch những tiền đồn cuối cùng của ĐPQ trong khu vực. Sau ba ngày chiến đấu ác liệt (brutal), “Nhiệm vụ này của sđ trong giai đoạn một của chiến dịch đã hoàn tất. Các căn cứ địch từ bờ Tây sông Vàm Cỏ Đông tới biên giới Việt-Miên đã bị nghiền nát. Một vùng đất bao la từ Tây Ninh xuống châu thổ sông Cửu Long đã được giải phóng.”

Sau khi phân tách những tấn công ban đầu này, trung tướng Toàn đã kết luận rằng CS đã có ý chiếm thị xã Tây Ninh hay bao vây TP này bằng cách chiếm Gò Dầu Hạ để ngăn chận viện quân hay tiếp tế. Toàn đã buộc phải chọn một trong hai giải pháp: rút sđ 25 bộ binh khỏi thị xã Tây Ninh để tái chiếm các quận lỵ đã mất —có thể khiến TP ko được bảo vệ và nguy cơ bị mất—hay tập trung quân để bảo vệ TP này. 

Toàn đã chọn giải pháp 2: ông triển khai ba trung đoàn 46, 49, và 50 của sđ 25 chung quanh TP. Ông cũng tăng cường một đại đội của liên đoàn 81 biệt cách dù cho thị xã này. Toàn đã ko hoàn toàn bị trói tay (not totally boxed in). Việc điều quân trước đây của ông đã giúp ông có được một số linh hoạt. Ông đã ko ngồi yên (sit idly by) và nhìn Bắc quân tiêu diệt hai phòng tuyến quan trọng. Việc yểm trợ hỏa lực cho Trị Tâm và Bến Cầu rất lớn lao, theo báo cáo của cơ quan DAO. Trong tuần lễ từ 8-14/3, pháo binh VNCH đã bắn 26.000 đạn đại bác và không quân thực hiện 320 phi xuất trong quân khu III, bị rơi một A-37 vì SA-7 ngày 12/3. Toàn cũng dùng trừ bị của quân đoàn để đối phó đe dọa ở Tây Ninh. Ngày 11/3, Toàn đã ra lịnh cho lữ đoàn 3 thiết kỵ và liên đoàn 33 BĐQ lập tức tới Gò Dầu Hạ để giữ giao điểm huyết mạch này. Ông cũng chỉ định một tiểu đoàn của trung đoàn 7 sđ 5 bộ binh  tăng cường cho Thiết kỵ 3. Lực lượng kết hợp của Chuẩn tướng Trần Quang Khôi gồm thiết giáp, BĐQ và bộ binh sẽ phản công, với mục tiêu tối hậu là tái chiếm quận lỵ Trị Tâm. Toàn cũng cho trực thăng bốc trung đoàn 48 của sđ 18 xuống Gò Dầu Hạ với nhiệm vụ thông thương QL-1 tới biên giới Việt-Miên.

Cách điều quân này là điển hình (typical) của Toàn: ông dùng trừ bị của quân đoàn, rút những đv ít đụng độ để đối phó với đe dọa bất ngờ, và tăng phái lẫn nhau (cross-attached) khi cần. Khi những động thái này là một đáp ứng quyết định cho một tấn công gồm nhiều sđ của Bắc quân trên sườn phía Tây của quân khu III, những động thái này đã làm suy yếu trầm trọng khu vực phía đông của quân khu III, vì giai đoạn thứ hai, có lẽ quan trọng hơn của các cuộc tấn công của quân đoàn 4 CSBV đã bắt đầu. Mặt khác, Toàn đã có ít chọn lựa: Nam VN hầu như ko còn lực lượng trừ bị, và Tây Ninh đã luôn luôn được xem là bàn đạp chánh cho mọi tấn công vào Sài Gòn. Hậu quả là, Toàn đã quyết định dùng trừ bị tại khu vực Tây Ninh và hy vọng điều tốt đẹp cho khu vực đông bắc của quân khu 3. 

Trong khu vực này, tướng Trà đã tìm cách sói mòn kiểm soát của VNCH tại tỉnh Long Khánh, chiếm QL-20 từ SG đi Đà Lạt, và cầm chân (pin down) sđ 18 để ngăn ko cho sđ này triển khai nơi khác trong quân khu 3. Mục tiêu của y là lập một “hành lang giải phóng” dọc biên giới của quân khu 2 và 3. Nhiệm vụ khó khăn nhứt là chiếm QL-20 chạy từ QL-1 trong tỉnh Long Khánh về phía Bắc xuyên qua tỉnh Lâm Đồng tới Đà Lạt. Trong đầu tháng 2, sđ 7 gồm các trung đoàn 141, 165, và 209 được lịnh thám sát làng Định Quán trên QL này. Quận lỵ này cách Xuân Lộc 22.5 km về phía Tây Bắc là một vị trí quan trọng trong phòng tuyến bảo vệ đường này. Một khi chiếm được quận lỵ, sđ 7 CSBV có thể đồng thời tấn công hai hướng khác nhau trên QL-20: về Tây nam chiếm cây cầu quan trọng trên sông La Ngà gần đó, và về đông Bắc chiếm Đà Lạt. Cắt đường này sẽ cắt Cao Nguyên khỏi quân khu 3, cũng như chiếm Ban Mê Thuột và Quảng Đức sẽ cô lập Cao Nguyên với phần phía Tây của quân đoàn 3.

Khi sđ 7 tấn công QL-20, sđ 6 CSBV, đang ở phía đông của tỉnh Long Khánh, sẽ chiếm tỉnh lộ 2, đi từ nam Xuân Lộc tới QL-15--con đường SG đi Vũng Tàu. (Sđ 18 khi di tản, đã theo TL-2 này để về Bà Rịa). Sđ 6 csbv sau đó quay về phía Bắc và tấn công từ Xuân Lộc về phía đông dọc QL-1 tới tỉnh Bình Tuy. Trung đoàn 812 của quân khu 6 sẽ chiếm quận lỵ Hoài Đức và quét sạch phía đông bắc của tỉnh Long Khánh và bắt tay với sđ 6, do đó cô lập các tỉnh ven biển với phía đông của quân đoàn 3 VNCH. Với các phần phía Tây, ở giữa, và giờ đây là phía đông của biên giới giữa quân đoàn 2 và 3 bị mất, các lực lượng nam VN ở quân đoàn 2 ko thể rút về phía nam. Đất nước này sẽ bị cắt làm hai. 

Cuối tháng 2, các đv trưởng của sđ 7 CSBV trở về sau khi thám sát khu vực. Ngày 5/3, phó của tướng Trà, trung tướng tân thăng Lê Đức Anh, đã ra lịnh sđ này đi xuyên rừng từ Phước Long tới những tiền đồn VNCH dọc QL-20 với nhiệm vụ mở màn chiến dịch bằng cách tấn công quận lỵ Định Quán. Dù CS cố gắng che đậy việc chuyển quân, tình báo Mỹ-Việt lại lần nữa khám phá kế hoạch của họ khi bắt được hai lính của sđ 7 CSBV hồi chánh khai báo ý định của Bắc quân. 

Biết được tin này, ngày 16/3 Toàn ra lịnh cho tướng Đảo của sđ 18 gửi hai TĐ của trung đoàn 43 tới Định Quán. TĐ 2/43 tới trong ngày và triển khai ở tây Bắc của TP. TĐ 1/43 và BCH trung đoàn đóng ở  cầu La Ngà. Đảo để TĐ 3/43 gần quận lỵ Hoài Đức để giúp ĐPQ trong khu vực này chống lại tấn công có thể từ trung đoàn 812. Trung đoàn 52 giữ Xuân Lộc và Dầu Giây—giao điểm huyết mạch của QL-1 và QL-20. Với trung đoàn 48 đã tăng phái cho Tây Ninh, Đảo giờ đây ko còn quân, như phần còn lại của quân đoàn 3. Các lực lượng ĐPQ và NQ đóng trên đường số 2 nam Xuân Lộc dẫn tới Bà Rịa và phía đông dọc QL1— là các mục tiêu của sđ 6 và trung đoàn 812–phải tự lo lấy thân.”


Định Quán và cầu La Ngà thất thủ.

Ngày 6/3, sđ 7 CSBV đã xuất phát từ Phước Long để hành quân xa tới QL-20. Tuy nhiên, sông Đồng Nai, nằm giữa Phước Long và QL này lại ko có chỗ nào cạn (ford) hay cầu có thể dùng để vượt sông. TĐ công binh của sđ đã làm việc ngày đêm (diligently) để dựng một cầu cho phép bộ binh và cơ giới nặng có thể vượt qua. Đây là một công việc khó khăn. “Nhiều vấn đề và khó khăn ko thể kể hết mà chúng tôi đã gặp khi di chuyển. . . qua sông này, nhưng. . . chỉ trong ba đêm, toàn sđ và những đv tăng phái đã vượt thành công sông Đồng Nai trong hoàn toàn bí mật.” 

Tuy nhiên, sự chậm trể này khi vượt sông, đã làm thay đổi kế hoạch của tướng Trà là tấn công Trị Tâm và QL-20 cùng lúc. Ngày 12/3, tư lịnh quân đoàn 4 CSBV, thiếu tướng Hoàng Cầm đã gửi mật điện ra lịnh cho Bùi Cát Vũ, tư lịnh phó người lãnh đạo cuộc tấn công QL-20, hãy tấn công càng sớm càng tốt. Mặt dù yếu tố bất ngờ ko còn, sau khi nhận lịnh này, Vũ đã ra lịnh cho sđ 7 tấn công lập tức. Vào sáng sớm của ngày 17/3, trung đoàn 141 đã tấn công Định Quán. Những trận đánh ác liệt đã nổ trên đỉnh đồi (ridgeline) mà TĐ 2/43 chiếm giữ. Sau hơn 24 giờ, cuối cùng bắc quân đã làm chủ cao điểm này--từ đó dễ dàng khống chế quận lỵ. TĐ 2/43 rút về phía nam đến Núi Tran gần đó và lập công sự trên một cao điểm gần cầu La Ngà. Trung đoàn 141 đã nhanh chóng tấn công Định quán và TP này đã mất vào ngày 18/3.

Mục tiêu tới là cầu La Ngà. Do sông chảy theo chiều đông tây nên TĐ 1 và 2 của 43 đóng ở bờ bắc và nam của sông. Cây cầu được bảo vệ bởi một đại đội ĐPQ. Theo kế hoạch ban đầu, chẳng bao lâu bắc quân đã tiến quân theo QL-20. Trong buổi sáng 20/3, các chỉ huy của họ đã tung ra hai TĐ mới tinh từ trung đoàn 209 chống lại TĐ này trên núi Tran. Trung đoàn 141 vẫn ở Định Quán để dưỡng quân. Bắc quân đã tấn công các vị trí của TĐ này vài lần, nhưng bị đẩy lui. Ở đợt xung phong thứ ba, chỉ huy của TĐ 2 này, thiếu tá Nguyễn hữu Chế, đã ra lịnh hai khẫu 105-ly nạp đạn chống biển người và bắn thẳng vào địch quân. Những phát đạn này đã khiến bắc quân ngừng tấn công.

Bất chấp thiệt hại này,  vào xế chiều csbv đã tấn công lần nữa. Để đối phó với đe doạ mới mày, thiếu tá Chế gọi không quân. Bất hạnh thay, một máy bay F-5 đã thả bom lầm các vị trí của TĐ này, gây nhiều thương vong. Sau vụ bom lầm, tình trạng của TĐ này ngày càng mong manh (tenuous). Trong vòng BỐN NGÀY chiến đấu chống HAI TRUNG ĐOÀN CSBV này, TĐ 2/43 của thiếu tá đã thương vong trên 80 người. Do các cuộc tấn công khác của CSBV trong tỉnh Long Khánh, chuẩn tướng Đảo ko thể tiếp viện TĐ này. Không còn chọn lựa nào khác là rút lui hay bị tràn ngập, vào giữa đêm Đảo đã ra lịnh cho TĐ rút về Xuân Lộc. Vào lúc hừng đông, trung đoàn này đã tiến về cầu La Ngà. Vì ko thể giữ được trước bước tiến của địch, vị đại đội trưởng ĐPQ đã gọi pháo binh bắn trực tiếp lên vị trí của ông ở kế đầu cầu (abutment). Trong một cố gắng để ngăn bắc quân chiếm cầu, ông đã anh dũng hy sinh—dù vô ích: mặc dù đã giết hàng chục bắc quân, cầu vẫn lọt vào tay bắc quân. Giờ đây cạnh sườn bị hở (unhinged), TĐ 1/43 cũng rút lui. Sư đoàn 7 đã thành công trong nhiệm vụ đầu tiên. 

Trong khi đó, cuối tháng hai, sđ 341 CSBV từ Bắc VN đã bí mật xâm nhập vào Mặt trận B-2 và đã chính thức đặt dưới quyền của quân đoàn 4 CSBV. Ngày 2/3, sau khi tăng phái trung đoàn 273 cho sđ 9, trung ương cục miền nam đã ra lịnh cho tư lịnh cho sđ 341 “Nghiên cứu khu vực QL-20 từ cầu La Ngà tới Dầu Giây—giao điểm của QL-20 và QL-1. Hãy thực hiện mọi chuẩn bị cần thiết để tiến hành một trận đánh qui mô lớn khi có lệnh.” Tư lịnh của sđ và bộ tham mưu đã đích thân thám sát khu vực này. Vào cuối tháng ba, quân đoàn 4 CSBV đã ra lịnh cho hai trung đoàn mới tới, 266 và 270, của sđ 341 nhận trách nhiệm cho khu vực Định Quán từ sđ 7 CSBV. Trung đoàn 270 sẽ bảo vệ khu vực mới chiếm, trong khi trung đoàn 266 sẽ tấn công theo QL-20 về phía tây nam để chiếm quận lỵ kế, Kiệm Tân.

Đảo đã biết rõ nhu cầu ngăn ko cho bắc quân tiến thêm trên QL-20. Ngày 28/3, ông gửi TĐ 2/53 tái chiếm lãnh thổ đã mất. Trong khi TĐ này chậm chạp tiến về phía bắc, họ đã tiến vào phòng tuyến của trung đoàn 207. Đây là trận đánh đầu tiên của trung đoàn này vì mới xâm nhập từ bắc. Trận chiến đã ác liệt từ sáng sớm 29/3 tới cuối ngày kế, và bất phân thắng bại (stalemate). 

mặt trận thứ hai của Đảo, sđ 6 CSBV đã chọn thời điểm (timed) cho cuộc hành quân quét sạch mọi tiền đồn của VNCH để trùng hợp với tấn công của sđ 7 CSBV. Giữa 15 và 18/3, sđ 6 tấn công về phía bắc dọc tỉnh lộ 2 (đường từ Xuân Lộc đi Bà Rịa, mà sau này cũng là đường lui quân của sđ 18 ra khỏi Xuân Lộc—người dịch). Kế đó sđ 6 sẽ đánh phía đông của Xuân Lộc, chiếm núi Chứa Chan, cao điểm quan trọng khống chế phía đông của TP này. Ngày 28/3, sđ 6 CSBV kiểm soát một đoạn dài 48 km từ núi Chứa Chan tới Bình Tuy. QL huyết mạch từ SG đến miền trung đã bị cắt, khiến nam quân ko thể dùng Ql-1 để trợ giúp QĐ-2.

Vài giờ trước khi sđ 7 csbv tấn công Định Quán, trung đoàn 812 đã nổ súng vào mặt trận thứ ba của Đảo, bằng cách tấn công Võ Đắc, quận lỵ của quận Hoài Đức. Các chiến sĩ ĐPQ kiên cường của Võ Đắc, đã sống sót sau cuộc vây hãm 30 ngày của các cuộc tấn công của Giai Đoạn Một, đã liên tục chống trả trong ba ngày. Mất kiên nhẩn khi không thể chiếm quận lỵ này, Trà đã yêu cầu trong đêm 19/3 rằng 812 phải nhanh chóng dứt điểm quận lỵ này. Trong những giờ của sáng sớm 20/3, sau khi pháo binh ồ ạt dọn đường, trung đoàn đã tấn công Võ Đắc. Sau khi chiếm làng này, trung đoàn 812 quay sang tấn công đv cuối cùng của vnch trong khu vực, đó là tđ 3/43 đang bảo vệ vài cao điểm gần đó. Sau hai ngày chiến đấu, Đảo ra lịnh cho tđ này rút về Xuân Lộc. Thời gian ngắn sau đó, trung đoàn 812 đã bắt tay với một đv trinh sát của sđ 6. Trung đoàn 812 hoàn thành nhiệm vụ, và Hoài Đức đã được "giải phóng" như Tánh Linh. Dù chậm so với kế hoạch, trung đoàn 812 nay tiếp tục hoàn thành phần hai của nhiệm vụ: giúp sđ 7 csbv dọn sạch QL-20 và chiếm tỉnh Lâm đồng và Tuyên đức. 

Dịch từ 243-252 của Black April 

San Jose ngày 7 tháng 4 năm 2021

Tài Trần

No comments:

Post a Comment