Sunday, July 19, 2015

TRUNG QUỐC : CHỮ TÀU

1 / 6

Chữ viết đơn giản đi, lịch sử bị cắt rời

Vậy sự báng bổ thật nhẫn tâm đối với chữ viết Trung Hoa truyền thồng đã xảy ra như thế nào? Chúng ta phải nhìn vào lịch sử gần đây.
Ký tự Trung Quốc có niên đại từ thời huyền thoại và đã được hệ thống hóa vào triều đại nhà Tần (220-210 trước Công nguyên) hơn 2.000 năm trước. Mặc dù có một số phong cách thư pháp hay văn phong thư từ cho phép sử dụng lối viết tắt (không chính thống) theo sở thích cá nhân của người viết, nhưng những hình thức chính thống hầu như vẫn không thay đổi cho đến giai đoạn lịch sử gần đây.
Tuy nhiên vào thế kỷ 20, Trung Quốc đã hứng chịu những cuộc chiến tranh và cách mạng tàn phá về văn hóa. Triều đại cuối cùng, nhà Thanh (1644-1911), đã sụp đổ và được thay thế bằng một nhà nước cộng hòa chuyên đấu tranh chống lại các thủ lĩnh quân phiệt để nắm trọn quyền cai trị đất nước. Trong nỗ lực ‘chẩn bệnh’ cho Trung Quốc, một số trí thức cấp tiến đã trút nỗi thất vọng của họ vào chính nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Emblazoned with with bold sans-serif simplified Chinese, posters like this were common during communist political movements in China. (Wikipedia Commons)
Câu khẩu hiệu “Đập tan thế giới cũ, tạo ra thế giới mới” được viết nổi bật bằng kiểu chữ Trung Quốc giản thể không chân nét đậm. Những tranh áp phích như thế này rất phổ biến trong suốt thời kỳ có các phong trào chính trị cộng sản ở Trung Quốc. (Wikimedia Commons)

Trong số các học giả này, học giả Phó Tư Niên đã gọi những ký tự Trung Quốc là văn tự của “ngưu quỷ xà thần”. Tiểu thuyết gia Lỗ Tấn, người trở nên nổi tiếng sau khi đảng cộng sản được thành lập, đã tóm tắt quan điểm của mình về chữ viết của đất nước ông trong lời tuyên bố, “Nếu văn tự Trung Quốc không bị phá hủy, thì Trung Quốc sẽ diệt vong”.
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định sẽ giản lược văn tự Trung Quốc, nhiều trí thức đã phản đối những thay đổi này nhưng tất cả đều vô dụng – Chính Chủ tịch Mao trước tiên muốn đơn giản hóa, sau đó là diệt trừ tận gốc chữ viết tượng hình Trung Quốc truyền thống. Những tài liệu đầu tiên truyền bá việc sử dụng chính thức các ký tự Trung Quốc giản thể đã xuất hiện vào năm 1956 và sau đó là năm 1964.
Học giả và nhà khảo cổ học nổi tiếng Trần Mộng Gia, người đã lên tiếng phản đối sự giản thể chữ viết, đã bị gán tội là “hữu khuynh” và bị đưa đến một trại cải tạo lao động vào năm 1957. Trong năm 1966, vào lúc bắt đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, ông đã bị chỉ trích nặng nề và bức bách đến phải tự vẫn.
Trong khi chữ giản thể đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc đại lục, những ký tự truyền thống (còn gọi là phồn thể) vẫn được sử dụng ở Đài Loan và Hồng Kông. Hơn nữa, các kế hoạch gạt bỏ hoàn toàn các ký tự Trung Quốc (như trường hợp ở Việt Nam, nơi mà chữ Hán–Việt đã được thay thế bằng một hệ thống ký tự la tinh do thực dân Pháp sáng chế) đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Giản thể hay Phồn thể?

Khi quốc gia đông dân nhất thế giới này kết nối nhiều hơn với phần còn lại của thế giới, việc học ngoại ngữ tiếng Trung Quốc sẽ được phổ biến nhanh chóng. Thường thì người học tiếng Trung Quốc tại các trường đại học và các trường trung học ở Mỹ được phép lựa chọn giữa kiểu chữ giản thể và phồn thể, nhưng vì Trung Quốc đại lục có quy mô lớn hơn và theo đó có sự ảnh hưởng lớn hơn nên hầu hết mọi người đều học kiểu chữ giản thể mà không hề thắc mắc. Nghiên cứu chữ phồn thể có nghĩa là làm điều trái ngược với đa số.
Tuy nhiên, để có hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ Trung Quốc thì cần phải nghiên cứu về chữ viết truyền thống. Nhiều ký tự đã bị giản lược cho phù hợp với ngôn ngữ đối thoại hiện đại mà bỏ qua các phong cách cổ xưa vốn dĩ nhấn mạnh vào sự tinh tế và có nhiều hàm ý, đặc biệt là trong những cổ thư quan trọng của những nhà triết học và nhà văn vĩ đại của đời xưa thì câu chữ đều được chọn lựa sau khi đã được cân nhắc cẩn thận.
Trong lịch sử, những ký tự Trung Quốc đã giúp duy trì sự đồng nhất giữa các nhóm dân tộc khác nhau và các cộng đồng ngôn ngữ trong một quốc gia có diện tích bằng cả châu Âu. Hơn nữa văn tự Trung Quốc còn là một ngôn ngữ chung ngay cả trong số các văn nhân, giới trí thức không phải người Trung Quốc. Ngôn ngữ hàng ngày của người Nhật Bản vẫn sử dụng hàng ngàn ký tự Trung Quốc kết hợp với chữ viết ngữ âm riêng của họ, và khi các học giả Hàn Quốc và Việt Nam nghiên cứu lịch sử riêng của nước mình, trước tiên họ phải biết đọc biết viết chữ Trung Quốc cổ.

No comments:

Post a Comment