Wednesday, March 20, 2024

 Khóa chặt bẩy

Cùng lúc với cuộc tấn công của sđ 3 csbv tại An Khê, trung đoàn (tr.đ.) 95A đã tấn công các vị trí ĐPQ/NQ trên QL-19 ở sườn tây của Đèo Mang Giang trong tỉnh Pleiku. Vào buổi chiều, sđ đã chiếm một đoạn dài của đường này. Với phần lớn các đv VNCH bị kềm chân để bảo vệ cho Kontum và Pleiku, tướng Phú chỉ có thể gửi một TĐ từ trừ bị của quân khu 2 (Liên đoàn 4 BĐQ), với hỗ trợ giới hạn của thiết giáp, để bứng tr.đ. 95A. Ông phải giữ phần còn lại của LĐ 4 bđq để chờ đợi đe dọa kế tiếp. Tướng Phú cũng ra lịnh cho tr.đ. 42 sđ 22, chuyển từ bắc Bình Định tới tp Bình Khê trên QL-19 gần đèo Mang Giang để bảo vệ tp trước một tấn công mà ông trông chờ từ csbv. 

Mặc dầu nhật ký tìm thấy ngày 5/3 là chỉ dấu rõ ràng nhứt rằng địch quân đang bao vây Ban Mê Thụt (BMT), hình như nó đã bị coi thường khi tr.đ. 25 csbv tấn công và cắt QL-21 cùng ngày. Tướng Phú giờ đây đã có 4 đám cháy rừng cùng lúc: hai trên QL-19, một tại Thanh An, và một trên QL-21. Phú đã tổ chức một lực lượng đặc nhiệm lớn để bứng một chốt phòng thủ kiên cố của địch ở đông của BMT gần ranh giới Darlac-Khánh Hòa. Thành lập từ "hầu hết các đv ĐPQ không phải trực chiến thuộc các tỉnh duyên hải," lực lượng này có nhiệm vụ mở lại QL. Chỉ huy bởi đại tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa, cuộc phản công đã bắt đầu ngày 7 tháng 3. Dù được yểm trợ bởi không quân, pháo binh, và thiết giáp, ĐPQ đã ko thể đẩy lui các đv CSBV đang giữ cao điểm hai bên QL-21. 

Đối với tướng Phú, khi Bắc quân tấn công, ông gần như ăn và ngủ tại BTL quân khu. Là một quân nhân dũng cảm, ông luôn có mặt ở chiến trường để đích thân chỉ huy trận đánh. Đây là tinh thần đồng đội của các sq Nhảy dù Nam VN. Tuy nhiên, trong khi sự can đảm như vậy là cần thiết cho một chỉ huy lữ đoàn hay sđ, chỉ huy quân đoàn lại là chuyện khác. Cách làm việc của tướng Phú có thể đúng trong quá khứ, nhưng năm 1975, tình hình đã khác xa. 


No comments:

Post a Comment