Thursday, November 2, 2023

CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH TỪ 10/12/1951 TỚI 25/2/1952.                         

NHỮNG ĐƯỜNG TIẾP TẾ CHÁNH CỦA VIỆT MINH TRONG MÙA ĐÔNG 1953 VÀ MÙA XUÂN 1954. TỪ HÀ GIANG KHOẢNG 112.6 KM TỪ TUYÊN QUANG. TỪ CAO BẰNG KHOẢNG 128.7 KM TỪ THÁI NGUYÊN. TỪ LẠNG SƠN KHOẢNG 104.6 KM TỪ THÁI NGUYÊN.

KHU VIỆT-BẮC GẦN NHƯ BAO GỒM CÁC ĐỊA DANH NHƯ: HÀ GIANG, CAO BẰNG, LẠNG SƠN, THÁI NGUYÊN, VÀ TUYÊN QUANG.
CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VỚI PHÒNG TUYẾN DE LATTRE MÀU ĐỎ
CÁC CHIẾN DỊCH CỦA VM Ở VÙNG THƯỢNG DU VÀO MÙA ĐÔNG 1952 VÀ MÙA XUÂN 1953

                      



- Ôn cái cũ để biết cái mới.

- Khi lập căn cứ Hòa Bình vào ngày 10/12/1951, quân Pháp lần đầu tiên đã áp dụng chiến thuật con nhím (hedgehog tactic) nhằm nghiền nát (meat-grinder) các đv chánh quy của VM nhưng cuối cùng quân Pháp đã bị nghiền nát bởi đối phương!

Lời mở đầu: Với đam mê về khảo cổ học ngay từ lúc trẻ, hôm nay tôi xin giới thiệu về một chiến dịch mà người Pháp đã phát động cách đây hơn 70 năm. Có thể rất nhiều người trong chúng ta, kể cả tôi, một người dân miền Nam, chưa bao giờ đặt chân đến khu vực này. Qua bài này, ngoài kiến thức về quân sự, các bạn sẽ biết thêm về địa lý và con người tại khu vực này. 

Trong chiến dịch này, ngoài những đơn vị lính viễn chinh hay lê-dương (legionnaire) hay lính Ma-rốc hay một số đv công binh hay pháo binh toàn là lính Pháp, còn lại là các đv, kể cả Nhảy Dù, tuy được chỉ huy bởi sĩ quan Pháp, nhưng các hạ sĩ quan và binh sĩ lại là người Việt. Sau này, nhờ sự đào tạo của hai trường sĩ quan trừ bị, các sĩ quan VN sẽ dần dần thay sĩ quan Pháp. Vì sau lịnh tổng động viên của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15/7/1951 ban hành lịnh tổng động viên: Thanh niên từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Những ai có bằng Cao đẳng Tiểu học trở lên sẽ nhập ngũ khóa sĩ quan trừ bị ở hai trường sau đây -- Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức ở trong nam và Trường sĩ quan trừ bị Nam Định ở ngoài bắc. Hai trường đều khai giảng cùng ngày 1/10/1951 với tên Lê Lợi cho khóa 1 Nam Định và Lê Văn Duyệt cho khóa 1 Thủ Đức. Qua năm 1952, trường Nam Định giải tán và sát nhập với trường Thủ Đức. 

Từ đó về sau, thí sinh trên toàn quốc đều nhập học ở Thủ Đức: khóa 2 khai giảng 15/10/52. Khóa 1 Thủ Đức có Trần văn Minh, sau này là TL của Không quân; khóa 2 có Nguyễn khoa Nam, sau này là TL của QK-4. Khóa 4 có Ngô quang Trưởng, Bùi thế Lân, Lê quang Lưỡng; khóa 5 có Lê văn Hưng; khóa 6 có Trang sĩ Tấn, chỉ huy cảnh sát đô thành Sài Gòn...—Theo Wiki.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ sách Street Without Joy của Bernard Fall.

=====

. . . 

"Hòa Bình, là bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam, khi Việt Minh (VM) đã thành công khi cầm chân (bottle up) quân Pháp ở châu thổ sông Hồng.

Vào cuối năm 1951, quân Pháp đã phục hồi sau thảm bại của họ dọc theo Đường Thuộc địa số 4 vào mùa thu năm trước. Đoàn quân VM rất sung sức (invigorated) của Giáp đã bị chận đứng ở cửa ngõ của Hà Nội trong Trận Đông Triều tháng ba 1951. Trong tháng năm 1951 đoàn quân của Giáp khi di chuyển vào châu thổ sông Hồng bằng cách đi qua Sông Đáy đã bị chận lại trong trận đánh ác liệt ở Ninh Bình, Yên Phúc và Thái Bình. Kế đó, vào tháng 10/1951, VM đã tạm thời bị đẩy khỏi vùng cao nguyên Sông Đà tại Nghĩa Lộ sau khi Pháp đã táo bạo thả dù một đv vào hậu quân của VM. Chỉ trong vòng một năm, quân Pháp đã đi từ trên bờ vực thẳm (verge) của thất bại, nay đang thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.

MỘT LUỒNG GIÓ MỚI THỔI VÀO CHIẾN TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG

Người kiến tạo các chiến thắng này là Tướng Jean de Lattre de Tassigni, một sĩ quan kỵ binh xuất thân từ một giòng dỏi quí tộc (landed nobility) của Pháp, từng tham gia chiến đấu ở đệ Nhứt Thế Chiến như một sĩ quan bộ binh. Ông từng chỉ huy Quân đoàn 1 của Pháp trong đệ Nhị Thế Chiến. Ông đã từ bỏ một chức vụ đầy uy lực (sinecure) ở Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương hay NATO để sang làm việc ở Đông Dương, nơi mà nhiều sĩ quan cao cấp né tránh. 

Nếu các sĩ quan tham mưu và các sĩ quan chỉ huy các đồn nhỏ ko ưa ông, thì ông rất được ngưỡng mộ (undying respect) bởi các trung úy và đại úy tác chiến. Dù văn phòng của ông đặt tại Sài Gòn, ông đã bay ra Hà Nội để đích thân bảo vệ Hà Nội, và những trận đánh ở Sông Đáy đã làm chết người con duy nhứt của ông khi y chỉ huy lính VN trên một doi đất (promontory) nhìn xuống sông này ở Ninh Bình. 

Các mục đích của Pháp tại Đông Dương trong năm 1951 bao gồm việc phát triển VN thành một nước độc lập trong Liên Hiệp Pháp và thành lập một quân đội quốc gia VN có thể đứng vững (viable). Sau trận Đông Triều, tướng quân đã phát họa một kế hoạch đầy triển vọng để chấm dứt chiến lược thụ động trong quá khứ của quân đội Pháp là chỉ đánh trả đối phương sau khi bị tấn công, mà từ nay nên chủ động tấn công để tái lập sức mạnh của quân đội Pháp và sau này là quân đội quốc gia VN ở những vùng đất đang tranh chấp hay đã bị đối phương chiếm giữ. Và Hòa Bình đã được chọn để thử nghiệm chiến lược này. Tướng quân đã quyết định như vậy khi mới trở về Sài Gòn sau khi thăm Mỹ và Pháp tháng 10/1951. Ông đã bịnh từ khi con ông chết, nhưng đã nghĩ rằng đó là do thương nhớ con, căng thẳng và mệt mỏi. Giờ đây ông biết mình bị ung thư.

Trong khi tung quân vào một chiến dịch mà ông có thể ko sống tới phút cuối, ông đã gọi các tư lịnh chiến trường và nói chuyện với từng người. Tất cả đều đồng ý. Tình báo đã ghi nhận VM đang chuẩn bị một cuộc tấn công khác ở vùng châu thổ này. Đây là lúc phải buộc đối phương phản ứng. Hòa Bình có thể làm điều đó.

Hòa Bình là thủ phủ của sắc tộc thiểu số Mường. Trong các sắc tộc ở miền núi VN, người Mường cùng chũng tộc với người Kinh VN. Nằm ở khoảng 62 km tây tây nam Hà Nội, tp này nằm trên bờ tây của Sông Đà, nơi mà con sông bẻ về phía bắc để nối với Sông Hồng phía trên Sơn Tây. 

QUÂN DÙ NHẢY XUỐNG HÒA BÌNH

Vào lúc rạng đông của ngày 14/11/1951, ba TĐ Dù của Pháp từ từ đáp xuống Hòa Bình, chiếm tp này mà gần như ko gặp chống đối. Cùng lúc, 15 TĐ bộ binh, bảy TĐ pháo binh, hai đv thiết giáp, tăng cường bởi hai giang đoàn xung phong, còn gọi là Dinassaut và những đv công binh trang bị đầy đủ để sửa chữa đường xá và cầu cống hư hỏng; đang tiến dần vào thung lũng hẹp của Sông Đà. Nói thêm: mỗi giang đoàn xung phong có 12 tàu, phần lớn là tàu dùng để đổ bộ người và xe cộ của hải quân Mỹ, được cải tiến để hoạt động trong sông ngòi VN bằng cách bọc thêm giáp dầy và gắn thêm đại liên 12.7 ly. Một số tàu trong giang đoàn có một cối 81 ly. Mỗi giang đoàn xung phong có một đại đội biệt kích hải quân -- người dịch. Trưa hôm sau, mọi mục tiêu quan trọng đều lọt tay quân Pháp với tổn thất tối thiểu và gần như ko gặp kháng cự. Trung thành với những phương pháp riêng của ông, tướng Giáp đã ko chấp nhận đụng độ với quân Pháp ngay khi ông đã thấy quân của ông ko có ưu thế về quân số hay đường rút lui thích hợp. Quân Pháp đã tấn công với tất cả sức mạnh của họ -- và họ đã đánh vào chỗ trống

Đối với tướng Giáp, cuộc tấn công của Pháp vào những khu vực núi rừng này có vẻ là một cơ hội rất tốt để ông lập lại những thành công đã đạt trong Trận Đánh Đường Thuộc Địa Số 4 năm 1950. Trận này kéo dài từ 30/9 tới 18/10/1950, đã khiến quân Pháp thiệt hại nặng với 4.800 người chết và mất tích, 3.576 bị bắt sống trong đó hai ĐT; phe VM chết 1.000 và 1.550 bị thương -- người dịch. Với sự nhanh lẹ đáng kinh ngạc (và lần này ko cung cấp những mục tiêu thích hợp cho Không quân Pháp), Giáp đã ra lịnh cho hầu hết các đv chính quy dự trận Hòa Bình: như các sđ 304, 308 và 312 bộ binh với pháo binh, các đv phòng không và công binh; và các đv địa phương (lực lượng bán chánh quy) phải có mặt tại phía tây của châu thổ Sông Hồng. Sau đó, sđ 316 bộ binh đang đóng ở phía bắc của châu thổ Sông Hồng và sđ 320 bộ binh đang xâm nhập một phần dọc theo mặt trận Sông Đáy, được lịnh xâm nhập sâu vào các vị trí của Pháp ở vùng bình nguyên và làm rối loạn các đường tiếp tế của Pháp cho Hòa Bình. 

Có hai con đường tiến sát rất quan trọng của Pháp để duy trì các cứ điểm của họ chung quanh Hòa Bình. Nói thêm: Quân Pháp ở căn cứ Hòa Bình lần đầu tiên đã áp dụng chiến thuật con nhím (hedgehog tactic) hay chiến thuật phòng thủ chiều sâu khi quân phòng thủ bố trí trong những vị trí phòng thủ kiên cố. Quân tấn công có thể đánh xuyên qua các cứ điểm hay "con nhím" này, nhưng các cứ điểm này tiếp tục chống cự khi bị bao vây. Điều này cho phép quân phòng thủ có thể phản công và bao vây chia cắt quân tấn công. Căn cứ Điện Biên Phủ đã áp dụng cách phòng thủ này với các cứ điểm mạnh có thể yểm trợ cho nhau, khiến quân VM phải đánh từ ngày 13/3 đến 7/5/1954 mới chiếm được -- người dịch. 

Một con đường đi đến Hòa Bình là đường số 6 đi ngang Xuân Mai và Xóm Phéo. Đường này đã hoàn toàn bị phá hủy bởi CS trong năm 1946 và bị không quân Pháp cày xới từ năm đó, và ko được sửa chữa từ 1940. Cũng vì vậy mà các đv công binh Pháp và xe ủi đất đã làm việc cật lực để quân Pháp có thể tiến đến Hòa Bình. Tuy nhiên công binh Pháp, cho đến gần như kết thúc của trận đánh này, đã ko bao giờ có thì giờ để dọn sạch các bụi rậm ở 2 bên đường -- từng cung cấp chỗ núp lý tưởng cho các cảm tử của VM. Hơn nữa, dọc theo phần lớn của con đường này, còn có những vách núi, đồi, núi khống chế con đường mà quân Pháp đã ko thể chiếm giữ hay kiểm soát mọi lúc. Cuối cùng, trận Hòa Bình đã trở nên một trận đánh đầu tiên và quan trọng nhứt (foremost) đối với những đv tiến về đó.

Đường sông tới Hòa Bình bằng Sông Đà gần như dài gấp 3 lần đường số 6, nhưng con sông này đã cung cấp thuận lợi cho việc chuyên chở cơ giới và súng nặng bằng các tàu đổ bộ và do sông rộng ở nhiều chỗ nên cung cấp xạ trường tốt hơn di chuyển đường bộ. Nhưng một điểm yếu là các tàu đổ bộ, với thành tàu mỏng và cao, lại ko bọc giáp, là mục tiêu tốt cho đại bác ko giật và bazooka của CS. Do đó, Pháp đã phát triển một hệ thống các đồn bót và các cứ điểm mạnh nằm hai bên của đường số 6sông Đà với rất nhiều quân và chiến cụ. Khi trận Hòa Bình diễn ra, vấn đề tái tiếp tế hệ thống đồn bót này đã trở nên khó khăn (đôi khi còn khó khăn hơn) việc tiếp tế cụm cứ điểm Hòa Bình. Nhằm bảo vệ đường tiếp tế cho Hòa Bình, người Pháp đã đổ biết bao xương máu và nguồn lực để giữ cứ điểm Tu Vũ, Núi Đức Bà (còn gọi là Chợ Chè) hay Ấp Đá Chồng -- và chẳng bao lâu các trận đánh đẫm máu này đã làm lu mờ (overshadow) mục tiêu chánh của toàn cuộc hành quân (HQ) này. 

Sau đó, bộ tư lịnh (BTL) tối cao của Pháp đã rất chật vật với vấn đề là làm thế nào để rút quân ra khỏi các cứ điểm trên đây mà ko bị thiệt hại nhiều về quân sự, về danh dự, và về tất cả các ích lợi chánh trị mà họ mong đợi trước khi phát động cuộc HQ này. Vì trong những ngày đầu của lạc quan hứng khởi, báo chí Tây phương đã tung hô HQ Hòa Bình là "một súng lục chĩa vào tim của kẻ thù." Nhưng trong những người lính ở Đông Dương đã dự trận này và đã sống sót kể lại, tốt hơn hết nên gọi đó là "địa ngục của Đường số 6" hay "địa ngục Hòa Bình".

TRẬN TU VŨ

Vào ngày 9/12/1951, 2 trung đoàn của sđ 312 của VM và một trung đoàn của 308 đã ở vị trí để tấn công Tu Vũ, một cứ điểm quan trọng của phòng tuyến Sông Đà. Cảm nhận được điều đó, quân Pháp đã tìm cách bẻ gẫy cuộc tấn công này. Vào rạng đông của ngày 10/12, ba TĐ bộ binh của Pháp, yểm trợ bởi pháo, xe tank và không quân và dẫn dầu bởi TĐ 1 Nhảy Dù Thuộc Địa, đã chạm súng với khoảng năm TĐ của VM, nhưng đã ko thể ngăn chận địch quân tấn công Tu Vũ lúc 2100 g cùng ngày. 

Cuộc tấn công vào Tu Vũ, nằm ở phía tây Sông Đà, là điềm báo trước về cường độ và ác liệt. Bảo vệ bởi 2 đại đội bộ binh người Ma-Rốc và một trung đội chiến xa và được tổ chức thành hai cứ điểm cách nhau bởi Ngòi Lạt, một nhánh nhỏ của Sông Đà -- nối với nhau bởi một cầu sắt dầm gỗ dài 10 m dành cho người đi bộ. 

Trận đánh đã bắt đầu sau khi được cối lớn dọn bãi. Vì cối được đặt từ vị trí tốt, do đó ko bị ảnh hưởng bởi phản pháo của pháo binh Pháp cũng như ngoài tầm đạn cối của Pháp từ bên kia sông. Sau khi bắn dọn bãi khoảng 40 phút, địch quân đã tập trung vào cứ điểm phía nam và khoảng 2210 g, người ta đã nghe những tiếng hét chói tai "Tiến lên!" khi bộ binh địch phóng mình qua hàng rào kẽm gai và các bãi mìn bất chấp thiệt hại, chưa kể hỏa lực tập trung của các súng tự động của Pháp. Hết đợt xung phong "biển người" này đến đợt khác bị đập tan bởi hỏa lực của đv phòng thủ, chưa kể pháo binh đặt bên bờ phía đông đang bắn trực tiếp vào hàng rào kẽm gai của quân phòng thủ. Lúc 2340, cứ điểm phía nam ko thể cầm cự; hàng rào kẽm gai, giờ đây phủ đầy xác địch, ko còn là chướng ngại nữa; phần lớn các vị trí của súng tự động đã bị phá tan bởi đạn cối và những người lính Ma-rốc sống sót đang nhanh chóng hết đạn. Lúc 0115 g, chỉ huy của đồn Tư Vũ ra lịnh cho lính sống sót của cứ điểm phía nam vượt cầu để chạy về phía bắc. 

Nhưng cứ điểm phía bắc cũng ko có thì giờ nghỉ ngơi vì lúc 0300, năm TĐ của VM đã xung phong để tấn công 200 lính của Tu Vũ. Các xe tăng của trung đội thiết giáp đã hướng mủi súng thấp nhứt, để bắn vào đoàn người đang la hét, tràn qua bờ hào để vào vị trí của họ; trong lúc di chuyển chậm chạp như voi sắt trong cứ điểm, xích sắt của xe tăng đã cán nát đầu, tay chân của hàng chục bộ đội. Nhưng chẳng bao lâu, năm xe tăng này đã bị tràn ngập bởi biển người có vẻ ko hề dứt này, với hàng chục bàn tay bám vào nắp (hatch) của pháo tháp để nậy mở hay nhét lựu đạn cháy vào nòng đại bác, hay bắn tiểu liên vào khe hở của buồng lái; và cuối cùng phá hủy xe tăng bằng bazooka với sức nóng làm tan chảy kim loại. Mùi thịt người bị nướng bốc lên trong không trung. Lính của 5 xe tăng này đã chiến đấu tới người cuối cùng, và chết cháy trong xe của họ. 

Nhưng thời gian đã ko còn cho phần còn lại của Tu Vũ. Nhiều người lính sống sót đã chạy xuống bờ sông dốc đứng, lội sông để đến một cù lao nhỏ giữa sông. Nhưng quân CS có vẻ thỏa mãn với chiến thắng. Vì lúc trời sáng, khi yên lặng đã ngự trên Tu Vũ, lính Ma-rốc đã từ cù lao bơi về đồn. Họ đã ko thấy bóng dáng địch cũng như võ khí của họ. Nhưng địch đã để lại ít nhứt hơn 400 xác. 

Trận chiến cù cưa để kiểm soát Sông Đà đã tiếp tục suốt phần còn lại của tháng 12, với ít nhiều thành công của Pháp. Giờ đây Pháp đã tung vào chiến trường Chiến đoàn 1, 4, và 7 và TĐ 1 Dù, tăng cường bởi xe tăng; nhưng một lần nữa, địch đã né tránh đụng độ vì ko có điều kiện thuận lợi. Chiến đoàn (groupment mobile) là một tập hợp nhiều đv thuộc các binh chũng khác nhau để thực hiện một mục tiêu trong ngắn hạn. Khi xong nhiệm vụ, các đv này trở về đv gốc của họ -- người dịch. Họ đã biến mất trong các hang động của những núi đá vôi của vùng này để rồi xuất hiện trở lại vào đầu tháng 1 chung quanh cụm cứ điểm Hòa Bình. Lần này, nỗ lực chánh của VM nhắm vào đường bộ tới Hòa Bình. 

Dọc theo phòng tuyến sông Đà, các lực lượng của Giáp giờ đây đã trở lại chiến thuật đáng sợ, đó là chậm chạp nhưng cẩn thận xói mòn hay tiêu hao các đồn bót bảo vệ các đường tiến sát tới sông này. Dĩ nhiên, người Pháp luôn luôn có thể tái chiếm một đồn vừa mới bị tràn ngập nhưng đã có một điều nhanh chóng tái diễn, đó là cuối cùng Bộ Tư lịnh Tối cao của Pháp phải chấp nhận di tản toàn bộ khu vực đó còn hơn là để bị thiệt hại ngày càng gia tăng nếu chiếm đóng vĩnh viễn khu vực đó; trong thực tế việc chiếm giữ Hòa Bình đã nhanh chóng trở thành một "Cuộc HQ Nhằm Nghiền Thịt" quân Pháp, thay vì quân VM.

Tình hình đã dẫn đến, giữa ngày 6 và 10 tháng 1 1952, quân Pháp phải từ từ (progressive) rút khỏi rặng núi chung quanh Núi Ba-Vì và tất cả các đồn bót ở bờ tây sông Đà trừ một đầu cầu (bridge-head) quan trọng, nơi sông này hợp lưu với sông Hồng. Đầu cầu là một cứ điểm mạnh nằm trong vùng địch để làm căn cứ tấn công địch sau này -- người dịch. Điều này khiến VM có nguyên một bờ sông để họ có thể phục kích các đoàn tàu (river convoy) -- dù bây giờ đã được hộ tống bởi các tàu đổ bộ gắn thêm súng đại liên. Đây là các tàu đổ bộ của Mỹ thuộc nhiều loại khác nhau, được gắn thêm pháo tháp của xe tăng, đại liên 12.7 ly hai nòng hoặc bốn nòng và có chiếc mang theo một cối 81 ly; các tàu đổ bộ này còn chở theo các đại đội xung kích của hải quân (Marine commando), sau này chuyển thành TQLC của quân đội quốc gia VN. Theo tổ chức thời đó, các đại đội này trực thuộc giang đoàn xung phong -- người dịch. Ngoài ra, đôi khi các Dinassaut hay giang đoàn xung phong này còn chở vài xe tăng nhẹ hay xe bọc sắt, nên đã phục vụ đắc lực cho những người lính luôn bị căng thẳng của cụm cứ điểm Hòa Bình.  Có lẽ những trận đánh đẫm máu trên sông ngòi kể từ Nội Chiến Mỹ đã xảy ra giữa quân Pháp và VM trên khu vực sông Đà chung quanh một cứ điểm có tên Núi Đức Bà (Notre-Dame Rock) ở bên đông của sông Đà, đối diện với đồn Tu Vũ ở bờ tây; và sau này trên những sông nhánh (tributary) của sông Hồng trong khu vực châu thổ này, với những tàu bị tấn công và chìm bởi hỏa lực của súng, mìn, và cả người nhái của VM. Đô đốc Pháp của Vùng Biển Viễn Đông chịu trách về điều quân và quản lý các đv hải quân từ các hàng không mẩu hạm và tuần dương hạm (cruiser) tới những giang đoàn xung phong hoạt động trong 250 dặm hay 402 km sông rạch mà họ ko có bản đồ các sông rạch đó hay với những tàu ko thiết kế để hoạt động trong sông ngòi. Hơn nữa, trong 150 năm qua, trường hải quân Pháp đã ko dạy bất cứ chiến thuật nào để hành quân trên sông rạch.

Suốt tháng 12, các tàu hải quân nhỏ bé này, đã chạy trên sông Đà để tiếp tế cho Hòa Bình, với tổn thất ngày càng gia tăng. Kế đó, ngày 12/1, VM đã phục kích một đoàn công-voa ở phía nam Núi Đức Bà. Bất chấp (undeterred) hỏa lực chính xác và chết người của địch, các chiến đỉnh nhỏ bé đã cố gắng hết sức để bảo vệ các tàu đổ bộ kền càng chở đồ tiếp tế. Hướng thẳng vào bờ sông nơi có hỏa lực đối phương, họ đã bắn vào các vị trí địch với cối và súng liên thanh, nhưng ko hiệu quả lắm (little avail). Phần lớn các tàu đã bị thiệt hại nặng và buộc phải trở đầu; và bốn chiến đỉnh và một chiếc LSSL võ trang mạnh mẻ đã bị chìm trên sông. Nói thêm: Sản xuất từ 1944, tàu này dài hơn 48 m, tốc độ 30.6 km/g, tầm hoạt động 10.200 km, có 3-6 sĩ quan và 55 đến 60 hạ sĩ quan và binh sĩ. Trang bị một khẩu 12.7 ly, một khẩu 40 ly hai nòng đặt ở mủi tàu (bow), hai khẩu đại bác 40 ly hai nòng phòng không - một phía trước và một phía sau tàu, 4 đại bác 20 ly phòng không, 4 đại liên 12.7 ly, 10 súng phóng rocket Mk7.

Tàu LSSL
Tàu LSSL
Súng phóng rocket Mk7
Đại liên phòng không M39 với nòng 12.7 ly đặt trên tàu

         Phòng không 20mm hiệu Oerlikon

Ảnh trên và dưới: Tàu đổ bộ của giang đoàn 
Ảnh trên và dưới: tàu FOM do Pháp đóng dùng để bảo vệ đoàn tàu
Người Pháp giờ đây đã bỏ ý định dùng tàu để tiếp tế cho Hòa Bình. Bây giờ họ chỉ dựa vào Đường số 6 hay Đường thuộc địa số 6
Thực ra trận đánh trên đường này đã bắt đầu trong khi cơn hấp hối trên phòng tuyến Sông Đà đang diễn ra. Đối phương đã chiếm những điểm cao khống chế Hòa Bình và giờ đây sân bay ở đó đã bắt đầu bị pháo lai rai (sporadic). Đại bác phòng không ngày càng chính xác của CS, cộng với việc pháo vào sân bay, khiến 6 máy bay Pháp, hoặc bị phá hủy trên sân bay hoặc bị bắn rơi lúc sắp đáp xuống. Hòa Bình lúc đó được bảo vệ bởi năm TĐ bộ binh và một TĐ pháo trong khi đường số 6 bảo vệ bởi 10 cứ điểm trấn giữ bởi một TĐ bộ binh, hai TĐ thiết giáp và một toán công binh. Để chống lại lực lượng ít ỏi (meager) này, CS đã tung nguyên sđ 304 và trung đoàn 88 của 308, giờ đây trang bị đầy đủ vũ khí mới tinh của TC và vũ khí mới của Mỹ tịch thu bởi TC tại mặt trận Triều Tiên. Đây là điều xảy ra hầu như suốt phần sau của chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt. Trong chiến tranh Triều Tiên, phe CS chỉ dùng súng của LX, trong khi VM dễ dàng có được súng Mỹ do họ tịch thu hay phụ tùng từ quân Pháp cho các súng của Mỹ mà họ dùng. Thực tế cho thấy, thường thì vũ khí của VM, mà Pháp tịch thu, sản xuất năm 1950 hay 1951, trong khi lính Pháp lại dùng súng của Mỹ cũ hơn, do sản xuất vào giai đoạn đầu của đệ nhị thế chiến. Ví dụ, năm 1952, VM đã xài súng không giật 75 ly của Mỹ, mà Bắc Hàn và TC tịch thu ở Triều Tiên, trong khi quân Pháp chỉ xài SKZ 57 ly. Chiến tranh Triều Tiên chỉ ác liệt ở giai đoạn 1 từ 25/6/1951 đến tháng 7/1951, ở giai đoạn 2 từ tháng 7/51 đến tháng 7/53 hai bên chỉ giao chiến cầm chừng -- người dịch.
TRẬN XÓM PHÉO
Chiến thuận mà Giáp để chống lại các đồn trên Đường 6 ko khác gì chiến thuật đã dùng năm 1950 chống lại các vị trí Pháp ở biên giới, và trong tháng 12/1951 để chống lại phòng tuyến Sông Đà. Ngày 8/1/1952, toàn trung đoàn 88 bộ binh của VM đã tấn công Xóm Phéo, một cứ điểm nằm trên đồi, bảo vệ bởi TĐ 2 của trung đoàn 13 (13th Half- Brigade) lính viễn chinh, còn gọi là lính lê-dương, rất thiện chiến. Nói thêm: Đây là một binh chũng toàn lính tình nguyện, từ đủ mọi chũng tộc trên thế giới, có cả cựu binh của Đức Quốc Xã. Họ được huấn luyện kỹ lưỡng, có tinh thần đồng đội rất cao. Sau 3 năm phục vụ, họ có quốc tịch Pháp, hay sau khi bị thương trong chiến đấu -- người dịch.
Đồi này được giữ bởi hai đại đội của TĐ 2, hai đại đội còn lại giữ các vị trí đối diện ở bên kia đường 6. Với sự chuẩn bị cẩn thận, toàn đồi được phòng thủ với các hào sâu, hầm trú ẩn bằng đất, hàng rào kẽm gai và bãi mìn. Trên đỉnh đồi, là những bunker cho bốn người, với một tiểu đội trong mỗi trung đội canh giữ bờ cao của công sự (parapet).
Việc tuần tiểu tích cực ngày và đêm là công việc thường ngày của lính và sáng sớm ngày 1/8, dù trải qua một đêm lạnh thấu xương (ice-cold night), hai toán tiền đồn của đại đội 5 đến 0100 g vẫn ở vị trí phục kích ở cách Xóm Phéo hơn một km. Lúc 0110g, toán tiền đồn thứ nhứt đã cẩn thận mở lối đi (wind its way) qua bãi mìn và các cuộn dây kẽm gai để trở lại cứ điểm, sau đó 5 phút là toán thứ nhì. Trong suốt đêm nằm tiền đồn, họ đã ko phát hiện gì hết. Giờ đây, khi toán thứ hai vừa vào hàng rào ngoài cùng, một số bóng đen xuất hiện sau họ. Không chút ngần ngại, hạ sĩ/cai Felipez, của trung đội 1 đã giương khẩu tiểu liên và bắt đầu bắn. Gần như ngay lập tức, loạt đạn cối đầu tiên của VM đã rơi xuống vị trí đại đội 5: đơn giản là VM đã bám sát lính Pháp khi những người này mở đường đi qua bãi mìn để về căn cứ!                               
Chỉ trong giây phút, các vị trí chuẩn bị kỹ lưỡng của trung đội và 2 đã bị tràn ngập, với trung đội 1 thực tế đã bị tràn ngập ngay trong bunker của họ trước khi có cơ may phản ứng. Cùng lúc, hỏa lực cối chuẩn bị kỹ lưỡng đã cầm chân đại đội 7 tại các vị trí của họ, khiến họ ko thể dùng giao thông hào để tới đại đội 5. Vài giây sau đó, trung đội 4 cũng bị tấn công, chỉ có trung đội 3 chưa hề hấn gì. Với tốc độ ko thể tin được, chứng tỏ rằng lính VM chẳng những đã tập dượt rất kỹ trên bản đồ, sa bàn mà còn kỹ thuật cá nhân, khi họ đã bắt đầu quét sạch từng bunker bằng chất nổ TNT và ống bangalore. 
                          
Người lính này chuẩn bị cho nổ ống bangalore

Lúc 0145g, các vị trí của trung đội 1 và 2 ko giữ được và các kẻ sống sót chạy về trung đội 3. Trung đội 4 vẫn còn cố thủ. Lúc 0230, lính lê-dương của đại đội 5 đã bắt đầu nghe tiếng nổ rất gần của súng không giật và cối -- mà lính VM đã kéo với họ với hy vọng có thể tức thời dùng chúng chống đại đội 6 và 8 nằm trên đường 6. 
 Lúc 0400, dù phần lớn sĩ quan và hạ sĩ quan của đại đội 5, bị chết và bị thương và phân nửa vị trí bị tràn ngập, lính lê-dương, với lưởi lê cắm đầu súng và lựu đạn, đã phản công. Trong cuộc cận chiến ác liệt sau đó, và khi rạng đông ló dạng, những lính CS đã xâm nhập vào vị trí đã bị đánh tơi tả. Tuy nhiên, ko kẻ nào chịu rút lui. Một người sống sót của trung đội 3 kể lại: 
"Rút cuộc, tên VM sống sót cuối cùng đã bỏ chạy. Y nhảy qua hàng rào, bắt đầu chạy chữ chi trong giao thông hào, hy vọng trốn thoát. Y đã bị thương vì súng của tôi và lăn tròn theo độ dốc của giao thông hào. Trung sĩ Thomas ra dấu cho tôi đừng bắn nữa. Chỉ với một phát đạn của Thomas, y đã nằm tại chỗ. Đó là trả thù của trung đội 1". 
Thiệt hại của VM rất nặng. Ngày hôm sau, đại đội 5 đã đếm trên 700 xác quanh Xóm Phéo. Thiệt hại của lính lê-dương cũng nặng; trung đội 1 đã bị xóa sổ và trung đội 2 cũng ko kém. Tóm lại, trận tấn công vào Xóm Phéo trên đường 6 đã thất bại, nhưng sđ 304 vẫn ko nản chí. Ngày 9/1, họ đã chiếm những đồi nhìn xuống Đèo Kẽm và hầu như đánh tan nguyên một TĐ của lực lượng bảo vệ đường này khi đi qua đèo, vì TĐ này đã ko biết đoạn đường này trong tay VM. Gọng kềm CS xung quanh Hòa Bình ngày càng siết gần.
Một cố gắng yếu ớt nhằm phá vòng vây này sau đó được thực hiện bởi 3 TĐ bộ binh và 1 TĐ pháo nhưng họ bị VM chận ở đèo Kẽm. Người Pháp đã bắt đầu dùng hàng trăm người và lao động tuyển mộ tại địa phương để dọn sạch các bụi rậm 2 bên đường 6 để tạo xạ trường tốt cho đòn xe công-voa và hầu giảm thiểu thiệt hại của gần 100 xe bị phá hủy trên đoạn đường 40 km từ châu thổ sông Hồng đến Hòa Bình. 
Dù như vậy, và với viện binh đáng kể, lực lượng đặc nhiệm Nhảy Dù dưới quyền đại tá Gilles, sau này lên tướng, chỉ có thể tiến quân rất chậm và đau khổ để đối đầu chống trả ngày càng gia tăng của VM trên đường 6. Thực tế, đoạn đường 40 km giờ đây đã thành một Khổ Nạn (Calvary), như Chúa đã trải qua, khi cuối cùng đã ngốn tới 12 TĐ bộ binh và ba pháo đội, (chưa kể hàng trăm phi xuất chiến đấu và tiếp tế) để tái tiếp tế 5 TĐ bị bao vây ở Hòa Bình mà ko có giá trị tấn công nào!
Lực lượng của Gilles đã cần 11 ngày, từ 19/ đến 29/1, và trả giá rất đắt để vượt đoạn đường 40 km từ Sông Đáy tới Hòa Bình. Thay vì lôi kéo VM vào cuộc HQ "nghiền thịt" như kế hoạch ban đầu, Pháp đã buộc phải tung gần 1/3 lực lượng lưu động ở châu thổ sông Hồng vào một khu vực mà nơi đó các lực lượng của họ đã ko thể đóng góp cho việc quét sạch du kích quân giờ đang đang xâm nhập vào đồng bằng quan trọng của sông Hồng trong qui mô ngày càng lớn. Khi thống chế de Lattre đang hấp hối ở Paris tháng 1/1952, tướng Salan, người thay thế ông ra lịnh di tản khỏi Hòa Bình.
Nhưng để thực hiện việc rút khỏi Hòa Bình trước áp lực trực tiếp của ba sđ VM đã chứng tỏ rất phức tạp hơn việc chiếm đóng trước đây ở Hòa Bình.
Việc di tản khỏi Hòa Bình được đặt tên HQ Amaranth bao gồm rút quân làm ba đợt trên đường 6 và tạm thời mở lại thủy lộ đến Hòa Bình.
Cuộc HQ này đã bắt đầu ngày 22/2/1952 lúc 1900, với tàu đổ bộ đủ loại đã vận chuyển từ bờ tây qua bờ đông của sông Đà hơn 200 xe tải đầy đạn dược, trang bị và lương thực; hơn 600 dân-công mang đồ tiếp tế cho lính; và gần 1.000 dân Mường. Lúc 0600 ngày hôm sau, lính tác chiến đã bắt đầu đã vượt sông bằng tàu đổ bộ và rút về Xóm Phéo trên đường số 6 dưới hỏa lực yểm trợ của phi pháo. Hơn 30.000 đạn pháo đã bắn để yểm trợ cuộc rút quân giữa ngày 22 và 24/2. Có vẻ, VM bị bất ngờ, khi họ chỉ phản ứng lúc 0800 cùng ngày. Kể từ giờ phút này, cuộc rút quân là một trận chiến liên tục khi các đv Pháp cố thủ ở mỗi cứ điểm tới phút cuối để đoàn quân sau họ tiến đến cứ điểm kế tiếp. 
Ở trên Sông Đà, trận chiến đã bắt đầu lại lần nữa cho các tàu nhỏ mở đường về phía bắc và đông của Hòa Bình. Lính VN, lính Pháp, lính Ma-rốc, và lính lê-dương đã chiến đấu trong tuyệt vọng (despair) để phá vòng vây. Cuối cùng, ngày 24/2, các thành phần cuối cùng của trung đoàn 13 lê-dương--đã bị tiêu diệt toàn bộ 2 năm sau tại Điên Biên Phủ--đã vượt phòng tuyến của Pháp tại Xuân Mai. 
Trận Hòa Bình hầu như đã gây thiệt hại cho người Pháp ko thua gì trận đánh ở biên giới năm 1950, tức trận đánh trên đường thuộc địa số 4 và trận Điên Biên Phủ sau này. Thiệt hại của VM chắc chắn là cao. Nhưng họ đã dùng trận đánh Hòa Bình như một tổng dượt cho một trận đánh lớn hơn trong tương lai.
Một điều trớ trêu, tên "Hòa Bình" là tiếng VN của "Peace"./.
. . . 

 
Chuyển ngữ từ trang 48 đến 60 của quyển Street Without Joy của Bernard Fall.

San Jose ngày 10 tháng 11 2023.
Tài Trần. 





No comments:

Post a Comment