Friday, October 6, 2023

 ĐPQ-NQ TỈNH LONG AN CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM TRONG THÁNG 4/75

Lời nói đầu: Trước giờ ng ta đã coi thường ĐPQ-NQ nhưng trong tháng 4/75 lực lượng này tại tỉnh Long An đã gây thiệt hại nặng cho quân chính quy csbv. Xin đọc phần dưới đây trên sách của ĐT Le Gro:
Tình hình chiến sự tại tỉnh Long An trong tháng 4.1975.
Nguồn : 1/ Vietnam from cease-fire to capitulation (VN từ ngưng bắn đến đầu hàng) của ĐT William E. Le Gro, từng chỉ huy văn phòng tùy viên quân sự Mỹ/Defense Attache Office (DAO) tại Sài Gòn từ tháng 12.1972 tới 29.4.1975.
2/ Final Collapse của đại tướng Cao văn Viên .
Thưa các bạn,
Trước đây, trên blog này, tôi có hai bài về trận đánh của Tr.đoàn 12 SĐ 7 (12/7) bộ binh VNCH tại Long An. Bài thứ nhứt của Paris-Match phỏng vấn ĐT Đặng phương Thành, chỉ huy Tr.Đ này và bài thứ hai của trung tá Trần văn Lưu (đồng khóa thiếu sinh quân với ĐT Thành). Là một người nghiên cứu theo khoa học , tôi vẫn chưa vừa lòng với những thông tin của hai bài trên. Nay, dựa theo hai nguồn trên đây, tôi có thêm một số thông tin mới về Tr.Đ 12/7 BB và lực lượng ĐPQ-NQ của TK Long An trong trận chiến bảo vệ QL 4 trong tháng 4.75. Hóa ra, ĐPQ-NQ của TK này trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, cũng đã lập nhiều chiến công ko thua kém các đơn vị chủ lực quân.
====
1/ Theo ĐT Le Gro của DAO, trang 173 của sách đã dẫn:
...
"Tính tới 11/4/75, khoảng 40.000 quân của QK 1 và 2 đã được tái huấn luyện tại các trung tâm hay được tái phối trí (reassign) tại QK 3. SĐ 2 BB, sau khi tập hợp ở Hàm Tân, quân số đã lên tới 3.600, bao gồm 2 TĐ ĐPQ tăng phái từ TK Gia Định. Trung đoàn 4 vừa tái lập (reconstitute) này đã được gửi tới Phan Rang để tiếp sức (relieve) cho Lữ đoàn 2 Dù đang ở đó, nhưng còn bốn TĐ khác chưa thể ra quân vì thiếu quân trang quân dụng (outfitting). Tiếc thay, trung đoàn 4 này đã bị tiêu diệt (destroy) trong lần hai và cuối cùng khi bảo vệ Phan Rang.
SĐ 3 BB ngày 11/4 có khoảng 1.100 quân tại Bà Rịa Phước Tuy, và sẽ sớm có thêm 1.000 quân, nhưng lại thiếu mọi loại vũ khí và trang bị. SĐ 1 BB cũng có ở Bà Rịa nhưng chỉ có 2 SQ và 40 binh sĩ. Gần Bà Rịa, tại Long Hải có SĐ 23 BB với khoảng 1.000 quân và 20 khẩu súng trường.
Riêng SĐ 22 BB, mà những trận kháng cự anh dũng tại Bình Định là một trong những chiến công đáng kể nhứt nói lên quyết tâm, can đảm và tài điều binh (leadership of war), đã có được tình trạng sẵn sàng chiến đấu tốt hơn các SĐ khác. Tại TTHL Vạn Kiếp ở Vũng Tàu, SĐ có 4.600 quân, 1/3 của số quân này là lực lượng diện địa (ĐPQ-NQ) của QK 2. Họ thiếu mọi loại chiến cụ và quân trang, tuy nhiên họ còn đủ pháo thủ cho ba TĐ pháo binh, dù ko có đại bác. Tuy nhiên, dù chưa được trang bị đầy đủ và thiếu tổ chức, SĐ được lịnh triển khai tới tỉnh Long An ngày 12/4.
Một trận đánh quan trọng đã xảy ra tại tỉnh Long An, khi SĐ 5 CSBV, di chuyển từ tỉnh Svay Rieng, Cambodia, đã xử dụng Tr.Đ 275 tấn công gần Tân An vào ngày 9.4.1975. ĐPQ tỉnh Long An đã chống trả mãnh liệt và được tiếp viện bởi Trung Đoàn 12 sđ 7 BB. Với tổn thất nhẹ, TĐ 2/12 của trung đoàn này đã hạ trên 100 lính của Tr.Đ 275, buộc vị tư lịnh của họ phải xin viện binh. Ngày kế (10.4.75), Bắc quân đã tấn công phi trường Cần Đót tại tỉnh lỵ Tân An và, sau khi cắt đứt QL 4, đã bị đẩy lui với tổn thất nặng bởi ĐPQ của Long An. Trong hai ngày sau đó (subsequent), ba TĐ ĐPQ 301, 322 và 330 của Long An đã đụng độ dữ dội, hạ trên 120 địch quân và bắt sống 2. Trong khi đó, Tr.Đ 12/7 BB, đánh nhau với hai Tr.Đ. của SĐ 5 CSBV, hạ trên 350 và bắt sống 16. Bộ TTM VNCH đã đưa một TĐ của SĐ 22 BB – vừa mới được hồi phục – vào vùng này vào ngày 12.4 và sau đó thêm 2 TĐ. Để thống nhứt chỉ huy, bộ TTM đã điều chỉnh ranh giới của QK 3 và 4, giao chiến trường Tân An cho QK 4.
. . . Ở phía tây của Sài Gòn, mặc dù các lực lượng diện địa (ĐPQ và NQ) và Tr.Đ.12/7 bộ binh vẫn giữ được Long An, pháo binh CSBV đã tới gần Sài Gòn đến độ pháo kích vào đài radar Phú Lâm bằng hỏa tiển 122 ly ngày 18.4. Hai dảy nhà chứa gia đình binh sĩ ở đài này bị phá hủy. Cuộc tấn công này chỉ cách phi đạo của Tân sơn Nhứt và VP Tùy viên Quân sự /DAO có 7 km, nói lên sự đe dọa nghiêm trọng cho SG.
Tại tỉnh Long An, SĐ 5 CSBV tiếp tục tấn công mạnh dọc theo ranh giới cũ giữa QK 3 và 4 , nhưng ngày 15.4 đã buộc phải rút về tây bắc.Tr.Đ 12/7 BB đã gây tổn thất nặng cho Tr.Đ. 6 và 275 CSBV gần tỉnh lỵ Tân An. Vào lúc này, những đv nhỏ, trang bị yếu của 2 Tr.Đ 41 và 42/22 BB – đang trong giai đoạn hồi phục – được triển khai tại Bến Lức và Tân An . Nhưng địch quân ngày càng mạnh. Các đv Bắc quân có mặt tại Long An và tây nam Hậu Nghĩa gồm năm SĐ: 3, 5, 8 và 9 và 27 đặc công. Thêm vào đó, Tr.Đ 262 và Lữ Đoàn 71 phòng không đã có mặt tại ranh giới Long an-Hậu nghĩa.
Các đường màu xanh là năm mặt trận bảo vệ Sài gòn: Bình Dương ở phía bắc, Biên Hòa ở phía đông bắc, QL 15 ở phía đông nam, Long An ở phía tây nam và Củ Chi ở phía tây bắc.
2/ Còn theo quyển Final Collapse của ĐT Cao văn Viên thì :
Tình hình tại QK 4 .
Tương phản với 3 vùng còn lại, tình hình tại qk 4 đã tương đối yên trừ những trận đánh liên tục nhưng ko có tính quyết định giửa SĐ 9 và công trường 5 của CSBV tại khu biên giới giữa Kiến Tường và Svay Riêng, Cambodia. Địch quân phần lớn nhắm vào các tiền đồn của ĐPQ và NQ, đặc biệt ở Chương Thiện và Kiên Giang. Nhưng giửa tháng 3 1975 và tiếp tục đến đầu tháng 4, địch đột ngột gia tăng các cuộc tấn công. Giờ đây, họ lại nhắm vào các cơ sở tiếp vận cũng như các tiền đồn ĐPQ dọc theo QL-4, con đường huyết mạch từ SG xuống vùng châu thổ.
Sau một thời gian dài bổ sung quân số và trang bị, công trường 5 CSBV tiến vào khu phía tây bắc Tân An, và tấn công quận lỵ Thủ Thừa, do ĐPQ và NQ bảo vệ, xem bản đồ số 11. Địch mưu toan, nếu chiếm được Thủ Thừa , sẽ cắt QL 4 đoạn giữa Tân An, tỉnh lỵ của Long An, và Phú Lâm, ngoại ô của SG; cũng như ngăn chặn SĐ 7 BB tiếp viện cho SG. Nhưng âm mưu đã bị bẻ gẫy; lực lượng tại Thủ Thừa đã đẩy lui địch quân và gây cho địch nhiều thiệt hại. Một mủi tấn công của địch nhằm vào quận lỵ Bến Tranh, nhưng tại đây lần nữa, cuộc tấn công bị bẻ gẩy bởi lực lượng phối hợp của SĐ 7 và 9 bb VNCH. Sau một ngày giao tranh, địch phải buộc rút lui , để lại gần 200 xác và hàng trăm vũ khí, bao gồm đại bác và súng phòng không. khoảng 20 địch quân bị bắt. Một nút chận khác của địch ở nam Tân An và khu vực Bến Tranh đã được dẹp tan. Kết quả, lưu thông trở lại bình thường từ SG đi Mỹ Tho . . .
San Jose , Monday, December 12, 2011
CẬP NHẬT NGÀY 6 tháng 10 2020."
Share

No comments:

Post a Comment