Tuesday, December 6, 2022

 

Nguồn gốc danh từ ‘Mạnh Thường Quân’

30/03/2015 Cổ Học Tinh Hoa 915 lượt xem

Chúng ta thường gọi những người hay làm từ thiện là các nhà Mạnh Thường Quân. Câu chuyện cổ về nguồn gốc của danh từ này là một bài học quý, đáng để suy ngẫm.

Nguồn gốc tên gọi Mạnh Thường Quân
‘Mạnh Thường Quân’ là danh từ chỉ người làm việc thiện.(Fotolia)

Mạnh Thường Quân là một người nghĩa hiệp thời Chiến Quốc, có tên là Điền Văn, làm tể tướng của nước Tề, được vua Tề phong ấp ở đất Tiết. Trong phủ ông luôn nuôi trên 300 thực khách, tính ông lại rất rộng rãi, thường đem tiền cho người khác vay mượn. Vì thực khách mỗi ngày một đông, số tiền chi tiêu không đủ, nên một hôm ông sai một thực khách là Phùng Hoan đi qua đất Tiết đòi nợ.

Trước khi lên đường, Phùng Hoan hỏi Mạnh Thường Quân: “Khi thu được tiền nợ, tướng công có cần mua gì về chăng?”

Mạnh Thường Quân đáp: “Xem trong nhà thiếu gì thì mua”.

Khi đến đất Tiết, Phùng Hoan triệu tập dân đến tụ họp và nói:

“Hôm nay ta đến đây không phải là đòi nợ, mà là đến báo một tin mừng, chủ ta là Mạnh Thường Quân nói tiền nợ của quý vị phụ lão đã vay mượn đều khỏi trả, nên hôm nay sai ta đến đây để hủy bỏ tất cả những khế ước mà quý vị đã lập trong lúc vay mượn”.

Phùng Hoan nói xong, liền đem khế ước vay nợ của dân Tiết mang ra xé hết và đốt trước mặt mọi người. Khi đốt xong. Phùng Hoan từ giã dân Tiết, trở về báo cùng Mạnh Thường Quân.

Thấy Phùng Hoan về đến nhà, Mạnh Thường Quân hỏi:

“Thu nợ xong rồi có mua gì về chăng?”

Phùng Hoan đáp:

“Trước khi đi tôi đã xem xét kỹ lưỡng, thấy nhà của tướng công ngọc ngà châu báo chứa đầy kho, người đẹp đầy nhà, chó ngựa cũng đầy chuồng, chẳng thiếu gì hết. Chỉ có chữ  nhân nghĩa là chưa đủ, nên hôm nay đi đòi nợ tôi đã dùng số tiền đó mua chữ nhân nghĩa cho tướng công rồi”.

Mạnh Thường Quân nghe Phùng Hoan nói xong, trong lòng biến sắc:

“Ta vì lo sợ trong nhà khách đông, bổng lộc không đủ chi tiêu mới sai tiên sinh đi thu nợ, nay tiền không thu được lại đem giấy nợ mang đi đốt, sau này chi tiêu không đủ thì thực khách sẽ bỏ ta mà đi hết, như thế gọi là mua nhân nghĩa hay sao?”

Phùng Hoan đáp:

“Đất Tiết là đất thế phong của tướng công, nhân dân đó sẽ là người cùng nhau sẻ ngọt chia bùi với tướng công. Nay kẻ hèn này mạo muội đốt bỏ giấy nợ, mục đích là để dân đất ấp biết cái đức của tướng công là trọng người khinh tài, như thế lòng nhân nghĩa của tướng công sẽ được truyền đi khắp nơi, đó là giúp tướng công thu phục nhân tâm vậy”.

Về sau, Mạnh Thường Quân bị người gièm pha, bị vua Tề thu hồi ấn tướng và đuổi vế ấp Tiết. Dân ấp Tiết nhớ ơn xưa, trăm họ già trẻ đều dìu nhau, xếp hàng trăm dặm mà nghênh tiếp, Mạnh Thường Quân nhìn thấy cảnh này mới nói với Phùng Hoan:

“Ý nghĩa mua nhân nghĩa của tiên sinh, đến bây giờ ta mới rõ”.

Thí ơn cho người, người sẽ ghi lòng tạc dạ, cảm nghĩa đời đời.

Nguồn gốc tên gọi Mạnh Thường Quân
Người đất Tiết, già trẻ lớn bé xếp hàng trăm dặm mà nghênh đón vị ân nhân Mạnh Thường Quân.

Câu chuyện này rất nhiều người đều biết, qua đó sự đa mưu túc trí và tầm nhìn xa trông rộng của Phùng Hoan khiến người ta cảm phục. Mạnh Thường Quân không thiếu thốn gì về vật chất, nhưng ông ta thiếu một chút ‘nhân nghĩa’, Phùng Hoan đã nhìn ra được thứ mà tương lai khi thế sự thay đổi hoặc chủ nhân thất thế có thể dùng đến.

Một trí giả hiểu rằng trời đất phong ba bão táp khó lường, con người có lúc thăng lúc trầm, cho nên khi có điều kiện thì phải biết tích đức hành thiện, phòng khi biến cố thì vẫn có thể bình an. Cho nên Phùng Hoan đã để lại cho chủ nhân của mình một con đường ‘nhân nghĩa’.

Trong lịch sử Trung Quốc, những trí giả như Phùng Hoan nhiều như sao buổi sớm, rất nhiều câu chuyện về họ còn lưu lại để truyền dạy người đời cách sống cho phải Đạo.

Cái tên Mạnh Thường Quân từ đó mà được dùng để chỉ những nhà hảo tâm, làm việc thiện vì người mà gây dựng đạo nhân nghĩa, Thần linh vì thế mà luôn phù hộ, độ trì.

Theo Minhhue

BÀI XEM NHIỀU - CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cái chết của Giang Trạch Dân: ‘Kẻ sát nhân hung tàn cuối cùng đã chết, sứ giả của địa ngục sẽ nghênh đón ông’

01/12/22, 06:23 Trung Quốc

Sau khi truyền thông đưa tin về cái chết của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, người dùng của nhiều nền tảng mạng xã hội đã bình luận rằng, thế thì ‘Quá hời cho ông ta’, ‘Tội ác chồng chất, có chặt hết tre làm sách cũng không ghi xuể’… 

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ. (Ảnh: Internet)

Theo Epoch Times Tiếng Trung, tin tức về cái chết của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân tối qua (30/11) đã được nhiều người dùng mạng xã hội bình luận sôi nổi. 

Theo đó, sau khi Tân Hoa Xã công bố thông tin Giang Trạch Dân đã qua đời tại Thượng Hải lúc 12h13 ngày 30/11 (theo giờ địa phương), do bị bệnh bạch cầu và suy đa tạng, mạng xã hội Twitter ở nước ngoài đã nhanh chóng xuất hiện những cuộc thảo luận. 

Không ít cư dân mạng có chung suy nghĩ, bình luận rằng: 

– “Kẻ sát nhân hung tàn cuối cùng đã chết, sứ giả của địa ngục sẽ nghênh đón ông”

– “Tên đao phủ chuyên đàn áp giết hại nhân dân lại sống tới 96 tuổi”

– “Cuối cùng cũng chết! Khắp chốn mừng vui!”

 “Nhiệt liệt chúc mừng lão cóc già xuống địa ngục! Trời diệt ĐCSTQ”

 “Tội ác chồng chất, có chặt hết tre làm sách cũng không ghi xuể tội lỗi của ông ta”

– “Rất nhiều người ở Trung Quốc đang ăn mừng, đốt pháo, phát bao lì xì, phát những bài hát chúc ngày tốt lành. Có người còn mong chờ những ngày tốt lành như vậy tới thêm vài lần nữa…”

– “Tên ma đầu này phải xuống 19 tầng địa ngục, không bao giờ được đầu thai, phải chịu đau đớn vô tận”

– “Suy nghĩ đầu tiên của tôi là quá hời cho ông ta, so với những học viên Pháp Luân Công bị bức hại thì… À! Tôi quên mất là có một thế giới khác đang đợi ông ta, cánh cổng địa ngục đang đợi ông ta”…

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là thủ phạm chính trong cuộc đàn áp môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Ông ta đã bị Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) ở hải ngoại truy xét trách nhiệm. 

Ngày 10/6/1999, Giang Trạch Dân thành lập ‘Phòng 610’, cơ quan đứng trên cả pháp luật và chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công.

Tới ngày 20/7/1999, Giang và ĐCSTQ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc, sử dụng mọi thủ đoạn và bộ máy nhà nước để bức hại dã man các học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp, bị lao động cải tạo, bị kết án tù, bị đánh đập đến chết, bị thương, gia đình tan nát, vợ con ly tán.

Tập đoàn Giang Trạch Dân còn mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống, đây được gọi là ‘tội ác chưa từng có trên hành tinh này’.

Về tội ác mổ cướp nội tạng, một số cư dân mạng bình luận như sau: 

– “Bao nhiêu sinh mạng đã bị giết, bao nhiêu nội tạng đã bị cướp đi, tôi cảm thấy vô cùng bi thương và cảm thán: ‘Tại sao… tại sao lại chết muộn như vậy, tại sao chỉ chết một mình ông ta!!!'”

– “Cuối cùng cũng chết rồi, nạn buôn người và cấy ghép nội tạng cuối cùng cũng có thể dừng lại một thời gian”

– “Thay nội tạng quá nhiều, cuối cùng cũng báo ứng”…

Theo Epoch Times

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Hacker tiết lộ Sự thật ngày 11/9 và chính phủ ngầm ở Mỹ

    Hacker tiết lộ Sự thật ngày 11/9 và chính phủ ngầm ở Mỹ

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

No comments:

Post a Comment