Thursday, February 18, 2021

 QUÂN ĐOÀN I SỤP ĐỔ, BÀI HAI

Dịch từ trang 300-320 của quyển Black April của George Veith. 

- Trong chiến đấu, tinh thần của người lính bằng ba lần sức mạnh của đơn vị.

- Không có trung đoàn tồi, chỉ có đại tá tồi.-- Hai câu này đều của hoàng đế Napoléon.

- ĐPQ Quảng trị và Thừa thiên ko hèn nhát nhưng tinh thần bị giao động. Họ thấy dân thường lủ lượt bỏ làng mạc nhà cửa, bồng bế con cái và gồng gánh mọi thứ quý giá trên người--trong đó có vợ con và thân của họ. Trước tình hình như vậy, làm sao họ còn tinh thần để chiến đấu."-- ĐT Nguyễn thành Trí đã viết sau 1975. 

LỜI NÓI ĐẦU: 

Trong các bài "Liên đoàn 15 BĐQ, sđ 1 bộ binh, TQLC đã chiến đấu ác liệt ở phía nam Huế từ 19/3 đến 22/3/1975" hay "Vì sao quân đoàn 1 sụp đổ", các bạn đã thấy:

1/ Phần lớn các trận tấn công của CS ở Quảng Trị và bắc Thừa Thiên trong giai đoạn này đều do các tiểu đoàn quân địa phương của VC của tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Sở dĩ họ làm được điều này vì ở bắc Huế chỉ còn LĐ 147 TQLC. Nếu toàn bộ sđ TQLC tiếp tục trấn giữ Quảng Trị và sđ Nhảy Dù tiếp tục hành quân ở Thường Đức thì tôi nghĩ Huế và sau này là Đà Nẳng, đã ko mất dễ dàng như vậy, (vì Huế chỉ bị pháo kích chút đỉnh và đv CS tiến vào tiếp thu Huế chỉ là quân địa phương, nghĩa là du kích của tỉnh); và LĐ 147 TQLC đã ko phơi mình nơi "pháp trường cát" Thuận An và phải đầu hàng du kích vì đói khát và hết đạn--vì họ được lịnh chỉ giữ vũ khí cá nhân và đi bộ về cửa biển này để được tàu bốc về Đà nẳng!

2/Trong khi đó những trận đánh ác liệt lại xảy ra ở nam Huế khi hai sđ 324 và 325 chính quy của csbv tấn công nhưng họ bị thiệt hại nặng khi gặp sự chống trả quyết liệt của các TĐ thuộc trung đoàn 1 và 54 sđ 1 bộ binh và hai TĐ 60 và 61 BĐQ.  Điều này chứng tỏ tinh thần chiến đấu của các đv này rất cao dù lúc đó đã mất Ban Mê Thuột vào ngày 11.3.­­75.


=================

Sau đây là phần chuyển ngữ từ sách đã dẫn.

"Sau khi rút lui từ Quảng Trị, NGÀY 20 THÁNG 3, ĐT TQLC Nguyễn thành Trí đã tái phối trí lực lượng của ông dọc theo phòng tuyến Sông Mỹ Chánh. Ông giao liên đoàn (LĐ) 14 BĐQ và tàn quân của ĐPQ Quảng Trị, cùng với TĐ 7 TQLC chưa-bị-sứt-mẻ-gì-hết, canh giữ khu vực từ cầu Mỹ Chánh, nằm trên QL-1 ra tới bờ biển. Phòng tuyến này dài 11 dặm hay 17.7 km nhưng chỉ được bảo vệ bởi chưa tới 2.000 người. Các thành phần của thiết đoàn 1 vnch có nhiệm vụ bảo vệ QL-1 để chống lại một tấn công bằng thiết giáp của bắc quân. LĐ 147 TQLC được bố trí (array) dọc theo Sông Mỹ Chánh từ cầu Mỹ Chánh, nằm trên QL-1, tới vùng núi phía tây, và rải quân từ đó xuống phía nam tới gần Huế. (Nói thêm: theo trung tá Trần ngọc Toàn, cựu TĐT của TĐ 4 TQLC thì lúc đó phòng tuyến của TQLC nằm trên núi và ở phía tây của QL-1 gồm TĐ 7 ở phía bắc, giáp Sông Mỹ Chánh, TĐ 4 ở giữa, và TĐ 5 ở phía nam.-- người dịch). SĐ 1 bộ binh trách nhiệm vùng núi non ở tây Huế, và từ đó hướng về phía nam tới Sông Truồi, nơi LĐ 15 BĐQ trách nhiệm tới quận lỵ Phú Lộc. TĐ 8 TQLC của trung tá Nguyễn đăng Hòa giữ Phú Lộc, và một liên đoàn ĐPQ giữ Đèo Hải Vân. Tướng Lâm Quang Thi ko còn trừ bị nếu các phòng tuyến này bị thủng. Chỉ có không quân và, đôi khi tàu hải quân có thể yểm trợ quân bạn. 

Quân VNCH tại Thừa Thiên đã ko được nghỉ ngơi (respite), vì cùng ngày 20 tháng ba, tham mưu phó quân csbv tướng Lê Trọng Tấn đã gọi điện cho Mặt Trận B-4, nói rằng trong khi "việc chiếm toàn tỉnh Quảng Trị đáng được khen ngợi (commendable), các chiến sĩ ko được ngừng ở Mỹ Chánh mà phải tiếp tục tấn công." Ông muốn Mặt Trận B-4 cùng tấn công đồng loạt với quân khu 2 csbv vào NGÀY 21 THÁNG BA, hủy diệt mọi lực lượng VNCH ở bắc Huế và chiếm tp này. 

Mặt trận B-4 đã dự định mở cuộc tấn công chánh nhắm các vị trí ĐPQ gần bờ biển. (Nói thêm: điều này cho thấy trong giai đoạn đầu, mặt trận B-4 đã dồn sức mạnh đánh vào nơi yếu nhứt là ĐPQ gần bờ biển vì họ né tránh lữ đoàn 147 TQLC đang chiếm giữ phía tây của cầu Mỹ Chánh và vùng núi non phía tây QL từ cầu này tới Huế.-- người dịch). Mặt trận B-4 có ba TĐ quân địa phương ở phía đông của QL-1, và một trung đoàn cộng (vì quân số trên một trung đoàn), ở phía tây QL-1. Mặt trận sẽ gửi hai TĐ địa phương của Quảng Trị, hỗ trợ bởi 7 xe tăng, chọc thủng phòng tuyến của DPQ và chiếm quận lỵ HƯƠNG ĐIỀN --trước đây đặt BTL sđ TQLC. Từ đó sẽ xuôi nam dọc theo bờ biển và tấn công các cảng Thuận An/Tân Mỹ, con đường duy nhứt để rút quân ra biển của các đv VNCH tại Huế, xem bản đồ. Khu vực cảng Thuận An/Tân Mỹ và các nhà kho nằm trên Sông Hương và kế bờ biển, cách Huế khoảng 8 km. Chỉ có tàu nhỏ mới vào được Huế. Dù Tân Mỹ có vài bến tàu (ramp) cho tàu LST nhưng phù sa (silting) đã khiến tàu ko thể cập bến. Cảng Tân Mỹ nối với cảng Thuận An bằng một cầu nổi qua Phá Tam Giang. 


TĐ địa phương thứ ba của CS Quảng Trị sẽ tấn công gần cầu trên QL1, trong khi trung đoàn 4 sẽ tấn công LĐ 147 TQLC. Hai tiểu đoàn khác đã tấn công, ĐPQ lúc đầu còn giữ được, nhưng vào trưa, họ bắt đầu tan rả. Vì Huế mới bị pháo kích và QL-1 bị cắt, nhiều binh sĩ đã bỏ đv để tìm gia đình, và số còn lại vừa ít ỏi và ko còn đủ tinh thần để chiến đấu. Dù ĐT Trí định gửi một đại đội tqlc và xe tăng để giúp đpq nhưng bắc quân đã bắt đầu pháo kích các vị trí của lđ 147 tqlc làm đình hoản kế hoạch này. Vào giữa chiều, ĐPQ tan rả và đã bắt đầu rút về phòng tuyến cuối cùng ở bắc Huế, nằm sau Cầu An Lổ trên Sông Bồ, chỉ cách Huế 12 dặm. 

Trong khi quân cs chậm chạp đuổi theo tàn quân ĐPQ, lúc 3 g chiều, trung đoàn 4 đã bất ngờ tấn công một TĐ tqlc. Quân cs đã bao vây chia cắt hai trung đội tqlc với thành phần còn lại của TĐ này. Với cạnh sườn phải ko còn vì ĐPQ tan rả , và ko còn trừ bị để trám lổ hổng này, ĐT Trí đã ra lịnh rút về phòng tuyến cuối cùng của Huế ở dọc sông Bồ. Tối đó, hai trung đội kể trên đã thoát và trở về với đv gốc. Trí đã triển khai liên đoàn 14 bđq từ cầu An Lổ về phá Tam Giang, trong khi rút TĐ 7 TQLC về bảo vệ Hương Điền. LĐ 147 rút về phía sau sông Bồ. ĐPQ Quảng Trị đã hầu như tan rả. Phần lớn họ chạy về Huế dù các cố gắng của các viên chức tỉnh và các sĩ quan TQLC ngăn cản họ--Trung úy TQLC Cao Xuân Huy trong "Tháng ba gãy súng" đã viết về tình trạng này--người dịch. 


Vào SÁNG 23 THÁNG BA, bắc quân đã tiếp tục tấn công vùng nam của Huế. Tướng An của csbv ra lịnh sđ 325 gửi 2 trung đoàn tấn công dọc quốc lộ 1, theo hai hướng đối nghịch, một về hướng bắc, một về hướng nam, xem bản đồ. Ngày HÔM TRƯỚC, một TĐ của trung đoàn 101 thuộc sđ 325 đã bị thiệt hại nặng khi tấn công một đồi của bđq, nhưng đã chiếm đồi. SÁNG NGÀY 23 THÁNG 3, trung đoàn 101 tấn công Lương Điền, nơi đặt bch của LĐ 15 BĐQ. Nếu chiếm Lương Điền, bắc quân sẽ đi vòng qua hông quân vnch đang giữ đồi 303 và Mỏ Tàu. Sau một ngày chiến đấu, đv BĐQ này rút lui qua Sông Truồi và giựt sập cầu Sông Truồi. Khi tối đến, họ đã rút về Phú Bài. Trung đoàn 18 của sđ 325 đã tràn ngập quận lỵ Phú Lộc sau khi TĐ 8 TQLC của trung tá Nguyễn đăng Hòa rút lui. 


Để cầm chân sđ 1 bb, trung đoàn còn lại của sđ 324 đồng loạt tấn công đồi 303 và Núi Bông. VNCH đã giữ những vị trí này tới khi xe tăng csbv xuất hiện vào buổi chiều và cuối cùng mất 2 vị trí này. Với phòng tuyến nam Huế bị áp lực nặng, tướng Điềm ra lịnh hai trung đoàn đang giữ các núi Mỏ Tàu, Núi Bông và 303 rút về Phú Bài--cách Huế 16 km. Họ phải chận bắc quân trên QL-1 và hỗ trợ bđq. Điềm cũng rút 2 trung đoàn ở tây Huế về gần tp.


Trong khi mặt trận phía bắc của Trưởng rối tung vì đánh lớn, mặt trận phía nam của ông vẫn còn yên tỉnh tương đối. Nay đã bắt đầu thay đổi. Chuẩn tướng Trần văn Nhựt đã rút những đv để bảo vệ vùng đồng bằng và các tp lớn. Trên một phòng tuyến dài 144.8 km từ bắc Quảng Tín tới biên giới Bình Định, Nhựt có trung đoàn 5 và LĐ 12 bđq giữ Tam Kỳ, trung đoàn 4 giữ Chu Lai, và trung đoàn 6 và LĐ 11 bđq giữ tp Quảng Ngải.


Lúc đầu của chiến dịch, mặt trận B-1 chỉ nhắm chiếm quận Tiên Phước và diệt vài TĐ VNCH. Giờ đây các TL của mặt trận này cảm thấy một cơ hội để diệt toàn sđ 2 của Nhựt và chiếm toàn tỉnh Quảng Ngải. NGÀY 16 THÁNG BA, họ đã thay đổi kế hoạch. Họ dự định rằng khi tấn công Tam Kỳ trên QL1, sẽ thu hút các lực lượng của sđ 2 kéo về bảo vệ tp này, họ sẽ bao vây và tiêu diệt. Lữ đoàn 52 sẽ giải phóng Quảng Ngải. NGÀY 21 THÁNG BA, pháo 130 ly dập tan phòng tuyến đpq gần Tam Kỳ. Các cuộc thăm dò cấp đại đội đã chạm súng (whittle) các vị trí đpq. Nhựt đã phản ứng đúng như mặt trận B-1 mong đợi: ông này đã chuyển trung đoàn 4 từ Chu Lai để tăng cường cho Tam Kỳ, và rút một tđ từ trung đoàn 6 về bảo vệ Chu lai. 


Tuy nhiên, Nhựt cũng có một vấn đề ngày càng lớn. Tinh thần lính tráng đã nhanh chóng suy sụp (sink) khi họ biết cuộc di tản đẫm máu từ Cao Nguyên và, gần nhà họ hơn, tình hình tuyệt vọng (desperate) tại Huế và vấn đề người di tản ngày càng gia tăng tại Đà Nẳng. Nhiều lính tráng của ông gốc Huế và Đà Nẳng và họ rất lo âu về gia đình của họ. Do đó, khi cuộc tấn công chánh vào Tam Kỳ bắt đầu sáng 24 THÁNG BA với pháo binh bắn tập trung theo sau bởi bộ binh tùng thiết, phòng tuyến của Nhựt sụp đổ. Hai TĐ csbv sau đó đã xâm nhập phòng tuyến phía nam của tp, trong khi một tđ khác tấn công trực diện từ phía tây. Trung đoàn 4 vnch đã rút và được trực thăng bốc ở bãi biển gần đó; trong khi đó, nhờ bắc quân ở phía bắc tp chậm chạp cắt đứt QL1, nên lính vnch có thể rút lui. Trung đoàn 5 và phần lớn đpq rút theo hướng nam về Chu Lai, trong khi LĐ 12 BĐQ và hàng ngàn dân thường rút về hướng bắc tới biên giới Quảng Nam.


Tình hình tại TP Quảng Ngải cũng ko khác. Khi biết Tam Kỳ đã mất, đpq Quảng Ngải, LĐ 11 BĐQ, và các phần tử của trung đoàn 6 rút về phòng tuyến phía tây của tp Quảng Ngải. Lúc 1 giờ trưa, NGÀY 24 THÁNG BA, bắc quân đã tấn công. Xe tăng ầm ầm (rumble) tiến tới, đạn đại bác nổ chát chúa trên mục tiêu, và lữ đoàn 52 và vài TĐ quân địa phương đã tấn công vào ngoại ô của TP. Với phòng tuyến này sụp đổ (rumble), tỉnh trưởng Quảng Ngải đã gọi tướng Nhựt và yêu cầu lực lượng của ông được phép rút lui về Chu Lai. Trưởng đồng ý. Các đv vnch tại tp Quảng Ngải đã lập một đoàn công-voa và khởi hành trong đêm đi Chu Lai. Nhờ nghe lén điện thoại, bắc quân đã liên tục phục kích đoàn xe này, gây thương vong 50/100. LÚC NỬA ĐÊM, TP Quảng Ngải đã rơi vào tay quân csbv. Mặt trận phía nam của Trưởng đã sụp đổ, do tinh thần chiến đấu giảm sút của binh sĩ và hoảng loạn của dân hơn là áp lực của địch. Tệ hơn nửa, hàng ngàn dân tị nạn giờ đây đã chạy về Đà Nẳng. 


Ngoài những mặt trận sụp đổ,Trưởng đã đối diện khó khăn (predicament) trầm trọng khác. Sau khi nhận lịnh NGÀY 22 THÁNG BA của bộ TTM phải gửi sđ TQLC về Sài gòn, Trưởng đã ra lịnh cho tướng Thi, TLP gặp ông tại Đà Nẳng sáng hôm sau. Khi Thi tới, Trưởng ra cho Thi tiếp tục bảo vệ Huế, nhưng cũng lập kế hoạch dự phòng (contingency plan) để rút lực lượng về Đà Nẳng. Trong lúc thảo luận, Thi đưa ra kế hoạch của ông. Ông muốn Hải quân đánh chìm tàu để nối hai bờ của Cửa Tư Hiền, và TQLC chiếm giữ Núi Vĩnh Phong --khống chế bờ phía nam của cửa này. Khi đó sđ 1, ĐPQ Thừa Thiên, và LĐ 15 BĐQ có thể đi bộ qua các tàu này để bắt tay với TQLC, bằng cách ấy (thereby) họ ko phải vượt qua nút chận của bắc quân tại quận lỵ Phú Lộc--trên QL1. Các lực lượng ở bắc Huế có thể rút lui về cảng Tân Mỹ và được đón bởi tàu Hải Quân. Sau khi Trưởng và BTM của ông đồng ý, Thi trở lại Huế. 


Thi đã dùng cả NGÀY 23 THÁNG BA để chuẩn bị cho việc này. Ông đã bắt đầu dời BTL ra khỏi Huế để tới căn cứ hải quân Thuận An. NGÀY 24 THÁNG BA, ông họp với ĐT Trí, chuẩn tướng Điềm, và vài sq khác để thảo luận tình hình. Họ đã nhận định tình hình nghiệt ngã (grim). Huế đã bỏ, hàng ngàn dân thường và xe cộ kẹt cứng (cloged) con đường đi tới Tân Mỹ, sđ 1 đang chịu áp lực nặng, và nhờ nghe lén, phòng 7 VNCH cho biết địch sẽ mở thêm nhiều tấn công. Với tinh thần binh sĩ giao động (wavering) và ko còn trừ bị, họ kết luận ko còn hy vọng giữ Huế. Tệ hơn nữa, tướng Điềm nói rằng nếu họ ko nhanh chóng hành động, quân csbv sẽ sớm đánh thủng phòng tuyến và tấn công Tân Mỹ. 


Họ đã quyết định để tqlc rút về Tân Mỹ, vượt qua cửa biển đã kể, và di chuyển dọc bờ biển, ko nên để dân chúng lẩn lộn, để tới một điểm để tàu hải quân đón khoảng ba dặm về phía nam. Liên đoàn 14 bđq và lữ đoàn 1 thiết kỵ sẽ làm đoạn hậu (rear-guard action) và sẽ bắt tay TQLC. SĐ 1 sẽ chuyển về Cửa Tư Hiền, với liên đoàn 15 bđq và đpq Thừa Thiên giữ an ninh bải để tàu vào bốc. Mọi thiết bị nặng, kể cả đại bác và xe tăng, sẽ bị hủy. Điềm nói với Thi rằng chỉ có hai trung đoàn của bốn trung đoàn của ông có thể rút về cửa Tư Hiền, ý nói, hai trung đoàn kia, do ở quá xa nên ko về kịp. 


Thi ra lịnh cho Điềm và tham mưu trưởng của ông bay về Đà Nẳng và trình kế hoạch này cho Trưởng. Gặp Trưởng, Điềm đã nói rõ rằng ko thể giữ Huế, do đó lúc 6 GIỜ CHIỀU 24 THÁNG 3, Trưởng ra lịnh di tản. Cùng lúc, ông gọi Nhựt rút mọi lực lượng tại Quảng Tín và Quảng Ngải về Chu Lai và lập phòng tuyến ở đó. Rồi Trưởng gọi TT Thiệu, ông này cũng đã đồng ý Huế ko thể giữ được. Thiệu đã đồng ý kế hoạch rút lui này, và Điềm và tham mưu trưởng của ông bay về gặp Thi.


Trận đánh cuối cùng của Quân đoàn 1 sắp bắt đầu.


Sau khi họp ở Đà Nẳng với các cấp chỉ huy của BTL tiền phương QĐ 1, Trưởng đã ra lịnh hải quân chuẩn bị di tản khỏi Huế. Phó đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại, đã lập một lực lượng đặc nhiệm để đón lính vnch tại các bãi bốc. BTL hải quân tại Sài Gòn cũng đã "cung cấp mọi phương tiện khả dụng, bao gồm chiếc LST Đà Nẳng, mang số HQ-501, đã khởi hành từ Sài Gòn với một máy bị hư và thợ sửa máy trên tàu." Các tàu của BTL hạm đội lập vòng đai an ninh 16 km quanh Cửa Thuận An để ngăn ko cho tàu của csbv âm mưu phá hoại cuộc di tản, hay rải mìn trên cửa biển này. Hai mươi hai tàu đổ bộ loại nhỏ--thời đệ nhị thế chiến--của bch quân vận sẽ đặt dưới sự chỉ huy của hải quân và được lịnh đưa người từ bờ ra tàu lớn. 


NGÀY 24 THÁNG BA, căn cứ hải quân ở Tư Hiền đã được lịnh đánh chìm vài tàu để lính của sđ 1 có thể vượt qua cửa này, nhưng cố gắng này thất bại vì giòng nước quá mạnh. Dự định đánh chìm một tàu cũng được xác định là ko khả thi, do đó hải quân quyết định kéo một cầu nổi từ Đà nẳng. Cuối cùng cầu nổi cũng tới nhưng lại bị VC, xâm nhập từ đêm trước, từ Núi Vĩnh Phong pháo kích khiến hải quân hủy bỏ công tác này. Vì một lý do nào đó, TQLC đã ko kiểm soát núi này dù tướng Thi đã nhiều lần yêu cầu. (NÓI THÊM: Theo yêu cầu của tác giả của quyển Black April, ĐT Nguyễn thành Trí đã yêu cầu TĐT của tđ 8 tqlc, trung tá Nguyễn đăng Hòa, và lữ đoàn trưởng của lđ 468, ĐT Ngô văn Định, trả lời câu hỏi "Tại sao TĐ 8 ko chiếm Núi Vĩnh Phong?" (núi này khống chế cửa Tư Hiền). Hòa nói rằng ông đã ko nhận lịnh chiếm núi Vĩnh Phong, trong khi Định nói ông ko nhớ nhiều về các sự kiện ở đèo Hải Vân. Trí phỏng đoán rằng hoặc lịnh đã đến quá trể với bch lữ đoàn 468, hay BTL QĐ 1 đã hủy lịnh khi biết rằng hải quân ko thể hoàn tất cầu đi ngang cửa Tư Hiền. Trí cũng nghi rằng Trưởng cũng muốn bắt đầu chuyển tqlc về bảo vệ Đà Nẳng. Nguồn: trang 525 của Black April của George Veith).


Ở bắc Huế vào SÁNG 24 THÁNG BA, trung đoàn 4 đã vượt Sông Bồ tại hai chỗ và tấn công TQLC. Ác chiến xảy ra nhưng TQLC vẫn giữ vị trí. Để yểm trợ TQLC, LĐ 14 BĐQ, có thiết giáp yểm trợ, đã phản công vài lần vào sườn của bắc quân,nhưng ko thể diệt hai đầu cầu này. Tuy nhiên, sau quyết định lúc XẾ CHIỀU NGÀY 24 THÁNG BA về việc rút khỏi Huế, ĐT Trí đã ra lịnh cho TQLC rút. Lữ đoàn 1 thiết kỵ và LĐ 14 làm đoạn hậu. Sau khi TQLC rút, BĐQ đã phá cầu An Lổ sau khi rút. 


Đi bộ gần 32 km trong đêm đó, vào SÁNG 25 THÁNG BA, những người lính tqlc kiệt sức này đã tập hợp ở vài dặm phía nam cảng Thuận An. Sau khi tqlc đã lập một chu vi phòng thủ, ĐT Trí và bch của ông lên một tàu vận tải nhỏ và ra khơi. Thiết đoàn 1 đã buộc phải bỏ phần lớn thiết bị vài dặm cách Tân Mỹ. Hàng ngàn lính khác, bao gồm tiếp vận, công binh, và đpq/nq đã đầy nghẹt cảng này, trong khi xe cộ và thiết bị bỏ lại đầy đường. Nhiều tòa nhà bị cháy do pháo địch, và người ta chết trên những cánh đồng, vì đạn pháo hay bị trấn lột bởi lính tráng do tình trạng hổn quan hổn quân (marauding soldier)! LĐ 14 BĐQ đã giữ đoạn hậu, và đại đội trinh sát của lđ này là đv cuối cùng của vnch rời Huế. May mắn cho quân vnch, lực lượng của mặt trận B-4 đã ko hăng hái đuổi theo họ. Mãi đến gần khuya của hôm đó, mặt trận này đã cho trừ bị của họ, TĐ 8 Quảng Trị chiếm Huế. 


Sau khi bị địch pháo rời rạc tại căn cứ HQ Thuận An, khoảng 6:30 giờ chiều NGÀY 24 THÁNG BA, tướng Thi và BTM đã lên một tàu HQ. Vào lúc này, Thi đã ko thể kiểm soát các đv của ông. Tệ hơn nữa, sau khi đã họp với Trưởng, đã kể ở trên, tướng Điềm họp lần chót với BTM của ông. Trong khi có sự nhầm lẫn về mệnh lệnh chính xác của ông, nhưng thay vì chỉ huy sđ của ông trong những giờ phút nghiêm trọng nhứt, ông đã giải tán sđ và nói với các sq cao cấp rằng họ phải tự lo liệu trên đường tới bãi để tàu bốc ở Tư Hiền. Dù sđ 1 đã anh dũng chiến đấu tới lúc này, vào NỬA ĐÊM 24 THÁNG BA, họ đã sụp đổ. Việc Điềm giải tán sđ làm tình hình nguy kịch hơn. Việc ngưng kháng cự ở nam Huế đã mở đường cho những trung đoàn csbv tiến tới phòng tuyến của TQLC, ko kể các cảng Tân Mỹ/Thuận An. Tại sao Điềm, một người dân Huế ở nhiều năm tại sđ 1, đã giải tán sđ của ông là điều ko ai biết: vì ông đã chết vài ngày sau do trực thăng rơi và ko ai có thể trả lời câu hỏi này.


Dù cảnh mất trật tự tại các cảng, các tàu đổ bộ tiếp tục đưa người từ Tân Mỹ ra chiếc LST Cần Thơ (HQ-801). Họ đã cứu khoảng 6.000 người NGÀY 24/3. Trong khi cuộc di tản này tiếp tục đêm đó, biển động và địch pháo kích khiến điều này càng lúc càng nguy hiểm. Vào GIỮA ĐÊM, hơn phân nửa các tàu đổ bộ đã bỏ cuộc và quay về Đà Nẳng. 


Vào sáng sớm NGÀY 25/3 đã xuất hiện nhiều sóng lớn và giòng chảy mạnh tại bãi bốc TQLC. Tàu HQ từ các cảng này đến bãi biển để bốc tqlc, nhưng do biển động nên các tàu đổ bộ nhỏ ko thể đến sát bờ. LÚC 1:30 giờ chiều, tàu Cần Thơ được lịnh cặp bờ. Chiếc LST chỉ có thể đến cách bờ khoảng 82 m, nơi nó ngừng và thả thang dây hai bên tàu. Trong khi TQLC còn giữ kỷ luật, các đv khác thì ko. Vài ngàn dân thường và lính ko còn cấp chỉ huy đã bám theo TQLC. TĐT của TĐ 5 TQLC đã mô tả như sau. "Những ai ko biết bơi đã bám cứng vào kẻ biết bơi, chiến đấu với tử thần trong sóng biển. Vài chiếc M-113 trên đường ra tàu, đã cán lên họ. Tiếng kêu la khắp trời. Một đợt sóng đẩy họ lên cao nhưng đợt sóng khác đẩy họ xuống dưới mặt nước. Những đầu người nhô lên thụp xuống, và nhiều xác người đã chìm dưới các đợt sóng và biến mất trong khi tàu đang đậu và nổ máy chờ đợi." Với giòng nước ngày càng mạnh hơn, trong chưa tới một giờ, chiếc Cần Thơ phải đổi hướng ra biển để tránh bị mắc cạn. Chỉ có 100 người lên được tàu. 


TQLC đã quyết định di chuyển xa hơn về phía nam để dân và các sắc lính khác ko bám theo. Sau khi đi bộ khoảng 1.6 km, họ phân tán mỏng và đào hố. TQLC đã ko cho dân hay lính khác xâm nhập vào chu vi phòng thủ, và họ đã bắn vài người mà họ nghi là đặc công cs. Đây là vết nứt đầu tiên trong kỷ luật sắt của tqlc. Các tàu HQ cũng chưa tìm được cách nào để bốc họ. 


Sau khi tqlc rút lui, quân csbv ở bắc Huế từ từ tiến tới. Các đv quân địa phương tiến về Thuận An, trong khi trung đoàn 4 di chuyển ở tây Huế dọc theo rặng núi. TĐ 8 Quảng Trị đã vượt qua Sông Bồ trên QL1 và lúc 9 giờ sáng NGÀY 25 THÁNG BA đã chiếm một quận lỵ cách Huế ba dặm Anh. Kế đó trung đoàn này đã gửi một toán trinh sát chiếm một cầu khác ở rìa tp. Trong khi toán trinh sát này ở cầu thứ nhì, hai đặc công giả dạng dân thường cởi một xe gắn máy và thông báo quân vnch đã bỏ tp. Điều khiển một xe jeep của TQLC, ba người của TĐ 8 Quảng Trị và hai đặc công này đã tiến vào tp. Lúc 10:30 giờ sáng, họ đã thượng cờ trên Hoàng Thành Huế, trên cột cờ mà nhiều lính của sđ 1 vnch đã chết khi tái chiếm nó. Vào giữa trưa, các thành phần tiên phong của trung đoàn 3, sđ 324 csbv, ngồi trên các xe tăng của vnch, tiến vào Huế từ phía nam. Tiếp tục tiến quân ra biển, các đv của mặt trận B-4 và trung đoàn 2, sđ 324 csbv, đang tiến về Tân Mỹ, đã bắt tay khoảng 5 g chiều. Cả hai cảng giờ đây đã bị chiếm. 


Trung tướng Thi, khi biết rằng Tư Hiền đang dưới hỏa lực địch và rằng hải quân (HQ) đã ko dựng cầu nối hai bờ của cửa Tư Hiền, đã ra lịnh cho các tàu chạy về phía nam để đón lính bị kẹt ở đấy. Phần lớn các tàu đã rời cảng lúc 4:45 g chiều. Một trung đoàn của sđ 1 VNCH đã tới Cửa Tư Hiền, nhưng sĩ quan hải quân (HQ) chỉ huy duyên đoàn đã đưa tàu ra biển khi một sĩ quan lục quân đã rút súng và đe dọa giết y nếu y ko chỡ lính của ông ta qua bên kia bờ bên kia. Giờ đây bị kẹt lại, một số lính đã trộm (steal) những ghe đánh cá trong khi những người khác cố gắng lội qua cửa biển này. Nhiều người đã chết do giòng nước quá mạnh. Khi các tàu của HQ đã tới Tư Hiền khoảng giữa đêm NGÀY 25 THÁNG BA, tàu đổ bộ nhỏ đã bắt đầu bốc binh sĩ. Vào lúc hừng đông, họ đã cứu khoảng 1.100 binh sĩ. 


Với lực lượng của HQ tại Tư Hiền, ĐT Trí đã sắp xếp BA tàu đổ bộ sẽ cặp bãi lúc bình minh NGÀY 26 THÁNG BA, để cứu 4.000 lính tqlc của ông còn kẹt. Trí đã ra lịnh người bị thương và chết sẽ được đưa lên trước, kế đó bch của lữ đoàn 147, và phần còn lại của lữ đoàn. TĐ 7 của thiếu tá Phạm Cang sẽ bảo vệ phòng tuyến và lên sau cùng. Khi tàu đổ bộ đầu tiên cặp bãi vào buổi sáng, TQLC đã lên tàu trong trật tự, nhưng sau một giờ, địch đã tới. Một đv bắc quân đã phóng một phi đạn (missile) chống tăng Sagger AT-3. Phi đạn trúng tàu, làm bị thương ĐT lữ đoàn trưởng. Sợ bị bắn thêm, tàu đã nhanh chóng quay ra biển. Chỉ có 800 TQLC đã lên tàu. Để tránh địch, TQLC lần nữa tiến về phía nam.


Khoảng giữa trưa, một tàu đổ bộ khác cặp bãi. Lần này, lính TQLC ko còn kỷ luật. Nhiều trăm người đã bơi ra tàu, và tàu trở nên quá tải và mắc cạn trên cát (stuck in the sand). Nhiều dân thường và lính của các binh chũng khác bám theo TQLC cũng chen lấn lên tàu. Vì TQLC đã được nói rằng tàu này dành riêng cho họ, họ đã bắt đầu bắn nhiều người để giảm nhẹ tải trọng của tàu. Sự vô kỷ luật này của tqlc sau đó đã biểu lộ ở Đà Nẳng và những cuộc di tản khác. Vì tàu nằm bất động, các xạ thủ csbv tiếp tục bắn. Vài quả đã trúng tàu, làm bị thương và chết vài chục người. Không muốn làm bia sống (sitting duck), một TĐT của TQLC ra lịnh mọi người rời tàu. Khi cửa tàu mở ra, đại liên của bắc quân đã bắn gục vài chục người. Những lính tqlc còn lại đã tuyệt vọng đào hố để phòng thủ và đã cố gắng đánh trả, nhưng họ gần như hết đạn.


Khi trời tối của NGÀY 26 THÁNG BA, chạm súng giữa 2 bên vẫn tiếp tục. TQLC ko còn chỗ núp, và các sĩ quan cao cấp đã quyết định mở đường máu về Cửa Tư Hiền. Sắp xếp lại đội hình, họ tiến về phía nam dọc bờ biển. Rất ít người tới Tư Hiền, và phần lớn đã bị bắt ngày kế. Nhiều người đã tự tử bằng lựu đạn hơn là đầu hàng. Lữ đoàn 147 TQLC đã tan rả trên bãi biển này; chỉ có 1/4 lính TQLC được di tản. Các con số của quân CSBV về tổn thất của nam VN tại khu vực Huế đã gây sốc cho mọi người: csbv cho rằng đã bắt sống 30.000 quân nhân, bao gồm ĐPQ/NQ. Ngoài ra LĐ 147 TQLC, sđ 1 bộ binh, LĐ 14 và 15 bđq, thiết đoàn 1, vài TĐ pháo các loại, và 15 TĐ địa phương quân đã bị tiêu diệt. Tổn thất về trang bị thật khủng khiếp: bắc quân đã chiếm 140 xe tăng và M-113, 800 xe tải, và hàng chục ngàn tấn đạn. 


Tình hình cũng đã tuyệt vọng ở mặt trận phía nam của Trưởng. Tướng Nhựt suốt đêm 24 THÁNG BA đã ngồi trực thăng để giám sát đoàn xe rút lui từ Quảng Ngải. Đoàn xe đã tới căn cứ Chu Lai SÁNG 25 THÁNG 3. Theo tướng Nhựt, khi ông tới "căn cứ đã tàn ngập với các đv DPQ/NQ, cảnh sát, viên chức chính phủ, và dân thường của tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngải. Khu vực bến tàu đã đầy người với một tàu vận tải LST neo ở cảng Chu Lai. Tôi đã hai lần đích thân dùng loa để cảnh báo binh sĩ phải trở về đv và lập vị trí phòng thủ vì địch có thể tấn công, nhưng có vẻ ko ai nghe tôi. Lính tráng sợ bị bỏ lại ở Chu Lai, như đã xảy ra đối với các đv khác trong lúc di tản ở Quân khu 2". 


Với căn cứ đông nghẹt người, Nhựt gọi Trưởng và xin rút về Cù lao Ré, cách bờ 32 km. Dù BTTM ra lịnh đưa sđ 2 về Đà Nẳng để thay TQLC, nhưng với Đà Nẳng đầy người tị nạn, Trưởng đã đồng ý. Nhựt bay ra để gặp thuyền trưởng của chiếc LST Nha Trang (HQ-505). Dù Chu Lai có bến tàu thích hợp với tàu này, nhưng bến này bị chiếm giữ bởi một đám đông mất trật tự khoảng 10.000 người. Nhựt đã quyết định cho tàu cặp vào một bãi biển gần đó trong đêm để đón lính ông. Ông nhanh chóng tập hợp bộ tham mưu (BTM) và các cấp chỉ huy để thảo luận việc di tản. Theo ĐT Lê Thương, chỉ huy pháo binh sđ, "Một thời biểu chi tiết được lập và một cuộc họp gồm toàn BTM của sđ và các đv trưởng để thông báo kế hoạch di tản: rằng sẽ hủy mọi đại bác, xe thiết giáp, và cơ giới nặng vì ko thể mang theo; hủy diệt mọi kho đạn và kho xăng; và đốt rụi mọi doanh trại." Để hỗ trợ di tản này, HQ ra lịnh cho chiếc LST Vĩnh Long (HQ-802) và một tàu đổ bộ hạng trung (LSM) tên Hương Giang (HQ-404), và sau tàu đổ bộ nhỏ từ Qui Nhơn, ra tăng cường cho Chu Lai.


Lúc 9 g tối 25 THÁNG BA, tàu LST Nha Trang cặp bãi biển, nơi khoảng 5.000 lính và vài xe M-113 đang tụ tập. Lại một lần nữa biển quá nông, và tàu này đã mắt cạn cách bờ khoảng 100 yard hay 91 mét. Cảnh khủng khiếp ở bãi biển gần Tư Hiền đã tái diển. ĐT Thương kể lại: "Nỗi sợ càng lúc gia tăng trong bóng đêm khi những tiếng nổ điếc tai từ kho đạn bị nổ, và những ngọn lửa từ những thùng xăng bị cháy đã soi sáng khu vực này. Bên trong căn cứ Chu Lai, các tòa nhà đã bắt đầu cháy, bầu trời đầy khói và khiến mọi người ko thể kiểm soát tình hình (lose their grip) và ko thể phán đoán (ability to reason). Tình hình trở nên ko thể đảo ngược và ko còn giải pháp, ko còn ai ra lịnh, và kỷ luật quân đội ko còn. Mọi người đã cố gắng cứu bản thân họ--vài người đã bơi ra tàu, những kẻ khác treo lên xe M-113 đang liều lỉnh vượt sóng, cán lên nhau để đến tàu. Rất nhiều người đã chết trong lúc lộn xộn này." Sau khi một số binh sĩ hoảng loạn ném lựu đạn và giết vài người trên tàu, chiếc Nha Trang đã quay ra biển. Nhựt đã ra lịnh cho tàu này cặp vào bến tàu ở cảng Chu Lai gần đó. 


Để ngăn ngừa đám đông này tràn lên tàu, chiếc Nha Trang đã đậu cách bờ khoảng 10 mét và dựng một cầu ván giữa bến tàu và tàu. Điều này sẽ khiến mọi người phải đi hàng một lên tàu, tránh được chen lấn. Khoảng 1 g sáng ngày 26 THÁNG BA, một tàu khác đã đến cảng Chu Lai. Vì nước triều rút xuống, chỉ có tàu Hương Giang vào được. Tàu này cột đằng sau tàu Nha Trang và bắt đầu nhận người. Đến giữa trưa, phần lớn mọi người đã lên tàu và hai tàu rời bến. Tàu định trở lại sau đó để bốc trung đoàn 6 của sđ 2, đang làm đoạn hậu, nhưng họ ko thể vào cảng do địch quân bắn từ bờ.


Dù cuộc rút lui hỗn loạn, và toàn bộ cơ giới nặng và nhiều vũ khí nhỏ bị mất, hải quân đã di tản được 10.500 lính và dân. Theo hạm trưởng Phạm Mạnh Khuê, "4.000 người trong số họ thuộc sđ 2 bộ binh, 4.000 người thuộc đpq Quảng Tín và Quảng Ngải, còn lại là cảnh sát, thân nhân của họ, và dân thường. NGÀY 27 THÁNG BA, 6.000 lính và thân nhân đổ xuống Cù lao Ré, phần còn lại đi Đà nẳng."


(còn tiếp)


Nguồn: dịch từ trang 300-320 của quyển Black April.


San Jose ngày 18 tháng 2 2021


Tài Trần


                                                   


                                                                                



No comments:

Post a Comment